• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/11/2019 Tiết 29 Ngày giảng: 30 /11/2019

Bài 26. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Tiếp theo) 1- Mục tiêu bài học: Sau bài học các em nắm được:

1.1 Về kiến thức:

- Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

- Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

1.2. Về kỹ năng:

- Phân tích bản đồ kinh tế vùng DHNTM để nhận biết và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng DHNTB.

- Xác định được trên lược đồ, bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

1.3. Về thái độ

- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hoá thế giới 1.4 Về năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.

- Năng lực bộ môn: sử dụng lược đồ, số liệu thống kê, tư duy tổng hợp lãnh thổ, tranh ảnh.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Bản đồ kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng. Atlat địa lí Việt Nam. Bản đồ kinh tế Việt Nam

3. Phương pháp:

- Đàm thoại gợi mở; học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi- chia sẻ, thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút

4. Tiến trình giờ dạy- giáo dục

4.1. Ổn định: ( kiểm tra sĩ số ): 1’

4.2. Kiểm tra: GV: Chiếu sile 1: 5’

Cõu hỏi kiểm tra Đáp án - biểu điểm ĐT

Điều kiện tự nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gỡ đối với sự phát triển kinh tế, xó hội.

1.Thuận lợi: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh đặc biệt về du lịch và kinh tế biển. Có một số khoáng sản( cát thuỷ tinh, titan,vàng, muói biển, nước khoáng), phát tiển nông nghiệp(

trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nghề rừng)5đ Khó khăn : Khí hậu khô hạn nhất cả nước.->

Trở ngại lớn trong tổ chức đời sống là: vấn đề khô hạn, thiên tai (mưa bóo ), hiện tượng sa mạc hoá ngày càng mở rộng. (5đ)

1.HSTB- K

4.3. Bài mới : 34’

(2)

- Đặt vấn đề 1’ Trong công cuộc đổi mới, Duyên hải Nam Trung Bộ có những bước tiến đáng kể theo hướng khai thác thế mạnh kinh tế biển, phát huy sự năng động của dân cư trong nền kinh tế thị trường. Thành tựu này được thể hiện trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố biển và vùng kinh tế trọng điểm miển Trung có vai trò quan trọng. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này rõ hơn trong bài học ngày hôm nay.

* Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế:

- Mục tiờu: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, HS làm việc cá nhân, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 24 p

- Cỏch thức tiến hành:

Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học

? Đọc thông tin trong SGK, em hãy cho biết thế mạnh trong nông nghiệp của vùng?

- Thế mạnh: chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

GV : Ghi

Chúng ta cùng tìm hiểu sự phát triển của hai ngành này qua bảng số liệu sau :

GV: Chiếu sile 2

? Dựa vào bảng 26.1, em có nhận xét gì về sự phát triển ngành chăn nuôi bò và thuỷ sản của vùng?

- Đàn bũ tăng từ 1026,0 nghỡn con lờn 1544,6 nghỡn con.

- Thủy sản tăng liên tục từ 339,4 nghỡn tấn đến

658,4 nghìn tấn.

GV: Hiệu ứng: Ghi

? Trong ngư nghiệp, hoạt động khai thác thuỷ sản của vùng chiếm bao nhiêu phần

% so với cả nước?

- Thuỷ sản chiếm 27,4% giá trị khai thác thuỷ sản của cả nước.

GV : Ghi

? Em hãy kể tên một số mặt hàng thuỷ sản

IV- Tình hình phát triển kinh tế:

1) Nông nghiệp :

- Thế mạnh: chăn nuôi bũ, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đàn bò đạt 1544,6 nghìn con ( 2007)

+ Thuỷ sản tăng liên tục,

chiếm 27,4% giá trị khai thác thuỷ sản của cả nước.

(3)

xuất khẩu chủ yếu của vùng ? - Mực, tôm, cá đông lạnh...

GV: Trên cơ sở gv đã giao việc về nhà, các nhóm lên bảng trình bày.

? Dựa vào các kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng?

- Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi:

+ Vùng địa hình phía Tây: có nhiều đồng cỏ, khí hậu khô nóng thích hợp cho chăn nuôi bò.

+ Vùng biển: có đường bờ biển dài, ven bờ nhiều đàm phá, vũng vịnh, các đảo -> nuôi trồng thuỷ sản. Có nhiều bãi tôm, bãi cá, có 2 trong 4 ngư trường lớn của cả nước là Ninh Thuận- Bình Thuận và ngư trường Hoàng Sa- Trường Sa-> phát triển hoạt động khai thác đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ và xa bờ.

? Ngoài ngư nghiệp, vùng còn phát triển mạnh về các nghề gì?

- Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản để xuất khẩu như muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

? Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ lại nổi tiếng về nghề làm muối?

- Do khí hậu khô hạn, ít mưa, ít cửa sông, độ mặn nước biển cao, bờ biển dài, vùng biển rộng. Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong nghề làm muối.

? Xác định các bãi muối lớn ở vùng Duyên hải Nam trung bộ?

GV: Chiếu sile 3: Giới thiệu 2 bãi muối lớn của cả nước: Cà Ná, Sa Huỳnh.

GV: Ngoài thế mạnh là chăn nuôi bò và thuỷ sản thì cùng còn phát triển ngành sản xuất lương thực, thực phẩm.

GV: Chiếu sile 4:

? Dựa vào biểu đồ, em hãy nhận xét bình quân lương thực của vùng so với cả nước?

? Từ đó em có nhận xét gì về tình hình sản xuất lương thực của vùng?

- Sản xuất lương thực phát triển kém, bỡnh quõn lương thực đầu người thấp hơn mức

- Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản phát triển.

- Sản lượng lương thực bình quân : 281,5kg/ng, thấp hơn mức trung bình của cả nước

( 463,6 kg/ng- 2002)

(4)

trung bỡnh của cả nước.

GV: Ghi

? Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên? Vùng DH Nam Trung Bộ đã áp dụng những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn?

Nhóm 2 lên trình bày:

Khó khăn:

- Những cánh đồng ven biển có diện tích nhỏ nên quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.

- Khí hậu khắc nghiệt: khô, nóng dẫn tới tình trạng thiếu nước.

- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hiện tượng cát bay, đặc biệt là hiện tượng sa mạc hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ là Ninh Thuận và Bình Thuận mà các em đã được học ở tiết trước.

Theo em, đứng trước những biến đổi khí hậu nói riêng và những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nói chung, hiện nay vùng DHNTB đã và đang áp dụng những biện pháp để khắc phục những khó khăn:

- Áp dụng KHKT để tăng sản lượng lương thực, cải tạo đất.

- Trồng rừng phòng hộ ở đầu nguồn các con sông-> nhằm hạn chế tác hại của thiên tai: lũ quét, hạn hán. Trồng rừng ven biển-> hiện tượng cát bay ven biển.

- Xây dựng các hồ chứa nước-> chủ động cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

GV: Chiếu 26.2: sile 5

? Dựa vào bảng 26.2, hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất CN của DHNTB so với cả nước?

- Qua bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất CN của DHNTB và cả nước thời kì từ 1995- 2002 đều tăng.

+ DHNTB tăng từ 5,6 nghìn tỉ đồng lên 14,7 nghìn tỉ đồng -> tăng 9,1 nghìn tỉ đồng ( tăng 2,63 lần)

+ Cả nước tăng từ 103,4 nghìn tỉ lên 261,1

- Khó khăn: quỹ đất nông nghiệp hạn chế, nhiều thiên tai : bão, lũ, lụt, sa mạc hoá...

2. Công nghiệp

(5)

nghìn tỉ đồng-> tăng 157,7 nghìn tỉ đồng ( tăng 2,53 lần)

 Vùng DHNTB có tốc độ tăng giá trị sản xuất CN nhanh hơn so với cả nước.

GV: Đó là gía trị sản xuất còn tỉ trọng thì sao.

Chiếu sile 6:

? Em hãy tính tỉ trọng giá trị sản xuất CN của DHNTB năm 2002 so với cả nước? Rút ra nhận xét?

GV: Hướng dẫn: lấy giá trị sản xuất CN cả nước năm 2002 = 100%.

