• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: 17/12/2021

Ngày giảng: 20/12/2021

Toán

THỪA SỐ - TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân - Cũng có cách tìm kết quả của phép nhân

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Các thẻ số; thẻ dấu, thẻ ghi các chữ chỉ thành phần, kết quả phép nhân: Thừa số; Thừa số; Tích.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG (5P)

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài

b. Cách thức tiến hành:

1. GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK và phép nhân: 2 x 4 = 8.

2. GV đặt vấn đề: Bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15P) a. Mục tiêu:Nắm được các thành phần của một phép nhân

b. Cách tiến hành:

- HS chú ý lắng nghe GV

(2)

Hoạt động 1. HS nhận biết cách tìm kết quả phép nhân

- GV gắn phép nhân lên bảng, hướng dẫn HS gọi tên từng thành phần và kết quả của phép nhân:

2 x 4 = 8

Thừa số Thừa số Tích

Lưu ý: Trong phép nhân 2 × 4 = 8, 8 là tích, 2 × 4 cũng gọi là tích - GV lấy ví dụ củng cố về tên gọi thành phần và kết quả phép nhân vừa học

+ Viết một phép nhân lên bảng, chẳng hạn: 3 x 4 = 12 chỉ vào từng số, HS nêu: thừa số, tích + HS viết phép nhân vào bảng con khi nghe GV đọc thừa số, tích của phép nhân đó, chẳng hạn:

Viết phép nhân biết các thừa số là 6 và 5 tích là 30.

Hoạt động 2.HS tự viết một phép nhân rồi đó bạn nêu đâu là thừa số, đâu là tích trong phép nhân đó.

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS lấy thêm ví dụ về phép nhân và chỉ ra các thành phần

- HS thực hiện theo cặp đôi

- HS nêu thừa số, tích - HS làm bài:

2 x 3 = 6 4 x 5 = 20

(3)

C. LUYỆN TẬP (10p)

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Nêu thừa số, tích trong các phép tính sau: 5 x 2 = 10 và 4 x 3 = 12

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

- Nếu thừa số, tích trong các phép nhân

- Chỉ và nói cho bạn nghe kết quả.

Bài tập 2 : Tìm tích biết các thừa số lần lượt là:

2 và 3 ; 4 và 5

- GV yêu cầu HS thực hiện tìm tích với các thừa số đã cho rồi viết vào vở

- HS đổi vở, chữa bài và nói cho bạn nghe cách làm.

D. VẬN DỤNG (5P)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 3: Thực hành lập “tích”

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS chú ý GV hướng dẫn cách chơi

- HS trả lời GV

(4)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Lập tích”:

+ Mỗi bạn lấy hai thẻ số rồi viết tích lập được từ hai thẻ số đó ra bảng con. Chẳng hạn, từ hai thẻ số 3 và 5, HS có thể lập được các tích: 3x5 hoặc 5x3.

+ GV yêu cầu HS thực hiện nhiều lần, nói cho bạn nghe tích mình lập được là gì, tích đó lập được từ những thừa số nào

- GV hỏi HS: Qua bài này, các em biết thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần nhớ? Lấy ví dụ

Tiếng Việt

BÀI: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG

Đọc: Ánh sáng của yêu thương (Tiết 2) (Đã soạn ngày 17/12/2021) Tiếng Việt

VIẾT: CHỮ HOA P I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa Pcỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Phượng nở đỏ rực một góc sân trường.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa P.

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - 1-2 HS chia sẻ.

(5)

2. Hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa P.

+ Chữ hoa P gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa P.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa P đầu câu.

+ Cách nối từ P sang h.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

3. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa P và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

4. Vận dụng

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

Ngày soạn: 17/12/2021 Ngày giảng: 21/12/2021

Tiếng Việt

BÀI: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG Nói và nghe (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa câu chuyện Ánh sáng của yêu thương.

- Nói được các sự việc trong từng tranh.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

(6)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Quan sát tranh và nói về các sự việc trong tùng tranh

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- Theo em, các tranh muốn nói về những việc gì?

- Tổ chức cho HS kể lại nội dung của từng tranh

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên Hs 3. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 2: Sắp xếp các tranh theo trình tự của câu chuyện.

- YC HS nhắc lại nội dung của từng tranh. Sau đó sắp xếp các tranh theo nội dung bài đã học.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp;

- Nhận xét, khen ngợi HS.

4. Vận dụng

- HDHS viết 2-3 câu về cậu bé Ê – đi – xơn.

- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.4,5.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS chia sẻ.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

-HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

Tiếng Việt

BÀI 32: CHƠI CHONG CHÓNG Đọc: Chơi chong chóng (tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng trong bài, đọc rõ ràng một câu chuyện ngắn. Biết cách ngắt, nghỉ hơi sau khi đọc câu, đọc đoạn. Trả lời được các câu hỏi của bài.

(7)

-Hiểu nội dung bài: Bài đọc nói về hai anh em chơi một trò chơi rất vui, qua bài tập đọc thấy được tình cảm anh em thân thiết, đoàn kết, nhường nhịn lẫn nhau.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ về tình cảm gia đình, kĩ năng sử dụng dấu phẩy.Biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn giữa anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

- Gọi HS đọc bài Ánh sáng của yêu thương. Trả lời câu hỏi trong SGK.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Tranh vẽ gì?

- Ở nhà các em thường chơi những trò chơi gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến rất lạ.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hết bài.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: cười toe.

Luyện đọc câu dài: Mỗi chiếc chong chóng / chỉ có một cái cán nhỏ và dài, / một đầu gắn bốn cánh giấy mỏng,/ xinh xinh như một bông hoa.//

Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.134.

- Chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng

- Vì sao An luôn thắng khi chơi chong chóng cùng bé Mai?

- An nghĩ ra cách gì để bé Mai thắng?

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm hai.

- HS đọc đoạn theo nhóm 2

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

- Chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng là: thích, mê.

- Vì An chạy nhanh hơn nên chong chóng quay lâu hơn.

- An cho em giơ chong chóng đứng trước quạt máy còn mình thì phùng má

(8)

- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của anh em An và Mai thế nào?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Vận dụng

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.134.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.69.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.134.

- Gọi hs nói câu theo ý hiểu của mình.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

thổi.

Anh em An và Mai rất đoàn kết, yêu thương và biết chia sẻ, nhường nhịn nhau

- HS thực hiện.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

Toán

BÀI 55: BẢNG NHÂN 2 (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 2 và thành lập Bảng nhân 2.

- Vận dụng Bảng nhân 2 để tính nhấn và giải quyết một số tình huống gắn với

thực tiễn

- Phát triển các NL toán học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên:

- Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 2 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân

(9)

- Các thẻ giấy ghi các số 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

1. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đếm cách 2”

HS tự rút một thẻ số rồi đếm cách 2 bắt đầu từ số ghi trên thẻ vừa rút đến 20. Chẳng hạn nếu rút được thẻ số 6, HS đếm: 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.

2. GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK, nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh. Mỗi nhóm có 2 bạn, 3 nhóm có 6 bạn.

- GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân:

2 được lấy 3 lần. Ta viết phép nhân: 2 x 3=6

- GV khai thác bức tranh, có thể dùng máy chiếu để phát triển thêm bức tranh bằng cách xuất hiện thêm các nhóm, mỗi nhóm 2 bạn.

Chẳng hạn: Nếu có thêm 1 nhóm 2 bạn nữa thì ta có phép nhân nào? (2 × 4= 8).

Nếu tiếp tục thêm 1 nhóm 2 bạn nữa thì sao? 2 được lấy mấy lần?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:HS nắm được bảng nhân 2, áp dụng bảng nhân 2 để làm bài tập

- HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong hình

- HS trả lời GV

(10)

b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1. HS thành lập Bảng nhân 2

- HS lần lượt lấy ra các tấm thẻ, mỗi thẻ có 2 chấm tròn rồi lần lượt nêu các phép nhân tương ứng, chẳng hạn:

+ Tay đặt 1 tấm thẻ miệng nói:

2 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân: 2 × 1 = 2

+ Tay đặt 2 tấm thẻ miệng nói:

2 được lấy 2 lần. Ta có phép nhân: 2 ×2 = 4

+ Tay đặt 3 tấm thẻ miệng nói:

2 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân: 2 × 3 = 6

- HS tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành Bảng nhân 2.

Hoạt động 2. GV giới thiệu Bảng nhân 2, HS đọc. HS chủ động ghi nhớ Bảng nhân 2 rồi đọc cho bạn nghe

Hoạt động 3. Chơi trò chơi “Đố bạn” trả lời các phép tính trong Bảng nhân 2.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Tính nhẩm

- GV yêu cầu HS thực hiện theo

- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 2

- GV yêu cầu HS tính nhẩm

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và thực hiện các phép tính

- HS nhận xét bài của bạn

(11)

cặp:

- Tìm kết quả các phép nhân nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng nhân 2 để tìm kết quả).

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính

Bài tập 2 : Tính (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS thực hiện phép nhân với các số có kèm đơn vị đo đã học.

- HS đổi vở, chữa bài nói cho bạn nghe cách làm.

- GV chữa bài, đặt câu hỏi để HS nhận xét nêu cách thực hiện, cách ghi kết quả khi nhân với các số có kèm đơn vị đo.

- GV tổ chức thành trò chơi chọn thẻ “kết quả” để gắn kết quả với thẻ “phép tính” tương ứng.

Bài tập 3:

a) Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

b) HS kể một tình huống có sử dụng phép nhân 2 ×4 trong thực tế.

- GV yêu cầu cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp vào vở hoặc bảng con.

- HS nói cho bạn nghe tình huống a.

+ Mỗi châu hoa có 2 bông hoa hồng, có 5 châu hoa. Vậy 2 được lấy 5 lần

Ta có phép nhân: 2 × 5 = 10.

Vậy có tất cả 10 bông hoa.

+ Mỗi bạn có 2 chiếc vợt bóng bản, có 3 bạn. Vậy 2 được lấy 3 lần.

Ta có phép nhân: 2 × 3 = 6.

Vậy có tất cả 6 chiếc vợt bóng bàn

b. HS tự kể thêm các tình huống khác

- HS chú ý GV hướng dẫn

- HS chơi nhiều lần

(12)

và phép nhân phù hợp với từng bức tranh,

- HS chia sẻ trước lớp.

- GV có thể đặt câu hỏi phát triển thêm để HS nêu phép nhân tương ứng, chẳng hạn nếu thấy/cô không phải có 5 chậu hoa mà có 7 chậu hoa thì thầy/cô có tất cả bao nhiều bông hoa?

Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự đố bạn trả lời.

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 4: Trò chơi “Kết bạn”:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Kết bạn”:

+ HS đúng vòng tròn hỏi chủ trò:

Kết mấy? Kết mấy?

+ Chủ trò đưa ra yêu cầu, chẳng hạn: Kết 4. Kết 4

+HS tìm nhau để kết thành nhóm 4.

- GV lại hỏi: Mỗi người có 2 chân, 4 người có mấy chân? Nêu phép nhân tìm tất cả số chân.

- HS chơi nhiều lần.

- GV yêu cầu HS tìm thêm tình

- HS trả lời GV

(13)

huống có phép nhân trong thực tế

- GV hỏi HS: Qua bài này, các em biết thêm được điều gì

- Về nhà, các em đọc lại Bảng nhân 2 và đố mọi người trong gia đình xem ai đọc thuộc Bảng nhân 2. Tìm tình huống thực tế liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 2, hôm sau chia sẻ với các bạn.

