• Không có kết quả nào được tìm thấy

HƯỚNG ĐẾN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HƯỚNG ĐẾN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ "

Copied!
121
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LỜI MỞ ĐẦU

Bộ Thông tin & Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí in số 580/GP-BTTTT vào ngày 21 tháng 12 năm 2016 cho Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Ngoại ngữ có tên chính thức là Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa, tên tiếng Anh là Journal of Inquiry into Languages and Cultures. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa là sự phát triển và kế thừa kinh nghiệm xuất bản ấn phẩm khoa học Thông báo khoa học của Trường được phát hành định kỳ 3 số mỗi năm từ năm 2004 đến 2016. Tạp chí được phát hành bằng tiếng Việt và tiếng Anh, định kỳ 4 tháng 1 số. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp mã số quốc tế ISSN 2525-2674 cho Tạp chí vào ngày 26 tháng 5 năm 2017. Tạp chí đăng tải các kết quả nghiên cứu khoa học có chất lượng, có tính mới trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa, cập nhật thông tin khoa học với mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu về khoa học trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa của các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Chúng tôi trân trọng kính gửi đến Quý vị độc giả tập 2, số 3, 2018 của Tạp chí gồm 10 bài viết thông báo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ các trường đại học, học viện trong nước như Trường Cao đẳng Công Nghiệp Huế; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc học Huế; Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Đà Lạt; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

(2)

Trong số này , các bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực sau: lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh ( 4 bài), lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (3 bài), phương pháp dịch (3 bài).

Đặc biệt, độc giả quan tâm đến dịch thuật có thể tìm đọc 2 bài bào trình bày nghiên cứu về các thủ pháp dịch văn học: bài của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp về dịch văn học Đức; bài của tác giả Nguyễn Khánh và Trương Bạch Lê về phương pháp dịch từ ngữ văn hóa trong tiểu thuyết tiếng Anh.

Hội đồng biên tập xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các tác giả đã gửi đăng bài viết cho Tạp chí trong thời gian qua, cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia phản biện, góp phần hoàn thiện chất lượng các bài viết của Tạp chí. Hội đồng biên tập rất mong nhận được bài viết cũng như những ý kiến đóng góp của Quý vị độc giả để Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ngày càng phát triển và trở thành một tạp chí có uy tín khoa học.

Trân trọng.

TỔNG BIÊN TẬP Bảo Khâm

(3)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa Journal of Inquiry into Languages and Cultures

Tập 2, Số 3, 2018 Vol. 2, No 3, 2018

MỤC LỤC - CONTENTS 1. Trương Thị Phương Chi

Hồ Thị Hồng Phúc

Exploring the learning needs of electronic students at Hue Industrial College: towards a suggested ESP syllabus

Khảo sát nhu cầu người học hướng đến thiết kế chương trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành điện tử Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế

249

2. Nguyễn Thị Ngọc Diệp Một số thủ pháp dịch gắn với loại hình văn bản và khảo sát các thủ pháp dịch trong bản dịch truyện cổ tích “nàng Bạch Tuyết” từ tiếng Đức sang tiếng Việt

Translation methods related to the type of documents and survey on translation methods used in the translation of "Snow White" from German into Vietnamese

260

3. Lý Thị Minh Đức An investigation into EFL teachers' perceptions and practices of pre-listening activities in English classes at Quoc hoc Hue High school Khảo sát về nhận thức và thực tế ứng dụng các hoạt động trước nghe của các giáo viên dạy tiếng Anh tại trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc học Huế

269

4. Lê Thị Thanh Hải Advantages and challenges of the CEFR- aligned learning outcome implementation for non-English major students at Hue University Thuận lợi và thách thức của việc áp dụng chuẩn đầu ra theo CEFR cho sinh viên không chuyên ngữ Đại học Huế

282

5. Lê Phạn Hoài Hương Academic English vocabulary learning strategies: reflections by university students Chiến lược học từ vựng tiếng Anh học thuật: chiêm nghiệm của sinh viên đại học

295

(4)

6. Nhạc Thanh Hương Lã Nguyễn Bình Minh

The effects of portfolios on developing writing skills of English major students at Hanoi Law University

Ảnh hưởng của việc áp dụng portfolio tới kĩ năng viết tiếng Anh của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tạo Trường Đại học Luật Hà Nội

304

7. Lê Thị Ngọc Lan Khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến giáo trình Life của sinh viên không chuyên ngữ

A study on the use of online resources (Life Textbook) by non-English-major students at University of Foreign Languages, Hue University

313

8. Nguyễn Khánh Trương Bạch Lê

A study on the translation into Vietnamese of culture-specific items in the novel To Kill a Mocking Bird

Nghiên cứu việc dịch sang tiếng Việt những từ ngữ văn hóa trong tiểu thuyết Giết con chim nhại

324

9. Phan Thị Thanh Thảo Đánh giá việc sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật trực tuyến và ngoại tuyến

An evaluation of the use of online and offline computer-assisted translation tools

339

10. Trần Thảo Uyên Cultural features in ELT at Dalat University:

challenges and suggested solutions

Yếu tố văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ tại Trường Đại học Đà Lạt: những thách thức và giải pháp đề xuất

352

(5)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018

249

EXPLORING THE LEARNING NEEDS OF ELECTRONIC STUDENTS AT HUE INDUSTRIAL COLLEGE:

TOWARDS A SUGGESTED ESP SYLLABUS

Truong Thi Phuong Chi*; Ho Thi Hong Phuc Hue Industrial College

Received: 09/07/2018; Revised: 20/08/2018; Accepted: 20/12/2018

Abstract: Designing an ESP course-book for technical students to meet their demand for developing English language proficiency and for communicating in the workplace effectively is very crucial and practical work. This study explored the learners’ needs of electronic students at Hue Industrial College towards a suggested syllabus. Also, the research is implemented to gain some insights into sources of materials and language structures and functions needed teaching in the ESP course. The subjects for this study consist of 50 electronic students, 4 English teachers and 5 subject instructors at Hue Industrial College and 30 former electronic students who are working in different domestic and foreign electronic companies in Vietnam. The data were mainly collected through questionnaires and interviews, and then were analyzed both quantitatively and qualitatively.

The findings of the study firstly pointed out the students’ needs in the ESP course, such as purposes of learning, student grouping preference, language skills and language areas required, topics and testing form. In addition, the results from the study also revealed the sources of materials needed to be taught in the ESP course and language functions and language forms are included in the syllabus.

Key words: Learning needs, syllabus development, English for specific purposes (ESP) 1. Introduction

In recent years with the globalization of trade and economy, our world has entered the era of international communication and advanced technology. The boom of foreign investment in Vietnam has created more and more opportunities for graduates, especially technical graduates in general and Electronic graduates in particular, to work in foreign companies. Like students of other different fields in Vietnam, electronic students, must be equipped with basic knowledge of English for Specific Purposes (ESP) as well as their subject knowledge. ESP will help graduate students communicate effectively at the work site. ESP and their major knowledge are two crucial factors that help them adapt and exist in the current socio-economic development. In response to the demand of society for improving students’ ability of English communication at the work-site, the ESP course quality is of much concern.

However, there are not many ESP course-books appropriate for Electronic students available at Vietnamese universities in general, and at Hue Industrial College (HIC) in particular. ESP teaching materials for technical students in HIC have remained a big problem.

Therefore, designing an ESP course-book for Electronic students in HIC to meet their demand for developing English language proficiency and for communicating in the workplace effectively is very crucial and practical work. The existing problems noted above made the idea of exploring the needs of Electronic Students at HIC to design a syllabus in order to meet the learners’ needs. Therefore, the researcher decides to carry out a study entitled: “Exploring the

* Email: ttpchi@hueic.edu.vn

(6)

Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018

250

Learners’ Needs of Electronic Students at Hue Industrial College: Towards a Suggested ESP Syllabus”. The study covered the Electronic students’ needs in the ESP course including purposes of learning, language skills and language areas required, topics and testing form. In addition, the results from the study also revealed the sources of materials needed to be taught in the ESP course and language functions and language forms are included in the syllabus. The study ended with pedagogical implications for efficient and effective ESP course preparation at HIC- a vocational college.

2. Theoretical background 2.1. What is ESP?

Hutchinson and Waters (1986, p. 19) define that "ESP is an approach to language teaching in which all decisions as to content and method are based on the learner's reason for learning". Duane and Gu (2004, p. 121) also have the same definition, “ESP is a pedagogy in which the syllabus, contents and methods are determined according to the needs of learners’

specialized subjects”. Wright (2001, p. 57) considers that “ESP is, basically, language learning which has its focus on all aspects of language pertaining to a particular field of human activity, while taking into account the time constraints imposed by learners”.

All of the three definitions clearly express the main ESP characteristics: it is relevant to the learners and being focused on the learners’ needs. Thus the aim of ESP teaching is to help students use English effectively that they will meet in real situations in their future professions or need for their further education. Consequently, it provides learners’ motivation and makes the learning better. Based on the definition of Hutchinson and Waters, the content and method of this syllabus are designed under the basis of learners’ needs.

2.2. Definition of syllabus

To get an exact conception about syllabus, the terms “curriculum” and “syllabus” should be clarified. Nunan (1988, p. 9) distinguishes clearly these two terms. According to him,

“Curriculum is related to planning, implementation, evaluation, management and administration of education programs meanwhile Syllabus focus more narrowly on the selection and grading of content”.

There are many different ways to define a syllabus. In the word of Widdowson (1984, p.

26), “a syllabus is simply a framework within which activities can be carried out: a teaching device to facilitate learning”. Yalden (1996 p. 75 as cited in Pham, 2002) gives another definition of syllabus: “The syllabus is now seen as an instrument by which the teacher, with the help of the syllabus designer, can achieve a degree of “fit” between the needs and aims of the learner (as social being and individual) and the activities which will take place in the classroom”. Hutchinson and Waters (1986, p. 80) define syllabus in a simple way: “a syllabus is a document which says what will be learnt”.

2.3. Process of designing a syllabus

Successful teaching requires an appropriate syllabus, therefore, syllabus design in language teaching is of taken fundamental importance and learners' needs analysis should be the

(7)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018

251 point of departure in the designing process. In the light of this view, we can divide designing a syllabus into the following steps:

- Needs analysis

- Goals and objectives determining - Content selecting and grading - Teaching method suggesting - Testing and evaluation forming 2.4. Needs analysis

The term “Needs analysis” is also called “Needs assessment” (Brown, 1995). According to Richards and Platt (1992, as cited in Izaiah, 2005), a needs analysis is the process of shaping the needs for which a learner or a group of learners requires a language and arranging the needs according to priorities. In a more formal term, Grave (2000, p. 98) defines: "Needs assessment is a systematic and ongoing process of gathering information about students' needs and preferences, interpreting the information, and then making course decisions based on the interpretation in order to meet the needs”.

The role of needs analysis is mentioned by Wright (2001, p. 63), "The content of any ESP course should only be determined by a comprehensive need analysis" as this first step is seen as being absolutely crucial if ESP practitioners wish to design a course that will bring maximal benefits to their learners. In addition, Mackay and Mountford (1978, as cited in Xenodohidis, 2002) state that if needs are clear, the learning aims can be expressed more easily and the language course can become motivating. On the contrary, if the learners' needs are not taken into account, the course will be based on unsuitable or irrelevant material, as a result, it will disappoint the students and lead to a low motivation. Therefore, it is of vital importance to conduct a needs analysis in designing an ESP syllabus.

2.5. Testing and evaluation forming

Evaluation, according to Robinson (1991, p. 65) ‘is the discovery of the value of something for some purpose’. In the form of various types of testing and teaching observation and records, it is the process of determining and finding out how far the goals and objectives of the syllabus are being achieved. Since the syllabus is essentially a plan for helping the learners to learn, ultimately all evaluation goes back to the criterion of effectiveness of learning. There is no doubt that evaluation serves an important role in syllabus design, teaching and learning.

Evaluating, particularly testing, therefore, is likely to create a broad motivation for learning.

3. Methods

3.1. Method orientation

This research employed both qualitative and quantitative approaches. The research instruments as questionnaires and interviews were used.

Data collected from the questionnaires for teachers and students are analyzed quantitatively through tables and charts according to statistical frequency and percentage. The additional ideas specified in the questionnaires for the teachers as well as for the students are

(8)

Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018

252

basically used for qualitative analysis. In addition, data collected from interviews are also contributed to the qualitative analysis.

3.2. Subjects

This study has been carried out on a scale of HIC and electronic foreign and domestic electronic companies in Vietnam during one year with 89 participants divided into 3 groups:

- Group 1 consists of 50 first-year students of electronic engineering who are attending classes at HIC. Their age ranges from 18-25 and they are from different provinces in the Central Vietnam. The researchers chose first-year students to do the survey as the ESP course if often conducted in the second semester of the first-year curriculum. As a result, the students’

responses gave the researchers an overview of students’ needs towards their ESP course.

- Group 2 consists of 30 former electronic students (FESs) who are working in domestic and foreign companies. Their age ranges from 24 -37 with over-3-year experience.

- Group 3 includes 4 general English teachers and 5 experienced instructors of electronics who are teaching at HIC.

3.3. Data analysis

The quantitative method was used to analyze the numerical data from the questionnaires and materials. The results of the data were grouped and analyzed by statistical frequency then transferred into percentages and presented in tables and figures.

The qualitative method was used to analyze information obtained from the interviews.

The qualitative analysis is a systematic process of selecting, categorizing, comparing, synthesizing, and interpreting data.

All of the information above helps the researcher to interpret the precise goals and objectives of the course, language skills and language areas, topics, student grouping, testing form included in the syllabus.

3.4. Procedures

50 copies of questionnaire A were distributed to the ESs who are learning at HIC.

30 copies of questionnaire B were delivered to the FESs who are working at electronic domestic and foreign companies in Vietnam.

Questionnaire A aimed to investigate the ESs’ backgrounds, interests, their needs in an ESP course, language skills and areas, testing form and the English themes they are concerned about and wish to deal with in an ESP course.

Questionnaire B has been designed to identify to the FESs’ backgrounds, the use of English in their job, the frequency of their use of English, language skills and areas, kinds of materials and the English themes needed in their jobs.

Interviews were conducted with 4 general English teachers at HIC. In addition to the interviews with general English teachers, there were interviews with 5 electronic instructions as well.

(9)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018

253 All the data from these sources were mainly quantitatively processed. In addition, for interview data, qualitative approach was also applied to help the researcher get more insights into the nature of the issues investigated and maintain the reliability of the data collected.

4. Findings

4.1. The importance of ESP for the electronic students’ current study and for the former electronic students’ jobs

Question 5 in questionnaire A and question 7 in questionnaire B deal with the electronic students’ and former electronic students’ awareness towards the necessity of ESP in the English courses at HIC. The result of the data analysis reveals a high percentage on the necessity of learning ESP of electronic students at HIC. An overwhelming majority of the electronic students (45 out of 50 students) have emphasized the necessity of ESP course at HIC. Only 5 out of 50 students (10%) considered that ESP course at HIC is of little necessity.

In an in-depth interview, a male student named N.T.A. from 16CDDT11 class said that:

“I think ESP is very important for my study now as well as my job in the future. Most of electronic machines and equipment use English for their instructions, if I do not know about ESP, how can I understand what to do with the machines?”

As for former electronic students, from the results of data analysis, the percentage of the importance of ESP is also very high (100% of the former electronic students considered that ESP is very necessary or necessary for their jobs; of which 18 former electronic students (60%) thought that ESP is very necessary and the rest (12 former electronic students, accounting for 40%) asserted that ESP is necessary.

A worker from Hue Electronic Company totally agreed that ESP is really necessary for his current job. He claimed that “I work a lot with electronics machines, most of which use English as instructions and guidance. A wide knowledge of ESP will certainly help us a lot in our work. In addition, each year my company invites trainers from Australia to train the employees. This opportunity will be useless if I cannot understand English.”

The data in the Figure 1 below deals with Question 8 in Questionnaire B

0 10 20 30 40 50

Very often Often Sometimes Rarely

Figure 1. The frequency of using ESP of former electronic students at work-site

The result in Figure 1 on the frequency of using ESP at the work-site of former electronic students also reaffirms the above mentioned findings that learning ESP at HIC is of necessity or even great necessity. Mostly former electronic students (23 out of 30 former electronic students)

(10)

Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018

254

very often or often use ESP at the work-site. The rest (23.3%) sometimes use ESP, nobody rarely use ESP for their jobs.

In general, most electronic students and former electronic students at HIC have fully recognized the necessity and significance of learning ESP. Nobody denied the importance of learning ESP at HIC.

4.2. English skills and areas for electronic students

4.2.1. The electronic students and former electronic students’ view on the importance of English skills and areas

Question 8 in Questionnaire A and Question 9 in Questionnaire B are designed for the electronic students and former electronic students’ evaluation on the importance of skills and areas.

It is revealed from the answers to the questions that vocabulary, reading skill and speaking skills are much more concerned both by electronic students and the former ones.

0 10 2030 40 50 6070 80

Technical vocabulary Reading Speaking Listening Writing Grammar

Very important Important Unimportant

Figure 2. Electronic students’ view on the importance of English skills and area

0 20 40 60 80

Technical vocabulary Reading Speaking Listening Writing Grammar Very important

Important Unimportant

Figure 3. Former electronic students’ view on the importance of English skills and areas

The result of the data analysis in Figure 2 reveals a surprising high percentage on the very importance of vocabulary. An overwhelming majority of the students in question (35 out of 50) have emphasized on the very importance of learning vocabulary. Furthermore, 15 informants (accounting for 30%) stated that vocabulary is important and none considered that vocabulary is not important at all. Of the four skills, reading and speaking are the most used ones at work and listening skills and writing skills are the least used ones. 29 students (58%) thought that reading is very important, only 6% stated that it is not important. Communicating at work is one of the main purposes of the students in the ESP course; therefore, speaking skill is much more

(11)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018

255 concerned than reading skill (38% of very importance, 48% of importance and 14% of unimportance). A majority of students (72%) considered that writing skill is unimportant.

The result from interview revealed the same opinion. Student named T.V.H. expressed his idea that “ESP vocabulary is important because it helps us understand a lot about our major. We can read the materials, search for information, exchange our ideas. Without vocabulary, I can’t express myself to be understood.”

In term of English skills, N.V.B. agreed that “I think speaking and reading skills are more important in our major. In fact, we often read the materials to improve our knowledge about electronics and speak with each other to communicate or to share our viewpoint”.

A remarkable high percentage of former electronic students (80%) revealed that vocabulary is very important and no one stated that it is unimportant. Along with technical vocabulary, reading and speaking skills are much more emphasized. 70% (22 out of 30) of them stated in the questionnaire that reading is very important. (Figure 3).

In the interview, a worker named N.H.A. from Minh Tran Electronic Company also confirmed that “In my work, reading skill is very important and vocabulary is of great necessity”.

4.2.2. Topic selection

The table below deals with Question 10 in Questionnaire A and Question 14 in Questionnaire B.

Table 1. The choice of subject topics of electronic students and former electronic students in the ESP Course

Topics Electronic

students (N=50)

% Former

electronic students

(N=30)

%

Digital input and output Television technology Audio and video

transmission and reception Alarm system

Semiconductor diodes Transmission

Amplifiers

Digital communication Test and measurements Wave and wave forms Oscilloscopes

Safety at work Others

38 36 34 29 25 25 21 18 13 10 8 7 0

76%

72%

68%

58%

50%

50%

42%

36%

26%

20%

16%

14%

0%

12 9 17 20 11 13 8 7 8 5 3 1 0

40%

30%

56.7%

66.7%

36.7%

43.3%

26.7%

23.3%

26.7%

16.7%

10%

3.3%

0%

The topics in Table 1 are given by the subject teachers in the interviews. According to them, these topics are popular and the electronic students have to read many materials in English related to them. Furthermore, they are all in the subject curriculum for electronic students.

Data from the above table gives us overall information about the topic selection of both electronic students and the former ones. Although the choice of these two groups of informants has a little bit difference in percentage in each topic such as television technology (72% of the

(12)

Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018

256

former and 30% of the latter), some topics were chosen with high percentage by both. They are digital input and output (76% versus 40%), audio and video transmission and reception (68%

of current students and 56.7% of former students), alarm system (58% versus 66.7%), semiconductor diodes (50% versus 36.7%). Moreover, oscilloscopes was chosen only by 16%

of current students and 10% of former students and safety at work (14% of students, 3.3% of former students).

When being asked about which criteria he used to choose the topics for ESP course, a student from 16CDDT12 claimed that “I think these topics are important for my major because I have learnt these issues in Vietnamese, then I want to understand further in English. To me, what was taught in Vietnamese is important, so I just chose the relevant topics in English.”

A general English teacher admitted that “Choosing what topics to teach in ESP is really hard because I was not trained to be a teacher of electronics. As a result, I often consult with Vietnamese instructors of electronics to have a suitable syllabus for students.”

4.2.3. Testing preference

Question 14 in Questionnaire A is designed for the electronic Students’ choice of testing forms. The survey showed that a majority of the informants (76%) preferred objective tests. 7 out of 50, accounting for 14% stated that they like oral tests. Only 10% considered that they are fond of subjective tests. In the in-depth interview, students confessed that they still liked doing objective test, especially multiple-choice test because this kind of test was easy for them to do and manage. Students did not like subjective test because they found ESP rather difficult and although they tried their best to study, they still did not have enough confidence.

Ms. H.T.H.T. - a teacher of English said that objective test was still a good method of testing for students at HIC. Students at vocational college did not have quite good ability of general English or ESP. Taking objective test would keep students less nervous and they could prepare themselves better for an objective test with the guidance for revision from teachers.

4.2.4. Learning activity rreference

Question 11 in the Questionnaire A is designed for electronic students’ selection of learning activities preference in the classroom in the ESP course. It is shown from the answers to the question that most of the electronic students at HIC are quite fond of group work activities in the classrooms. Remarkably, a large proportion of the informants (29 out of 50, making up 58%) like group work activities. Along with group work, pair work has the second highest percentage. 26% of electronic students stated that pair work was their favorite learning activity. Whereas, a small number of electronic students mentioned individual work and whole class work. Only 10% of the choices (5 out of 50) is for individual work and 6% is for whole class work.

4.2.5. Learning assessment preference

Question 15 in the Questionnaire A is designed for electronic students’ choice of the assessment during the ESP course. It is revealed from the answers to the question that most of the informants are fond of end-of-course assessment plus on-going assessment in the ESP

(13)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018

257 course at HIC. According to the survey, a large number of students (34 of 50) accounting for 68% prefer end-of-course assessment plus on-going assessment. Whereas, 22% of them like on- going assessment and the rest (5 out of 10, accounting 10%) prefer end-of-course assessment.

Student H.A.T. from 16CDDT11 said that “I like on-going assessment plus end-of-course assessment because it will help me focus and concentrate on my learning during the course. If there’s only a test at the end of the course, I think I will be lazy and lack motivation to study.”

When being asked why he liked end-of-course assessment, H.D.A.T. - a student from 16CDDT12 revealed that “I just want to take a final exam, I don’t have time to study during the course as I have to do my part-time job. I just can manage to spend time at the end of the semester to review for the lessons.”

5. Discussion and implications

In the following part, the research results will be discussed in detail.

Firstly, as far as language skills required are concerned, depending on the students’ needs, all the elements of the language should be taken into consideration but at a greater or lesser degree. In the ESP course for ESs at HIC, reading and speaking should be much more emphasized. Ramadhani (2017) confirmed that teaching speaking for ESP classes is important.

He also suggested that teaching speaking based on content-oriented input gives the students ammunition to prepare their oral speech by giving pre-teach vocabulary in reading or listening test as a series of teaching and learning activity before the students practicing the speaking in front of the class. By this method, the students feel more confident to share their ideas in front of the class as they have prepared for their speech in advance.

In terms of language areas, in the ESP course at HIC for ESs, technical terms should be much more focused. However, the role of grammar cannot be denied completely. “To understand a material in English effectively, some factors affected such as terms, content, structures, etc. and to create the language which expresses what he wants to say, the learner must be able to use the rules of grammar” (Cunningsworth, 1986, p.18). Therefore, grammar should be taught but at a smaller proportion, compared with technical vocabulary.

With regard to the theme selection in the ESP course, twelve themes selected from the interviews with 5 subject instructors were put in the preference order suggested by ESs and FESs. The choice rate of each theme is not greatly different from one another.

Student grouping in the ESP course for ESs should be designed for groups or pairs rather than for individuals or the whole class. It can be perceived that the use of group work has a number of positive effects on some specific learners and difficult task to some extent that we cannot ignore (Ahmed, 2013). It was thought that group work and pair work activities could increase students’ motivation and develop their confidence as well as independence in learning.

As far as testing form is concerned, objective test should be designed to assess ESs’

achievement in the ESP course. In the interviews with five English teachers, they stated that they often use objective tests for on-going assessment as well as end of course assessment and the Electronic students are quite familiar with it, which is a vital factor that Graves mentions

(14)

Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018

258

about organizing test. “An important factor to keep in mind is that students need to learn how to use any assessment instrument, whether it is peer feedback or a multiple-choice test” (Graves, 2000, p. 212).

Last but not least, the sources of English materials for the ESP course are concerned, web page source is preferred by the subject instructors. Besides, there are some other sources that the ESs should consult such as manuals or ESP journals.

6. Conclusion

The results of this research specified the important consideration for ESP course to be designed at HIC. Both ESP and technical qualifications are both necessary for graduate students to have a good job and gain success in their career. After conducting survey by means of questionnaires, interviews and material analysis, the fundamental content of the ESP syllabus such as the purposes of learning ESP of ESs; the themes; language skills and language areas;

student grouping and testing form for ESs at HIC has been formed and will be used as the basis for designing a real ESP syllabus.

References

Ahmed, I. (2013). Importance of group work for ESL students in Bangladesh: A tertiary level perspective. Retrieved on 15 October 2017 from http://dspace.bracu.ac.

bd/xmlui/bitstream/handle/10361/3571/Istiaque%20Ahmed.pdf?sequence=1&is Allowed=y.

Cunningsworth, A. (1986). The language content - The Selection and Grading of Language Items, in Evaluating and Selecting EFL Teaching Materials. (Chapter 2&3, p.18). Heineman Educational Books Ltd.

Brown, D.J. (1995). The elements of language curriculum, a systematic approach to program development. Heinle&Heinle Publishers.

Duan, P. & Gu, W. (2004). Teaching trial and analysis of English for technical communication. Asian EFL journal, 6(1). Retrieved on 6th May 2007 from http://www.asian-efl-journal.com/04pd wg.php.

Graves, K. (2000). Designing language courses, a guide for teachers. Heinle&Heinle.

Hutchinson, T. & Waters, A. (1987). English for specific purposes, a learning centred approach.

Cambridge: Cambridge University Press.

Nunan, D. (1988). Syllabus design. London: Oxford University Press.

Pham, T.A. (2002). Designing an English reading course for students of Danang sport and physical education college. MA English Linguistic Dissertation, Da Nang University.

Ramadhani, P. (2017). Teaching speaking based on ESP material for EFL. Retrieved on 15 October 2018 from https://www.researchgate.net/publication.

Richards, J.C., Platt, J., & Platt, H. (1992). Dictionary of language teaching and applied linguistic.

Malaysia: Longman.

Robinson, P.C. (1991). ESP today: A practitioner’s guide. English for specific purposes, 12(1).

Retrieved on 6th May 2007 from https://www.sciencedirect.com/science/article/

pii/088949069390006A

Widdowson, H.G (1984). Teaching language as communication. London: Oxford University Press.

Wright, C. (2001). The benefits of ESP. Retrieved on 15 October 2018 from http://www.camlang.com/art001.htm on 16th May 2007.

Xenodohidis, T.H. (2002). An ESP curriculum for Greek EFL students of computing: A new approach.

ESP world, 2(1) retrieved on 12th May 2006 from http://www.esp-world.info/Article2/ESP%

20Curriculum.html.

Yalden, J. (1996). Principles of course design for language teaching. Cambridge: Cambridge University Press. Izaiah

(15)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018

259

KHẢO SÁT NHU CẦU NGƯỜI HỌC

HƯỚNG ĐẾN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ

Tóm tắt: Thiết kế giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành cho sinh viên kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc là vấn đề rất cần thiết và mang tính thực tiễn. Nghiên cứu này tập trung vào nhu cầu học của sinh viên ngành Điện tử trường Cao đẳng Công nghiệp Huế hướng đến thiết kế chương trình học tiếng Anh chuyên ngành. Những vấn đề như nguồn tài liệu, cấu trúc và chức năng ngôn ngữ được phân tích kỹ để đưa vào chương trình. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 50 sinh viên ngành điện tử, 4 giảng viên tiếng Anh, 5 giảng viên chuyên ngành điện tử tại trường cao đẳng Công nghiệp Huế và 30 cựu sinh viên đang làm việc tại các công ty điện tử, nhà máy trong nước và ngoài nước. Dữ liệu thu thập được chủ yếu qua phỏng vấn và phiếu điều tra.

Kết quả tìm kiếm cho thấy được nhu cầu của sinh viên trong khóa học tiếng Anh chuyên ngành như mục tiêu, các kỹ năng, chức năng ngôn ngữ, chủ điểm, hình thức kiểm tra. Từ đó, thiết kế chương trình tiếng Anh chuyên ngành phù hợp với nhu cầu của người học.

Từ khóa: Nhu cầu học, phát triển chương trình học, tiếng Anh chuyên ngành

(16)

Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018

260

MỘT SỐ THỦ PHÁP DỊCH GẮN VỚI LOẠI HÌNH VĂN BẢN VÀ KHẢO SÁT CÁC THỦ PHÁP DỊCH TRONG BẢN DỊCH

TRUYỆN CỔ TÍCH “NÀNG BẠCH TUYẾT”

TỪ TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT

Nguyễn Thị Ngọc Diệp*

Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhận bài: 10/08/2018; Hoàn thành phản biện: 19/09/2018; Duyệt đăng: 20/12/2018 Tóm tắt: Dịch thuật nói chung và dịch văn học nói riêng đòi hỏi người dịch phải am hiểu về ngôn ngữ và văn hóa của cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích. Bên cạnh đó, việc áp dụng thủ pháp phù hợp trong dịch thuật có tính chất quyết định đến thành công của bản dịch. Bài nghiên cứu nêu ra một số thủ pháp dịch thuật dựa lý thuyết của một số nhà nghiên cứu dịch thuật trên thế giới đồng thời làm sáng tỏ tính chất và vai trò của mỗi thủ pháp dịch trong mối tương quan với loại hình văn bản. Ở phần thực nghiệm, bài nghiên cứu chọn đối tượng khảo sát là bản dịch Nàng Bạch Tuyết của dịch giả Chu Thu Phương và nêu ra một số thủ pháp dịch chính mà dịch giả đã sử dụng kèm theo những nhận xét và lý giải tương ứng.

Từ khóa: Dịch thuật, thủ pháp dịch, loại hình văn bản, khảo sát, bản dịch

1. Mở đầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia đều có nhu cầu trao đổi với nhau trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị và văn hóa. Do vậy, công tác dịch thuật nói chung và biên dịch các tác phẩm văn học từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt nói riêng có một ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên, thành công của một bản dịch phụ thuộc vào kỹ năng dịch, sự am hiểu ngôn ngữ và văn hóa của dịch giả cũng như sự đón nhận của người đọc. Trong những năm gần đây, nhiều tác giả như Koller (1998), Nord (1997), Stotze (2008) đã nghiên cứu nhiều đến những khó khăn trong dịch thuật cũng như những thủ pháp dịch phổ biến. Trong quá trình biên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt nói chung và từ tiếng Đức sang tiếng Việt nói riêng, các dịch giả đều gặp phải những khó khăn chung liên quan đến sự không tương đồng trong tư duy văn hóa, cách quan niệm cũng như sự khác biệt trong hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là những khác biệt về mặt ngữ pháp. Một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn thủ pháp dịch thuật chính là đặc điểm về văn hóa của ngôn ngữ đích cũng như đặc điểm của đối tượng tiếp nhận bản dịch. Bài nghiên cứu giới thiệu về các thủ pháp dịch thuật tương ứng với từng loại hình văn bản khác nhau và khảo sát bản dịch Nàng Bạch Tuyết từ tiếng Đức sang tiếng Việt của dịch giả Chu Thu Phương (2015). Qua đó, bài viết đưa ra kết luận về các thủ pháp mà dịch giả đã lựa chọn cũng như đưa ra những nhận xét, đánh giá về các thủ pháp đã nêu và đề xuất việc áp dụng phương pháp dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt. Mục đích của bài nghiên cứu là góp phần cung cấp thêm thông tin về các thủ pháp dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học, qua đó góp phần vào quá trình nghiên cứu biên dịch Đức - Việt nói riêng và biên dịch nói chung.

* Email: diep21284@yahoo.com

(17)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018

261 2. Cơ sở lý luận

Bài nghiên cứu dựa trên lý thuyết về dịch thuật và các thủ pháp dịch thuật của Reiß và Newmark dựa trên loại hình văn bản. Qua đó, tác giả làm rõ một số nét đặc trưng của các thủ pháp dịch thuật, trong đó có các thủ pháp liên quan đến việc dịch truyện từ tiếng Đức sang tiếng Việt. Bên cạnh đó, việc nêu rõ bản chất và mục đích của từng cách thức dịch thuật giúp làm rõ tính hợp lý hoặc không hợp lý của các thủ pháp dịch thuật mà dịch giả Chu Thu Phương đã áp dụng trong quá trình dịch (được nêu trong phần kết quả khảo sát).

2.1. Các loại hình văn bản trong tiếng Đức và các thủ pháp dịch tương ứng theo lý thuyết của Reiß

Ngay từ thập niên 60, việc nghiên cứu về dịch thuật có liên quan đến tính chất văn bản đã rất được quan tâm. Nida (1964) chia văn bản ra làm 2 loại hình cơ bản: văn bản thiên về nội dung và văn bản thiên về biểu cảm. Schleiermacher (2002) lại chú trọng đến hình thức dịch, cụ thể hoạt động dịch được diễn ra theo 2 hình thức cơ bản là phiên dịch và biên dịch. Phiên dịch là hình thức được áp dụng khi truyền tải thông tin trong các lĩnh vực đời sống và kinh doanh, còn đối với các văn bản mang tính khoa học và tác phẩm văn học thì cần phải áp dụng hình thức khác, đó là biên dịch. Bởi chỉ có thông qua biên dịch, thì những nét riêng mang dấu ấn tác giả mới được lưu giữ và truyền tải (Schleiermacher, 2002, tr. 69). Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều cách nhận định khác nhau về dịch thuật và các thủ pháp dịch thuật, tuy nhiên góc nhìn nào cũng bộc lộ một số hạn chế.

Để tránh được những hạn chế trong việc đưa ra kết luận về thủ pháp dịch, Reiß (1993) đã xây dựng nên bảng hệ thống các mô-típ văn bản và thủ pháp dịch tương ứng. Với khái niệm

“mô-típ văn bản”, tác giả phân chia văn bản ra nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích giao tiếp.

Trong đó, mỗi mô-típ văn bản đều có một chức năng nhất định ứng với từng tình huống giao tiếp và vì thế cũng đòi hỏi những chiến lược dịch thuật nhất định. Theo quan điểm của Reiß, việc dịch thuật cần dựa trên các yếu tố liên quan đến văn bản và định hướng vào văn bản, theo đó các tiêu chí về ngôn ngữ học và ngữ dụng học của văn bản cần được đưa ra xem xét khi lựa chọn thủ pháp dịch. Có 4 loại hình văn bản tồn tại: văn bản thiên về chức năng thông báo (chú trọng về nội dung), văn bản thiên về thẩm mỹ (chú trọng hình thức), văn bản có chức năng kêu gọi (chú trọng thông điệp), văn bản thể hiện dưới dạng âm thanh, hình ảnh và công nghệ. Tương ứng với mỗi loại hình văn bản sẽ có những phương pháp dịch khác nhau (Reiß, 1993, tr. 17).

Mô-típ văn bản 1: Văn bản thiên về chức năng thông báo. Chức năng chính của loại hình văn bản này truyền đạt thông tin, ví dụ như tin tức, các vấn đề thực tế trong đời sống. Trong những văn bản này, nội dung thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và được chú trọng trong quá trình dịch thuật hơn là hình thức văn bản (ví dụ: thư giao dịch trong kinh doanh). Hình thức văn bản được quy định bởi nội dung văn bản.

Mô-típ văn bản 2: Văn bản thiên về thẩm mỹ. Chức năng chính của loại hình văn bản này là truyền đạt tư tưởng và văn phong mang tính thẩm mỹ của tác giả. Chính vì vậy, mà sự trung thành tuyệt đối về nội dung trong quá trình dịch thuật không quá được đề cao. Hình thức của văn bản chủ yếu được quy định bởi ý đồ cá nhân của tác giả liên quan đến các hình thức biểu đạt của ngôn ngữ.

(18)

Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018

262

Mô-típ văn bản 3: Văn bản thiên về chức năng kêu gọi. Chức năng chính của loại hình văn bản này truyền đạt các thông tin mang tính thuyết phục và qua đó tạo động lực để người tiếp nhận văn bản thực hiện những hành vi nhất định. Đối với việc dịch thuật loại hình văn bản này, đôi khi việc thay đổi một chút nội dung và hình thức có thể cần thiết.

Mô-típ văn bản 4: Văn bản dưới dạng âm thanh, hình ảnh và công nghệ. Mô-típ này chính là sự pha trộn về đặc điểm của các mô-típ văn bản còn lại, chính vì vậy mà việc dịch loại văn bản này cần sự kết hợp của nhiều thủ pháp khác nhau (Kautz, 2000, tr. 76).

Đối với người dịch thì điều quan trọng là phải nhận ra loại hình văn bản mà mình cần dịch và phân biệt văn bản đó với các loại hình văn bản khác. Kết quả phân tích loại hình văn bản của bản gốc sẽ gợi ý cho dịch giả việc xây dựng văn bản dịch.

Dưới đây là bảng tổng hợp của Reiß (1983) về các mô-típ văn bản kèm theo các chức năng, dấu hiện nhận biết, các yếu tố cần chú trọng và các thủ pháp dịch thuật.

Bảng 1. Bảng tổng hợp các mô-típ văn bản theo lý thuyết của Reiß (1983, tr. 20) Loại hình văn bản Chức năng Định hướng Lưu ý trong dịch

thuật Thủ pháp dịch 1. Văn bản thiên về

chức năng thông báo

Truyền đạt thông tin

Hướng vào nội dung chính

Không được phép thay đổi về nội dung

Dịch trung thành về mặt nội dung

2. Văn bản thiên về thẩm mỹ

Truyền đạt nội dung mang tính nghệ thuật

Hướng tới tác giả

Đảm bảo sự tương đồng trong nghệ thuật biểu đạt

Dịch trung thành với nghệ thuật biểu đạt của tác giả

3. Văn bản thiên về

chức năng kêu gọi Kích hoạt những hành vi nhất định

Hướng tới hành vi

Giữ được bản chất của thông điệp hay lời kêu gọi

Dịch mang tính kêu gọi

4. Văn bản dưới dạng âm thanh, hình ảnh và công nghệ

(1-3) (1-3) (1-3) Dịch nhưng vẫn đảm

bảo các hình thức và phương tiện truyền đạt của văn bản gốc 2.2. Các thủ pháp dịch phổ biến theo lý thuyết của Newmark

Newmark đặc biệt chú trọng đến yếu tố loại hình văn bản trong việc quyết định quá trình dịch thuật và các thủ pháp dịch thuật. Thông thường, các dịch giả thường áp dụng thủ pháp dịch ngữ nghĩa khi dịch các tác phẩm văn học. Newmark phân chia các thủ pháp dịch thuật thành 8 phạm trù bao gồm: dịch từ đối từ, dịch giữ nguyên cấu trúc, dịch trung thành với bản gốc, dịch truyền đạt, dịch thông tục, dịch ngữ nghĩa, dịch tự do và dịch phóng tác (Newmark, 1988, tr. 45-46).

- Dịch từ đối từ: Đây là phương pháp chuyển dịch trực tiếp, bắt đầu từ cấp độ từ. Theo đó, thứ tự xuất hiện của từ trong văn bản gốc sẽ tương ứng với thứ tự trong văn bản dịch. Người dịch sẽ tra từ cần dịch trong từ điển để tìm ra nghĩa chung nhất. Bản dịch chứa đựng nhiều đặc điểm của bản gốc.

- Dịch giữ nguyên cấu trúc: Phương pháp chuyển dịch này đảm bảo bản dịch có cấu trúc gần nhất với bản gốc. Các yếu tố về cú pháp sẽ được thể hiện nguyên mẫu với cấu trúc tương ứng trong bản dịch, trong đó các từ ngữ sẽ được dịch riêng lẻ, không liên quan đến bối cảnh văn bản.

(19)

Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018

263 - Dịch trung thành với văn bản (dịch nghĩa đen): Với thủ pháp này, người dịch cố gắng tái tạo ý nghĩa chính xác theo ngữ cảnh của bản gốc, mặc dù có thể phải chấp nhận các hạn chế của các cấu trúc ngữ pháp ở ngôn ngữ đích. Bản dịch truyền tải các từ ngữ mang tính văn hóa và giữ lại các đặc điểm ngữ pháp và từ vựng của bản gốc một cách nghiêm ngặt. Nói cách khác, người dịch cố gắng trung thành với ý định của tác giả.

- Dịch ngữ nghĩa: Bản dịch chứa đựng toàn bộ các nội dung của bản gốc, bao gồm các giá trị thẩm mỹ cơ bản. Tuy nhiên, ở phương phương pháp này, bản dịch đã hướng tới người đọc hơn và không quá phụ thuộc vào quy tắc ngôn ngữ của văn bản gốc. Nói cách khác, người dịch đã thể hiện tính sáng tạo nhất định trong quá trình dịch.

- Dịch truyền đạt: Đối với thủ pháp dịch này, người tiếp nhận văn bản được xem là trung tâm. Từ đó, người dịch cố gắng truyền đạt chính xác ý nghĩa chung nhất của văn bản gốc, tuy nhiên vẫn chú trọng tính dễ hiểu và giúp người đọc ở ngôn ngữ đích dễ dàng tiếp nhận văn bản.

- Dịch thông tục: Người dịch vận dụng nhiều sự sáng tạo trong quá trình dịch thuật để qua đó bản dịch có chữa những cách thức diễn đạt thông tục trong ngôn ngữ đích và gần gũi với người đọc. Chính vì vậy, trong bản dịch có thể xuất hiện những cách nói thông tục và các thành ngữ vốn có trong ngôn ngữ đích (những cách diễn đạt này không tồn tại trong bản gốc).

- Dịch tự do: Đối với thủ pháp này, người dịch muốn thoát khỏi những gò bó về cấu trúc và ngôn ngữ của văn bản gốc, nhằm truyền đạt thông tin một cách phóng khoáng và tự do nhất đến người tiếp nhận. Người dịch không nhắc lại nội dung văn bản theo cách của văn bản gốc.

Thông thường, bản dịch có thể dài hơn bản gốc, bởi người dịch thường phải tìm cách giải thích hoặc nhận định về ý nghĩa của bản gốc trong khi dịch.

- Dịch phóng tác: Đây được xem là thủ pháp dịch tự do nhất trong các thủ pháp dịch.

Theo đó, người dịch chỉ giữ lại chủ đề, kịch bản, đặc trưng và các nét văn hóa tiêu biểu của văn bản gốc. Thủ pháp này thường được áp dụng khi dịch thơ ca và kịch.

Trong các nhóm mà Newmark đã nêu, có thể tổng hợp lại thành 2 thủ pháp dịch cơ bản là dịch trung thành và dịch tự do. Nằm trong nhóm thủ pháp dịch trung thành có thể kể tới dịch từ đối từ, dịch giữ nguyên cấu trúc, dịch trung thành với bản gốc. Ngược lại, nhóm các thủ pháp dịch còn lại đều có chứa ít hay nhiều yếu tố sáng tạo của dịch giả và được xem là nhóm thủ pháp dịch tự do.

3. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết chọn đối tượng nghiên cứu là bản dịch Nàng Bạch Tuyết của dịch giả Chu Thu Phương, đăng trong tuyển tập 10 truyện cổ tích hay nhất của anh em tác giả Grimm, do viện Goethe xuất bản vào năm 2015. Truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết không còn xa lạ với độc giả Việt Nam và đã được nhiều dịch giả khác nhau chuyển dịch sang tiếng Việt. Mỗi dịch giả lại có những phong cách dịch riêng. Bản dịch của Chu Thu Phương có thể được xem là bản dịch mới nhất hiện nay, trong đó dịch giả áp dụng nhiều thủ pháp khác nhau để tăng hiệu quả của bản dịch và giúp bản dịch đến gần với độc giả. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, 50 câu văn trong bản gốc (có chứa các yếu tố không tương đồng hoặc ít quen thuộc với ngôn ngữ đích) được đối chiếu với bản dịch để tìm ra thủ pháp dịch chủ yếu mà dịch giả đã áp dụng. Qua đó, bài viết làm rõ xu hướng dịch của dịch giả, đồng thời cho thấy xu thế trong việc áp dụng thủ

(20)

Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018

264

pháp dịch văn học hiện nay. Phương pháp nghiên cứu là khảo sát khối liệu, phân tích, lý giải, thống kê và đánh giá.

4. Kết quả nghiên cứu

Có thể nhận thấy, trong bản dịch Nàng Bạch Tuyết, dịch giả Chu Thu Phương đã áp dụng nhiều thủ pháp dịch khác nhau như thủ pháp dịch từ đối từ, dịch trung thành với văn bản và dịch thông tục. Thông thường, đối với các tác phẩm văn học nói chung, và truyện cổ tích nói riêng thì các dịch giả trong quá trình dịch thường rất chú ý tới văn hóa của ngôn ngữ đích, nhóm độc giả và cách dùng từ ngữ phổ biến trong ngôn ngữ đích. Đặc biệt, đối tượng tiếp nhận của truyện cổ tích thường là trẻ nhỏ, nên việc sử dụng ngôn từ gần gũi, quen thuộc là một điều cần được chú trọng. Vì vậy, khi cân nhắc dịch những từ, cụm từ, câu hoặc cách diễn đạt không tương đồng với lối nói trong ngôn ngữ đích, các dịch giả thường cố gắng lựa chọn thủ pháp phù hợp.

Trong việc chuyển dịch 50 câu văn của bản gốc có chứa các yếu tố không tương đồng hoặc ít quen thuộc với ngôn ngữ đích, có thể thấy rõ, dịch giả đã không hoàn toàn áp dụng thủ pháp dịch thông tục hay dịch tự do. Thay vào đó, dịch giả cố gắng giữ lại những yếu tố ngôn từ và văn hóa của văn bản gốc, thậm chí đôi khi dịch giả chấp nhận thực tế là một số cách diễn đạt có thể không hoàn toàn gần gũi với độc giả Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh thủ pháp dịch sát nghĩa, dịch giả vẫn ưu tiên áp dụng thủ pháp dịch thông tục trong nhiều trường hợp để tăng hiệu quả của bản dịch và đưa các yếu tố ngôn ngữ và văn hóa của Việt Nam vào bản dịch và đây cũng là thủ pháp chiếm đa số. Dưới đây là kết quả và một số dẫn chứng cụ thể:

4.1. Thủ pháp dịch từ đối từ và trung thành với văn bản (dịch trung thành) Bảng 2. Một số dẫn chứng về thủ pháp dịch từ đối từ và trung thành với văn bản Bản gốc tiếng

Đức Bản dịch tiếng Việt Lý giải

Schneewittchen Nàng Bạch Tuyết Dịch giả giữ nguyên tiêu đề bản gốc thay vì dịch là Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn như thường thấy

...rot wie Blut môi đỏ như máu Cách diễn đạt này không được gần gũi với người Việt như diễn đạt là môi đỏ như son, tuy nhiên dịch giả đã ưu tiên dịch nguyên gốc văn bản

...schwarz wie das Holz an dem Rahmen

tóc đen như gỗ khung cửa sổ này

Dịch giả giữ nguyên cách diễn đạt của bản gốc thay vì dịch là tóc đen như gỗ mun như thường thấy

Nun bist du die Schönste gewesen

giờ thì mi chỉ đã từng

đẹp nhất thôi nhé Thay vì dịch thành Giờ thì ta mới là người đẹp nhất, dịch giả giữ nguyên cách diễn đạt trong bản gốc

...es ging kein Atem mehr aus seinem Mund

...chẳng còn thấy hơi thở nào trên miệng cô nữa

Thay vì dịch thành Miệng cô không còn thở nữa, dịch giả dịch nguyên văn lối diễn đạt của bản gốc, mặc dù cách này nghe có vẻ ngược trong tiếng Việt.

Ihr seid die Schönste im Land

Bà là người đẹp nhất nước

Trong truyện cổ tích, đất nước thường được dịch thành vương quốc, tuy nhiên trong câu này, dịch giả giữ nguyên nghĩa nguyên gốc của Land là đất nước

Du sollst es töten und und mir Lunge und Leber zum Wahrzeichen bringen

Hãy giết nó và mang phổi, mang gan nó về làm bằng cho ta

Ở một số bản dịch, để tránh việc dùng từ quá thô bạo với đối tượng tiếp nhận là trẻ nhỏ, các dịch giả thường dịch thành mang trái tim về làm bằng. Tuy nhiên, dịch giả Chu Thu Phương đã hoàn toàn giữ nguyên nghĩa văn bản gốc khi dịch là phổi và gan

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

kỹ năng thuyết trình của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 31 Phạm Thị Kim Uyên - Sử dụng nhật ký trong dạy biên dịch cho

kỹ năng thuyết trình của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 31 Phạm Thị Kim Uyên - Sử dụng nhật ký trong dạy biên dịch cho

kỹ năng thuyết trình của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 31 Phạm Thị Kim Uyên - Sử dụng nhật ký trong dạy biên dịch cho

kỹ năng thuyết trình của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 31 Phạm Thị Kim Uyên - Sử dụng nhật ký trong dạy biên dịch cho

kỹ năng thuyết trình của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 31 Phạm Thị Kim Uyên - Sử dụng nhật ký trong dạy biên dịch cho

Syntactic complexity in ESL writing In Applied Linguistics and Second Language Acquisition (SLA), syntactic complexity, accuracy, lexical complexity, and fluency (CALF)

Thông qua việc phân tích hành vi từng giai đoạn trong hành trình của sinh viên khóa K53 Marketing đối với việc lựa chọn ngành theo học, nghiên cứu hướng đến đề xuất

kỹ năng thuyết trình của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên 31 Phạm Thị Kim Uyên - Sử dụng nhật ký trong dạy biên dịch cho