- Chiếm tỉ trọng nhỏ ( 5,6%- 2002) cơ cấu công nghiệp của cả nước

GV : Ghi

GV : Vậy hiện nay trong vùng đang phát triển những ngành CN gì.

GV: Chiếu sile 7

? Dựa vào lược đồ và thông tin trong SGK, em hóy kể tên cỏc trung tâm CN và các ngành cụng nghiệp của vùng?

GV: Ghi

? Từ đó em có nhận xột gì về cơ cấu cụng nghiệp của vùng?

- Cơ cấu khá đa dạng.

GV : Chiếu sile 8

? Xác định trên lược đồ nơi khai thác khoáng sản?

GV : Chiếu sile 9

HS lên bảng xác định, đọc tên.

- GV : Chốt bằng hiệu ứng

GV: chiếu sile 10, 11, 12. vùng đang triển khai xây dựng nhiều cụm, khu công nghiệp và thuỷ điện. Ví dụ khu CN Dung Quất là khu liên hợp hoá dầu đầu tiên ở Việt Nam, tập trung nhiều ngành CN quy mô lớn: cảng biển nước sâu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Dung Quất..., Khu kinh tế mở Chu Lai là khu kinh tế mở được chọn làm thí điểm đầu tiên ở nước ta.

GV: Chiếu sile 13

Tuy nhiên trong quá trình phát triển vùng cần phải chú ý đến vấn đề tiết kiệm năng lượng xây dựng thêm các nhà máy thuỷ điện và xử

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN khá nhanh

Nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ ( 5,6%- 2002) so với cả nước

- Trung tâm công nghiệp : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Các ngành CN : cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng...

-> Cơ cấu khá đa dạng.

.

(6)

lí nước thải công nghiệp, bảo vệ môi trường.

? Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển dịch vụ?

- Giáp với các vùng Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và biển Đông

-> + Là cầu nối Bắc Trung Bộ với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

+ Nối Tây Nguyên với biển.

- Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, bãi tắm và phong cảnh đẹp, biển có nhiều đảo và quần đảo ( Hoàng Sa và Trường sa)

-> Phát triển vận tải biển, du lịch, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá...

? Vậy những ngành dịch vụ nào đang phát triển mạnh ở Duyên Hải Nam Trung Bộ?

- Giao thông vận tải và du lịch

GV: yêu cầu nhóm 3 lên trình bày:

Xác định trên hỡnh 26. 1 các tuyến đường quan trọng qua vùng, các cảng biển và sân bay của vùng. Từ đó rút ra nhận xét về tình hình phát triển giao thông của vùng.

- Các tuyến đường: Quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ:

24, 19, 25, 26, 27-> nối các tỉnh DH Nam Trung Bộ với các tỉnh Tây nguyên.

- Thành phố Đà Nẵng là 1 trong những đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên, nhiều hàng hóa và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo quốc lộ 14 đến Đà Nẵng để ra ngoài Bắc, đến 1 số địa phương ở Duyên hải Nam Trung Bộ hoặc xuất khẩu. Ngược lại hàng hóa từ nhiều vùng trong nước và hàng hóa nhập khẩu qua cảng Đà Nẵng vào Tây Nguyên.

- Thành phố Quy Nhơn là cửa ngừ ra biển Đông của Gia Lai và Kon Tum bằng đường số 19.

- Nha Trang trao đổi hàng hóa, dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk lắk) bằng đường số 26.

- Các cảng biển: Đà Nẵng, vịnh Dung Quất,

3. Dịch vụ.

- Giao thông vận tải :

(7)

Quy Nhơn, Nha Trang..

- Sân bay: sân bay quốc tế Đà Nẵng, Nha Trang

Nhận xét:

+ Sôi động theo hướng Bắc- Nam, Tây- Đông.

+ Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang là đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng.

GV chiếu sile 15: Ngoài ra hoạt động giao thông đường bộ và đường sắt ngày càng được nâng cấp và hiện đại.

GV : Chuyển sang hoạt động du lịch:

GV : Chiếu sile 16 :

Giới thiệu các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng. Nêu vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của vùng?

Nhóm 4:

- Các bãi biển, bãi tắm đẹp: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né...

- Các quần thể di sản văn hoá: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.

Vai trò: du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng.

GV: Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu nhiều ngành kinh tế và nhiều ngành liên quan tới biển.

? Em hãy cho biết DHNTB đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào? Hoàn thành sơ đồ: GV Chiếu sile 17

+ Sôi động theo hướng Bắc- Nam, Tây- Đông.

+ Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang là đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng.

- Du lịch:

+ Các bãi biền : Non Nước, Nha Trang, Mũi Né...

+ Các quần thể di sản văn hoá:

Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.

-> Là thế mạnh của vùng

* Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình phát triển các trung tâm kinh tế , vùng kinh tế trọng điểm của vùng

- Phương pháp: phân tích, đàm thoại vấn đáp, thảo luận, HS làm việc cá nhân, động não, trình bày 1 phút.

- Thời gian: 9 p

- Cỏch thức tiến hành:

GV: Chiếu sile 18

? Xác định trên hình 26.1 vị trí các trung tâm kinh tế của vùng?

HS lên bảng xác đinh. GV hiệu ứng - Các trung tâm kinh tế: Đà Nẵng, Quy

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Các trung tâm kinh tế: Đà Nẵng,

(8)

Nhơn, Nha Trang.

GV: Chiếu sile19.

GV: Chiếu sile 20? Dựa vào lược đồ h 6.2 SGK/ 21 hãy xác định các tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

HS trả lời. GV: Hiệu ứng

? Nêu diện tích, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Diện tích: 27,9 nghìn km2.

- Dân số: 6,0 triệu người ( 2002) Thảo luận nhóm bàn: 1 phút

? Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?

- Có vai trò quan trọng vì đây là cơ sở để nâng cao trình độ phát triển của cả 3 vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Quy Nhơn, Nha Trang.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

Có tầm quan trọng không chỉ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà với cả Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

4.4- Củng cố: Sile 21: 3’

? Nêu cách vẽ biểu đồ hình cột

- Trục tung thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản bằng cách chia đều trục tung thành 6 mức tương ứng 1 nghìn ha. Đỉnh đầu trục tung vẽ mũi tên và ghi dơn vị - Trên trục hoành HS xác định 8 điểm tương ứng với 8 tỉnh DHNTB. Mỗi cột tương ứng với diện tích của một tỉnh, bắt đầu từ TP Đà Nẵng kế đó đến các tỉnh khác. Sâu khi vẽ biểu đồ ghi tên biểu đồ và nhận xét.

GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ

Nghìn ha

6,0

1,5 0,8

5,6

1,3

4,1

2,7

1,9 6

4

2

0

(9)

Đà.N Q.Nam Q.Ngãi B.Định Phú Yên K.Hoà N.Thuận B.Thuận Tỉnh

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2002

* Nhận xét: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ các Tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản thấp: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận. Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản cao nhất là Khánh Hoà và Quảng Nam..

4.5- Hướng dẫn học sinh về nhà- Chuẩn bị bài mới : 2’

- H/s vẽ biểu đồ cột theo bảng 26.3 SGK/ 99 - Học thuộc bài .

- Làm bài tập thực hành ở vở thực hành . - Chuẩn bị bài thực hành :

5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Từ tháng 7/1954, nhận thức rõ đế quốc Mĩ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, TW Đảng đã chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.. + Vùng biển rộng lớn. + Nhiều thiên tai, bão lũ. + Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả

chủ thể của tội phạm chỉ là cá nhân [3]. Việc quy định xử lí hình sự đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh tế xuất phát từ

Pháp nhân là một thực thể xã hội khác với cá nhân là bản thân nó không thể tự mình trực tiếp thực hiện được một số loại tội phạm cụ thể, ví dụ các tội phạm chế độ

Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu hỏi trang 145 sgk Địa Lí 12: Hãy chứng minh nhận định: Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho Duyên

Bài 2 trang 57 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức đã học và hình 32 trong SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy giải thích vì sao

Bài 4 trang 65 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển