• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chung quanh vấn đề sức khỏe sinh sản

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chung quanh vấn đề sức khỏe sinh sản "

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Diễn đàn xã hội học

Xã hội học số 3&4 (67&68), 1999

Chung quanh vấn đề sức khỏe sinh sản

LTS: Sức khỏe sinh sản đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt của các chuyên gia Y học và Xã hội học.

Tạp chí Xã hội học trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn về chủ đề nói trên.

Một số kết quả đánh giá ban đầu về

đẩy mạnh bình đẳng giới và sự tham gia của nam giới trong sức khỏe sinh sản

Nguyễn Minh Thắng Nguyễn Quý Nghị

Kể từ sau hội nghị Dân số Phát triển Cairo 1994, vấn đề dân số trên thế giới không chỉ còn tập trung vào vấn đề giảm sinh. Các chương trình dân số ngày nay đã từng bước chuyển từ vấn đề qui mô dân số sang những thách thức lớn hơn, đó là chất lượng, dịch vụ và những vấn đề có liên quan như sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, v.v...

ở nước ta, kết quả của các cuộc điều tra nhân khẩu học hiện nay cho thấy nhiều mục tiêu giảm sinh và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả rất tốt. Theo báo cáo phân tích sâu điều tra nhân khẩu học y tế 1997 (Nguyễn Minh Thắng và các đồng nghiệp, 1999), hiện nay tổng tỷ suất sinh của Việt nam năm 1997 vào khoảng 2,4. Tỷ lệ cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại là 56%. Những thành tựu đạt được vừa khuyến khích vừa đòi hỏi chương trình dân số phải chuyển hướng tập trung sang nhiều vấn đề về chất lượng, trong đó sức khỏe sinh sản đang được nhà nước và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm. Cũng như chương trình dân số nói chung, đối tượng của các chương trình sức khỏe sinh sản không phải chỉ tập trung vào nữ giới. Bình đẳng giới và đẩy mạnh vai trò của nam giới

(2)

trong chương trình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác dân số.

I. Một số vấn đề chung và thiết kế đánh giá ban đầu về bình đẳng giới

Về mặt lý luận, việc xem xét sự bình đẳng giữa hai giới thường được quy về sự công bằng trong mọi điều kiện cho hai giới. Phụ nữ nước ta luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong từng mặt của đời sống kinh tế-xã hội việc thực hiện bình đẳng giới và

đẩy mạnh tham gia của nam giới vẫn còn là những vấn đề phải được đề cập tới.

Một trong những vấn đề mấu chốt để mở cửa giải quyết có kết quả vấn đề bình đẳng giới là cần làm rõ những thuận lợi và khó khăn mà nam giới nhận được từ sự bình đẳng giới.

Thứ nhất, người ta chỉ ra rằng, khi đạt được bình đẳng giới, vai trò của người cha trong gia đình được củng cố và tăng cường, cũng như phụ nữ, đàn ông sẽ có nhiều thời gian vui chơi và dành cho con trẻ. Họ sẽ cảm nhận được rất nhiều niềm vui của người được làm cha. Tình cảm cha con thêm đằm thắm, sâu sắc khi trách nhiệm làm cha của họ lại được người phụ nữ chia sẻ.

Thứ hai, những gánh nặng được chia sẻ, đàn ông có điều kiện phát triển và được chăm sóc về thể chất. Với quỹ thời gian được nới lỏng, họ có điều kiện nghỉ ngơi, giải trí, ít rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt nhọc và có thời gian chăm sóc cho sức khỏe của bản thân.

Thứ ba, mối quan hệ giữa nam và nữ sẽ có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực hơn. Những xung đột, mâu thuẫn và bạo lực gia đình cũng sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên, nam giới cũng phải chịu một số ảnh hưởng khi mới bắt đầu đạt được sự bình đẳng giới. Một số nghiên cứu dự báo rằng những ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy ra trong gia

đình. Phụ nữ khi dành quá nhiều thời gian cho công việc và cho những vấn đề của bản thân, họ sẽ không có thời gian quan tâm và chăm lo cho chồng con và các công việc gia đình. Điều này mang lại cho đàn ông sự hụt hẫng, thất vọng và một số bi kịch gia đình có nguồn gốc nảy sinh từ đây.

Thêm vào đó, những xung đột trong hôn nhân cũng sẽ tăng lên. Trước đây, đàn ông chỉ chịu một sức ép duy nhất đó là công việc. Giờ đây sự bình đẳng giới tạo thêm cho họ một số khó khăn, họ sẽ khó có thể làm tốt cả công việc gia đình và công việc ở cơ quan.

Vai trò của người đàn ông trong xã hội cũng bị ảnh hưởng, nó dường như không được xác định rõ ràng. Thay vì phải thực hiện các công việc theo những quy định của các khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội như trước đây, người đàn ông còn phải đảm đương những công việc do yêu cầu của bình đẳng giới. Họ nói: "Phụ nữ đòi hỏi chúng ta thực hiện quyền bình đẳng giới, tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thực hiện những việc mà họ mong muốn như mở cửa cho các bà các cô, hay tự kiềm chế các tình cảm của mình..."

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không thể khẳng định khó khăn của nam sẽ nhiều hay của nữ nhiều hơn khi có bình đẳng giới. Cả hai giới cần biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của giới khác trên cơ sở của sự quan tâm lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau các trách nhiệm trong gia đình, và ngoài cộng đồng, xã hội. Theo bà Barbro Lennéer Axelson, giáo sư Hiệp hội Tâm lý học tại trường Đại học Tổng hợp Gothenburg, thì bình đẳng giới đồng nghĩa với sự quan tâm săn sóc lẫn nhau.

Trong một nỗ lực nhằm tăng cường bình đẳng giới và sự tham gia của nam giới trong sức khỏe sinh sản, Trung ương Hội nông dân Việt nam, Hội liên hiệp Phụ nữ phối hợp với

(3)

Công ty tư vấn nghiên cứu dân số (PopCon) thực hiện nghiên cứu đánh giá ban đầu về lĩnh vực này.

Khảo sát được thực hiện tại 8 xã và 1 phường nghèo của ba tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị và Cần Thơ. Các xã, phường được phân tổ theo: nông thôn nghèo, thành thị nghèo, ven biển và vùng cao. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng thông qua hệ thống bảng hỏi.

Các phỏng vấn sâu được xem như yếu tố hỗ trợ trong việc xác định bản chất các mối quan hệ. Có gần 1100 đối tượng ông bố, bà mẹ và vị thành niên đã tham gia vào cuộc khảo sát.

II. Một số kết quả nghiên cứu chính

Nghiên cứu tập trung phát hiện những vấn đề có liên quan tới các hoạt động sức khỏe sinh sản lồng ghép với các chương trình kinh tế-xã hội nhằm trình bày nhận thức và thực hành của các cặp vợ chồng và của vị thành niên ở các vùng nghèo về những nội dung của sức khỏe sinh sản; tình hình cung cấp dịch vụ tại cơ sở; nhu cầu của các đối tượng phỏng vấn về thông tin và chất lượng chăm sóc; tình hình và nhu cầu của các gia đình về hỗ trợ khuyến nông, tín dụng và phát triển sản xuất; ý kiến của các đối tượng phỏng vấn về mô hình sinh hoạt nhóm sức khỏe sinh sản lồng ghép với những chương trình kinh tế-xã hội ở địa phương;

vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và hội quần chúng trong việc tổ chức quản lý điều hành các chương trình ở cơ sở v.v... nhằm mục đích nâng cao bình đẳng giới và trách nhiệm của nam giới trong sức khỏe sinh sản.

1. Những phát hiện liên quan tới kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản

Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1960, cho đến nay đã đạt được những thành quả nhất định trong việc khuyến khích quy mô

gia đình nhỏ, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình nói chung cũng như những vấn đề sức khỏe sinh sản còn gặp nhiều thử thách.

Phát hiện 1: Hiểu biết của đối tượng được hỏi về sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia

đình chưa đầy đủ. Sự tham gia của nam vào các hoạt động có liên quan còn hạn chế.

Không thể phủ nhận sức khỏe sinh sản đang còn là khái niệm rất mới ở Việt Nam ngay cả đối với các nhà nghiên cứu. Nhưng trong những năm gần đây liên tục có những chương trình truyền thông có liên quan đến vấn này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải mọi người dân đều có thể nhận được thông tin từ những chương trình này,

đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Trong nghiên cứu đánh giá này, có 40,8% đối tượng chưa từng nghe đến thuật ngữ sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ người khẳng định đã nghe đến thuật ngữ

sức khỏe sinh sản có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Vùng đô thị nghèo có tỷ lệ người khẳng

định đã nghe tới thuật ngữ thấp hơn các vùng còn lại (51,5% so với 56% và 64,7% của vùng ven biển và nông thôn).

Nhằm xác định một cách cụ thể hơn hiểu biết của đối tượng về sức khỏe sinh sản, nghiên cứu kiểm tra thêm hiểu biết của họ về những nội dung chính của sức khỏe sinh sản.

Kết quả nghiên cứu cho thấy kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em là những nội dung được biết tới nhiều nhất của sức khỏe sinh sản (37,1% và 36,3%). Có 19,4%

đối tượng biết tới nội dung phòng chống STDs/HIV. Những nội dung khác như nạo thai, vô

sinh... cũng có ý nghĩa rất quan trọng nhưng mức độ hiểu biết của đối tượng còn rất ít.

Việc tham gia của nam giới trong chương trình sức khỏe sinh sản cũng là một vấn đề cần quan tâm. 67,4% cho rằng cả hai vợ chồng đều quan tâm tới chương trình sức khỏe sinh

(4)

sản. Song đối với nhóm chỉ có vợ hoặc chồng tham gia thì sự quan tâm đến sức khỏe sinh sản dường như chủ yếu là do phụ nữ. Có 24,1% đối tượng được hỏi khẳng định chỉ có vợ tham gia, trong khi tỷ lệ này cho người chồng là 8,5%.

Nghiên cứu còn cho thấy trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, tỷ lệ nữ sử dụng cao gấp 5 lần so với nam giới (54,3% so với 11,3%). Như vậy, người phụ nữ vẫn là

đối tượng chính tham gia trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, sự tham gia của nam giới vẫn còn thấp. Việc tăng cường tham gia của nam giới trong chương trình dân số nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Phát hiện 2: Vai trò của cộng tác viên dân số chưa được thể hiện rõ ràng. Một bộ phận không nhỏ đối tượng được hỏi không biết xử lý tai biến khi sử dụng biện pháp tránh thai.

Vai trò của cộng tác viên dân số trong việc tuyên truyền, vận động và cung cấp các biện pháp tránh thai phi lâm sàng là rất quan trọng nhằm cung cấp kiến thức cần thiết và một số phương tiện tránh thai cho các cặp vợ chồng và người sử dụng. Để làm tốt công tác, cộng tác viên dân số cần được thường xuyên đào tạo về các phương pháp kế hoạch hóa gia đình và kỹ năng truyền đạt thông tin. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của cán bộ dân số còn chưa được thể hiện rõ ràng khi chỉ có 2,9% người được hỏi lựa chọn phương án đến gặp cộng tác viên dân số khi có những vấn đề xảy ra do dùng các biện pháp tránh thai. Đa số các đối tượng tới các trạm tế xã phường để xử lý (65,1%). Có 16,2% số đối tượng cho biết họ sẽ đi đến bệnh viện để nhờ giúp đỡ. Có 7% đối tượng chọn phương án tự giải quyết khi có biến chứng.

Phát hiện 3: Chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm ở các địa phương được khảo sát. Một số dịch vụ thiết yếu không đủ cung cấp cho khách hàng.

Khả năng và chất lượng dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đang là một trong những bức xúc của các chương trình dân số trong giai đoạn chuyển đổi từ các mục tiêu quy mô dân số sang chất lượng dân số và chất lượng dịch vụ.

Hiện nay, còn nhiều vấn đề đòi hỏi chương trình sức khỏe sinh sản cần phải được làm tốt hơn, trước hết là những vấn đề có liên quan tới tính sẵn sàng của các biện pháp tránh thai, khả năng lựa chọn và thông tin cung cấp cho khách hàng. Theo khảo sát này, trong số 593 người đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại có 43 người không được sử dụng biện pháp mà họ ưa thích. Trong đó có 5,5% cho rằng biện pháp không có tại cơ sở y tế và 2%

không biết nhận biện pháp mong muốn ở đâu.

Phát hiện 4: Nhu cầu tham gia vào các câu lạc bộ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia

đình của các ông bố, bà mẹ để trao đổi và tiếp thu thêm kiến thức là rất lớn.

Do kiến thức hiểu biết về sức khỏe sinh sản còn hạn chế, nên phần lớn các đối tượng trong cuộc điều tra này muốn tham gia vào các câu lạc bộ hay còn gọi là nhóm sinh hoạt về sức khỏe sinh sản dành cho ông bố và bà mẹ (83,8%). Đa số cho rằng cần có những buổi sinh hoạt riêng cho từng giới, nhưng vẫn nên có những buổi sinh hoạt chung để cả hai giới cùng nhau trao đổi những vấn đề cả hai bên cùng quan tâm.

2. Những phát hiện liên quan đến lồng ghép các hoạt động kinh tế-xã hội của địa phương với sức khỏe sinh sản

Mục tiêu lâu dài của chương trình sức khỏe sinh sản là triển khai các mô hình sinh hoạt nhóm lồng ghép với các hoạt động khuyến nông, tín dụng, phát triển sản xuất và các

(5)

chương trình y tế xã hội khác ở địa phương. Sự kết hợp này được xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất do các hoạt động về sức khỏe sinh sản mang tính xã hội rộng lớn đòi hỏi cần có sự tham gia của nhiều tổ chức khác nhau, chính vì vậy cần có lồng ghép các chương trình do các tổ chức này thực hiện để phát huy hiệu quả tổng hợp của các chương trình ở địa phương. Mặt khác, những nội dung của sức khỏe sinh sản không thể được thực hiện có kết quả nếu như không đặt trong bối cảnh hỗ trợ bình đẳng giới và huy động nam giới tham gia.

Những vấn đề bình đẳng giới đến lượt nó chỉ có thể thực hiện được khi tạo ra những cơ hội để phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội và biết cách tham gia các dự án tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường v.v... Không thể nói đến sức khỏe sinh sản nếu không nói đến cơ hội tăng thu nhập cho các hộ gia đình, cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường sống ở khu vực nông thôn.

Phát hiện 1: Phần lớn các hộ đang gặp khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất, hơn một nửa trong số họ chưa tìm ra hoặc không tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh tế của các vùng điều tra chưa có dấu hiệu đáng kể của một nền kinh tế hàng hóa phát triển. Cây lương thực là loại cây trồng chủ yếu tại các hộ

đang điều tra với 61,8%. Mặc dù có giá trị kinh tế rất cao nhưng cây công nghiệp không được trồng nhiều tại các điểm nghiên cứu. Trung bình hiện nay mỗi hộ có hơn 1 loại vật nuôi trong nhà. 89,3% số hộ nuôi lợn, tỷ lệ hộ nuôi gà là 39,3%. Các vật nuôi còn lại như trâu, bò, dê,...

chiếm tỷ lệ không quá 20%.

Tuy sản xuất còn mang tính nhỏ hẹp, nhưng phần lớn các hộ đang gặp những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất. 89,3% số hộ có những vướng mắc trong quá trình sản xuất, trong đó có rất nhiều hộ gặp hai khó khăn cùng lúc. Khi so sánh kết quả giữa các vùng nghiên cứu cho thấy, trên thực tế vùng cao đang gặp nhiều khó khăn nhất (92,2%).

Vùng ven biển và vùng nông thôn có tỷ lệ các hộ gặp khó khăn tương đương nhau (87,6% và 87,5%). Những khó khăn của các hộ tập trung ở 4 vấn đề lớn: cây giống, con giống, kĩ thuật phòng dịch và kĩ thuật chăn nuôi. Riêng khu vực ven biển, do có thêm nghề cá nên những quy mô, những khó khăn được mở rộng hơn. Đáng kể nhất là những khó khăn trong phương tiện:

không có thuyền đánh cá (17,8%), hoặc có thuyền đánh cá nhưng không thể khai thác xa bờ (14,6%). Vấn đề bảo quản cá ngoài biển trong thời gian đánh bắt cũng là vấn đề quan tâm của những người ngư dân.

Việc tìm ra một giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt dường như

nằm ngoài khả năng của người dân ở các khu vực điều tra. Hơn một nửa số hộ (55,2%) không biết cách giải quyết như thế nào đối với những khó khăn xảy đến với mình. Hơn 1/3 số hộ mong muốn có những trợ giúp về kĩ thuật, nhưng không biết rõ cái gì sẽ phù hợp để giải quyết những khó khăn của mình. Vốn cũng là vấn đề đáng quan tâm khi có hơn 12% số hộ cần giúp đỡ trong lĩnh vực vốn đầu tư.

Phát hiện 2: Phần lớn số hộ trong diện điều tra đều có nhu cầu vay vốn nhưng số người được vay lại quá ít.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 48,1% số hộ đã được vay vốn từ ngân hàng. Nguồn vay chủ yếu của người dân là từ ngân hàng người nghèo, ngân hàng nông nghiệp và quỹ hỗ trợ nông dân. Trên thực tế, tại thời điểm điều tra 81,2% số hộ có nhu cầu vay thêm vốn.

Trong số những người có nhu cầu vay vốn nhưng không được đáp ứng hiện nay có rất nhiều người không thuộc diện được vay. Đây cũng là một đặc điểm cần chú ý. Phần lớn họ

(6)

đều không đủ “nghèo” để được vay nhưng nếu vay ở các ngân hàng khác thì không chịu nổi mức lãi suất. Trong một số nghiên cứu cho thấy, mặc dù người dân nghèo thực sự nhưng không đủ tiêu chuẩn để vay vốn do địa phương có lồng ghép những tiêu chuẩn khác.

Phát hiện 3: Mô hình lồng ghép khuyến nông và tín dụng được hơn 3/4 đối tượng ủng hộ. Hội nông dân và hội phụ nữ là hai tổ chức được đánh giá cao trong công tác này.

Lồng ghép những hoạt động của khuyến nông và tín dụng là một trong những mục tiêu của dự án VIE/97/P11. Kết quả ban đầu cho thấy có 78,7% đối tượng sẵn sàng gia nhập vào các mô hình trên. Khoảng 15% vẫn đang lưỡng lự chưa có quyết định cụ thể. Có 6% đối tượng trả lời sẽ không tham gia với lý do chủ yếu là không nhận được cái gì từ những hoạt

động này. Trên thực tế đây là con số không lớn về mặt giá trị tuyệt đối nhưng cũng cho thấy công tác tuyên truyền vận động cần được thúc đẩy hơn nữa về vai trò của mô hình để các cá

nhân nhận thức đúng giá trị của nó. Về quy mô của nhóm, hơn 2/3 đối tượng cho rằng 20 người là đủ cho một nhóm, 6,7% cảm thấy ít và phần còn lại cho rằng quá đông.

III. Các khuyến nghị

Về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình

Hiểu biết của các ông bố, bà mẹ về các biện pháp tránh thai tương đối cao, nhưng cách sử dụng và những tác dụng phụ của biện pháp tránh thai chưa được biết đến nhiều.

Công tác tuyên truyền vận động vẫn phải được đẩy mạnh giúp các đối tượng có hiểu biết toàn diện về kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản. Cộng tác viên dân số sẽ là một tác nhân quan trọng giúp cho các chương trình tuyên truyền thành công nếu đội ngũ này được nâng cao kiến thức chuyên môn và khả năng tư vấn. Xây dựng các mô hình sức khỏe sinh sản tại các địa phương cũng là một hình thức tuyên truyền phù hợp.

Chất lượng dịch vụ thực sự chưa được tốt tại các điểm điều tra. Thuốc và trang thiết bị thiết yếu còn thiếu thốn ở các cơ sở y tế. Vì vậy, cải thiện cơ sở vật chất rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay. Hệ thống dịch vụ cần sẵn sàng, tiện lợi không chỉ dành cho người lớn mà còn hướng dẫn giúp đỡ thanh niên và vị thành niên trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Về khuyến nông, tín dụng và phát triển sản xuất

Cần có sự hỗ trợ tích cực hơn nữa khuyến nông lồng ghép với chương trình sức khỏe sinh sản và các chương trình xã hội khác cho người nghèo để giúp họ nâng cao mức sống. Đối với các hộ có nhu cầu vay vốn cần có người giám sát và sử dụng vốn vay.

Các nguồn vốn vay phải đa dạng với lãi suất ưu đãi giúp bà con nông dân phát triển sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo.

Có những hỗ trợ, đặc biệt là những hộ vùng ven biển và vùng cao trong việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đây chắc chắn sẽ là yếu tố kích thích sản xuất nếu nó được thực hiện tốt.

Mô hình sinh hoạt sức khỏe sinh sản kết hợp với khuyến nông tín dụng là hình thức hấp dẫn được các ông bố và bà mẹ ủng hộ. Mô hình này có thể được tổ chức riêng cho ông bố và bà mẹ, nhưng nên có những buổi sinh hoạt chung định kỳ để có thể trao đổi thông tin và chia sẻ trách nhiệm giữa các giới.

Phối hợp những hoạt động của hội nông dân và hội phụ nữ, từng bước đưa vào thực tế mô hình Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản, khuyến nông và tín dụng.

(7)

Tài liệu tham khảo:

1. Women’s Voices-Women’s Choices on Reproductive Health, The Danish Family Planning Association, 1998.

2. Lê Ngọc Hùng, Trần Thị Vân Anh: Phụ nữ, Giới và Môi trường trong phát triển. Nxb Phụ nữ.

Hà Nội-1996.

3. Nguyễn Minh Thắng, Ronnie Johnson, Evelyn Landry, Richard Columbia: Chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và nạo thai tại một số điểm tại một số điểm nghiên cứu của Việt Nam. Nxb Thống kê. Hà Nội-1998.

4. Nguyễn Minh Thắng (chủ biên): Đẩy mạnh bình đẳng giới và tránh nhiệm của nam giới trong sức khỏe sinh sản. Nxb Phụ nữ. Hà Nội-1999.

5. Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình: Điều tra nhân khẩu học y tế 1997: Các chỉ báo cơ

bản về dân số và sức khỏe gia đình. Dự án dân số sức khoẻ gia đình. Hà Nội-1998.

6. Trung tâm Dân số Đại học Kinh tế Quốc dân: Nguyên nhân gây nên mức sinh cao ở một xã miền núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Hà Nội-1999.

Mấy vấn đề xã hội về tử vong mẹ và sức khỏe sinh sản của phụ nữ

nguyễn đức chính

Mang thai vĂ sinh ẵÀ lĂ mổt trong nhựng nguyÅn nhàn quan tràng gày ra bẻnh tºt vĂ tứ vong ẵõi vối phũ nự trong ẵổ tuọi sinh ẵÀ ờ hãu hặt cŸc nừốc ẵang phŸt trièn. Tứ vong m lĂ trừộng hỡp tứ vong cða mổt phũ nự tữ khi mang thai, khi kặt thợc thai nghắn ho´c trong víng 42 ngĂy sau khi ẵÀ. Tệnh tr-ng nĂy ănh hừờng lốn ẵặn sửc khịe vĂ tệnh hệnh tứ vong cða trÀ em, sửc khịe cða gia ẵệnh vĂ ẵè l-i hºu quă xơ

hổi to lốn. Do vºy, sửc khịe phũ nự vĂ sửc khịe sinh săn ẵừỡc hệnh thĂnh nhừ mổt phừỗng phŸp tiặp cºn toĂn diẻn trong chừỗng trệnh hĂnh ẵổng cða Hổi nghÙ quõc tặ vậ dàn sõ ờ Cai-rỏ 9/1994 vĂ Hổi nghÙ phũ nự quõc tặ 9/1995 t-i B°c Kinh "... tảt că

cŸc nừốc phăi cõ g°ng thỳc hiẻn hoĂn hăo viẻc ch¯m sĩc sửc khịe ban ẵãu, sửc khịe sinh săn cho cŸc ẵổ tuọi thẽch hỡp trong thội gian sốm nhảt...CŸc chừỗng trệnh ch¯m sĩc sửc khịe sinh săn phăi ẵừỡc xày dỳng ẵè phũc vũ nhu cãu cða phũ nự bao góm că

ngừội vÙ thĂnh niÅn...".

T-i Viẻt Nam, vản ẵậ sửc khịe sinh săn cða phũ nự ẵơ ẵừỡc ẵậ cºp tữ làu, chẽnh phð vĂ cŸc bổ, ngĂnh liÅn quan ẵơ luỏn chợ tràng ẵặn vản ẵậ nĂy. Tuy nhiÅn, vản ẵậ sửc khịe sinh săn t-i Viẻt Nam chð yặu ẵừỡc quan tàm tữ 2 lỉnh vỳc chẽnh ẵĩ lĂ: kặ ho-ch hĩa gia ẵệnh vĂ sửc khịe trÀ em. Khẽa c-nh thử 3 cða vản ẵậ sửc khịe sinh săn ẵĩ lĂ sửc khịe phũ nự cín ẽt ẵừỡc quan tàm trong cŸc chừỗng trệnh y tặ, cŸc vản ẵậ xơ hổi vĂ chẽnh sŸch xơ hổi. Tứ vong m lĂ hºu quă tảt yặu cða sỳ thiặu ch¯m sĩc sửc khịe ngay tữ lợc mang thai vĂ sinh ẵÀ ẽt ẵừỡc chợ ỷ tữ phẽa băn thàn

(8)

ngõéi phò nù, gia ½Önh v¡ cða x¬ hæi. Ngõéi ViÎt thõéng nÜi måi l·n sinh ½À l¡ mæt l·n ngõéi phò nù "võìt c-n", ½iËu ½Ü nÜi lÅn nguy cç thõéng trúc ½âi vèi ngõéi phò nù khi mang thai v¡ sinh ½À, liÅn quan ½Æn sú chuyÌn biÆn t÷ mæt hiÎn tõìng sinh lû cÜ thÌ nhanh chÜng th¡nh bÎnh lû, d¹n ½Æn cŸi chÆt cða ngõéi mÂ.

1. V¶n ½Ë tø vong m trÅn thÆ gièi v¡ ViÎt Nam.

Nhùng n¯m ½·u thÆ ký 20 tø vong m l¡ v¶n ½Ë söc khÞe nghiÅm tràng.

Cïng vèi sú phŸt triÌn kinh tÆ-x¬ hæi trÅn to¡n thÆ gièi, tø vong m cÜ xu hõèng gi¨m xuâng mæt cŸch ½Ÿng kÌ. V¡o nhùng n¯m 1990, tø vong m trÅn to¡n thÆ gièi v¡o kho¨ng 430/100.000 trÀ ½À sâng. T× lÎ n¡y gi¨m xuâng 10% ê cŸc nõèc phŸt triÌn, cŸc nõèc ½ang phŸt triÌn t¯ng lÅn 7% so vèi n¯m 1983. Tø vong m cao nh¶t l¡ ê chµu Phi, vÏ dò ‡áng v¡ Tµy Phi con sâ l¡ trÅn 1000/100.000. Trong khi ê cŸc quâc gia phŸt triÌn thÖ t× lÎ khŸ th¶p, vÏ dò Mþ l¡ 13/100.000, PhŸp 23/100.000.1

NhÖn l-i lÙch sø tø vong m trÅn thÆ gièi dÍ nhºn th¶y vai trÝ quan tràng cða khoa hàc kþ thuºt v¡ cŸc tiÆn bæ y tÆ ½¬ gÜp ph·n trong viÎc h- th¶p t× lÎ tø vong mÂ.

‡âi vèi phò nù chµu „u v¡ cŸc nõèc ½ang phŸt triÌn trõèc khi tÖm ra thuâc khŸng sinh, kþ thuºt truyËn mŸu, ho¡n thiÎn kþ thuºt ½ë ½À thÖ ½âi vèi phò nù dï gi·u hay ngh¿o kh¨ n¯ng tø vong cñng nhõ nhau. Nhõng sau khi cŸc kþ thuºt trÅn ½õìc tÖm ra thÖ v¶n

½Ë ngõìc l-i, ngõéi gi·u ½õìc tiÆp cºn cŸc dÙch vò tiÆn tiÆn v¡ kþ thuºt hiÎn ½-i ½¬

l¡m cho t× lÎ n¡y gi¨m mæt cŸch nhanh chÜng.

T-i ViÎt Nam, con sâ chÏnh thöc vË tø vong m n¯m 1993 l¡ 115/100.000 trõéng hìp ½À sâng (BYT). Mæt nghiÅn cöu cða Bæ Y tÆ tiÆn h¡nh n¯m 1992 cho th¶y t× lÎ tø vong m n¯m 1990 l¡ 220/100.000, vèi sú khŸc nhau theo vïng t÷ 107 ½Æn 418/100.000. Vïng cÜ t× lÎ ½Ÿng quan tµm nh¶t l¡ Tµy NguyÅn v¡ ½ãng b±ng sáng Cøu Long, nçi ngõéi dµn cÜ nhùng h-n chÆ trong viÎc ½Æn ½õìc vèi cç sê y tÆ. Mæt nghiÅn cöu cða ‡-i hàc Y ThŸi BÖnh t-i 2 huyÎn Lºp Th-ch v¡ YÅn Lºp VØnh Phî (cñ) cho biÆt tý lÎ tø vong m l¡ 114/100.000. œèc lõìng chung cða Bæ Y tÆ cho th¶y t× lÎ tø vong m ê ViÎt Nam hiÎn nay l¡ kho¨ng 100/100. 0002.

2. Nhùng v¶n ½Ë liÅn quan ½Æn tø vong m v¡ söc khÞe sinh s¨n phò nù ê nõèc ta.

a/ CŸc nguyÅn nhµn trúc tiÆp gµy tø vong m ½õìc tÖm th¶y trong cŸc nghiÅn cöu chð yÆu l¡ liÅn quan ½Æn biÆn chöng trõèc ½À v¡ sau ½À: ch¨y mŸu, nhiÍm ½æc thai ngh¾n, ½À khÜ, nhiÍm khu¸n, n-o phŸ thai,...CŸc nguyÅn nhµn giŸn tiÆp l¡ tø vong ê phò nù cÜ thai liÅn quan ½Æn cŸc bÎnh nhõ tim m-ch, lao, sât r¾t,...

b/ CŸc yÆu tâ ½õìc coi l¡ nguyÅn nhµn trúc tiÆp d¹n tèi tÖnh tr-ng tø vong m bao gãm: Suy dinh dõëng thõéng ½em ½Æn cŸc hºu qu¨ x¶u vË sinh ½À, ½´c biÎt thÌ hiÎn b±ng sú thiÆu cµn cða trÀ sç sinh. ‡iËu n¡y liÅn quan ½Æn viÎc nuái con b±ng sùa m v¡ sú phŸt triÌn cða trÀ sç sinh. V¡ ½´c biÎt phò nù r¶t dÍ bÙ nhiÍm trïng, nhiÍm ½æc, b¯ng huyÆt sau sinh v¡ cuâi cïng l¡ tø vong mÂ. ThiÆu Vitamin A , thiÆu mŸu cñng l¡ nhùng nguy cç ½Ÿng kÌ. CŸc yÆu tâ rði ro khŸc nhõ cŸc b¡ m trÀ <18 tuäi, quŸ lèn tuäi >34, mèi sinh con trong vÝng 24 thŸng, sinh trÅn 3 l·n.

1 Tø vong m ViÎt Nam. Nh¡ xu¶t b¨n Y hàc. H¡ Næi-1997

2Tø vong m ViÎt Nam. Nh¡ xu¶t b¨n Y hàc. H¡ Næi - 1997

(9)

c/ DÙch vò y tÆ: Phò nù cÜ nhùng nhu c·u y tÆ ½´c biÎt v¡ c·n cÜ hÎ thâng y tÆ

½Ì cung c¶p nhùng dÙch vò ½Ü. NÜ bao gãm hÎ thâng ch¯m sÜc söc khÞe b¡ m trÀ em/ kÆ ho-ch hÜa gia ½Önh v¡ ng¡nh s¨n phò khoa cñng c·n ph¨i cÜ cŸc bÎnh viÎn chuyÅn khoa t÷ trung õçng xuâng tuyÆn cç sê. NhÖn chung, sú bao phð cða hÎ thâng y tÆ ½Ì phòc vò cŸc nhu c·u phò nù l¡ khŸ ræng, nhõng cÜ nhùng thiÆu hòt lèn hçn m¡ ph·n lèn phò nù chÙu ½úng. Sú s³n cÜ cða cŸc trang thiÆt bÙ cöu sâng bÎnh nhµn trong s¨n khoa, thuâc men v¡ cŸn bæ ½õìc ½¡o t-o cñng nhõ phõçng tiÎn phï hìp ½Ì vºn chuyÌn lÅn tuyÆn trÅn ½¬ ½õìc xŸc ½Ùnh l¡ nhùng yÆu tâ chÏnh ½Ì gi¨m t× lÎ tø vong mÂ. Trong 7 t×nh ½õìc UNFPA giîp ½ë, ngõéi ta th¶y r±ng cŸn bæ y tÆ cŸc c¶p thiÆu nhùng kiÆn thöc cç b¨n nhõ cŸc nguy cç trong thai ngh¾n, chuyÌn d- ½À, ½À v¡ cŸc ho-t ½æng kÆ ho-ch hÜa gia ½Önh. Thúc hiÎn kháng ½îng cŸc ch¯m sÜc trõèc v¡ sau khi ½À v¡ cŸc ho-t ½æng kÆ ho-ch hÜa gia ½Önh. CŸc kþ n¯ng v-ch kÆ ho-ch v¡

qu¨n lû, cŸc ho-t ½æng giŸm sŸt theo dßi ½Ëu kháng phï hìp, v¡ mæt hÎ thâng vºn chuyÌn lÅn tuyÆn trÅn r¶t k¾m v¹n tãn t-i. CŸc trang thiÆt bÙ cç b¨n v¡ thuâc thiÆt yÆu bao gãm nhùng thuâc c¶p cöu s¨n khoa kháng ½ð l¡ nhùng ½iËu kiÎn thuºn lìi l¡m t¯ng t× lÎ tø vong m (UNPFA/BYT ,1994).

d/ KÆ ho-ch hÜa gia ½Önh: Y tÆ nh¡ nõèc cung c¶p dÙch vò kÆ ho-ch hÜa gia ½Önh l¡ chÏnh, ch× kho¨ng 11% phò nù sø dòng cŸc dÙch vò n¡y t÷ khu vúc tõ nhµn. G·n 1/2 sø dòng t÷ cŸc tr-m y tÆ x¬. Tuy nhiÅn, ch× cÜ 68% phò nù cÜ sø dòng biÎn phŸp trŸnh thai. Nhùng lû do chÏnh cða viÎc kháng sø dòng biÎn phŸp trŸnh thai l¡

do mong muân cÜ thÅm con, do cÜ tŸc dòng phò, do v¶n ½Ë söc khÞe. ViÎc ng÷ng sø dòng cŸc biÎn phŸp trŸnh thai vÖ chãng kháng muân ho´c do thiÆu cung c¶p l¡ kháng

½Ÿng kÌ ( Thâng kÅ Bæ Y tÆ ).

e/ Ch¯m sÜc trõèc ½À: T× lÎ phò nù ½õìc khŸm thai trõèc ½À l¡ 66% theo cŸc sâ liÎu thâng kÅ chÏnh thöc vèi t·n sâ trung bÖnh l¡ 1 l·n khŸm trÅn mæt phò nù v¡ ch×

cÜ 1/3 ½õìc khŸm 3 l·n (Thâng kÅ Bæ Y tÆ - 1995). CŸc nghiÅn cöu khŸc cñng cho nhùng kÆt qu¨ tõçng tú vèi kho¨ng t÷ 14 - 43 % phò nù kháng ½õìc khŸm thai l·n n¡o (UNDP/Hæi LiÅn hiÎp Phò nù). Ch× cÜ kho¨ng mæt nøa phò nù ê náng thán ½õìc ch¯m sÜc trõèc ½À. Trong cŸc nhÜm dµn tæc thiÌu sâ, phò nù r¶t Ït ½õìc ch¯m sÜc trong théi kü thai ngh¾n. Nhùng ngõéi ½õìc ch¯m sÜc thõéng l¡ do nù hæ sinh ê bÎnh huyÎn khŸm nhõng thõéng ch¶t lõìng k¾m (Thâng kÅ Bæ Y tÆ - 1993). Sâ phò nù ½i khŸm thai t× lÎ thuºn vèi trÖnh ½æ hàc v¶n v¡ kh¨ n¯ng kinh tÆ cða hà, v¡ viÎc khŸm thai t× lÎ nghÙch vèi sâ l·n sinh.

f/ ‡À: Thâng kÅ Bæ Y tÆ cho th¶y ch× cÜ 69% phò nù ½À t-i cç sê y tÆ n¯m 1994, v¡ t× lÎ n¡y ½¬ gi¨m t÷ 80% n¯m 1980. ‡iËu n¡y ph¨n Ÿnh ngõìc l-i vË ch¶t lõìng dÙch vò y tÆ cç sê. NhÖn chung 36 - 43% cŸc cuæc ½À thúc hiÎn t-i nh¡. ê náng thán 50% cŸc trõéng hìp l¡ ½À t-i nh¡ trong khi ê th¡nh thÙ ch× cÜ 10%. T× lÎ n¡y ½´c biÎt cao ê miËn nîi v¡ cao nguyÅn, bêi tºp quŸn cða dµn tæc. T× lÎ n¡y cao lÅn cïng vèi tuäi tŸc v¡ sâ con, gi¨m ½i cïng vèi trÖnh ½æ hàc v¶n v¡ kh¨ n¯ng kinh tÆ. Cñng cÜ nhùng lû do nÜi ½Æn thÏch ½À t-i nh¡ l¡ do thuºn tiÎn v¡ giŸ c¨ (UNFPA - 1994). Trong khi ê náng thán phò nù ½Æn cç sê y tÆ l¡ ½Æn tr-m y tÆ x¬, cÝn phò nù th¡nh thÙ l¡ ½Æn bÎnh viÎn. CÜ ½Æn 70 % phò nù th¡nh thÙ ½À l¡ do bŸc sþ, nù hæ sinh ½ë, cÝn h·u hÆt phò nù náng thán ½À l¡ do nù hæ sinh, y tŸ, mò võén ½ë.

(10)

g/ Gia ½Önh - ½Ùa vÙ phò nù - tháng tin v¡ chÏnh sŸch: ½iËu kiÎn nh¡ ê, ½iËu kiÎn sinh ho-t, nõèc s-ch, thúc ph¸m...l¡ nhùng yÆu tâ ¨nh hõêng r¶t lèn ½Æn söc khÞe ngõéi phò nù. ‡Ì tiÆp cºn ½õìc cŸc ½iËu kiÎn thuºn lìi n¡y l¡ ½iËu hÆt söc khÜ kh¯n

½âi vèi ½a sâ phò nù. Trong gia ½Önh, ngõéi m l¡ ngõéi ½·u tiÅn ch¯m sÜc v¡ d-y då con cŸi." Nhùng ½iËu do phò nù quyÆt ½Ùnh ch× gièi h-n trong ph-m vi gia ½Önh, nuái con v¡ chi tiÅu h¡ng ng¡y" (UNICEFF 1994). NhiËu nghiÅn cöu cho th¶y, phò nù l¡

ngõéi bºn ræn hçn ê c¨ náng thán v¡ th¡nh thÙ. ê nhùng khu vúc m¡ nam v¡ nù kháng bÖnh ½²ng trong phµn cáng lao ½æng thÖ phò nù Ït cÜ théi gian ch¯m sÜc ½Æn b¨n thµn. Phò nù cÝn chÙu thiÎt thÝi vË tháng tin, vÏ dò trong 7 t×nh ½õìc UNPFA t¡i trì thÖ

½a sâ nù biÆt ½õìc cŸc tháng tin vË tai biÆn s¨n khoa qua cŸc cŸn bæ y tÆ, cÝn ê cŸc t×nh khŸc cŸc tháng tin n¡y phò nù biÆt ½õìc qua b-n b¿ v¡ h¡ng xÜm. ‡Ì cÜ thÌ mang l-i nhùng thay ½äi thúc sú vË söc khÞe cða ngõéi phò nù, ½Ýi hÞi cÜ sú cam kÆt cða chÏnh phð vË mæt hÎ thâng chÏnh sŸch phï hìp v¡ cŸc nguãn lúc thuºn lìi cïng vèi viÎc cæng ½ãng cÜ ½õìc tháng tin chÏnh xŸc.

h/ X¬ hæi v¡ Cæng ½ãng: Trong x¬ hæi ViÎt Nam, nhùng ngõéi l¬nh ½-o trong cæng ½ãng v¡ gia ½Önh ¨nh hõêng r¶t lèn ½Æn h¡nh vi söc khÞe. Cñng quan tràng tõçng tú l¡ v¶n ½Ë giŸo dòc thai s¨n cho phò nù, giŸo dòc cho cæng ½ãng vË b¨o vÎ thai s¨n v¡ nhùng d¶u hiÎu nguy hiÌm. Tuy nhiÅn, ch× cÜ 6% l¬nh ½-o cæng ½ãng l¡

nhºn thöc ½õìc vË sú thiÆu thân trong ch¯m sÜc söc khÞe sinh s¨n v¡ ch× cÜ 13%

trong sâ hà l¡ xŸc ½Ùnh viÎc khŸm söc khÞe cho phò nù v¡ trÀ em l¡ quan tràng ( UNFPA/Bæ Y tÆ - 1994). Vai trÝ cða cæng ½ãng v¡ gia ½Önh cÜ thÌ ¨nh hõêng ½Æn khâi lõìng cáng viÎc cða ngõéi phò nù trong théi kü thai ngh¾n.

3. Nhùng ½öa con cða ngõéi m tø vong - v¶n ½Ë x¬ hæi

Mæt nghiÅn cöu vË tø vong m cða trõéng ‡-i hàc Y ThŸi BÖnh cho chîng ta th¶y mæt v¶n ½Ë x¬ hæi c·n quan tµm, ½Ü l¡ nhùng ½öa con cða ngõéi m tø vong.

Trong sâ 321 ngõéi m tø vong sinh ra 94 ½öa con cÝn sâng ½Æn théi ½iÌm nghiÅn cöu chiÆm 29,3%. CÝn l-i 227 trõéng hìp tø vong dõèi cŸc d-ng thai nhi v¡ ½À sâng rãi tø vong, chiÆm 2/3 täng sâ ca tø vong. Trong 227 trõéng hìp tø vong, cÜ 99 trõéng hìp

½À sâng rãi mèi tø vong, chiÆm 44% sâ ca tø vong. Do m¶t mÂ, thiÆu ½i nguãn ch¯m sÜc v¡ dinh dõëng ½´c biÎt, nÅn trong sâ 99 trÀ sinh sâng ½¬ tø vong, cÜ 71% sâ trÀ

½¬ tø vong ngay sau ½À ½Æn 7 ng¡y, 7,0% sâ trÀ tø vong sau ½À ½Æn 28 ng¡y, 22,0% sâ trÀ ½¬ tø vong sau ½À dõèi 1 n¯m. Sâ trÀ sinh ra sau khi m tø vong sÁ g´p nhùng khÜ kh¯n trong ch¯m sÜc, nuái dõëng vÖ thiÆu mÂ, chîng sÁ l¡ nhùng ½öa trÀ mã cái.

4. Mæt v¡i ½Ë xu¶t

Sú phŸt triÌn kinh tÆ x¬ hæi cða ½¶t nõèc l¡ mæt yÆu tâ cða sú phŸt triÌn bËn vùng, söc khÞe sÁ t¯ng lÅn, tø vong m v¡ con gi¨m, nhu c·u gia t¯ng dµn sâ, nhiËu con cñng sÁ gi¨m ½i. Tø vong m ê nõèc ta hiÎn ½ang ê möc th¶p so vèi cŸc nõèc trong khu vúc v¡ so vèi cŸc nõèc cÜ thu nhºp th¶p, nhõng cÝn r¶t cao so vèi cŸc nõèc phŸt triÌn. ‡iËu ½Ü nhé mæt ph·n v¡o viÎc ch¯m sÜc söc khÞe sinh s¨n cða phò nù trong nhùng n¯m qua ½¬ ½õìc chÏnh phð v¡ ng¡nh y tÆ, dµn sâ quan tµm. Mæt m-ng lõèi y tÆ khŸ phŸt triÌn, sú ½Üng gÜp cða hÎ thâng giao tháng thuºn lìi ê ½ãng b±ng, kÆt qu¨ ½¡o t-o cÜ hÎ thâng cŸn bæ y tÆ chuyÅn khoa, sú s³n cÜ cða phõçng tiÎn v¡

thuâc men t-i cŸc cç sê y tÆ,... l¡ nhùng yÆu tâ ½Üng gÜp v¡o viÎc nµng cao söc khÞe

(11)

phũ nự vĂ giăm tì lẻ tứ vong mÂ. Tý lẻ sinh cða Viẻt Nam ẵang giăm cùng vối sỳ t¯ng trừờng cða kinh tặ vĂ t¯ng cừộng cung cảp cŸc dÙch vũ kặ ho-ch hĩa gia ẵệnh, ẵày củng lĂ mổt yặu tõ quan tràng lĂm t¯ng cừộng sửc khịe sinh săn cða phũ nự vĂ giăm tì

lẻ tứ vong mÂ. Tuy nhiÅn, tữ khẽa c-nh xơ hổi hàc, chợng tỏi xin ẵừa ra mổt sõ ẵậ nghÙ :

1. Duy trệ sỳ hồ trỡ ẵõi vối cŸc xu hừống vĂ tºp quŸn tõt nhừ : t¯ng tì lẻ phũ nự biặt chự, n-o thai ẵừỡc chảp nhºn vậ khẽa c-nh v¯n hĩa, tì lẻ cho con bợ cao, kặt hỏn ờ tuọi phù hỡp.

2. Cĩ chẽnh sŸch phù hỡp ẵõi vối viẻc cung cảp sỳ lỳa chàn vậ cŸc biẻn phŸp trŸnh thai an toĂn, phù hỡp vĂ giŸ că phăi ch¯ng. Lo-i bị nhựng trờ ng-i chẽnh ẵõi vối viẻc sứ dũng cŸc dÙch vũ kặ ho-ch hĩa gia ẵệnh vĂ lĂm cho cŸc c´p vỡ chóng dÍ dĂng kièm soŸt ẵừỡc sửc khịe sinh săn cða hà. Chẽnh phð ẵơ hỡp phŸp hĩa viẻc hĂnh nghậ y dừỡc từ nhàn do ẵĩ cŸc nguón lỳc cða chẽnh phð cĩ thè phãn nĂo giợp ẵở hẻ thõng nĂy.

3. Cung cảp thỏng tin thuºn lỡi cho cổng ẵóng, gia ẵệnh vĂ phũ nự vậ cŸc vản

ẵậ sửc khịe nĩi chung vĂ sửc khịe sinh săn nĩi riÅng. Hồ trỡ nhựng biẻn phŸp tõt ẵè phũ nự tỳ ch¯m sĩc. Xày dỳng cŸc thỏng ẵiẻp vậ hừống dạn phăi dỳa vĂo cŸc kặt quă

nghiÅn cửu khoa hàc cho phù hỡp vối trệnh ẵổ vĂ khă n¯ng cða phũ nự tững vùng.

4. Ch¯m sĩc y tặ. XŸc ẵÙnh nhựng vản ẵậ cũ thè trong hẻ thõng y tặ ẵơ gĩp phãn vĂo tệnh tr-ng sửc khịe kắm cða phũ nự, tệm biẻn phŸp khă thi ẵè thay ẵọi vản

ẵậ nĂy. Nàng cao tì lẻ phũ nự cĩ thai ẵừỡc ch¯m sĩc thai nghắn, cĩ cŸn bổ y tặ ẵở

ẵÀ. T¯ng cừộng phừỗng tiẻn vºn chuyèn vĂ cảp cửu cho nhựng vùng khĩ kh¯n vậ giao thỏng, kinh tặ. ‡ăm băo dinh dừởng cho phũ nự, nhảt lĂ trong thội kỹ cĩ thai. Giăm tì lẻ n-o hợt thai vĂ t¯ng cừộng chảt lừỡng cða cŸc dÙch vũ nĂy. Thiặt lºp cŸc dÙch vũ từ vản vậ sửc khịe sinh săn cho phũ nự vĂ cŸc em gŸi. Căi thiẻn chảt lừỡng ẵĂo t-o cŸn bổ y tặ nĩi chung vĂ cŸn bổ chuyÅn khoa nĩi riÅng. Phản ẵảu tảt că cŸc xơ trong toĂn quõc cĩ nự hổ sinh trung hàc.

5. Phản ẵảu ẵ-t ẵừỡc sỳ nhảt trẽ cao vậ tãm quan tràng trong viẻc ẵãu từ cho phũ nự, sửc khịe vĂ vÙ trẽ kinh tặ xơ hổi cða hà. Nàng cao ẵÙa vÙ ngừội phũ nự, trang bÙ cho hà nhựng kiặn thửc, kỵ n¯ng vĂ t-o ẵiậu kiẻn cho hà tiặp cºn ẵừỡc vối cŸc dÙch vũ vĂ thỳc sỳ hía nhºp hà vĂo cỏng cuổc phŸt trièn cĩ thè ẵừa l-i tŸc ẵổng sàu s°c vĂo vản ẵậ sửc khịe phũ nự nĩi chung vĂ sửc khịe sinh săn nĩi riÅng lĂm giăm tì lẻ tứ vong mÂ.

Tài liệu tham khảo:

1. Tử vong mẹ Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội - 1998.

2. Thống kê Bộ Y tế (TKBYT) 1993, 1994, 1995.

3. Tình trạng sức khỏe phụ nữ Việt Nam. ủy ban Quốc gia Dân số-Kế hoạch hóa gia đình-1996.

4. WHO: Maternal mortality A Globan Facbook. Geneva-1991.

Khía cạnh sức khỏe sinh sản của

tình yêu và tình dục vị thành niên học sinh

(12)

nguyễn linh khiếu

1. Vị thành niên

Vị thành niên theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được xác định trong độ tuổi từ 10 -19.

ở Việt Nam, các nhà Y học thường xem xét vị thành niên theo định nghĩa của WHO3 , còn các nhà nghiên cứu khác thường xác định vị thành niên trong độ tuổi từ 10 đến dưới 18 (đó là vì

luật pháp nước ta thừa nhận khi 18 tuổi một con người đã có đủ quyền công dân). Bài viết này dựa trên cơ sở tư liệu của một Dự án khảo sát quốc tế về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Việt Nam nên chúng tôi chấp nhận tuổi vị thành niên theo WHO. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tiễn ta thấy sự xuất hiện tình yêu và tình dục ở trẻ vị thành niên Việt Nam hiện nay chủ yếu rơi vào nhóm tuổi 15 -19. ở nhóm tuổi này, theo những nghiên cứu mới đây, đa số các em đang và đã qua tuổi dậy thì (tuổi dậy thì hoàn toàn trung bình ở trẻ nam là 15 tuổi 2 tháng và trẻ nữ là 13 tuổi 6 tháng)4.

Độ tuổi từ 15-19 là giai đoạn thay đổi một cách toàn diện cả về tâm sinh lý và tình cảm của mỗi cá nhân. Sự tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của cơ quan sinh dục đã làm xuất hiện năng lực tình dục. Ham muốn tình dục, nhu cầu tình dục trước đây tồn tại ở dạng tiềm năng thì nay trở thành động lực thực sự chi phối tình cảm, thái độ và hành vi của chủ thể đối với bạn khác giới. Trẻ vị thành niên bị cuốn hút và hấp dẫn bởi các đối tượng khác giới ở giai đoạn này là một hiện tượng bình thường.

2. Tình yêu vị thành niên

Khi trao đổi với các em, ta nhận thấy ở các em xuất hiện những trạng thái cảm xúc, những rung động mới lạ trong quan hệ với bạn khác giới như "dè dặt", "xao xuyến", "bồi hồi",

"vẩn vơ"... nghĩa là quan hệ giữa bạn trai và bạn gái không còn như trước nữa mà dần bước sang một giai đoạn khác. Tình bạn không còn mang tính chất trẻ con vô tư mà đã bị cuốn hút bởi lực hấp dẫn giới tính (sex) và mang tính định hướng bản năng. Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển tâm sinh lý.

Nhận diện tình yêu vị thành niên là hết sức khó khăn. Đa số họ chỉ nói rằng họ có bạn khác giới hoặc có rung động mới lạ với bạn khác giới. Chỉ có rất ít trẻ thừa nhận là mình có người yêu. Qua khảo sát 596 em học sinh ở độ tuổi từ 15-19 ở 2 trường phổ thông trung học Thái Bình và Quảng Ninh, chỉ có 217 (36,8%) khẳng định mình đang có bạn thân khác giới - hầu như không em nào nói là mình đang có người yêu. Ngay cả các em được xem là đang yêu cũng chỉ nói: "chúng em gọi là yêu nhưng chỉ là hơn tình bạn một chút thôi" (Nam 17 tuổi.

Lớp 11) hay "chúng em cũng chưa có tình yêu đâu, chỉ có cảm giác rất cảm mến nhau cả nam lẫn nữ"(Nam 17 tuổi. Lớp11)5.

Giả định bạn thân khác giới, mà các em thừa nhận là tình yêu tuổi học trò thì trong số 217 học sinh nêu trên tỷ lệ theo lứa tuổi là: 16 tuổi: 26,27%; 17 tuổi: 35,02%; 18 tuổi:

3 Lưu Minh Châu-Hoàng Thị Hoa: Nạo hút thai ở tuổi vị thành niên-vấn đề cần quan tâm. Tạp chí Khoa học về phụ nữ.

Số 1/1995. Tr.24.

4 Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội-1996. Tr. 161.

5 Dự án nghiên cứu Sức khỏe sinh sản vị thành niên. (Chủ nhiệm dự án PGS Tôn Thất Bách). Trường Đại học Y Hà Nội và Sứ quán Hà Lan tại Việt Nam. 1998. (Khảo sát tại thành phố Hạ Long - Quảng Ninh và huyện Thái Thụy - Thái Bình).

(13)

35,02% và 19 tuổi: 3,69%. Không có em nào ở tuổi 15 thừa nhận mình có bạn thân khác giới và chỉ có một tỷ lệ thấp các em ở tuổi 19 thừa nhận mình có bạn thân khác giới. Đối với tuổi 19 các em giải thích rằng do tập trung vào thi tốt nghiệp nên "Không nghĩ đến chuyện yêu

đương". ý kiến của các thầy cô thì trái lại "Vào cuối lớp 11, đầu lớp 12 nó (bọn trẻ) hình thành một số đôi thân nhau" (GV. Thái Bình) và "Con gái khoảng lớp 12 trừ đứa xấu không ai để ý còn đại đa số là có người yêu cả... đứa nào sạch nước cản không yêu trong trường thì yêu các anh ở ngoài. Con trai còn ít, con gái ở tuổi lớp 12 cũng 70-80% là yêu" (GV. Quảng Ninh).

Như vậy, tình yêu ở vị thành niên học sinh có một quá trình phát triển liên tục từ tình bạn khác giới đến tình yêu. Bắt đầu từ tuổi 15-16 xuất hiện những cảm xúc mới mẻ với bạn khác giới. Những cảm xúc trai gái ấy dần dần hình thành tình cảm riêng tư và đến tuổi 17,18 và 19 tình yêu vị thành niên bắt đầu nở rộ.

Những khảo sát của chúng tôi tại nông thôn Thái Bình và đô thị Quảng Ninh cho thấy: 1) Những rung động khác giới ở trẻ vị thành niên tương đồng với lứa tuổi ở cả 2 nơi đều giống nhau; 2) Cùng lứa tuổi, vị thành niên nữ bị cuốn hút bởi những rung động khác giới nhiều hơn trẻ nam và trẻ nữ bước vào tình yêu sớm hơn và nhiều hơn ở trẻ nam; 3) Cùng lứa tuổi, trẻ vị thành niên ở đô thị yêu sớm và yêu nhiều hơn trẻ vị thành niên ở nông thôn.

Tình yêu ở trẻ vị thành niên rất khác so với tình yêu ở tuổi trưởng thành. Ta có thể tạm phân ra ở hai dạng. Quá độ tình yêu và tình yêu. Quá độ tình yêu là nửa tình bạn nửa tình yêu hay các em thường gọi là "hơn tình bạn một chút". Đây là giai đoạn chuyển từ tình bạn khác giới sang tình yêu. ở giai đoạn này đa số các em rất ngộ nhận, lúng túng và hoang mang. Chúng đã

rất "cảm mến nhau" "rất thích nhau" và đã "là một đôi bạn rất thân rồi" nhưng "gặp nhau rất khó nói câu đầu tiên", "rất thân nhưng không dám ngỏ lời...".

Có lẽ về tình cảm cá nhân những vị thành niên này đã tương đối chín muồi nhưng về nhân cách chưa đạt tới độ xã hội hóa thuần thục nên các em còn hết sức lúng túng, dè dặt, thiếu tự tin. Vì thế, những tình cảm chân thật trong sáng và bồng bột cháy bỏng chưa được thể hiện ra thành những hành vi mong muốn.

Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 đều rơi vào tâm trạng quá độ tình yêu. Tình cảm lứa đôi ở giai đoạn này vô cùng mong manh và trong trắng. Trong tâm tưởng họ đầy ắp cảm xúc và rung động. Họ sống trong tâm trạng hết sức hồi hộp và bồn chồn bởi những cảm xúc mới mẻ, nhạy cảm, bởi những động lực và lực hấp dẫn giới tính lạ lùng. Tiếc rằng những khoảnh khắc không - thời gian tâm lý thần tiên ấy lại rất ngắn ngủi với cuộc đời mỗi con người. Không nhiều trong nhóm vị thành niên được khảo sát vượt qua giai đoạn quá độ tình yêu để đến được tình yêu thực sự. Có lẽ mối tình đầu thơ mộng và để lại dấu ấn sâu nặng trong cuộc đời con người chính là mối tình quá độ tình yêu chăng ?

Có rất nhiều nguyên nhân cản trở trẻ vị thành niên đến được tình yêu thực sự. Trước hết, là do bản thân các em chưa đủ độ trưởng thành cả về sinh thể và xã hội. Các em chưa

đánh giá đúng và chưa làm chủ được tình cảm của mình. Tình yêu chưa có mục đích rõ ràng và cuối cùng là các em cũng chưa có khuôn mẫu người yêu lý tưởng,... Có thể nói, sự rung

động và nảy sinh tình cảm trai gái vẫn là những cảm xúc tự nhiên và tự phát, nó còn hết sức mơ hồ. Thứ hai, là những cản trở mang tính khách quan như sự định hướng học tập, lo lắng

đến nghề nghiệp tương lai, bạn bè trêu chọc, cha mẹ kiểm soát, dư luận dị nghị... Đối với trẻ vị thành niên được giáo dục và định hướng tốt (sự thống nhất giáo dục giữa gia đình-nhà trường và xã hội), các em đều xác định rằng ở tuổi cắp sách đến trường việc học tập là chính, do đó, học tập là mối quan tâm lớn nhất của các em. Chính vì thế, các em tự kìm chế tình cảm

(14)

của mình, cố gắng xa lánh những rung động tình yêu để chuyên tâm vào học tập (có không ít em nói rằng khi học lớp 11 có bạn thân khác giới nhưng khi đến cuối năm lớp 12 do cả hai đều bận tập trung vào ôn thi tốt nghiệp nên tình cảm cả hai dần phai nhạt).

Tuy nhiên, vượt qua những hạn chế chủ quan và những cản trở khách quan, một số đôi vị thành niên đã đến với tình yêu thực sự. Đó là sự tỏ tình, đi chơi riêng với nhau cả ban ngày và ban đêm một cách công khai. Các em đều nói rằng đi chơi chỉ là "tâm sự" và "cầm tay, vuốt ve nhau". Nhưng tình cảm đã đến mức "lúc nào cũng muốn gần nhau"... Rõ ràng tình yêu vị thành niên đã khác hẳn về chất so với tình bạn khác giới hay quá độ tình yêu. Họ đã công khai tình cảm của mình và luôn gắn bó với nhau cả về tình cảm và thể xác.

Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vị thành niên ở thành thị yêu sớm và mạnh dạn, công khai hơn vị thành niên ở nông thôn. Những đôi yêu nhau một cách công khai và có những cử chỉ yêu đương một cách suồng sã ở nơi công cộng, thậm chí trong cả lớp học chỉ có ở vị thành niên thành phố chứ chưa xuất hiện ở nông thôn. Dẫu vị thành niên học sinh cả nông thôn và thành phố đã có những đôi yêu nhau thực sự "say đắm" nhưng rõ ràng chưa phải đã

mang tính phổ biến và chỉ là số ít. Đa số tình cảm của các đôi mới dừng lại ở mức độ quá độ tình yêu. Tình yêu của họ đa phần là cảm tính và do đó nó rất đẹp và trong sáng.

3. Tình dục vị thành niên

Đa số các mối tình ở trẻ vị thành niên thường kết thúc trước khi tình dục xuất hiện.

Tuy nhiên, xu hướng quan hệ tình dục trong tình yêu vị thành niên học sinh đang có nguy cơ

gia tăng. Thực ra đến nay cũng chưa có một nghiên cứu nào đủ tin cậy chỉ ra mức độ quan hệ tình dục ở trẻ vị thành niên học sinh. Những nghiên cứu về nạo hút thai và cưới sớm ở trẻ vị thành niên là một cách gián tiếp tiếp cận về tình dục vị thành niên. Trong tình hình hiện nay, chúng ta biết, đối với trẻ vị thành niên từ tình dục đến nạo hút thai và cưới sớm có một khoảng cách rất khác xa nhau.

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế (1992), có tới 300.000 phụ nữ có thai ở tuổi dưới 20 và theo điều tra của Sở Y tế Hà Nội trong 259 trường hợp nạo phá thai có tới 37,5% là trẻ vị thành niên. Theo một báo cáo thì 6 tháng đầu năm 1994 ở Hà Nội có 39.174 ca nạo hút thai, trong đó có 6,7% số ca ở tuổi học trò...

Kết quả khảo sát liên tục 3 tháng tại 2 Trung tâm y tế cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên đến nạo hút thai chiếm 2,13% ở Thái Bình và 2,48% ở Quảng Ninh. Con số này chỉ phản

ánh một khía cạnh nhỏ quan hệ tình dục của vị thành niên học sinh vì có những quan hệ

được áp dụng các biện pháp tránh thai và cũng có trường hợp các em có thai đi nơi khác nạo hút hoặc kết hôn.

ở học sinh nông thôn, đa số các em có thai đều bỏ học. Nhiều em nạo hút thai xong không đi học nữa, những em khác thì buộc phải cưới sớm. Đành rằng so với trẻ vị thành niên học sinh thành phố, vị thành niên học sinh nông thôn tỷ lệ có thai ít hơn. Cắt nghĩa về điều này một thầy giáo cho rằng "ở thành phố các em muốn quan hệ (tình dục) với nhau thì có quán xá, nhà nghỉ còn ở nông thôn không có quán xá nhà nghỉ nên cũng hạn chế sự quan hệ của các em" (GV.Thái Bình). Đây là một cách giải thích giản đơn nhưng có vẻ thực tế.

Quan niệm của các em như thế nào về quan hệ tình dục ở tuổi học trò? Trước hết là quan niệm về trinh tiết của người phụ nữ đã có một sự thay đổi khá căn bản. Nếu trước đây trinh tiết được coi là một giá trị thì ngày nay nhiều em "Trinh tiết hiện nay cũng không được coi trọng lắm" (Nữ 18 tuổi. Lớp 12. Quảng Ninh) Vì thế, không ít trường hợp các em cho rằng

(15)

tình dục ở tuổi vị thành niên là rất có thể, là chấp nhận được: "Yêu nhau mà tin chắc lấy nhau thì được (quan hệ tình dục)", "theo cháu nghĩ quan hệ tình dục trước hôn nhân (có thể

được) nếu xác định sẽ lấy nhau - sự quan hệ tình dục trước hôn nhân rõ ràng là ràng buộc"

(Thảo luận nhóm nữ học sinh .Thái Bình).

Một nghiên cứu khác về quan hệ tình dục vị thành niên cho thấy 11,1% trẻ vị thành niên cho rằng có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân và 16,1% cho rằng mang thai trước hôn nhân là có thể chấp nhận được6. Chính vì những suy nghĩ như thế nên trẻ vị thành niên học sinh đã sớm bước vào quan hệ tình dục mà họ không lường hết những hậu quả sau đó.

Nghiên cứu 150 nữ vị thành niên đến nạo thai tại bệnh viện phụ sản về quan niệm đối với quan hệ tình dục: 8,7% là để giải trí; 83,30% quan hệ vì tình yêu; 6% là đua đòi. Nghiên cứu của Trung tâm bảo vệ Bà mẹ, Trẻ sơ sinh Hà Nội về lí do tại sao các em có quan hệ tình dục sớm: 48% do không kiềm chế được tình cảm; 6,6% do ham thích; 34% do chiều người yêu, và trong số vị thành niên mang thai có 9,3% các em không biết một biện pháp tránh thai nào7.

Như vậy, quan hệ tình dục ở vị thành niên học sinh thường xuất phát từ tình yêu của họ.

Và rõ ràng, là có sự thay đổi quan niệm về vấn đề tình dục trước hôn nhân của lớp trẻ. Cùng với tuổi dậy thì hạ thấp, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông và các văn hóa phẩm ngoại nhập cũng như các quan niệm ngày càng cởi mở của xã hội, vị thành niên sớm bước vào ngưỡng cửa tình yêu và có lẽ xu hướng bỏ qua giai đoạn quá độ tình yêu sẽ đặt ra những thách thức mới.

Trong môi trường xã hội hiện nay khi mà các tệ nạn xã hội, nhất là tệ mại dâm đang lan tràn thì

quan hệ tình dục của vị thành niên sẽ không dừng lại ở đối tượng người yêu mà có thể dẫn đến tình dục lệch lạc. Tiếc thay những hiểu biết của các em về sức khỏe sinh sản vị thành niên còn hết sức nghèo nàn.

4. Nhận thức của vị thành niên học sinh về sức khỏe sinh sản.

Trong nghiên cứu 603 học sinh ở hai tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình của chúng tôi, có 96% nói rằng có nghe được những thông tin về cấu tạo cơ quan sinh dục người. Dù đa phần các em phân biệt được sự khác nhau giữa nam và nữ ở cơ quan sinh dục nhưng dường như không có em nào mô tả được đầy đủ các bộ phận của cơ quan sinh dục và chức năng của các bộ phận. Chỉ có 51,75% em nói đúng khi nào con trai bắt đầu có khả năng có con và 54,25% em nói đúng khi nào con gái có khả năng có con. Và chỉ có 5,1% em nói đúng thời điểm dễ có thai ở trẻ gái, có 42,75% số em nêu được chính xác dấu hiệu có thai là mất kinh.

Hiểu biết của trẻ vị thành niên học sinh về các biện pháp tránh thai trong nhóm khảo sát có tỷ lệ sau: Bao cao su 81,13%; thuốc tránh thai 52,68%; vòng tránh thai 42,45%; triệt sản nam 22,8%; triệt sản nữ 20,2%... Các số liệu này cho thấy, các em có một sự hiểu biết khá tốt về các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thêm, chúng tôi nhận thấy, đa số các em mới là chỉ biết tên các biện pháp tránh thai. Ngay cả bao cao su, đa số đều nói mới là nhìn thấy trên tranh

ảnh và không biết tìm ở đâu, không biết cách sử dụng.

Biết các biện pháp tránh thai và biết sử dụng các biện pháp này có một khoảng cách khác nhau. Chẳng hạn, trong nhóm vị thành niên nạo hút thai có 65,8% số em biết các biện pháp tránh thai (Bao cao su 70,4%; thuốc tránh thai 44,4%; vòng tránh thai 37%; triệt sản nữ

25,9%; xuất tinh ngoài âm đạo 25,9%; tính vòng kinh 7,4%...). Nhưng chỉ có 33,3% số em là có

6 Nguyễn Minh Thắng (Chủ biên): Đẩy mạnh bình đẳng giới và trách nhiệm của nam giới trong sức khỏe sinh sản. Nxb Phụ nữ. Hà Nội-1999. Tr. 74.

7 Hoàng Gia Trang: Báo Phụ nữ Việt Nam. Số 54 ngày 29/11/1999.

(16)

sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, mà chủ yếu lại sử dụng các biện pháp kém an toàn như tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo. Kết quả này cũng thống nhất với một nghiên cứu về trẻ vị thành niên ở Uganda mấy năm trước (có đến 85,5% trẻ nam và 82,6% trẻ nữ kể tên được một số biện pháp tránh thai nhưng chỉ có 24,3% nam và 23,1% nữ

có sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục).

Tìm hiểu những nguồn cung cấp thông tin giúp các em có hiểu biết về các biện pháp tránh thai, kết quả thu được như sau: gia đình 9,1%; cán bộ y tế 30,75%; thầy cô giáo 14,9%;

các phương tiện thông tin đại chúng 75,95%; sách báo 54,88%... Sự hiểu biết của các em về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chủ yếu mới dừng lại ở việc kể tên các loại bệnh. Tỷ lệ kể được tên bệnh như sau: lậu 50,1%; giang mai 56,4%; HIV/AIDS 98,2%... nhiều em kể tên hàng loạt các bệnh khác không đúng. Đa số các em nói được sử dụng bao cao su có khẳng năng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Như vậy, kiến thức của các em về sức khỏe sinh sản còn hết sức nghèo nàn và chung chung. Chúng ta biết từ kiến thức sẽ dẫn đến thái độ và hành vi tình dục ở các em.

Số liệu cho thấy các nguồn cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên chủ yếu là các phương tiện thông tin đại chúng chứ không phải từ các thầy cô giáo hay các trung tâm y tế cộng đồng hay gia đình. Chúng ta đều biết, các thông tin về sức khỏe sinh sản từ các nguồn này là hết sức tản mạn, không có hệ thống và thường không phù hợp với lứa tuổi vị thành niên.

5. Kết luận và đề xuất về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên học sinh.

5.1. Mặc dù chưa có sự nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về tình yêu và tình dục vị thành niên, nhưng chúng tôi nhận thấy vị thành niên trong độ tuổi từ 15 - 19 là một nhóm xã hội đặc biệt. Đó là một nhóm quá độ chưa phải người lớn thực sự nhưng cũng không còn là trẻ con. Sự biến đổi tâm sinh lý nội tại của nhóm tuổi này hết sức nhậy cảm và có rất nhiều đột biến. Đây chính là giai đoạn bản lề của cuộc đời mỗi con người.

Tình yêu ở vị thành niên học sinh cơ bản là những mối tình quá độ tình yêu. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những mối tình thực sự say đắm và có sự hòa quyện giữa tinh thần và thể xác. Tình dục vị thành niên xuất hiện ở chính các mối tình này. Tình yêu và tình dục vị thành niên học sinh đô thị nhiều hơn ở vị thành niên học sinh nông thôn.

Qua khảo sát ta thấy, nếu có sự quan tâm giáo dục và định hướng phù hợp với lứa tuổi thì đa số tình yêu vị thành niên sẽ chỉ dừng lại ở tình cảm trong sáng tuổi học trò. Tìm hiểu những hạn chế và những cản trở khách quan đối với tình yêu vị thành niên sẽ cho chúng ta những gợi ý hiện thực để tạo lập một cơ chế thích hợp trợ giúp và định hướng các em trong quá trình trưởng thành.

Tuy nhiên, do sự trưởng thành sớm của vị thành niên học sinh ngày nay, cũng như do sự cởi mở về quan niệm xã hội và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin toàn cầu hiện nay nên sự xuất hiện tình yêu và tình dục ở vị thành niên học sinh là một sự thật.

Theo chúng tôi đây là một xu hướng tất yếu và ngày càng mạnh mẽ ở lớp trẻ. Vấn đề đặt ra là ta phải nhìn nhận và ứng xử với sự thật khách quan này như thế nào?

5.2. Những số liệu phỏng đoán về tình dục vị thành niên học sinh ở nước ta so với vị thành niên ở nhiều nước trên thế giới còn thấp. Đơn cử một nghiên cứu của các nhà xã hội học Mỹ mấy năm trước cho biết: tình trạng sinh hoạt tình dục ở học sinh Mỹ khi bước vào năm

(17)

học cuối phổ thông trung học là 72% và có đến 40% học sinh tuổi 16 đã sinh hoạt tình dục8. Những số liệu về nạo hút thai vị thành niên do Hội đồng châu Âu nêu ra mấy năm trước đây là từ 18 - 26% trong tổng số các ca nạo hút thai hàng năm ở các nước. Tuy nhiên, ở nước ta, tình dục và mang thai sớm ở vị thành niên học sinh mười năm qua có xu hướng tăng nhanh và đang là một thách thức rất đáng lo ngại. Dẫu vậy, cũng không thể đồng tình với ý kiến cho rằng có đến 20% số ca nạo hút thai trong tổng số các ca nạo hút thai toàn quốc là trẻ vị thành niên, bởi lẽ Việt Nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ nạo hút thai cao nhất thế giới9.

Trong điều kiện xã hội ta hiện nay, xu hướng yêu sớm và bước vào quan hệ tình dục sớm ở trẻ vị thành niên học sinh là rất khó kiểm soát, vì thế rất khó ngăn chặn và hạn chế.

Để bảo vệ và giúp đỡ các em, chúng ta nên có quan điểm phát triển phù hợp. Xin nêu một số

đề xuất cụ thể sau:

• Cần sớm có một chương trình nghiên cứu quốc gia nhằm đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng sức khỏe sinh sản vị thành niên và các xu hướng vận động của nó, nhất là xu hướng tình dục vị thành niên. Trên cơ sở nhận diện khoa học và khách quan này, chúng ta mới có những giải pháp thích hợp và khả thi về các vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chỉ có thế chúng ta mới xây dựng được một chiến lược, một hệ thống các giải pháp đồng bộ và thống nhất.

• Cần có một chương trình thống nhất bao gồm cả giáo dục nhân cách và giáo dục giới tính, tình dục trong trường phổ thông. Chương trình này không chỉ nhằm tạo lập cho các em sự hiểu biết sâu rộng và một nhân cách vững vàng trong thời kỳ biến động lứa tuổi và các chuẩn mực giá trị mà hơn thế, phải trang bị cho các em những hiểu biết đầy đủ và có hệ thống về tuổi dậy thì và sức khỏe sinh sản, nhất là các kiến thức về giới tính, tình dục, các biện pháp tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục...

• Cần có chiến lược xã hội về truyền thông sâu rộng với nhiều hình thức khác nhau về sức khỏe sinh sản vị thành niên.

• Đầu tư và tăng cường năng lực cho các Trung tâm y tế cơ sở nhằm giúp các Trung tâm này có điều kiện và đủ năng lực làm tốt công tác tuyên truyền và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung và sức khỏe sinh sản vị thành niên nói riêng.

• Về các giải pháp cụ thể:

- Chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong nhà trường phổ thông phải phù hợp với lứa tuổi, phải từng bước trang bị kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em trước khi các em bước vào tuổi dậy thì. Khi các em ý thức được giới tính của mình sẽ tránh được sự tò mò. Khi các em đến tuổi dậy thì

cần có sự kết hợp giữa nhà trường, Đoàn thanh niên và cán bộ y tế tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên sâu về các khía cạnh khác nhau của sức khỏe sinh sản vị thành niên nhằm bổ sung kiến thức không có trong sách học hoặc cập nhật những kiến thức mới. Các buổi ngoại khóa này do các nhà chuyên môn thực hiện.

- Hình thành hệ thống tư vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại các trường học do Đoàn thanh niên phối hợp với các Trung tâm y tế cơ sở tổ chức và thực hiện. Các trung tâm tư vấn này sẽ giải đáp các thắc mắc của các em, cung cấp các phương tiện và hướng

8 Tình dục ở tuổi vị thành niên - một vấn đề của xã hội Mỹ. Tạp chí Khoa học về phụ nữ. Số 4/1993. Tr. 36.

9 Báo Lao Động. Số 10/2000 ngày14/1/2000.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Bài báo đề cập đến nghiên cứu giải pháp chứng thực tập trung, qua đó xây d ựng hệ thống chứng thực tập trung thông qua Web API (Application Programming Interface) để

The definition of “ island ” , “ archipelago ” , “ archipelagic State ” and the relating legal definitions ( “ artificial island ” , “ offshore installation

¾Là những túi lớn, nhỏ nằm trong tế bào chất, chứa đầy chất dịch (gồm nước và các chất hoà tan) gọi là dịch tế bào.

(2005), Econometric Analysis of Panel Data, West Sussex, England, John Wiley

Lời đó không dễ nghe nhưng khó bác vì ta thấy khi xét về hình thức VBND, NBS nói rõ “Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể

Các vạt da tự do có nối mạch vi phẫu là những vạt da được thiết kế dựa trên những động mạch có nhánh xuyên ra da, vạt được bóc rời khỏi nơi lấy vạt và được chuyển

This paper presents the application of using AHP alogarithm in analyzing, evaluating, and selecting the level of e ect of various criteria on ood risk on Lam River Basin..