Hoạt động trải nghiệm

Bài 16: LỰA CHỌN TRANG PHỤC Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động, kĩ năng trình diễn trên sân khấu,...

- Tự phục vụ bằng cách chuẩn bị trang phục phù hợp cho bản thân khi tham gia các hoạt động hằng ngày, giữ gìn được vẻ bề ngoài sạch sẽ, chỉnh chu khi ra đường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: việc làm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia trình diễn thời trang"Vẻ đẹp học sinh". (15 - 16’)

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

(14)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát và nhảy điệu nhảy sửa soạn ra đường

- GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV tổ chức cho HS tham gia trình diễn thời trang dựa trên những trang phục sẵn có khi đến lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS có phong cách trình diễn tốt

- Yêu cầu HS chia sẻ “Khi đến trường em đã lựa chọn những trang phục nào?”

- Nêu những trang phục phù hợp khi đến trường của học sinh?

- Em cần làm gì để trang phục đến trường của mình luôn gọn gang và sạch sẽ?

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

HS hát.

- HS lắng nghe

- HS tham gia trình diễn thời trang tại lớp.

- HS nhận xét, tuyên dương bạn.

- HS chia sẻ những trang phục mà mình đã lựa chọn khi đến trường

- HS tự nêu theo suy nghĩ của mình

- Giữ VS cá nhân sạch sẽ, không bôi bẩn lên quần áo, giặt thường xuyên, treo lên móc khi không sử dụng để tránh nhăn, nhàu…

- HS lắng nghe - Lắng nghe

Ngày soạn: 17/12/2021 Ngày giảng: 22/12/2021

Tiếng Việt

BÀI 32: CHƠI CHONG CHÓNG

Đọc: Chơi chong chóng (Đã soạn ngày 21/12/2021) Tiếng Việt

NGHE – VIẾT: CHƠI CHONG CHÓNG

(15)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động:

2. Hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Bài viết có mấy câu?

+ Những chữ nào viết hoa

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

3. Luyện tập, thực hành - GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

4. Vận dụng

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr7 0.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hát

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

Đạo đức

BÀI 8: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình - Nêu được vì sao cần phải bảo quản đồ dùng gia đình

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

(16)

- Vì sao cần bảo quản đồ dùng cá nhân?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Cái quạt máy

- Em hãy kể tên những đồ dùng gia đình mà em biết

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Khám phá:

* Tìm hiểu cách bào quản đồ dùng gia đình và ý nghĩa của việc làm đó

- GV yc HS làm việc cá nhân: Căn cứ vào các tranh trong SGk, nhận xét hành động, việc làm của các bạn trong tranh

- HD HS chia sẻ.

- GV cho Hs trao đổi, chia sẻ những câu hỏi sau:

? Theo em việc bảo quản đồ dùng gia đình có ích lợi gì?

? Kể thêm những việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình?

- GV KL

+ Đồ dùng phòng khách: sắp xếp ngăn nắp, luôn giữ gìn bàn ghế, cốc chén…

sạch sẽ; nên lau bụi bàn ghế tủ ít nhất 1 tuần /lần bằng vải mềm, ẩm; Những đồ dễ vỡ cần nhẹ tay, cẩn thận khi sử dụng + Đồ dùng phòng ngủ:sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác trong phòng ngăn nắp gọn gàng

+ Đồ dùng phòng bếp: Sắp xếp ngăn nắp, đúng vị trí; vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng; không nên phơi đồ dùng bằng gỗ nơi có ánh sáng, gần nguồn điện; không nên sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ

+ Đồ dùng khu vực nhà vệ sinh:

Thường xuyên lau rửa nhà vệ sinh sạch sẽ, nhất là gương, chậu rửa mặt, bồn cầu;

sau khi tắm nên dùng chổi quét sạch nước trên sàn từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

+ Bảo quản đồ dùng gia đình giúp đồ dùng luôn sách sẽ, bền đẹp, sử dụng được lâu dài… Qua đó giúp em rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng và ý thức trách nhiệm

- 2-3 HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS làm việc cá nhân

- 2-3 HS chia sẻ, trao đổi về những việc làm trong mỗi tranh

- HS trao đổi, bổ sung và nhận xét nội dung của các bạn

- HS lắng nghe.

(17)

trong cuộc sống

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

Toán

BẢNG NHÂN 2 (TIẾT 2) (Đã soạn ngày 21/12/2021) Ngày soạn: 17/12/2021

Ngày giảng: 23/12/2021

Tiếng Việt

BÀI: CHƠI CHONG CHÓNG

MRVT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ về tình cảm gia đình.

- Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.

- Phát triển vốn từ ngữ về tình cảm gia đình. Rèn kĩ năng đặt sử dụng dấu phẩy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

2. Hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ về tình cảm gia đình

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Những người trong gia đình là những ai?

- Y/c hs thảo luận nhóm 4 tìm các từ chỉ tình cảm gia đình.

- Gọi các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.71.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 2: Tìm câu nói về tình cảm anh chị em

Bài 2:

- Hát

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

- HS TL

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

(18)

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Y/c hs suy nghĩ tìm ra câu nói về tình cảm anh chị em.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án.

* Hoạt động 3: Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HS TL nhóm 2 tìm ra vị trí của dấu phẩy trong các câu.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV chốt cách sử dụng dấu phẩy.

4. Vận dụng

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS TL - 3-4 HS đọc.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

- HS đọc.

- HSTL nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Tiếng Việt VIẾT TIN NHẮN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được một tin nhắn cho người thân

- Phát triển năng lực ngôn ngữ khi viết một tin nhắn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động

2. Luyện tập, thực hành

* Hoạt động 1: Quan sát tranh, đọc tin nhắn và TLCH.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, hỏi:

+ Sóc con nhắn tin cho ai?

+ Sóc nhắn cho mẹ chuyện gì?

+ Vì sao Sóc con lại phải nhắn tin?

- Gọi hs nhắc lại câu TL.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

+ Sóc con nhắn tin cho mẹ

+ Sóc nhắn bà sang đón Sóc sang nhà bà và ăn cơm tối nhà bà xong mới về

+Vì bố mẹ đi vắng Sóc không xin phép trược tiếp được.

- HS thực hiện nói theo cặp.

(19)

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

? Em muốn viết tin nhắn cho ai?

? Em muốn nhắn điều gì?

? Vì sao em phải nhắn?

- YC HS dựa vào các cau hỏi gợi ý trên và mẩu tin nhắn ở bài tập 1 thực hành viết vào VBT tr.71.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 2-3 cặp thực hiện.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- HS chia sẻ.

Toán BẢNG NHÂN 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bang nhiên 5 và thành lập Bảng nhân 5.

- Vận dụng Bảng nhân 5 đề tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn

- Phát triển các NL toán học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên:

- Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 5 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 5

- Các thẻ giấy ghi các số: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

1. GV tổ chức chơi trò chơi: “Đố

(20)

bạn” hoặc “Truyền điện”,

“Truyền bóng" ôn lại Bảng nhân 2

2. GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK, nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh: Mỗi hàng có 5 bạn đang tập thể dục 3 hàng có 15 bạn.

- GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân:

5 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân: 5 x 3 = 15

- GV khai thác bức tranh, có thể dùng máy chiếu để phát triển thêm bức tranh bằng cách xuất hiện thêm các hàng, mỗi hàng 5 bạn.

Chẳng hạn: Nếu có thêm 1 hàng 5 bạn nữa thì ta có phép nhân nào? (5 x 4 = 20)

Nếu tiếp tục thêm 1 hàng 5 bạn nữa thì sao? 5 được lấy mấy lần?

……….

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:HS nắm được bảng nhân 5 b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1.GV hướng dẫn HS thành lập Bảng nhân 5

- HS lần lượt lấy ra các tấm thẻ, mỗi thẻ có 5 chấm tròn rồi lần lượt nêu các phép nhân tương ứng, chẳng hạn:

+ Tay đặt 1 tấm thẻ miệng nói:

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh

- HS trả lời

- HS chú ý quan sát GV

- HS chú ý lắng nghe GV

- HS chơi trò chơi “Đố bạn”

(21)

5 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân: 5 × 15

+ Tùy đặt 2 tấm thẻ, miệng nói:

5 được lấy 2 lần. Ta có phép nhân: 5 × 2 10

+ Tay đặt 3 tấm thẻ miệng nói:

5 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân: 5 × 3 = 15

- HS tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành Bảng nhân 5.

Hoạt động 2.. GV giới thiệu Bảng nhân 5, HS đọc. HS chủ động ghi nhớ Bảng nhân 5 rồi đọc cho bạn nghe.

Hoạt động 3. Chơi trò chơi “Đố bạn” trả lời các phép tính trong Bảng nhân 5.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Tính nhẩm

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo cặp

- HS tìm kết quả các phép nhân nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng nhân 5 để tìm kết quả).

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

Bài tập 2 : Tính

- GV yêu cầu HS thực hiện phép

- HS thực hiện theo cặp 5 x 3 = 15 5 x 7 = 35 5 x 6 = 30 5 x 4 = 20 5 x 1 = 5 5 x 5 = 25 5 x 9 = 40 5 x 10 = 50 5 x 2 = 10 5 x 8 = 40

- HS tính:

5 kg x 2 = 10 kg 5 kg x 4 = 20 kg 5 cm x 8 = 40 cm 5 dm x 9 = 45 dm 5 l x 7 = 35 l 5 l x 5 = 25 l

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, viết phép nhân vào bảng:

5 x 3 = 15 5 x 4 = 20

- Hs chia sẻ trước lớp:

+ Mỗi bình cá có 5 con cá, có 3 bình cá. Vậy 5 được lấy 3 lần,

Ta có phép nhân: 5 x 3 = 15, Vậy có tất cả 15 con cái.

+ Mỗi thuyền có 5 người, có

(22)

nhân với các số có kèm đơn vị đo đã học.

- HS đổi vở, chữa bài và nói cho bạn nghe cách làm.

- GV chữa bài, đặt câu hỏi để HS nhận xét, nêu cách thực hiện, cách ghi kết quả khi nhân với các số có kèm đơn vị do

- Có thể tổ chức thành trò chơi chọn thế “kết quả” để gắn kết quả với thẻ phép tính” tương ứng.

Bài tập 3:

a. Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

b)HS kể một tình huống có sử dụng phép nhân 5 × 3 trong thực tế.

- Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp vào vở hoặc bảng con.

- HS nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh

- HS chia sẻ trước lớp. GV có thể

4 thuyền. Vậy 5 được lấy 4 lần. Ta có phép nhân: 5 x 4 = 20, Vậy có tất cả 20 người trên thuyền.

- HS suy nghĩ trả lời

- HS thực hiện các bước theo hướng dẫn của GV

- HS thảo luận nhóm

- HS chú ý lắng nghe

(23)

đặt câu hỏi phát triển thêm để HS nêu phép nhân tương ứng, chẳng hạn nếu thấy/cô không phải có 3 bể cá mà có 6 bể cá như thể thì thầy/cô có tất cả bao nhiều con cá Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự đố bạn trả lời.

b)HS kể một tình huống có sử dụng phép nhân 5 × 3 trong thực tế.

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 4

a) GV hướng dẫn HS chơi trò chơi

“Đếm cách 5”

- Các em đã bao giờ chơi trò chơi

“Trốn tìm” chưa? Trong trò chơi đó, chúng ta đếm thế nào?

- HS cùng nhau đếm “năm, mười, mười lăm, HS tự rút một thẻ số rồi đếm cách 5 bắt đầu từ số ghi trên thẻ vừa rút đến 50. Chẳng hạn, nếu rút được thẻ số 15, HS đếm: 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.

b) HS thảo luận nhóm xếp các chấm tròn thích hợp với phép nhân 5 × 5; 5 × 7

- GV đặt câu hỏi để HS nêu được:

5 được lấy 5 lần. Ta có phép nhân: 5 × 5 = 25.

5 được lấy 7 lần. Ta có phép nhân: 5 ×7=35.

(24)

- HS có thể nếu các phép nhân khác rồi đố bạn xếp các chấm tròn thích hợp.

- GV hỏi HS. Qua bài này các em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, các em đọc lại Bảng nhân 5 và đổ mọi người trong gia đình xem ai đọc thuộc Bảng nhân 5. Tìm tình huống thực tế liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 5, hôm sau chia sẻ với các bạn.

Hoạt động trải nghiệm

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 16: LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS biết lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động.

- HS rút ra được những việc cần thực hiện khi ra đường.

- HS phát triển năng lực tự phục vụ và đưa ra được lựa chọn trang phục phù hợp với từng hoạt động.

- Giữ gìn được vẻ bề ngoài sạch sẽ, chỉn chu khi ra đường và ở nhà; Biết lựa chọn trang phục phù hợp cho mỗi hoạt động và trong các tình huống khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bản nhạc vui nhộn.

- HS: Sách giáo khoa; giấy vẽ, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động:

- GV hỏi HS: Động tác chúng mình thực hiện khi rửa mặt, chải đầu, mặc áo, soi gương,… như thế nào?

− GV thống nhất các động tác với HS và hướng dẫn HS thể hiện các động tác đó qua điệu nhảy “Sửa soạn ra đường” trên nền nhạc vui nhộn.

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi nhảy .

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Lựa chọn trang phục.

- GV mời HS cùng liệt kê những hoạt động khác nhau cần có các trang phục,

- HS chia sẻ ý kiến.

- 1 HS nam, 1 HS nữ làm mẫu; cả lớp cùng nhảy theo.

- 2 – 3 HS nêu.

- Hs lắng nghe.

- HS nêu nối tiếp.

(25)

quần áo khác nhau. Đó có thể là: khi vui chơi với bạn, khi chơi thể thao, khi đi chợ với mẹ, khi lao động ở nhà, khi tưới cây, khi đi dự sinh nhật bạn, khi đến trường đi học, khi đi xem kịch cùng bố mẹ, khi đi đến nhà bà chơi, khi đi chúc Tết,…

- YC HS làm việc nhóm: Các nhóm lựa chọn chủ đề của mình và cùng các bạn trong nhóm vẽ trang phục phù hợp cho hoạt động ấy.

- Các nhóm lên giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp và giải thích lí do chọn bộ trang phục.

- Gọi một vài HS tự liên hệ: Em đã từng lựa chọn quần áo chưa phù hợp và không thấy thoải mái chưa? Ví dụ, đi ra đường mà lại mặc quần áo ở nhà, tự thấy mình không lịch sự; chơi thể thao mà lại mặc đồng phục đi học, bị rách và bẩn quần áo…

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động giúp em thuận tiện, thoải mái hơn khi tham gia hoạt động, đồng thời thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

- GV cho HS chơi theo lớp trò chơi:

Ném bóng.

- GV phổ biến luật chơi: Khi cô nói một câu chưa hoàn chỉnh (có liên quan đến chủ đề hoạt động) và ném bóng cho một bạn bất kì trong lớp thì bạn được nhận bóng phải kết thúc nốt câu đó. Ví dụ:

- Khi ra đường, đầu tóc cần … - Đi chúc Tết, trang phục cần … - Khi đi ngủ, không nên mặc…

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Trước khi đi ra ngoài, chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân sạch

- HS thực hiện theo nhóm 6.

- Đại diện nhóm giới thiệu.

- HS nêu ý kiến cá nhân.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tham gia chơi.

- Khi ra đường, đầu tóc cần chải gọn gàng.

- Đi chúc Tết, trang phục cần sạch và đẹp.

- Khi đi ngủ, không nên mặc quần áo đi học.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(26)

sẽ, đầu tóc chải gọn gàng, chọn trang phục phù hợp với tính chất hoạt động.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cắt móng chân, móng tay theo hướng dẫn của cha mẹ và tự chuẩn bị quần áo, giầy dép trước khi đi học.

- HS chia sẻ.

- HS thực hiện.

Ngày soạn: 17/12/2021 Ngày giảng: 24/12/2021

Tiếng Việt Kiểm tra cuối kì 1

Toán

Kiểm tra cuối kì 1

Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN

THAM GIA BUỔI TRÌNH DIỄN

“THỜI TRANG SÁNG TẠO” CÙNG CẢ LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- Giúp HS được tr i nghi m khi đả ệ ược t mình t o ra nh ng b trang ph c theo sự ạ ữ ộ ụ ở thích c a mình; HS m nh d n, t tin khi đủ ạ ạ ự ược tham gia trình diễn, t o s đoàn kễ tạ ự và nâng cao kĩ năng làm vi c nhóm.ệ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài, âm nhạc, phần thưởng cho cá nhân có bộ trang phục ấn tượng nhất, người mẫu trình diễn hay nhất.

- HS: SGK, giấy vẽ, bút màu; Các bộ trang phục cho buổi biểu diễn “Thời trang sáng tạo”; Quần áo cũ, giấy báo, bao cũ, giấy gói quà...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 15:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

(27)

động của tổ, lớp trong tuần 15.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

b. Phương hướng tuần 16:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- GV tổ chức HS trao đổi nhóm đôi: HS khoe đôi bàn tay với các ngón tay đã được cắt ngắn, sạch sẽ với bạn bên cạnh.

b. Hoạt động nhóm:

- HD HS tham gia buổi trình diễn “Thời trang sáng tạo” cùng cả lớp.

- GV chia HS làm 3 nhóm: Các nhóm bàn nhau phối đồ đã chuẩn bị và trình diễn thời trang

- Tập trình diễn thời trang trong tổ.

- GV lần lượt giới thiệu các người mẫu nhí lên trình diễn thời trang trước lớp trong tiếng nhạc.

- GV tổ chức HS cùng bình chọn:

+ Bộ trang phục ấn tượng nhất – giải đồng đội.

+ Người mẫu vui vẻ, biểu diễn ấn tượng nhất – giải cá nhân.

- Trao thưởng cho các cá nhân và nhóm, tổ đoạt giải.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ chuẩn bị một

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 16.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo tổ.

- HS thực hiện theo tổ.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(28)

bộ quần áo độc đáo, hài hước từ quần áo cũ hoặc giấy báo, bao cũ để tham gia Lễ hội hóa trang của lớp, của trường.

- HS lắng nghe để thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đơn thức để rút gọn biểu thức đã cho sau đó thay các giá trị của biến vào biểu thức đã rút gọn... Dạng 3: Chứng minh rằng giá trị

Câu 9: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

- GV hướng dẫn HS sử dụng quan hệ giữa các phép tính cộng và trừ để thực hiện các phép tính.. HS tìm kết quả các phép trừ nêu trong mỗi chia khóa rồi lựa chọn số

- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,…; đến cùng một hàng nào đó, số..

Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ lớn lớn đến bé?. đến

I.. Ñeå giaûi thích nguyeân nhaân cuûa söï vieäc hoaëc tình traïng neâu trong caâu , ta coù theå theâm vaøo caâu nhöõng traïng ngöõ chæ nguyeân nhaân .. 2.

[r]

- HS tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 2 và thành lập được bảng nhân 2.Vận dụng bảng nhân 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực