• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thấy vậy, Bác hỏi đồng chí lái xe

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thấy vậy, Bác hỏi đồng chí lái xe"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NHÓM NGỮ VĂN 6

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 HỌC KỲ II Thời gian: 90 phút

Phần I: Đọc hiểu văn bản (5 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Ai thích đi nhanh thì đổi xe mới

Chiếc Pôvêđa là quà của Liên Xô tặng Bác, từ ngày về tiếp quản Thủ đô Bác vẫn dùng. Chiếc xe đã cũ, Văn phòng Trung ương xin phép được đổi cho Bác xe khác mới và tốt hơn. Thấy vậy, Bác hỏi đồng chí lái xe:

- Xe của Bác đã hỏng chưa?

Đồng chí lái xe thành thật:

- Thưa Bác xe chưa hỏng, nhưng chúng cháu muốn đổi xe mới để Bác đi nhanh và êm hơn.

Bác cười bảo:

- Thế thì chưa đổi… ai thích đi nhanh thì đổi xe mới, còn Bác thì vẫn dùng xe này vì nó chưa hỏng.

Một hôm sắp đến giờ Bác đi làm việc mà xe chưa phát máy được. Thấy Bác đứng đợi, đồng chí lái xe rất lo lắng. Đoàn xe có sự cố, Bác bước lại gần ân cần bảo đồng chí lái xe:

- Máy móc thì có lúc nó trục trặc, chú cứ bình tĩnh mà sửa.

Vài phút sau, xe sửa xong, đồng chí lái xe xin lỗi Bác, Bác cười độ lượng:

- Thế là xe Bác vẫn còn tốt. Lần sau chú nhớ kiểm tra trước kẻo nhỡ việc của Bác.

Thế là Bác vẫn dùng chiếc xe Pôvêđa cũ kỹ cho đến ngày Bác đi xa.

Trích “ Những mẩu chuyện hay kể về Bác Hồ”

Câu hỏi:

1. Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Qua đoạn trích em hiểu thêm được đức tính gì ở con người của Bác? (1,5 điểm)

2. Em hãy đặt một câu, nói về Bác Hồ (trong câu văn có sử dụng phép so sánh) (1 điểm) 3. Tìm trong đoạn trích một câu trần thuật đơn có từ là. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu

đó. (1 điểm )

4. Em hãy viết một vài câu văn nêu suy nghĩ của mình về đức tính được nhắc tới trong câu chuyện trên. (1,5 điểm)

Phần II : Tự luận (5 điểm)

Em đã được học bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Hãy miêu tả lại hình ảnh Bác Hồ trong một đêm không ngủ theo cảm nhận của em.

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

(2)

1. Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là: tự sự (0,5 điểm) Qua đoạn trích em hiểu thêm về đức tính tiết kiệm của Bác (1 điểm) ( Học sinh có thể trả lời: đức tính giản dị của Bác)

2. Học sinh đặt câu đúng yêu cầu. (1 điểm) 3. Câu trần thuật đơn có từ là: (1 điểm)

Chiếc Pôvêđa / là quà của Liên Xô tặng Bác.

Chủ ngữ Vị ngữ

4. Học sinh viết một vài câu văn nêu suy nghĩ của mình về đức tính tiết kiệm. ( hoặc giản dị)

Tiết kiệm là một đức tính tốt. Tiết kiệm là không lãng phí, sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và người khác

Giản dị là một đức tính tốt. Sống giản dị là những người sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.

Lưu ý: GV căn cứ vào cách diễn đạt của HS để có cách chấm hợp lý.

Phần II: Tự luận (5 điểm) 1. Về hình thức

Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả (1 điểm) 2. Về nội dung:

Học sinh miêu tả về Bác khắc họa được những đặc điểm nổi bật của vị lãnh tụ như: mái tóc, chòm râu, đôi mắt, tư thế ngồi…(2 điểm)

Thể hiện được tình cảm của Bác: sự yêu mến, lo lắng giành cho nhân dân ( 1 điểm) Bày tỏ được lòng yêu kính, cảm phục của mình với Bác, lòng biết ơn vị lãnh tụ ( 1 điểm) Bài viết lạc đề: 0 điểm.

GV dựa trên tình hình bài viết của HS để có sự điều chỉnh cho phù hợp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua đoạn trích kết hợp với hiểu biết của em về bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, em hãy viết đoạn văn khoảng 12- 14 câu nêu cảm nhận của em về chủ tịch HồChí Minh (

2./ Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thông qua hình tượng nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”

Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ..

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Việc sử dụng từ ngữ khi miêu tả bức chân dung chị em Thúy Kiều là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn

- Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên. - Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng. b - Tích của hai số

Bữa ăn Nơi ở Cách làm việc Quan hệ với mọi người ĐVĐ: Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.. Hoàng Thị

Trong câu văn:“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” biện pháp tu từ nào được

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây