• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - MÔN HÓA HỌC 12 - NĂM HỌC 2021-2022 Ma_de_101

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - MÔN HÓA HỌC 12 - NĂM HỌC 2021-2022 Ma_de_101"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Mã đề 101 Trang 1/4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ---

(Đề thi có 03 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2021 - 2022

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ... Lớp 12… Số báo danh: ... Mã đề 101 Cho biết khối lượng nguyên tử trung bình (gam/mol) các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27;

Cl=35,5; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=10; Ba=137. Điều kiện tiêu chuẩn được viết tắt là đktc.

Câu 1. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm

A. từ 2% đến 5%. B. trên 5%. C. dưới 2%. D. trên 2%.

Câu 2. Quặng pirit có thành phần chính là

A. Fe2O3. B. FeS2. C. FeCO3. D. Fe3O4.

Câu 3. Ở nhiệt độ thường, kim loại K phản ứng với nước tạo thành

A. K2O và H2. B. KOH và O2. C. K2O và O2. D. KOH và H2. Câu 4. Nguyên tử Al (Z = 13) có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A. 3s23p1. B. 3s1. C. 3s23p2. D. 3s23p3.

Câu 5. Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. CrCl3. B. KOH. C. Cr(OH)3. D. NaOH.

Câu 6. Kim loại cứng nhất trong tất cả kim loại là

A. Au. B. Pb. C. W. D. Cr.

Câu 7. Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua có dạng là M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Ion M+

A. NH4+. B. K+. C. Li+. D. Na+.

Câu 8. Tên gọi của công thức Na2CO3

A. natri nitrat. B. natri hydrocacbonat.

C. natri clorua. D. natri cacbonat.

Câu 9. Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

A. Na. B. Al. C. Cu. D. Mg.

Câu 10. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau?

A. H2S. B. SO2. C. NH3. D. CO2.

Câu 11. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. thạch cao khan. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. thạch cao nung.

Câu 12. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al. B. Ba. C. K. D. Na.

Câu 13. Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch

A. CuSO4. B. HNO3 loãng. C. HCl đặc. D. MgCl2.

Câu 14. Một mẫu nước chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Nước trên là

A. nước cứng tạm thời. B. nước cứng toàn phần.

C. nước mềm. D. nước cứng vĩnh cửu.

(2)

Mã đề 101 Trang 2/4 Câu 15. Sắt (III) oxit là chất rắn, màu đỏ nâu, không tan trong nước. Công thức của sắt (III) oxit là

A. Fe(OH)2. B. Fe3O4. C. Fe(OH)3. D. Fe2O3.

Câu 16. Cho Mg tác dụng với các chất sau: HCl; HNO3; CaCl2; NaOH. Mg phản ứng với bao nhiêu chất?

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 17. Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. Fe(OH)3 + 3HNO3→Fe(NO3)3 + 3H2O. B. Fe(OH)2 +10HNO3→3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O.

C. 2Fe + 3Cl2→2FeCl2. D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

Câu 18. Cho m gam sắt tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít khí H2 (ở đkc). Giá trị của m là

A. 56. B. 82. C. 1,4. D. 28.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. CaCO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất xi măng . B. Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O được dùng để bó bột.

C. Vôi sống được dùng để khử chua đất.

D. Canxi hidroxit được dùng để sản xuất clorua vôi.

Câu 20. Phản ứng nào chứng minh hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa?

A. Fe2O3 + 6HNO3  2Fe(NO3)3 + 3H2O. B. Fe2O3 + CO  Fe + CO2.

C. 2Fe(OH)3 to Fe2O3 + 3H2O. D. FeCl3 + 3AgNO3  Fe(NO3)3 + 3AgCl.

Câu 21. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?

A. Al. B. Ag. C. Cu. D. Fe.

Câu 22. Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7

tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là:

A. màu nâu đỏ và màu vàng chanh. B. màu vàng chanh và màu da cam.

C. màu vàng chanh và màu nâu đỏ. D. màu da cam và màu vàng chanh.

Câu 23. Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Na, Ba, Cu B. Cu, Fe, Mg C. Na, Ba, Fe D. Cu, Fe, Zn

Câu 24. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

A. Zn. B. Be. C. K. D. Fe.

Câu 25. Cho 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 800 ml dung dịch HCl 1M, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là

A. 16 gam. B. 32 gam. C. 8 gam. D. 24 gam.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước cứng toàn phần.

B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.

C. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm thổ chỉ có số oxi hóa là +2.

D. CrO3 là oxit bazơ và có tính oxi hóa mạnh.

(3)

Mã đề 101 Trang 3/4 Câu 27. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Z 

F

  Y

E

 Ca(OH)

2



E

  X

F

 Z

Biết X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. Na2SO4, NaOH. B. NaHCO3, HCl. C. CO2, Na2SO4. D. Na2CO3, HCl.

Câu 28. Hấp thụ 3,36 lít CO2 vào 200,0 ml dung dịch hỗn hợp NaOH xM và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X có chứa 19,98 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NaOH trong dung dịch ban đầu là

A. 0,75M. B. 0,70M. C. 0,60M. D. 0,50M.

Câu 29. Có các phát biểu sau:

(a) Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

(b) Muối NaHCO3 được dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày.

(c) Hợp kim Na - K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân (d) Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 30. Tiến hành thí nghiệm về tính lưỡng tính của Al(OH)3 như sau:

- Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm khoảng 3 ml dung dịch AlCl3, sau đó nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm.

- Bước 2: Thêm vào ống nghiệm thứ nhất dung dịch H2SO4 loãng dư.

- Bước 3: Thêm vào ống nghiệm thứ hai dung dịch NaOH loãng dư.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sau khi phản ứng kết thúc, chất tan trong hai ống nghiệm là như nhau.

B. Sau bước 2, trong ống nghiệm thứ nhất có xuất hiện bọt khí H2.

C. Sau bước 3, dung dịch thu được trong ống nghiệm thứ 2 làm quì tím chuyển xanh.

D. Sau bước 1, ống nghiệm xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt.

--- HẾT --- Lưu ý: Học sinh không sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

(4)

Mã đề 101 Trang 4/4 ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021 – 2022

ĐỀ 101

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

C B D A C D B D C A

Câu 11 Câu 13 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20

C B D B D A C D B B

Câu 21 Câu 24 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30

A D D C B D B D C C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cho NaOH dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn TA. Các phản ứng xảy ra

Mặt khác, cho lượng X trên cho vào dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn.. Biết NO là sản phẩm khử

Mặt khác, cho lượng X trên cho vào dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn.. Biết NO là sản phẩm khử

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắn.. Amino axit là

Cho Z tác dụng hết với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m

Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí, lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn Z.. Phần trăm khối lượng của Al

Lấy dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ được kết tủa Y, nung Y đến khối lượng không đổi được 7,2 gam chất rắn.. kết tủa trắng và

Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là.. Cho dung dịch