• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2021-2022 Ma_de_102

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2021-2022 Ma_de_102"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Mã đề 102 Trang 1/4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ---

(Đề thi có 03 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2021 - 2022

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ... Lớp 12… Số báo danh: ... Mã đề 102 Cho biết khối lượng nguyên tử trung bình (gam/mol) các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27;

Cl=35,5; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=10; Ba=137. Điều kiện tiêu chuẩn được viết tắt là đktc.

Câu 1. Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là

A. Fe, Zn và Cr. B. Fe, Al và Zn. C. Fe, Al và Cr. D. Mg, Al và Cu.

Câu 2. Quặng sắt hematit đỏ có thành phần chính là

A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeS2. D. FeCO3.

Câu 3. Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện rắn màu đen không tan trong nước và không tan trong axit. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. CO2. B. H2S. C. SO2. D. NO2.

Câu 4. Cho mẫu nước chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-. Nước trên là

A. nước mềm. B. nước cứng vĩnh cửu.

C. nước cứng toàn phần. D. nước cứng tạm thời.

Câu 5. Nguyên tử Al (Z = 13) có cấu hình electron là

A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s3. C. 1s22s22p63s23p2 D. 1s22s22p63s23p1. Câu 6. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là ?

A. +3, +4, +6. B. +2, +4, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +2, +3, +6.

Câu 7. Thạch cao nung được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như đúc tượng, bó bột khi gãy xương,… Công thức của thạch cao nung là

A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4. C. CaCO3. D. CaSO4.H2O.

Câu 8. Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành khí X. Khí X là

A. H2. B. N2. C. H2O2. D. O2.

Câu 9. Kí hiệu nguyên tố nào sau đây là của magie?

A. Be. B. Mg. C. Mo. D. Mn.

Câu 10. Sắt (III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước. Công thức của sắt (III) hiđroxit là

A. FeO. B. Fe(OH)2. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3.

Câu 11. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X loãng, dư tạo muối Fe (III). Chất X là

A. HNO3. B. HCl. C. H2SO4. D. CuSO4.

Câu 12. Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit của nó?

A. Cu. B. Cr. C. Al. D. Fe.

Câu 13. Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng cacbon chiếm

A. dưới 2%. B. từ 2% đến 5%. C. từ 2% đến 6%. D. trên 6%.

(2)

Mã đề 102 Trang 2/4 Câu 14. Tên gọi của công thức NaHCO3

A. natri cacbonat. B. natri nitrat.

C. natri hydrocacbonat. D. natri clorua.

Câu 15. Trộn bột kim loại X với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là

A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe.

Câu 16. Cho sơ đồ chuyển hoá: FeX FeCl3Y Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là

A. NaCl, Cu(OH)2. B. Cl2, NaOH. C. HCl, NaOH. D. HCl, Al(OH)3. Câu 17. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Đá phấn được dùng làm vật liệu xây dựng.

B. Đá hoa cương được dùng để sản xuất vôi sống.

C. Vôi chín được dùng để đúc tượng.

D. Đá vôi được dùng làm vật liệu xây dựng.

Câu 18. Cho Mg tác dụng với các chất sau: H2SO4; Cu(NO3)2; O2; NaCl. Mg phản ứng với bao nhiêu chất?

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối. Giá trị của m là

A. 2,80. B. 1,12. C. 2,24. D. 0,56.

Câu 20. Nguyên tắc điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là?

A. Khử oxit kim loại bằng CO, H2 ởnhiệt độ cao.

B. Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại.

C. Điện phân nóng chảy hidroxit của kim loại.

D. Dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tan.

Câu 21. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. NaCl. B. NaOH. C. KCl. D. NaNO3.

Câu 22. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

A. Cu. B. Na. C. Fe. D. Al.

Câu 23. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ:

A. màu da cam sang màu vàng. B. màu vàng sang màu da cam.

C. không màu sang màu vàng. D. không màu sang màu da cam.

Câu 24. Phản ứng nào chứng minh hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa?

A. 2Fe(OH)3 to Fe2O3 + 3H2O.

B. FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaCl.

C. Fe(OH)3 + 3HNO3  Fe(NO3)3 + 3H2O.

D. 2FeCl3 + Cu  2FeCl2 + CuCl2.

(3)

Mã đề 102 Trang 3/4 Câu 25. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700 ml dung dịch HCl 1M, thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là

A. 8 gam. B. 24 gam. C. 16 gam. D. 32 gam.

Câu 26. Thực hiện thí nghiệm nhôm tác dụng với dung dịch kiềm như sau:

Bước 1: Rót vào ống nghiệm 3 ml dung dịch NaOH loãng.

Bước 2: Thêm vào ống nghiệm một mẩu Al và đun nóng.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sau bước 2, ống nghiệm xuất hiện bọt khí.

B. Trong thí nghiệm trên, Al là chất khử, NaOH là chất oxi hóa.

C. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.

D. Sau bước 1, dung dịch trong ống nghiệm có khả năng đổi màu quì tím sang màu xanh.

Câu 27. Có các phát biểu sau:

(a) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt hơn sắt và đồng.

(b) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

(c) Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

(d) Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng.

B. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

D. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa là +1.

Câu 29. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Z 

F

  X

E

 Ba(HCO )

3 2



E

  Y

F

 Z

Biết X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. Na2CO3, HCl. B. Na2SO4, NaOH. C. NaOH, NaHSO4. D. CO2, H2SO4.

Câu 30. Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2(ở đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị V là

A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12.

--- HẾT --- Lưu ý: Học sinh không sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

(4)

Mã đề 102 Trang 4/4 ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2021 – 2022

ĐỀ 102

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

C A B D C A D C C D

Câu 11 Câu 13 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20

C D B C B D A C C D

Câu 21 Câu 24 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30

B C C A B D B D A C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 29 gam chất rắn.. Phần trăm khối

Cho dung dịch chứa FeCl 2 , CrCl 3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là..

Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn.. Trung hòa Y cần dùng 40 ml NaOH

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắn.. Amino axit là

Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn.. Các phản ứng

Thêm lương dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, lọc rửa kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng 7,6 gam..

Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn.. Cho

Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí, lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn Z.. Phần trăm khối lượng của Al