• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT BÀI 2: BIỂU ĐỒ KÉP

(Thời gian thực hiện: 2 tiết – Tiết 59,60) I.

MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: biểu đồ cột kép.

- Lựa chọn và biểu diễn dược dữ liệu vào bảng từ biểu đồ cột kép.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học.

* Năng lực riêng:

- Nhận ra và giải quyết được vấn đề đơn giản hoặc nhận biết các quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được từ biểu đồ cột kép.

- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học ở chương trình lớp 6 và trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, hình ảnh hoặc video biểu đồ cột kép, phần mềm minh họa biểu đồ cột kép (nếu có điều kiện).

2 - HS : - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đọc trước bài mới, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 59:

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5’)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

(2)

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: quan sát hình 8 và hình 9 SGK trang 10 và cho biết:

+ Đây là biểu đồ gì?

+ Đối tượng thống kê là gì?

+ Tiêu chí thống kê là gì?

* HS thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và trả lời các câu hỏi

* Báo cáo, thảo luận

- Mỗi câu hỏi GV yêu cầu 1 đại diện mỗi nhóm trả lời miệng.

- HS các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét,

* Kết luận, nhận định

- GV nhận xét các câu trả lời của HS và chuẩn hóa:

+ Làm thế nào để biểu diễn được đồng thời từng loại huy chương của cả hai đoàn Việt Nam và Thái Lan trên cùng một biểu đồ cột? Chúng ta cùng vào bài hôm nay.

Hình 8. Hình 9 + Đây là biểu đồ cột.

+ Đối tượng thống kê là các loại huy chương:

vàng, bạc, đồng. Các đối tượng được biểu diễn ở trục nằm ngang.

+ Tiêu chí thống kê là huy chương mỗi loại của mỗi nước.

2. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới (25’) a) Mục tiêu: - Nhận dạng biểu đồ kép

- Giúp nắm được cách đọc, mô tả dữ liệu từ biểu đồ cột kép b) Nội dung:

HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 10 và trả lời câu hỏi:

Để biểu diễn được đồng thời từng loại đối tượng trên cùng một biểu đồ cột ta dùng biểu đồ cột kép

(3)

+ Đối tượng thống kê là gì? Biểu diễn ở trục nào?

+ Tiêu chí thống kê là gì?

+ Số liệu thống kê theo tiêu chí biểu diễn ở trục nào?

+ Biểu đồ cột này có điểm gì đặc biệt? (số lượng, màu sắc cột ở mỗi đối tượng)

- GV cho HS nhóm dãy bàn tìm hiểu VD1, VD2 trong SGK: đọc, mô tả biểu đồ cột kép, phân tích và xử lí dữ liệu từ biểu đồ cột kép và nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu từ biểu đồ cột kép..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

- HS hoạt động theo dãy trình bày lời giải ví dụ 1 và ví dụ 2/ SGK

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Hình 10

+ Đối tượng thống kê là các loại huy chương:

Vàng, Bạc, Đồng. Các đối tượng này biểu diễn ở trục nằm ngang.

+ Tiêu chí thống kê là số huy chương mỗi loại của mỗi nước.

+ Ứng với mỗi đống tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở trục thẳng đứng.

+ Biểu đồ cột này ở mỗi đối tượng thì có 2 cột và được biểu diễn bằng màu sách khác nhau.

Màu đỏ là là biểu diễn thống kê của đoàn Việt Nam, màu xanh biểu diễn thống kê của đoàn

Ví dụ 1.

+ Đối tượng thống kê là điểm các môn:

Toán, Văn, Anh của bạn Huy va Khôi.

+Tiêu chí thống kê là kết quả thi (số điểm) từng môn học.

+ Bảng số liệu:

Tên học sinh

Điểm Toán

Điểm Ngữ

văn

Điểm Tiếng Anh

Huy 10 7 8

Khôi 8 8 9

+ Bạn Huy có điểm 10 môn Toán là điểm kiểm tra cao nhất.

+ Bạn Huy có điểm 7 môn Ngữ văn là điểm kiểm tra thấp nhất.

Ví dụ 2:

+ Đối tượng thống kê là: Khách du lịch nội địa và quốc tế đến Hà Nội.

+ Tiêu chí thống kê là số lượt khách du lịch đến Hà Nội qua các năm.

+ Bảng số liệu:

Khá ch

Quốc tế (triệu)

Nội địa (Triệu)

(4)

Thái Lan.

- Hoạt động nhóm: Các nhóm treo bảng, đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.

- Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS

Năm

2015 3,26 2,55

2016 4,02 17,8

2017 5,27 18,7

2018 6,0 20,3

a) Tổng số lượt khách du lịch đến Hà Nội trong 4 năm trên là:

3,26 2,55 4,02 17,8 5,27 18,7+ + + + + 6 20,3 77,9

+ + = (triệu lượt khách) b) Số lượng khách quốc tế đến Hà Nội năm 2018 tăng so với 2017 là:

6 5,27- =0,73 (triệu lượt khách)

c) Số lượt khác du lịch đến Hà Nội năm 2018 là:

6 20,3 26,3+ = (triệu lượt khách).

Vì vậy thông tin của bài báo là không chính xác.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (15’)

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm luyện tập c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13 và trả lời câu hỏi.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- 01 HS đứng tại chỗ đọc câu hỏi của hoạt động 1.

- HS làm bài cá nhân vào vở.

* Báo cáo, thảo luận:

- 02 HS lên bảng làm bài, trả lời câu hỏi phản biện.

Luyện tập

(5)

- HS ở dưới quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện.

* Kết luận, nhận định:

- GV chính xác hóa lời giải và đánh giá mức độ hoàn thành, kĩ năng làm bài của HS.

GV tổng kết kiến thức đã học trong tiết học.

a) Môn thể thao có học sinh thích chơi nhất là môn bóng đá.

b) Tổng số HS lớp 6C là:

12 10 4 5 5 6 42+ + + + + = (học sinh).

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ các đặc điểm của biểu đồ cột kép.

- Làm bài tập 1; 2; 3 SGK tập 2 trang 12-13.

Tiết 60 3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’)

a) Mục tiêu: - Nhận biết được biểu đồ cột kép.

- Miêu tả được biểu đồ cột kép, phân tích và xử lí được số liệu, nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu từ biểu đồ cột kép.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm Bài tập 1, 2, 3 SGK c) Sản phẩm: Kết quả của HS: Lời giải bài tập 1,2,3

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ bài tập 1 - GV yêu cầu HS đọc bài 1 và quan sát hình 14:

Trả lời các câu hỏi của bài tập

Bài 1 (SGK/T12):

(6)

HS hoạt động cá nhân và trao đổi cặp đôi

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Trả lời các câu hỏi bài tập

* Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu 3 HS trả lời miện tại chỗ.

- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, phản biện, nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành

của HS. a) Trong ba buổi đầu tiên tổng số học viên dùng nước giải khát trong mỗi buổi đều bằng 60.

b) Số lượng học viên của khóa KTNN dùng nước giải khát nhiều hơn số học viên KTCN.

- Số lượng học viên của khóa KTNN nhiều hơn số lượng học viên của khóa KTCN.

c)

( )

3 60 cốc nước giải khát;

Vì số lượng học viên của cả hai khóa dùng nước giải khát là 60

* GVgiao nhiệm vụ bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc bài 2, quan sát hình 15 và trả lời các câu hỏi.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Làm bài vào vở.

HS hoạt động cá nhân, 1 HS lên bảng trình bày.

* Báo cáo, thảo luận :

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện.

* Kết luận, nhận định:

- GV chính xác hóa lời giải, đánh giá mức độ hoàn thành và kĩ năng thuyết trình của học

Bài 2 (SGK/T13):

a) Cửa hàng 1 bán được số áo trong 2 ngày là: 6 8 14+ = (chiếc)

(7)

sinh. Cửa hàng 2 bán được số áo trong 2 ngày là:

3 4 7+ = (chiếc)

b) Số tiền lãi cửa hàng 1 khi bán 14 chiếc áo 700000 đồng, số tiền lãi cửa hàng 2 khi bán 7 chiếc áo là 400000 đồng. Số áo được bán ra ở cửa hàng 1 lớn hơn cửa hàng 2 và tiền lãi cũng vậy.

Do đó nhận định “Bán được càng nhiều áo thì càng lãi nhiều” là đúng

* GVgiao nhiệm vụ bài tập 3:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 16 và thực hiện giải bài tập 3 SGK trang 13.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện.

- HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện.

* Kết luận, nhận định

- GV chính xác hóa kết quả.

- GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm. Mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.

Bài 3 (SGK/ T13):

a) Ở cả 3 cửa hàng, số ti vi bán được của tháng 6 luôn nhiều hơn tháng 5. Cụ thể:

Cửa hàng 1: Số ti vi bán được ở tháng 6 nhiều hơn tháng 5 là: 47 30 17- = (ti vi) Cửa hàng 2: Số ti vi bán được ở tháng 6 nhiều hơn tháng 5 là: 71 42 29- = (ti vi) Cửa hàng 3: Số ti vi bán được ở tháng 6 nhiều hơn tháng 5 là: 88 53 33- = (ti vi) Số ti vi cửa hàng 1 bán được ít nhất, và nhiều nhất là cửa hàng 3.

b) Đồng ý với nhận xét 2 và 4.

c) Số lượng ti vi mà cả 3 cửa hàng bán được trongtháng 6 nhiều hơn tháng 5 là:

(47 71 88) (30 42 53)+ + - + + 206 125 81

= - = (chiếc).

- World Cup(WC) 2018 diễn ra vào tháng 6 và được tổ chức tại Nga

(8)

Sự kiện đó có liên quan đến việc mua bán ti vi vì vào thời điểm đó, nhu cầu xem cao, sức mua tăng, vì thế lượng ti vi bán được nhiều.

d) Nếu 20 năm sau (tính từ năm 2018) em có một cửa hàng bán ti vi thì em chọn tháng 6 để có thể bán được nhiều ti vi nhất trong năm.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (15’)

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung đã học thông qua vận dụng giải các bài toán thực tế b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành vào giấy nộp giáo viên.

c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Làm bài tập sau ra giấy và nộp vào tiết tiếp theo

Bài 1: Biểu đồ cột kép ở hình dưới đây cho biết dân số của xã A và xã B trong ba năm 2016, 2017, 2018.

a) Tính tổng số dân của xã A trong ba năm 2016; 2017; 2018 b) Vào năm 2018 xã nào có ít dân hơn.

c) Tính tổng số dân của hai xã A và B năm 2017.

Bài 2: Biểu đồ cột kép hình dưới cho biết số sản phẩm của hai tổ sản xuất trong bốn quý trong năm

(9)

Quan sát biểu đồ và hoàn thành số liệu trong bảng dưới đây:

Quý I II III IV

Tổ 1 Tổ 2

Bài 3: Một cửa hàng điện lạnh thống kê số máy điều hòa và quạt hơi nước bán được trong ba tháng 6, 7, 8 bằng biểu đồ cột kẹp dưới đây

a) Tính tổng số mãy điều hòa bán được trong ba tháng 6, 7, 8.

b) Số máy quạt hơi nước bán được trong tháng 7 nhiều hơn tháng 8 là bao nhiêu chiếc?

c) Tháng có số lượng điều hòa và quạt hơi nước bán ra nhiều nhất là tháng nào?

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

(10)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học. Hoàn thành các bài tập trong SBT - Ghi nhớ các đặc điểm của biểu đồ cột kép, đọc, mô tả được biểu đồ cột kép.

- Chuẩn bị bài mới “Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản”.

Ngày soạn:

Ngày giảng:

BÀI 3: MÔ HÌNH XÁC SUẤT TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN

(Thời gian thực hiện: 3 tiết – Tiết 61,62,63) I.

MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ trò chơi tung đồng xu thì mô hình xác suất gồm hai khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu,…)

- Vận dụng được kiến thức để giải quyết một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán năng lực giao tiếp toán học.

* Năng lực riêng:

- Liệt kê được các kết quả có thể xảy ra trong các trò chơi, thí nghiệm đơn giản - Kiểm tra được một sự kiện xảy ra hay không xảy ra

3. Phẩm chất

(11)

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 – Giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV

- Chuẩn bị hộp kín có ba quả bóng với màu sắc khác nhau nhưng cùng kích thước và khối lượng, đồng xu, xúc xắc.

2 – Học sinh

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đọc trước bài mới, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 61:

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5’)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV nêu tình huống, HS suy nghĩ để trả lời c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu tình huống: Một hộp có 1 quả bóng xanh và 1 quả bóng đỏ; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời: Những kết quả nào có thể xảy ra?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe GV nêu tình huống, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

HS trả lời được: Có thể lấy được 1 quả bóng màu xanh hoặc 1 quả bóng màu đỏ.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30’) Hoạt động 2.1: Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu

(12)

a) Mục tiêu: - Giúp HS xác định được các kết quả có thể xảy ra khi tung đồng xu một lần. (gồm 2 khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu)

b) Nội dung:

HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát các đồng xu, yêu cầu HS quan sát hai mặt và ghi nhớ quy ước mặt sấp, mặt ngửa.

- GV cho HS thực hiện tung đồng xu 1 lần và yêu cầu HS nêu các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu sau khi tung 1 lần.

- GV gọi một HS đọc phần nội dung dưới bóng nói khám phá kiến thức

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hai mặt của đồng xu và ghi nhớ quy ước

- Thực hiện tung đồng xu 1 lần và nêu các kết quả có thể xảy ra

- Đọc và ghi nhớ phần nội dung trong khung Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi HS trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất

- GV: Trong trò chơi tung đồng xu 1 lần, em có quan sát được đồng thời cả 2 mặt sấp, ngửa không?

GV khẳng định: trò chơi tung đồng xu các em

I. Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu

Hai mặt của đồng xu

Khi tung đồng xu 1 lần, có hai kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt N;

mặt S.

(13)

vừa thực hiện chính là một mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu.

Hoạt động 2.2: Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp a) Mục tiêu:

- Giúp HS xác định được tập hợp có thể xảy ra trong trò chơi thí nghiệm đơn giản lấy vật từ trong hộp

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu tình huống: Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp.

Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: Nêu các kết quả có thể xảy ra đối với màu quả bóng được lấy ra.

- GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ phần nội dung đóng khung

- Áp dụng hoàn thành bài Luyện tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nêu các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra

- Thảo luận hoàn thành bài Luyện tập - GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV gọi một HS đọc phần nội dung đóng khung Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại

II. Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp

Khi lấy ngấu nhiên m t quá bóng, có ba kêt qu có th x y ra đối v i màu c a qu bóng ể ả được lấy ra, đó là: màu xanh: màu đ ; màu vàng.

Luy n t p

a) Có 4 kêt qu có th x y ra t ể ả ương ng 4 màu c a 4 chiêc k o

b) T p h p các kêt qu có th x y ra đối v i ể ả màu c a viên k o có th đ ược lấy ra là {H; X;

V; C}. đấy, H kí hi u cho kêt qu lấy đ ược chiêc k o màu hố-ng, X kí hi u cho kêt qu lấy được chiêc k o màu xanh, V kí hi u cho kêt qu lấy đ ược chiêc k o màu vàng, C kí hi u cho kêt qu lấy đ ược chiêc k o màu cam.

c) Có hai điê-u cấ-n chú ý trong mố hình xác suất c a trò ch i trên là: ơ

+ Lấy ngấu nhiên m t chiêc k o

+ T p h p các kêt qu có th x y ra đối v i ể ả màu c a qu bóng đ ược lấy ra là

{

H X V C; ; ;

}

. đấy, H kí hi u cho kêt qu lấy đ ược chiêc k o màu hố-ng, X kí hi u cho kêt qu lấy đ ược chiêc k o màu xanh, V kí hi u cho kêt qu lấy đ ược chiêc k o màu vàng, C kí hi u cho kêt qu lấy đ ược chiêc k o màu cam.

(14)

tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- Chốt kiến thức

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10’)

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm Bài tập 1 c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài tại chỗ GV giới thiệu thẻ số.

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập 1 vào vở.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

-HS hoạt động cá nhân làm bài tập 1 vào vở.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV theo dõi và hỗ trợ HS.

* Kết luận, nhận định:

- GV khuyến khích và chính xác hóa kết quả.

- GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động cá nhân, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.

III. Luyện tập Bài tập 1

a) Khi rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra, đó là: 1; 2; 3; 4; 5 .

b) Số xuất hiện trên thẻ được rút ra có là phần tử của tập hợp

{

1;2;3;4;5

}

c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mỗi thẻ được lấy ra là

{

1;2;3;4;5 .

}

Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 1, 2 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 2, 3 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 3, 4 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 4, 5 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 5.

d) Có hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:

Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ có trong hộp

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mỗi thẻ được lấy ra là

(15)

{

1;2;3;4;5 .

}

Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 1, 2 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 2, 3 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 3, 4 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 4, 5 kí hiệu cho kết quả lấy được chiếc thẻ có ghi số 5.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn tập lại nội dung kiến thức đã học.

- GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm những ví dụ liên quan đến mô hình xác suất trong các trò chơi và thí nghiệm đơn giản.

- Hoàn thành bài tập 2, 3, 4 trong SGK và các bài tập trong SBT.

- Chuẩn bị bài mới: Giờ sau luyện tập.

Tiết 62:

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (45’)

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm Bài tập 2;3;4 SGK c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt

* GV giao nhiệm vụ bài 2/ SGK:

- GV yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài tại chỗ

GV giới thiệu trò chơi “ Vòng tròn lí thú’’.

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân 3 phút làm bài tập 3 vào vở.

Bài 2:

a. Khi quay chiếc đĩa 1 lần, có 6 kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại, đó là:

1; 2; 3; 4; 5; 6 .

b. Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào

(16)

* HS thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân 3 phút làm bài tập 3 vào vở.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV theo dõi và hỗ trợ học sinh.

- Báo cáo kết quả bằng máy chiếu và chia sẻ.

* Kết luận, nhận định:

- GV khuyến khích và chính xác hóa kết quả.

- GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động cá nhân, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.

khi đĩa dừng lại là phần tử tập hợp

1; 2; 3; 4; 5; 6 .

c. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại:

{

1;2;3;4;5;6 .

}

Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 1, 2 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 2, 3 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 3, 4 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 4, 5 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 5, 6 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 6.

d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên:

Chiếc kim chỉ vào một số ngẫu nhiên trên vòng tròn

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại:

{

1;2;3;4;5;6 .

}

Ở đây, 1 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 1, 2 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 2, 3 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 3, 4 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 4, 5 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 5, 6 kí hiệu cho kết quả mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại ở số 6.

Bài 3. SGK

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- GV sẽ phát cho mỗi nhóm bảng phụ.

- Hoạt động theo nhóm 4 thực hiện

Bài 3. SGK

a) Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng, đó là : màu xanh;

(17)

yêu cầu của bài tập 3 trang 16.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các nhiệm vụ trên theo hình thức nhóm 4 bằng kỹ thuật khăn trải bàn.

* Báo cáo, thảo luận:

- Các nhóm treo bảng phụ sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và đánh giá.

* Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả.

màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím.

b) Màu của quả bóng được lấy ra có là phần tử của tập hợp {màu xanh; màu đỏ;

màu vàng; màu nâu; màu tím}

c) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X;

Đ; V; N; T}. Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu xanh, Đ kí hiệu cho kết quả lấy được quả

bóng màu đỏ, V kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu vàng, N kí hiệu cho kết quả lấy đượcđược quả bóng màu nâu, T kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu tím.

d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên.

Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X; Đ; V; N; T}. Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu xanh, Đ kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu đỏ, V kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu vàng, N kí hiệu cho kết quả lấy đượcđược quả bóng màu nâu, T kí hiệu cho kết quả lấy được quả bóng màu tím.

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- GV cho học sinh xem video chiếc nón kì diệu, hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động cá nhân 3 phút làm bài tập 1 vào vở.

* Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả

- GV theo dõi và hỗ trợ học sinh.

* Kết luận, nhận định:

Bài tập: Liệt kê tất cả các kết quả có thể sảy ra khi quay chiếc nón kì diệu

(18)

GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động cá nhân, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.

GV thiết kế trò chơi trên PP và cho HS tham gia quay, mỗi HS được quay 1 lần

Các kết quả có thể sảy ra khi quay:

Quay được vào ô 5 triệu, 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.

- Ôn lại các bài tập đã làm trên lớp.

- Học bài, làm các bài tập trong SBT.

- Chuẩn bị bài mới: Giờ sau luyện tập.

Tiết 63:

(19)

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (45’)

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Một hộp có 4 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút một chiếc thẻ trong hộp. Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là phần tử của tập hợp nào dưới đây?

A.

{

1;2;3;4

}

. B.

{

0;1;2;3;4 .

}

C.

{

0;1;4

}

. D.

{

1;2;3;4;5 .

}

Câu 2: Một hộp có 4 quả bóng, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng tím, 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Màu của quả bóng được lấy ra có phải là phần tử của tập hợp {màu xanh, màu vàng, màu cam, màu đỏ} hay không?

A. Có. B. Không.

Câu 3: Mỗi xúc xắc có 6 mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương từ 1 đến 6. Gieo xúc xắc một lần. Mặt xuất hiện của xúc xắc là phần tử của tập hợp nào dưới đây?

A.

{ }

1;6 B.

{

1;2;3;4;5;6

}

C.

{

0;1;2;3;4;5

}

D.

{

0;1;2;3;4;5;6

}

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- Đọc đề bài tập 1

- GV yêu cầu HS xác định mức độ xảy ra của các sự kiện ở bài 1

Yêu cầu Hoạt động cặp đôi và giải thích

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc đề

- HS xác định mức độ xảy ra của các sự kiện ở bài tập 1

* Báo cáo, thảo luận 2:

- 2 HS lần lượt trả lời

- HS nêu câu hỏi phản biện và trả lời

* Kết luận, nhận địn

Bài 1:

Trong hộp có 1 bóng màu xanh và 9 bóng màu đỏ có kích thước giống nhau.

An lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp. Hỏi các sự kiện sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra?

- An lấy được 2 bóng màu xanh - An lấy được ít nhất 1 bóng màu đỏ - An lấy được 2 bóng màu đỏ

Giải:

- Do trong hộp chỉ có 1 bóng màu xanh nên sự kiện “An lấy ra được 2 bóng màu xanh” không thể xảy ra.

- Trong hai bóng lấy ra hoặc cũng có màu đỏ, hoặc có 1 bóng xanh và 1 bóng đỏ nên sự kiện “An lấy được ít

(20)

- GV nhấn mạnh: Khi thực hiện phép thử nghiệm, có những sự kiện chắc chắn xảy ra, có những sự kiện không thể xảy ra và cũng có những sự kiện có thể xảy ra.

nhất một bóng màu đỏ” chắc chắn xảy ra.

- Sự kiện “An lấy được 2 bóng màu đỏ” có thể xảy ra.

* GV giao nhiệm vụ bài tập 2:

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và làm bài tập 2.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm đôi làm bài tập 2.

* Báo cáo, thảo luận:

- Với mỗi câu hỏi, GV yêu cầu vài HS của các nhóm đứng tại chỗ nêu dự đoán.

- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

- GV khẳng định các câu trả lời đúng.

- GV khen ngợi các nhóm có câu trả lời chính xác.

Bài 2: Một hộp đựng 5 viên bi gồm 5 màu trắng;

xanh; vàng; cam; đen. Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong hộp.

a) Những kết quả có thể xảy ra về màu của viên bi khi được lấy ra.

b) Màu của viên bi lấy ra có phải là phần tử của tập hợp {màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen} hay không ?

c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của bi được lấy ra.

d) Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình của trò chơi trên.

Giải

a) Khi rút ngẫu nhiên một viên bi trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi, đó là: màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam;

màu đen.

b) Số bi được lấy ra là phần tử của tập hợp : {màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen}.

c) Tập hợp các kết quả quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi được lấy ra là : {màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen}.

d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:

+ Rút ngẫu nhiên 1 viên bi trong hộp.

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi được lấy ra là { màu trắng; màu xanh;

màu vàng; màu cam; màu đen }.

* GV giao nhiệm vụ học tập : - Trò chơi dân gian: Oẳn tù tì - HS đứng tại chỗ nêu luật chơi.

GV thông báo luật chơi: Thắng thua được quy định như sau:

+ Búa thắng được kéo, búa thua bao.

Kéo thắng được bao.

Kí hiệu: Búa = nắm đấm Bao: Xoè 5 ngón tay.

Kéo: Xoè 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa)

+Người chơi phải giơ tay ra kí hiệu cùng một lúc, không được ra chậm quá hoặc nhanh quá.

HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình

(21)

+ Nếu ai cố ý ra chậm quá là thua cuộc hoặc phải chơi lại.

- 2 HS thực hiện chơi trò chơi, 1 thư kí ghi chép kết quả.

- Nêu các kết quả có thể xảy ra?

* HS thực hiện nhiệm vụ : HS hoạt động chung cả lớp

* Báo cáo, thảo luận:

- GV theo dõi và hỗ trợ hs.

* Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động các cặp, tham gia hoạt động chơi trò chơi.

Các kết quả có thể xảy ra:

Kéo; bao, búa

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV khuyến khích HS tìm hiểu thêm những ví dụ liên quan đến mô hình xác suất trong các trò chơi và thí nghiệm đơn giản.

- Chuẩn bị bài mới “Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV yêu cầu HS quan sát H28.3, đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non”. - HS quan sát H28.3 đọc thông tin

GV yêu cầu HS chia cặp đôi, đọc phần nội dung về máy tìm kiếm và từ khóa trong sách giáo khoa. HS thảo luận phân biệt máy tìm kiếm và trang web khác và vai trò của

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động cá nhân trong 2 phút để hoàn thiện phần nhận xét thông qua bài điền từ. Sau đó, yêu cầu HS thảo

1. Xác định P của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau:.. - Yêu cầu các nhóm thảo luận suy ra cách tiến hành TN xác định P của bóng đèn.. - GV chia

- HS quan sát tranh, kết hợp với hiểu biết của bản thân thực hiện lệnh tam giác SGK/ 153 - Yêu cầu lấy được mỗi HS 3 ví dụ về động vật lấy cây làm nhà..

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau:?. Thân màu

- GV phát cho HS giấy nhớ hoặc những mẩu giấy nhỏ và yêu cầu các em viết lên đó những kinh nghiệm cá nhân trong việc thích nghi với môi trường mới (GV có thể gợi ý

Thực hiện nhiệm vụ HS các nhóm tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV.. GV theo dõi, hỗ trợ HS gặp