• Không có kết quả nào được tìm thấy

không tác dụng với nước

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "không tác dụng với nước"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM 2021-2022 MÔN HÓA 9 1 PHẦN A – KIẾN THỨC CƠ BẢN:

I – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ:

II – CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ:

1. OXIDE

a) Định nghĩa: Oxide là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.

Vd: CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O5, … b) Tính chất hóa học:

Tính chất hóa học ACIDIC OXIDE BASIC OXIDE

1. Tác dụng với nước

Một số acidic oxide (SO2, CO2, N2O5, P2O5, …) + nước → dd acid

Vd: CO2 + H2O → H2CO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Một số basic oxide(Na2O, BaO, CaO, K2O, …) + nước →dd base

Vd: Na2O + H2O → 2NaOH

 Các basic oxide như: MgO, CuO, Al2O3, FeO, Fe2O3, … không tác dụng với nước.

2. Tác dụng với

acid < Không phản ứng >

Basic oxide + acid muối + nước Vd: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

3. Tác dụng với dd base (kiềm)

Acidic oxide+ dd base muối + nước

Vd: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O CO2 + Ba(OH)2→ BaCO3 + H2O

< Không phản ứng >

4. Tác dụng với

acidic oxide < Không phản ứng > Basic oxide + Acidic oxide muối Vd: CaO + CO2 → CaCO3

5. Tác dụng với oxit bazơ

Oxit axit + oxit bazơ muối Vd: SO2 + BaO→ BaSO3

< Không phản ứng >

2. AXIT

BASIC OXIDE ACIDIC OXIDE

BASE ACID

MUỐI

+ Acid

+ Acidic oxide + Muối

+ Kim loại + Base

+ Basic oxide + Muối + Acid

+ Acidic oxide + Base

+ Basic oxide

+ Base

+ H2O + H2O

+ Acid Nhiệt

phân hủy

(2)

a) Định nghĩa: Acid là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc 2 acid. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các ng/tử kim loại.

Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, … b) Tính chất hóa học:

1. Tác dụng với chất chỉ thị:

Dd acid làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

2. Tác dụng với kim loại:

Một số dd acid (HCl, H2SO4 loãng) + các kim loại đứng trước H (trong dãy HĐHH của kim loại) → muối + H2

Vd: 2Al + 3H2SO4loãng → Al2(SO4)3 +3H2 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

 H2SO4 đặc và HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại tạo muối nhưng không giải phóng khí H2.

Vd: Cu + 2H2SO4đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

 H2SO4 đặc có tính háo nước.

3. Tác dụng với basic oxide:

Acid + basic oxide muối + nước Vd: CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O 4. Tác dụng với base:

Acid+ base muối + nước (phản ứng trung hòa)

Vd: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O 5. Tác dụng với muối:

Axit + muối muối mới + axit mới Vd: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

 Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan hoặc chất khí.

 Sản xuất sulfuric acid : Gồm các công đoạn sau:

(1) S + O2 ⎯→to SO2 (2) 2SO2 + O2 ⎯→to 2SO3 V2O5

(3) SO3 + H2O → H2SO4

3. BASE

a) Định nghĩa: Baselà hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hyđroxide(OH).

Vd: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, … b) Tính chất hóa học:

1. Tác dụng với chất chỉ thị: Dd base làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh, dd phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.

2. Tác dụng với acidic oxide:

Dd base + acidic oxide muối + nước Vd: Ca(OH)2 + SO3 → CaSO4 + H2O

4. Tác dụng với muối:

Dd base+ dd muối muối mới + base mới Vd: Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl

 Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan.

(3)

3 3. Tác dụng với acid:

Base + acid muối + nước (phản ứng trung hòa)

Vd: NaOH + HCl → NaCl + H2O

5. Phản ứng nhiệt phân:

Base không tan basic oxide + nước Vd: Cu(OH)2 → CuO + H2O

 Sản xuất natri hiđroxit:

2NaCl + H2O 2NaOH + Cl2 + H2

c) Thang pH: Dùng để biểu thị độ acid hoặc độ basecủa một dung dịch:

pH = 7: trung tính ; pH < 7: tính acid; pH > 7: tính base

4. MUỐI

a) Định nghĩa: Muối là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc acid. Vd: NaCl, MgSO4, Fe(NO3)2, BaCO3, …

b) Tính chất hóa học:

1. Tác dụng với kim loại:

Muối + kim loại muối mới + kim loại mới Vd: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Lưu ý: Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca,

…) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy HĐHH của kim loại) ra khỏi dung dịch muối của chúng.

2. Tác dụng với acid:

Muối + acid muối mới + acid mới Vd: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

 Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan hoặc chất khí.

3. Tác dụng với base:

Dd muối + dd base muối mới + base mới Vd: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

 Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan.

4. Tác dụng với muối:

Muối + muối 2 muối mới

Vd: NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

 Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm phải có chất không tan.

5. Phản ứng nhiệt phân hủy:

Một số muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao:

Vd: CaCO3 → CaO + CO2c) Phản ứng trao đổi:

- Định nghĩa: Là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

Vd: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

t0 t0

Điện phân dd có màng ngăn

t0

(4)

- Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra 4 nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

 Lưu ý: Phản ứng trung hòa cũng là phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Vd: NaOH + HCl → NaCl + H2O III – KIM LOẠI:

1. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI a) Tính chất vật lý:

- Có tính dẻo, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi.

- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. (Ag là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất, tiếp theo là Cu, Al, Fe, …) - Có ánh kim.

b) Tính chất hóa học:

1. Tác dụng với phi kim: Thường ở nhiệt độ cao.

 Với khí oxygen: Tạo oxide.

Vd: 3Fe + 2O2 → Fe3O4

 Với các phi kim khác (Cl2, S, …): Tạo muối.

Vd: 2Na + Cl2 → 2NaCl ; Fe + S → FeS 2. Tác dụng với dd axit:

Kim loại đứng trước H (trong dãy HĐHH của kim loại) + dd acid (HCl, H2SO4 loãng) → muối + H2

Vd: 2Al + 3H2SO4loãng → Al2(SO4)3 +3H2

 H2SO4 đặc, nóng và HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au) tạo thành muối nhưng không giải phóng hydrogen

3. Tác dụng với nước:

Một số kim loại (Na, K, ...) + nước dd kiềm + H2

Vd: 2Na +2H2O → 2NaOH + H2

4. Tác dụng với muối:

Muối + kim loại muối mới + kim loại mới Vd: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Lưu ý: Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca,

…) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy HĐHH của kim loại) ra khỏi dung dịch muối của chúng.

 SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA ALUMINIUM VÀ IRON :

Tính chất ALUMINIUM (Al = 27) IRON(Fe = 56)

Tính chất vật lý

- Là kim loại nhẹ, màu trắng, dẻo, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

- Nhiệt độ nóng chảy 6600C.

- Là kim loại nặng, màu trắng xám, dẻo, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (kém Al).

- Nhiệt độ nóng chảy 15390C.

- Có tính nhiễm từ.

Tính chất hóa học < Al và Fe có tính chất hóa học của kim loại >

Tác dụng với phi kim

2Al + 3S → Al2S3 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

t0

t0

t0

t0

t0

(5)

5

Tác dụng với acid

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Lưu ý: Al và Fe không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

Tác dụng với dd muối

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Tính chất khác Tác dụng với dd kiềm

Nhôm + dd kiềm H2 < Không phản ứng >

Trong các phản ứng: Al luôn có hóa trị III.

Trong các phản ứng: Fe có hai hóa trị:

II, III.

 Sản xuất nhôm:

- Nguyên liệu: quặng boxit (thành phần chủ yếu là Al2O3), than cốc, khơng khí.

- Phương pháp: điện phân nóng chảy.

2Al2O3 4Al + 3O2

2. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI Theo chiều giảm dần độ hoạt động của kim loại:

K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Mức độ họat động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.K---> Au

- Kim loại đứng trước Mg tác dụng với nước ở điều kiện thường → kiềm và khí hyđrogen. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd acid (HCl, H2SO4 loãng, …) → khí H2.

- Kim loại đứng trước (trừ Na, K…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

3. HỢP CHẤT IRON: GANG, THP

a) Hợp kim: Là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc hỗn hợp kim loại và phi kim.

b) Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép:

Hợp kim GANG THÉP

Điện phn nĩng chảy criolit

(6)

6

IV – PHI KIM:

1. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHI KIM a) Tính chất vật lý:

- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, ...) ; lỏng (Br2) ; khí (Cl2, O2, N2, H2, ...).

- Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2. b) Tính chất hóa học:

1. Tác dụng với kim loại:

 Nhiều phi kim + kim loại → muối:

Vd: 2Na + Cl2 → 2NaCl

 Oxygen+ kim loại → Basic oxide:

Vd: 2Cu + O2 → 2CuO 2. Tác dụng với hiđro:

 Oxygen + khí hidrogen → hơi nước 2H2 + O2 → 2H2O

 Chlorine + khí hiđro → khí hydro chloride H2 + Cl2 → 2HCl

Nhiều phi kim khác (C, S, Br2, ...) phản ứng với khí hydrogen tạo thành hợp chất khí.

3. Tác dụng với oxi:

Nhiều phi kim + khí oxygen Acidic oxide Vd: S + O2 → SO2

4P + 5O2 → 2P2O5

4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:

- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

- Flogen, oxygen, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flogen là phi kim hoạt động mạnh nhất).

- Sulfur, phospho, carbon, silicon là những phi kim hoạt động yếu hơn.

Thành phần

Hàm lượng carbon 2 – 5%; 1 – 3% các nguyên tố P, Si, S, Mn; còn lại là Fe.

Hàm lượng carbon dưới 2%; dưới 0,8% các nguyên tố P, S, Mn; còn lại là Fe.

Tính chất Giòn, không rèn, không dát mỏng được.

Đàn hồi, dẻo (rèn, dát mỏng, kéo sợi được), cứng.

Sản xuất

- Trong lò cao.

- Nguyên tắc: CO khử các Iron oxide ở t0 cao.

3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe

- Trong lò luyện thép.

- Nguyên tắc: Oxi hóa các nguyên tố C, Mn, Si,

- S, P, … có trong gang.

FeO + C → Fe + CO

t0

t0

t0

t0

t0

(7)

7 2. SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA CHLORINE VÀ CARBON

Tính chất CHLORIDE CARBON (than vô định hình)

Tính chất vật lý

- Chlorine là chất khí, màu vàng lục.

- Chlorine là khí rất độc, nặng gấp 2,5 lần không khí.

- Carbon ở trạng thái rắn, màu đen.

- Than có tính hấp phụ màu, chất tan trong dung dịch.

Tính chất hóa học

1. Tác dụng với H2 H2 + Cl2 → 2HCl C + 2H2 CH4

2. Tác dụng với oxygen Chlorine không phản ứng trực tiếp với oxygen

C + O2 → CO2

3. Tác dụng với basic oxide

< Không phản ứng > 2CuO + C → 2Cu + CO2

4. Tác dụng với kim loại 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 < Khó xảy ra >

5. Tác dụng với nước Cl2 + H2O  HCl + HClO < Khó xảy ra >

6. Tác dụng với dd kiềm(base tan)

Cl2 + 2NaOH→NaCl + NaClO

+H2O < Không phản ứng >

 Điều chế chlorine:

- Trong phòng thí nghiệm: MnO2 + HClđặc→ MnCl2 + Cl2 + H2O

-

- Trong công nghiệp: 2NaCl + H2O 2NaOH + Cl2 + H23. CÁC OXIT CỦA CARBON

Tính chất CARBON OXIDE (CO) CARBON ĐIOXIDE (CO2)

Tính chất vật lý

- CO là khí không màu, không mùi.

-CO là khí rất độc.

- CO2 là khí không màu, nặng hơn không khí.

-Khí CO2 không duy trì sự sống, sự cháy.

Tính chất hóa học

1. Tác dụng với H2O Không phản ứng ở nhiệt độ

thường. CO2 + H2O  H2CO3

2. Tác dụng với dd < Không phản ứng > CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

t0

5000C

t0 t0

t0

Điện phân có màng ngăn

(8)

8

kiềm CO2 + NaOH → NaHCO3

3. Tác dụng với basic oxide

Ở nhiệt độ cao: CO là chất khử:

3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe

CO2 + CaO → CaCO3

Ứng dụng

Dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu, chất khử trong công nghiệp hóa học.

Dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, bảo quản thực phẩm, dập tắt đám cháy, ...

 TÍNH TAN TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ DUNG DỊCH BASE, MUỐI:

Base tan (dd kiềm) KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 ít tan.

Base không tan Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2

Muối Sulfate(=SO4) Hầu hết tan (trừ BaSO4, PbSO4 không tan).

Muối Sulfite (=SO3) Hầu hết không tan (trừ K2SO3 , Na2SO3 tan).

Muối Nitrate (-NO3) Tất cả đều tan.

Muối Phosphate (PO4) Hầu hết không tan (trừ K3PO4 , Na3PO4 tan ).

Muối Carbonate(=CO3) Hầu hết không tan (trừ K2CO3 , Na2CO3 tan).

Muối Chloride(-Cl ) Hầu hết đều tan (trừ AgCl không tan).

 HÓA TRỊ CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ VÀ NHÓM NGUYÊN TỬ:

Hóa trị (I) Hóa trị (II) Hóa trị (III)

Kim loại Na, K, Ag Ca , Ba , Mg , Zn, Fe, Pb, Cu,

Hg Al, Fe

Nhóm nguyên tử -NO3 ; (OH) (I) =CO3 ; =SO3 ; =SO4 PO4

Phi kim Cl , H , F O

Các phi kim khác: S (IV,VI ) ; C (IV) ; N (V) ; P (V).

--- PHẦN B – CÁC DẠNG BÀI TẬP:

Dạng 1: XÉT ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG - VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA CÁC CHUỖI PHẢN ỨNG SAU.

Bài 1: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

a) Fe ⎯→(1) FeCl3 ⎯→(2) Fe(OH)3 ⎯→(3) Fe2O3 ⎯→(4) Fe2(SO4)3 (1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl (3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

t0

(9)

9

b) Fe ⎯→(1) FeCl2 ⎯→(2) Fe(NO3)2 ⎯→(3) Fe(OH)2 ⎯→(4) FeSO4. (1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(2) FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl (3) Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3

(4) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O

c) Cu ⎯→(1) CuO ⎯→(2) CuCl2 ⎯→(3) Cu(OH)2 ⎯→(4) CuO (1) 2Cu + O2→ 2CuO

(2) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(3) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl (4) Fe(OH)2 → CuO+ H2O

d) Al2O3 ⎯→(1) Al ⎯→(2) AlCl3 ⎯→(3) Al(OH)3 ⎯→(4) Al2O3 (1) 2Al2O3 ⎯ →đpnc 4Al + 3O2

(2) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

(3) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (4) 2Al(OH)3 ⎯⎯→t0 Al2O3 + 3H2O

Dạng 2: ÁP DỤNG DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI - NÊU HIỆN TƯỢNG - VIẾT PTHH NẾU CÓ

Câu 1: Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa của nó ? Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ph, (H), Cu, Ag, Au.

- Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:

1. Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.

2. Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành kiềm và giải phóng H2. 3. Kim loại đứng trước Hidro phản ứng với một số dung

dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng H2.

4. Kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Câu 2 : Nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):

1. Cho mẫu zinc Zn vào ống nghiệm chứa dd HCl(dư) HT: Có sủi bọt khí , Zn tan dần

PTHH: Zn + HCl -->

2. Cho mẫu aluminium Al vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc, nguội.

HT: Không có HT

3. Cho dây aluminium Al vào dd NaOH đặc.(Xem bài Al) HT: Có sủi bọt khí

PTHH: Al + NaOH + H2O --> NaAlO2 + H2

4. Cho đinh iron Fe vào ống nghiệm chứa dd CuSO4.( xem bài Fe)

HT :………..

PTHH: ……….

5. Cho lá copper Cu vào ống nghiệm chứa dd HCl.

HT: Không có HT

criolit

(10)

6. Đốt nóng đỏ một đoạn dây iron Fe cho vào bình chứa khí oxygen (xem bài Fe 10 HT………..

PTHH……….

7. Cho dây silver Ag vào ống nghiệm chứa dd CuSO4.(xem bài dãy hoạt động) HT……….

PTHH……….

8. Rắc bột Al lên ngọn lửa đèn cồn. (xem Bài Al)

HT:……….

PTHH:……….

Câu 3: .Vàng dạng bột có lẫn tạp chất Đồng, Nhôm. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để thu được Vàng tinh khiết. Dụng cụ, hoá chất coi như có đủ.

Trả lời Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch axit HCl, vì Al tan nên thu được Au và Cu.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Oxi hoá hỗn hợp, Cu phản ứng với O2 tạo thành CuO, cho hỗn hợp thu được vào xit dung dịch HCl, thu được Au tinh khiết.

2Cu + O2 ⎯→t0 2CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O Câu 4: a) Cho các kim loại sau Zn ; Na; Cu; Fe

- Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh nhất - Kim loại nào hoạt động hóa học yếu nhất

b)Ở Việt Nam có những loại quặng Iron Fe nào. Viết công thức hóa học của những loại quặng Iron đó.

Trả lời:

a,- Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh nhất là: ……

- Kim loại nào hoạt động hóa học yếu nhất là: …….

b. Ở Việt Nam có quặng : ………

Công thức hóa học: ……….

Câu 3: Hãy sắp xếp theo tính hoạt động hóa học tăng dần (từ trái sang phải a, Mg, Cu,Fe,K,Ag,Al

Trả lời :………..

b,Zn,Pb,Na,Cu,Fe,Al

Trả lời :………..

Dạng 2: NHẬN BIẾT CÁC CHẤT – TINH CHẾ .

- Nhận biết các chất rắn bằng cách thử tính tan trong nước, hoặc quan sát màu sắc.

- Nhận biết các dd thường theo thứ tự sau:

+ Các dd muối Cu thường có màu xanh lam.

+ Dùng quỳ tím nhận biết dd acid (quỳ tím hóa đỏ) hoặc dd base (quỳ tím hóa xanh).

(11)

11

+ Các dd Ca(OH)2, Ba(OH)2 nhận biết bằng cách dẫn khí CO2, SO2 qua → tạo kết tủa trắng.

+ Các muối =CO3, =SO3 nhận biết bằng các dd HCl, H2SO4 loang → có khí thoát ra (CO2, SO2)

+ Các muối =SO4 nhận biết bằng các dd BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(OH)2 (hoặc ngược lại) → tạo kết tủa trắng.

+ Các muối –Cl nhận biết bằng muối Ag, như AgNO3, Ag2SO4 (hoặc ngược lại). → tạo kết tủa trắng.

+ Các muối của kim loại Cu nhận biết bằng dd kiềm như NaOH, Ca(OH)2, …→ tạo kết tủa xanh lơ.

- Nhận biết các kim loại, chú ý:

+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại.

+ Fe, Al không phản ứng với dd H2SO4 đặc, nguội.

+ Al có phản ứng với dd kiềm tạo khí H2.

Bài 1: Nhận biết các chất theo các yêu cầu sau đây:

1. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau a/H2SO4,NaOH, HCl, BaCl2.

Trả lời :

-Trích 4 mẫu thử cho vào 4 lọ .Nhúng giấy quỳ tím vào 4 mẫu thử.

+ Mẩu thử làm quỳ tím hóa xanh là NaOH

+ Mẩu thử không làm quỳ tím đổi màu là BaCl2

+2 Mẩu thử còn lại làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4 và HCl

- Lấy mẫu BaCl2 vừa nhận biết được cho vào 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ + Có kết tủa trắng là H2SO4

+ Còn lại không có hiện tượng là HCl

- PTHH : Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O b/NaCl, Ba(OH)2,NaOH, H2SO4.

-Trích 4 mẫu thử cho vào 4 lọ .Nhúng giấy quỳ tím vào 4 mẫu thử.

+ Mẩu thử làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4

+ Mẩu thử không làm quỳ tím đổi màu là NaCl

+2 Mẩu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là Ba(OH)2 và NaOH - Lấy mẫu H2SO4 vừa nhận biết được cho vào 2 mẫu làm quỳ tím xanh + Có kết tủa trắng là Ba(OH)2

+ Còn lại không có hiện tượng là NaOH

- PTHH : Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch.Viết phương trình hóa học (nếu có) a)KOH, Ba(OH)2, HCl, BaCl2

-Trích 4 mẫu thử cho vào 4 lọ . Nhúng giấy quỳ tím vào 4 mẫu thử + mẫu thử làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl

(12)

+ Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là BaCl2 12

+ 2 mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh KOH và Ba(OH)2

-Cho dd H2SO4 vào 2 mẫu thử còn lại Ba(OH)2 KOH + xuất hiện kết tủa trắng là Ba(OH)2

+ Còn lại không có hiện tượng gì KOH -Phương trình hóa học

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O b) NaOH, H2SO4, Na2SO4, NaCl.

….………

….………

….……….

….………

….………

….………

3. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các kim loại sau:

a) Al, Zn, Cu.

-Trích 3 mẫu thử cho vào 3 lọ. Cho dd HCl vào 3 mẫu thử + Mẫu thử không có hiện tượng là Cu

+ 2 mẫu thử còn lại có sủi bọt khí là Al, Zn - Cho Dd NaOH vào 2 mẫu thử còn lại

+ Có sủi bọt khí là Al

+ Còn lại không có hiện tượng gì là Zn - PTHH : Al + NaOH + H2O--> NaAlO2 + H2

b) Fe, Al, Ag

….………

….………

….………

….………

….………

….………

….………

Dạng 3: CÂU HỎI THỰC TIỄN

Câu 1: Tại sao không dùng xô ,chậu bằng aluminium để đựng vôi vữa

Trả lời: Nếu dùng xô, chậu aluminium Al để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa thì các dụng cụ này sẽ nhanh hỏng vì trong vôi, nước vôi đều có chứa Ca(OH)2 là một chất kiềm nên tác dụng được với Al làm cho aluminium bị ăn mòn.

(13)

Câu 2: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ? 13

Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.

Câu 3: Vì sao ta hay dùng silver Ag để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?

Giải thích: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao.

Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O (đen)

Câu 4: Tại sao dùng đồ dùng bằng silver Ag đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?

Giải thích: Khi silver gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion Ag có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam Ag trong một lit nước cũng đủ diệt các vi khuẩn nên giữ cho thức ăn lâu ôi thiu.

Câu 5: Sử dụng đồ dùng bằng aluminium Al có ảnh hưởng gì không ?

Giải thích: aluminium Al là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não người già mắc bệnh nào có chứa rất nhiều ion nhôm Al3+, nếu dùng đồ aluminium trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion Al xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.

Sử dụng đồ aluminium phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng đồ aluminium hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ aluminium qua đêm, không nên dùng đồ aluminium để đựng rau trộn trứng gà và giấm…

Câu 6: Tại sao những đồ dùng bằng iron thường bị gỉ tạo thành gỉ iron và dần dần đồ vật không dùng được ?

Giải thích: Trong không khí có oxygen hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxygen và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạo môi trường acid yếu) có phản ứng với iron tạo thành một số hợp chất của iron gọi là gỉ iron. Gỉ iron không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng iron, người ta thường phủ lên đồ vật bằng iron một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho iron tiếp xúc với nước, oxygen không khí và một số chất khác trong môi trường.

Câu 7: Chảo, môi, dao đều được làm từ iron Fe. Vì sao chảo lại giòn ? môi lại dẻo ? còn dao lại sắc ?

Giải thích: Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ các hợp kim của sắt nhưng chúng lại không giống nhau.

(14)

Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất cứng và giòn. Trong công nghiệp, người 14 ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”.

Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang nó dẻo hơn. Vì vậy người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có h́nh dạng khác nhau.

Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.

Câu 8: Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,…cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào ?

Giải thích: Việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí là do nguồn chất thải dưới dạng khí thải, nước thải, chất rắn thải…

– Những chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO2, H2S, CO2, CO, HCl, Cl2…có thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân gây mưa acid làm hại cho cây.

– Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrate, chloride, sulfate…sẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật.

– Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm cho đất bị ô nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy cần được xây dựng theo chu trình khép kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi trường.

Câu 9: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?

Giải thích: Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.

Để bảo vệ thân tàu người thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.

Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Zn là kim loại hoạt động hơn Fe nên bị ăn mòn, còn Fe thì không bị mất mát gì.

Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.

Dạng 4: BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC.

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam aluminium Al vào trong 490 gam dung dịch acid H2SO4

nồng độ a% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được muối aluminium và khí H2 (đktc).

a) Viết phương trình hóa học xảy ra?

b) Tính thể tích khí H2 thu được ở (đkc là 250C ,1bar).?

c) Tính nồng độ C% acid H2SO4 đã dùng?

d) Tính nồng độ C% của dung dịch muối thu được sau phản ứng?

(15)

( Cho biết NTK: Al = 27, O = 16, H =1 , S = 32 ) 15 Giải

a. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

0,4 0,6 0,2 0,6 mol b. nAl = 10,8/27 = 0,4 mol

VH2 = 0,6 . 24,79 = 14,874 lít

c. Theo PTPƯ: n H2SO4 = 3/2 nAl = 0,6 mol m H2SO4 = 0,6 . 98 = 58,8 gam C% = 58,8 x 100 / 490 = 12%

d. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

m dd = (10,8 + 490 ) – 0,6 . 2 = 499,6 gam m Al2(SO4)3 = 0,2x342 = 68,4 gam

C% Al2(SO4)3 = 68,4 x 100 / 499,6 = 13,7%

Bài 2: Cho 11,1 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại aluminium Al và iron Fe tác dụng hết với dung dịch Hydrochloric acid HCl sau phản ứng thu được 7,347 lit khí Hydrogen (đkc là 250C ,1bar).

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

b) Lượng khí Hydrogen ở trên khử vừa đủ 17,4 gam Oxide của kim loại M. Xác định CTHH Oxitde của kim loại M.

Giải

a. PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) Số mol khí H2 là: 7,347 : 24,79 = 0,3 (mol) Gọi số mol Al là x (mol), số mol của Fe là y (mol)

=> 27x + 56y = 11,1 (I) Số mol khí H2 thu được ở PTHH (1, 2) là: 0,3

2

3 x+ y = (II)

ta có: 0,1 0,15

27 84

1 , 11 8 , 16 8

, 16 56 84

1 , 11 56 27 3

, 2 0

3

1 , 11 56 27

=

− =

= −

 



= +

=

 +





= +

= +

y y x

x y x y

x y x

Vậy: mAl = 0,1.27 = 2,7 g mFe = 0,15.56 = 8,4 g b. Đặt CTTQ Oxide của kim loại M là: MxOy

PTHH: yH2 + MxOy t0 xM + yH2O Số mol MxOy phản ứng là: 1.0,3

y

(mol). Khối lượng MxOy là:

3 , 0 1.

y

.(Mx+16y) = 17,4 =5816

y

Mx

x M =42y

CTHH: Fe3O4

Bài 3: Cho một lượng bột iron Fe dư vào 200ml dung dịch acid H2SO4.Phản ứng xong thu được 4,958 lít khí hydrogen (đkc là 250C ,1bar).

a.Viết phương trình phản ứng hoá học

b.Tính khối lượng iron đã tham gia phản ứng

c.Tính nồng độ mol/lit của dung dịch acid H2SO4 đã dùng

Fe = 56, O = 16, H = 1, S= 32, Giải :

a.Fe +H2 SO4, FeSO4 + H2

(16)

b. Số mol của H2 là n = 4,958 /24,79 = 0,2 mol 16 Theo PTHH suy ra nH2 = 2nFe

nFe = 0,2: 2= 0,1 mol Khối lương Fe tham gia phả ứng là :

MFe = 0,1. 56= 5,6 gam c. Số mol của H2 SO4 tham gia phả ứng là :

Theo PTHH suy ra nH2 = n H2SO4 = 0,2 mol Nồng độ mol của H2 SO4 là : Đổi V = 200ml = 200/1000 = 0,2 lít CM = n/V = 0,2/0,2 = 1 mol/lit

Bài 4: Cho một khối lượng iron Fe dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,7185 lít khí ở (đkc là 250C ,1bar).

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng iron Fe đã tham gia phản ứng.

c) Tìm nồng độ mol/lit của dung dịch HCl đã dùng.

Fe = 56, O = 16, H = 1,Cl = 35,5 Giải

Số mol khí H2 = ,0,15( ) 79

, 24

7185 ,

3 = mol

a )Phương trình phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

TL mol 0,15 0,3 0,15 0,15 b) Khối lượng Fe đã phản ứng:

mFe = 0,15 x 56 = 8,4 g

c) Số mol HCl phản ứng: nHCl = 0,3 mol Đổi V= 50 ml = 50/1000 = 0,05 lít

Nồng độ mol/lit của dung dịch HCl:

CM dd HCl 6M

05 , 0

3 ,

0 =

=

Bài 5: Cho 13,5 gam kim loại M có hoá trị III tác dụng với Cl2 dư thu được 66,75 gam muối . Hãy xác định kim loại đã dùng.

Giải Ta có PTHH: 2M + 3Cl2

⎯⎯ →

2 MCl3 Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có

Khối lượng của Cl2 cần dùng là :

mCl2 = mmuối - mkim loại = 66,75 - 13,5 = 53,25 (g) nCl2 = 0,75( )

71 25 ,

53 mol

M

m = =

Mkim loại = 27( )

5 , 0

5 ,

13 g

n

m = = M kim loại =27 g

=> kim loại cần dùng là nhôm (Al)

(17)

Bài 6: Đun 7,8 g kim loại A hoá trị I phản ứng với lưu huỳnh dư thì thu được 11g muối. Xác định 17 tên kim loại A?

Giải

Ta có PTHH: 2A + S ⎯⎯→to A2S

Theo ĐLBTKL,ta có:mS = −11 7,8=3, 2(g); 3, 2 0,1( )

S 32

n = = mol ; Theo pt(1), nA=2nS =0,1.2=0, 2(mol) 7,8

39( / )

A 0, 2

M g mol

= =

A là kim loại kali (K).

Bài 7: Cho một luồng khí chlorine Cl2 dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối của kim loại có hóa trị I. Hãy xác định tên của kim loại.

Giải : Gọi kí hiệu và nguyên tử khối của kim loại là M 2 M + Cl2 ⎯→t0 2 MCl

2M g 2( M + 35.5) g 9,2 g 23,4g 2M x 23,4 = 9,2 x 2( M + 35.5)

M = 23. Vậy M là Natri (Na).

Bài 8: Cho 30 gam hỗn hợp hai kim loại iron Fe và copper Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A, dung dịch B và 7,437 lít khí H2 (ở đkc là 250C ,1bar).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

c) Cô cạn dung dịch B được m gam muối khan. Tìm giá trị của m.

Biết: Fe = 56; Al = 27; Na = 23; Cu = 64, H = 1; Cl = 35,5.

Giải :PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 nH2 = 7,437 : 24,79 = 0,3 mol

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Theo PT: 1 mol 1 mol 1 mol

Theo đb: 0,3 mol ← 0,3 mol← 0,3 mol mFe = 0,3. 56 = 16,8 (gam)

%Fe = (16,8. 100) : 30 = 56%

%Cu = 100% – 56% = 44%

) ( 1 , 38 127 . 3 ,

2 0 g

mFeCl = =

Bài 9: Cho 40g hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư, thu được 12,395 lít khí ở (đkc là 250C ,1bar).

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?

b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

( Biết: Cu = 64; Fe = 56; Cl = 35,5; H = 1) Giải :

a/ PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ b/ Số mol của H2 thu được là:

H2

n = V / 24,79 = 12,395/ 24,79= 0,5mol Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 1 : 2 : 1 : 1 0,5mol 0,5mol

(18)

Khối lượng của Fe là: mFe = n. M = 0,5. 56 = 28g 18 Khối lượng của Cu là : mCu = 40 – 28 = 12g Phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại là:

%mFe =28.100%

40 = 70%

% mCu = 12.100%

40 = 30%

Bài 10: Cho 4,6 g một kim loại X hóa trị I tác dụng hoàn toàn với nước cho 2,479 lit khí Hydrogen H2 ở (đkc là 250C ,1bar).. Kim loại X là kim loại nào sau đây.

Giải

PTHH 2X + 2H2O → 2XOH + H2 2X 2 4,6 0,2g nH2 =2,479/24,79 = 0,1 mol → mH2 = 0,2g

Lập tỷ lệ: 2X : 4,6 = 2:0,2 X = 23 → X là Na

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X gồm hai kim loại, có khối lượng 0,6m gam và khí NO (sản phẩm khử duy nhất)A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X gồm hai kim loại, có khối lượng 0,6m gam và khí NO (sản phẩm khử duy nhất).. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn

Có kết tủa trắng xanh Câu 5: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng.. Thể tích khí hiđro thu được ở

a) Tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối sunfat (ứng với hóa trị cao của kim loại nếu kim loại có nhiều hóa trị), không giải phóng khí hiđro. Axit H 2 SO 4 là

% của các kim loại có trong hỗn hợp đầu và tổng khối lượng muối thu

Xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn

Tính Tổng thể tích các khí thoát ra (đktc). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1 chất rắn duy nhất và hỗn hợp A chứa 2 chất khí. Khối lượng Ag tạo ra trong phản ứng

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóaA. Hợp kim