• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6 Ngày soạn: 9/10/2021

Ngày giảng: Thứ 2 /11/10/2021

Buổi sáng Toán

BÀI 18: LUYỆN TẬP (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và

“làm cho tròn 10”. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Qua hoạt động củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, KHDH

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra sĩ số lớp học.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo cặp. Bạn A viết một phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 ra nháp hoặc ra bảng con đố bạn B tìm kết quả và nói cách tính. Đổi vai cùng thực hiện.

- GV quan sát HS thực hiện trò chơi 2. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 20p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 3

Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng và trừ nêu trong bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- GV hướng dẫn HS sử dụng quan hệ giữa các phép tính cộng và trừ để thực hiện các phép tính.

Ví dụ: 9 + 4 = 13 thì 13 – 4 – 9.

Bài tập 4

- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

- HS tham gia trò chơi cùng bạn.

- HS thực hiện các phép tính

- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn và chia sẻ trước lớp

- HS suy nghĩ trả lời

- HS lên bảng làm bài

(2)

Phép tính: 15 – 8=7

Trả lời: Mẹ còn lại 7 quả trứng

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

3. VẬN DỤNG 10p Bài tập 5

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS thảo luận về hai cách làm tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách "đếm lùi" và "làm cho tròn 10", phân tích ưu và nhược điểm của từng cách

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận cho bản thân.

CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Dặn dò về nhà.

HS thảo luận đưa ra cách làm

- HS chú ý nghe GV dặn dò

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Tập đọc (Tiết 3 + 4)

BÀI 12: DANH SÁCH HỌC SINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo hàng ngang từ trái qua phải; biết nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. Hiểu nội dung thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách. Hiểu cách sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống).

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường; có khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - ƯDCNTT

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát một số bản danh sách GV đã chuẩn bị (VD: Danh sách học sinh đi tham quan, danh sách học sinh dự thi vẽ tranh,...), sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở phần khởi động trong SGK.

- GV dẫn dắt: Sau khi quan sát các bản danh sách, ta thấy các bản danh sách có

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.

(3)

một số đặc điểm: tiêu đề (tên của bản danh sách, các cột dọc của bản danh sách gồm: Số thứ tự - Họ và tên - ..., các hàng ngang), họ và tên các HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái,... Để biết rõ cách đọc một bản danh sách, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay: Danh sách học sinh.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn: Bài đọc nói về việc lập danh sách đọc truyện tự chọn. Các bạn HS được đăng kí truyện mình thích đọc.

Trong bài đọc có bản danh sách đăng kí đọc truyện của một tổ. Khi đọc bài, các em quan sát kĩ bản danh sách và đọc bản danh sách.

+ GV đọc mẫu toàn bài đọc.

+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc bản danh sách (treo hoặc viết bản danh sách trên bảng lớp hoặc chiếu bản danh sách trên màn hình). GV vừa đọc vừa lấy thước chỉ vào từng cột, từng hàng. GV đọc giọng chậm rãi để HS dễ theo dõi: đọc theo số thứ tự, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng).

VD: Một (1)/ Trần Trường An/ Ngày khai trường.

Hoặc: Một (1)/ Trần Trường An/ truyện Ngày khai trường.

+ GV mời 1 HS đọc mẫu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3:

mỗi HS đọc nối tiếp từng hàng cho đến hết bản danh sách. (GV hỗ trợ HS gặp khó khăn khi đọc bài).

- GV gọi 2 – 3 nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

3. Vận dụng 20p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

+ HS đọc thầm theo.

+ HS lắng nghe, theo dõi

+ 1 HS đọc mẫu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm 3: mỗi HS đọc nối tiếp từng hàng cho đến hết bản danh sách.

- 2 – 3 nhóm đọc bài trước lớp. Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo, nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to, rõ ràng các câu hỏi, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe gợi ý, thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có bao nhiêu bạn?

Trả lời: Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có 8 bạn.

+ Câu 2: Bạn đứng ở vị trí số 6 đăng kí đọc truyện gì?

Trả lời: Bạn đứng ở vị trí số 6 – bạn Lê Thị

(4)

- GV mời 1 HS đọc to, rõ ràng các câu hỏi, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi. GV gợi ý:

+ Câu 1: Em có thể đếm tên các bạn HS, hoặc nhìn vào số thứ tự để tìm ra đáp án.

GV đặt thêm câu hỏi: Các bạn trong bản danh sách đó là những bạn nào?

+ Câu 2: Để biết được bạn đứng ở vị trí số 6 đăng kí đọc truyện gì, em hãy nhìn vào số thứ tự thứ 6, tìm tên bạn và nhìn sang cột bên phải (cột “Truyện”) để biết bạn đăng kí đọc truyện gì. GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy cho biết bạn ở vị trí số 6 tên là gì.

+ Câu 3: Em hãy nhìn tên truyện mà bạn số 6 đăng kí đọc, tìm các dòng có cùng tên truyện đó, gióng sang cột Họ và tên ở bên trái để tìm ra tên các bạn cùng đăng kí đọc truyện đó.

+ Câu 4: GV khuyến khích HS trả lời theo cách hiểu của các em.

- GV gọi các HS lần lượt trả lời từng câu hỏi và gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án.

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản 15p

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS (khuyến khích xung phong) đọc lại cả bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện tập theo văn bản. Cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS làm việc chung cả lớp, trả lời câu 1.

- GV chốt đáp án:

Câu 1: Tên học sinh trong bản danh sách được sắp xếp thế nào?

Trả lời: Tên học sinh trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- GV yêu cầu HS quan sát và đọc nhẩm lại bảng chữ cái do GV chiếu lên bảng.

Cúc, đăng kí đọc truyện Ngày khai trường.

+ Câu 3: Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6?

Trả lời: Các bạn cùng đọc truyện Ngày khai trường: Trần Trường An, Đỗ Duy Bắc.

+ Câu 4: Bản danh sách có tác dụng gì?

Trả lời:

 Nhìn vào danh sách, biết được số lượng HS.

 Dễ tìm tên người trong bảng danh sách.

 Biết được thông tin của từng người.

- 1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện tập theo văn bản. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc chung cả lớp, trả lời câu 1.

- HS nghe GV chốt đáp án.

- HS quan sát và đọc nhẩm lại bảng chữ cái do GV chiếu lên bảng.

- 2 – 3 HS đọc thuộc bảng chữ cái trước lớp.

- HS lắng nghe.

(5)

- GV mời 2 – 3 HS đọc thuộc bảng chữ cái trước lớp (GV hỗ trợ nếu cần thiết).

- GV nhận xét tiết học.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………..

__________________________________________

Tiếng việt

NGHE VÀ NÓI: NGÔI TRƯỜNG CỦA EM (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nói những điều em thích về trường của em, nói với người thân những điều em muốn trường mình thay đổi.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận hình ảnh của trống trường cũng có những cảm xúc như con người).

- Bồi dưỡng tình yêu trường lớp, cảm nhận được niềm vui đến trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

* Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 20p

* Nói những điều em thích về trường của em

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của câu 1 phần Nói và nghe trang 50, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS: Để nói những điều em thích về trường của em, đầu tiên em phải cho người khác biết những thông tin cơ bản về trường em: “Trường của em tên là gì?”,

“Ở đâu?”. Sau đó, em mới nói đến những điều khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hàng ngày.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, mỗi bạn giới thiệu về ngôi trường và điều mình thích ở trường.

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả trước

Tranh vẽ 1 bạn nhỏ đang học bài.

- 1 HS đọc to yêu cầu của câu 1 phần Nói và nghe trang 50. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp, mỗi bạn giới thiệu về ngôi trường và điều mình thích ở trường.

- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý cho cách

(6)

lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý cho cách nói của các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án, chuyển sang nội dung tiếp theo.

* Em muốn trường mình có thay đổi gì Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Chúng ta vừa cùng nhau chia sẻ những điều chúng ta thích ở trường. Vậy còn có điều gì khiến em chưa thích lắm và muốn trường mình thay đổi hay không? Điều ấy liên quan đến cơ sở vật chất, liên quan đến việc học, việc thi, các hoạt động ngoại khóa hay thầy cô, bạn bè?

Em hãy suy nghĩ và chia sẻ cùng cả lớp.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Vận dụng 10p Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt: Dựa vào những điều vừa chia sẻ trước lớp, em hãy chia sẻ những điều này lại với người thân của mình.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để tập chia sẻ.

- GV mời một số HS đóng vai và chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, góp ý, yêu cầu HS chia sẻ với người thân khi trở về nhà.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại nội dung chính:

+ Đọc – hiểu bài thơ Cái trống trường em;

+ Viết đúng chữ hoa Đ, câu ứng dụng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn;

+ Nói được điều em thích và điều em muốn thay đổi về trường học của em.

- GV đặt câu hỏi để HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS;

nói của các bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, suy nghĩ về những điều muốn trường thay đổi và chuẩn bị chia sẻ trước lớp.

- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo cặp để tập chia sẻ.

- Một số đóng vai và chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, chia sẻ với người thân khi trở về nhà.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe, kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe khi trở về nhà.

(7)

khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

________________________________________

Chiều:

Tập viết (Tiết 1) CHỮ HOA Đ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và nhỏ, viết câu ứng dụng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

- Có năng lực trong viết chữ đẹp. Hiểu được ý nghĩa câu ứng dụng của bài.

- Bồi dưỡng cách ứng xử hòa nhã với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Đ - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ “Nét chữ nết người”

- GT vào bài: Chữ hoa D

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chữ hoa Cách tiến hành:

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa Đ và hướng dẫn HS quan sát mẫu chữ: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa:

+ Độ cao: 5 li;

+ Độ rộng: 4 li;

+ Quy trình viết:

Nét 1: tương tự khi viết chữ hoa D. Đó là kết hợp của hai nét cơ bản lượn hai đầu (dọc) và cong phải nối liền nhau. Hai nét tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

Nét 2: thẳng ngang ngắn.

- GV yêu cầu HS tập viết chữ D vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết. (GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi một số HS trình bày bài viết.

- GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp.

- GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi các em, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung

1-2 HS đọc.

- HS tập viết chữ Đ vào bảng con, sau đó viết vào vở tập viết.

(8)

mới.

* Viết ứng dụng Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng, sau đó hướng dẫn HS:

+ Viết chữ viết hoa Đ đầu câu;

+ Cách nối chữ hoa và chữ thường: Nét 1 của chữ i cách nét cong phải của chữ cái Đ nửa ô li;

+ Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa Đ, g, h, k cao 2,5 li (chữ g 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ cái đ cao 2 li; chữ cái t cao 1,5 li; chữ các chữ còn lại cao 1 li;

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu nặng đặt dưới chữ cái o, ô, dấu huyền đặt trên chữ a;

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái n của tiếng khôn.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở. (GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi một số HS trình bày bài viết.

- GV hướng dẫn, chữa một số bài trên lớp.

- GV đánh giá, nhận xét, khen ngợi các em, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- HS viết vào bảng con chữ D - HS trình bày trước lớp.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc to câu ứng dụng, cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát, nghe hướng dẫn.

- HS viết vào vở tập viết.

- Một số HS trình bày bài viết.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_________________________________________

Tiếng việt Chính tả (Tiết 5)

NGHE – VIẾT: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM. PHÂN BIỆT g/gh, s/x, hỏi/ngã I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng chính tả bài Cái trống trường em (từ Buồn không hả trống đến Tùng!

Tùng! Tùng!).

- Trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k; s/x (hoặc tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã).

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo; cảm nhận được niềm vui đến trường; có khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(9)

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- Gv tuyên dương.

2. Hình thành kiến thức mới 15p 1. Nghe – viết

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Trước khi viết

- GV dùng máy chiếu để trình chiếu đoạn chính tả cần viết: bài Cái trống trường em (từ Buồn không ha trống đến Tùng! Tùng!

Tùng!).

- GV đọc đoạn thơ sẽ viết chính tả cho HS nghe.

- GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả và nêu yêu cầu khi nghe – viết:

+ Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, viết hoa các chữ sau dấu chấm than.

+ Viết những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. VD: im lặng, trên giá, trống, đi vắng, mừng vui,...

+ Chú ý các dấu câu: dấu châm hỏi, dấu chấm than (5 lần xuất hiện) và dấu hai chấm.

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- GV mời 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.

Hoạt động 2: Viết

- GV đọc tên bài, đọc từng câu cho HS viết vào vở. GV chú ý đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV yêu cầu HS đổi vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- GV gọi HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi các em.

3. Vận dụng 15p

* Dựa vào tranh, viết từ ngữ có tiếng bắt

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, phát hiện các hiện tượng chính tả.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe – viết.

- HS đổi vở chéo cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện yêu cầu, hoàn thành BT.

- Cả lớp đối chiếu kết quả theo hướng dẫn của GV.

(10)

đầu g hoặc gh Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu câu 2 phần Nói và nghe SGK trang 52: Dựa vào tranh, viết từ ngữ có tiếng bắt đầu g hoặc gh.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tìm và viết vào vở tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh phù hợp với sự vật được vẽ trong tranh.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án:

+ Hình 1: ghế/ bàn ghế.

+ Hình 2: ghim/ cái ghim.

+ Hình 3: gà/ gà mẹ, gà con/ đàn gà;...

* Chọn a hoặc b Cách tiến hành:

Hoạt động 1:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3a SGK trang 52: Chọn s hoặc x thay cho ô vuông rồi giải câu đố.

- GV hướng dẫn HS làm bài theo cặp: chọn s hoặc x thay cho ô vuông ở đoạn thơ, viết từ đã hoàn thành vào vào vở.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án.

Hoạt động 2:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3b SGK trang 53: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.

- GV hướng dẫn HS làm bài theo cặp: chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm, viết từ đã hoàn thành vào vào vở.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả trước

- HS lắng nghe.

- HS làm BT theo cặp:

+ Giữa đám lá mượt xanh Treo từng chùm chuông nhỏ Trắng xanh và hồng đỏ Bừng sáng cả vườn quê

(Là quả gì?) + Cầu gì không bắc ngang sông

Không trèo qua suối mà chồng lên mây?

(Là gì?) - Một số HS báo cáo kết quả trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe hướng dẫn, làm bài tập:

Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi Mỗi khi người đi Mắt buồn ngủ miết Người về mắt vui Thức không biết mệt

(Theo Đặng Vương Hưng) - Một số HS báo cáo kết quả trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

(11)

lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

______________________________________

TC TIẾNG VIỆT ÔN TẬP A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

ĐI HỌC ĐỀU

Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.

- Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng...

Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt".

Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.

PHONG THU

II. DỰA VÀO BÀI ĐỌC, KHOANH VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT HOẶC LÀM THEO YÊU CẦU:

1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?

A. các bạn học sinh B. bạn Sơn C. học sinh và giáo viên 2. CÔ GIÁO NHẮC NHỞ HỌC SINH ĐIỀU GÌ?

A. Học sinh cần chịu khó làm bài.

(12)

Từ ngữ chỉ sự vật Mái tóc bà

Đôi mắt Hai má

Từ ngữ chỉ đặc điểm ửng hồng long lanh bạc trắng B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.

C. Học sinh nên đi học đều.

3. VÌ SAO CẦN ĐI HỌC ĐỀU?

A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.

B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.

C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.

4. EM THẤY SƠN LÀ BẠN HỌC SINH CÓ ĐỨC TÍNH GÌ ĐÁNG QUÝ?

III. LUYỆN TẬP:

5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau:

Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi.

6.GẠCH DƯỚI TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM CÓ TRONG CÂU SAU:

Đất trời trắng xóa một màu, mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột.

7.ĐIỀN R/D/GI VÀO CHỖ CHẤM

để …. ành ….ành chiến thắng

tranh …..ành đọc …ành mạch

6. NỐI TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬ T VỚI TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIÊM CHO PHÙ HỢP:

7. Đặt với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:

a. sạch sẽ: ………..

b. chăm ngoan: ……….

7. CHỌN TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM THÍCH HỢP VÀO CHỖ CHẤM ĐỂ HOÀN THÀNH CÁC CÂU SAU:

(chăm ngoan, đẹp, hay)

a. Bạn Chi lớp em hát rất ……….

b. Bạn có thể vẽ những bức tranh rất

………

(13)

Từ ngữ chỉ sự vật Mái tóc bà

Đôi mắt Hai má

Từ ngữ chỉ đặc điểm ửng hồng long lanh bạc trắng IV. LUYỆN TẬP:

8. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau:

Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi.

9. GẠCH DƯỚI TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM CÓ TRONG CÂU SAU:

Đất trời trắng xóa một màu, mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột.

10.ĐIỀN R/D/GI VÀO CHỖ CHẤM

để …. ành ….ành chiến thắng

tranh …..ành đọc …ành mạch

11.NỐI TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT VỚI TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM CHO PHÙ HỢP:

12.Đặt với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:

a. sạch sẽ: ………..

b. chăm ngoan: ……….

13.CHỌN TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM THÍCH HỢP VÀO CHỖ CHẤM ĐỂ HOÀN THÀNH CÁC CÂU SAU:

(chăm ngoan, đẹp, hay)

a. Bạn Chi lớp em hát rất ……….

b. Bạn có thể vẽ những bức tranh rất ………

_______________________________________

SINH HOẠT DƯỚI CỜ - HĐTN BÀI 6: GÓC HỌC TẬP CỦA EM I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Biết sắp xếp góc học tập ngăn nắp.

(14)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

- Văn nghệ: tiết mục với nội dung góc học tập 2. Học sinh: Văn nghệ

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Hát, đọc thơ về đồ dùng học tập. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS hát, đọc thơ đồ dung học tập - GV cho HS hỏi:

+ Bài hát nhắc đến những vật gì?

+ Tác dụng của đồ vật đó?

+ Bảo quản như thế nào?

+ Nó có mối quan hệ gì với nhà trường, học sinh?

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS hát, đọc thơ đồ dung học tập -HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………..._

_________________________________________________________________________

(15)

Ngày soạn: 09/10/2021

Ngày giảng: Thứ 3/12/10/2021

Buổi sáng Toán

BÀI 19: BẢNG TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng trừ).

- Chăm chỉ làm bài, có trách nhiệm khi làm việc nhóm. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra sí số lớp

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.

- HS thực hành với đồ vật thật, chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tìm kết quả từng phép trừ (có

- HS tham gia vào trò chơi cùng GV

- HS nhận xét về đặc điểm của các phép

(16)

nhớ) trong phạm vi 20 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Chẳng hạn: 11-3-8; 12-5-7; 16-8-8;

15-9-6;...

- GV tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm. Bạn A rút một thẻ, đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau). Mỗi bạn trong nhóm thông báo kết quả tính của mình và ghi lại vào bảng nhóm.

Như vậy, các bạn trong nhóm đã tự lập được Bảng trừ của nhóm mình.

- HS sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành Bảng trừ như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một Bảng trừ trước mặt.

- GV giới thiệu Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong Bảng trừ

- GV tổng kết: Có thể nói:

Cột thứ nhất được coi là: Bảng 11 trừ đi một số Cột thứ hai được coi là: Bảng 12 trừ đi một số.

Cột thứ ba được coi là: Bảng 13 trừ đi một số

……….

Cột thứ tám được coi là: Bảng 18 trừ đi một số.

Bước đầu HS có thể làm việc như sau:

+ Từng bạn đọc thẩm Bảng trừ.

+ Hai bạn kiểm tra nhau: một bạn đọc phép tính, bạn kia kiểm tra và sửa cho bạn.

+ Để củng cố kết quả tính trong Bảng trừ, HS sẽ làm các bài tìm kết quả phép tính

3. LUYỆN TẬP 15p Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- GV yêu cầu HS làm cá nhân

- HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng trừ để tìm kết quả).

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

- GV lưu y cho HS: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. Nếu HS chưa nhẩm được ngay thì vẫn có thể dùng que tính... để tìm kết quả.

- GV hướng dẫn HS vận dụng Bảng trừ (có nhớ)

trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20

- HS đưa ra phép trừ và đổ nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).

- HS đọc Bảng trừ, tập sử dụng Bảng trừ (để tra cứu kết quả phép tính) và tiến tới ghi nhớ Bảng trừ.

- HS thực hiện phép trừ theo hướng dẫn của GV

- HS chú ý nghe GV hướng dẫn

- HS làm bài tập theo hình thức cá nhân

- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn, trao đổi đáp án

(17)

trong phạm vi 20 để tính nhẩm

- GV nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm cũng cố kĩ năng tính nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đổ nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 12 – 6, 14 – 8; 15 – 7...

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em ôn lại được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập em nhắn bạn điều gì?

- HS chú ý lắng nghe GV dặn dò

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

__________________________________________

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 6)

TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, ĐẶC ĐIỂM. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ chỉ sự vật, đặc điểm. Đặt được câu nêu đặc điểm của sự vật.

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (các đồ vật HS thường có hoặc thường thấy ở trường, lớp), đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật.

- Biết yêu quý sự vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Gọi HS nêu 1 số từ chỉ hoạt động ở tiết trước.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu bài tập 1 phần Luyện từ và câu SGK trang 53: giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm việc theo căp, giải các câu đố a, b, c để tìm từ ngữ chỉ đồ vật.

- GV chốt lại: Tên các đồ vật các em tìm được là đồng hồ, bút chì, tẩy/ gôm. Đó là

- HS nêu

- 1 HS đọc to và xác định yêu cầu bài tập 1 phần Luyện từ và câu SGK trang 53: giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật.

(18)

các từ chỉ đồ vật.

* Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố trên

Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 SGK trang 53: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố trên.

- GV làm mẫu.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV tổ chức chữa bài, thống nhất đáp án.

* Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp

Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu bài tập 3 SGK trang 53:

Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.

- GV hướng dẫn HS: Trong câu “Thân trống nâu bóng”, “thân trống” là đồ vật, còn “nâu bóng” là đặc điểm của đồ vật, giúp ta hình dung được về thân trống với màu nâu bóng. Hay trong câu “Cái thước rất dài”, “cái thước” chính là đồ vật, còn

“dài” là tính chất của “cái thước”, giúp ta nhận biết đó là một cái thước có chiều dài hơn mức bình thường. Tương tự như vậy, các em hãy suy nghĩ và đặt câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi em tự đặt một câu.

- GV mời một số HS phát biểu.

- GV mời một số HS khác nhận xét câu của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chữa bài.

- GV nói thêm về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn, bảo vệ các đồ vật của trường, của lớp.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện viết về trẻ em làm việc nhà.

- GV nhận xét giờ học.

- HS làm việc theo căp, giải các câu đố a, b, c để tìm từ ngữ chỉ đồ vật:

+ Câu đố a: chiếc đồng hồ.

+ Câu đố b: cái bút chì.

+ Câu đố c: cục tẩy (gôm).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm việc theo cặp:

a. chậm, khoan thai, dài, nhanh.

b. dài.

c. nhỏ, dẻo.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe, chữa BT.

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ, mỗi em tự đặt một câu. VD:

+ Chiếc cặp mới tinh.

+ Bút chì rất nhọn.

+ Cục tẩy trắng xóa.

+ Viên phấn trắng tinh.

+ Cái bảng rất sạch.

- Một số HS phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét câu của bạn.

- HS lắng nghe.

(19)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

______________________________________

Buổi chiều Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 7)

LẬP DANH SÁCH HỌC SINH (TỔ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết lập danh sách học sinh, tổ.

- Hiểu nội dung thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách.

- Sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các sự vật quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Chơi trò chơi: Đọc tên các bạn có trong tổ nối tiếp.

2. Thực hành, luyện đọc 30p

* Đọc danh sách học sinh và trả lời câu hỏi

Cách tiến hành:

- GV nêu mục đích của bài tập 1: Bài tập này chủ yếu cho HS quan sát thêm một mẫu danh sách để thực hành lập danh sách ở bài tập 2. GV nhắc lại cách đọc danh sách đã học.

- GV mời 1 – 2 HS đọc bản danh sách trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập:

+ Từng em đọc thầm bản danh sách.

+ Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi và mời các bạn trả lời.

+ Cả nhóm nhận xét.

- HS trả lời

- HS lắng nghe, xác định yêu cầu BT: Đọc danh sách học sinh và trả lời câu hỏi.

- 1 – 2 HS đọc bản danh sách trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- Các nhóm làm việc:

a. Tổ 1 lớp 2B có 8 học sinh. Đó là các bạn:

 Nguyễn Hải Anh;

 Đỗ Thị Thanh Bình;

 Nguyễn Văn Cường;

 Trần Minh Đức;

 Lê Hương Giang;

(20)

- GV mời các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung cho nhau.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

* Lập danh sách tổ em đăng kí tham gia câu lạc bộ của trường

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 SGK trang 54.

- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm:

+ Bước 1: Viết họ tên các bạn trong tổ.

+ Bước 2: Sắp xếp tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái.

+ Bước 3: Tìm hiểu nguyện vọng đăng kí tham gia câu lạc bộ của từng bạn.

- GV yêu cầu các nhóm đối chiếu kết quả làm việc và góp ý bài cho nhau.

- GV nhận xét kết quả làm bài của HS.

 Nguyễn Thị Thanh Hương;

 Trịnh Cao Khải;

 Trần Hải Phong.

b. Có 4 bạn đăng kí đi tham quan Lăng Bác.

Đó là các bạn:

 Đỗ Thị Thanh Bình;

 Nguyễn Thị Thanh Hương;

 Trịnh Cao Khải;

 Trần Hải Phong.

c. Có 4 bạn đăng kí đi tham quan Bảo tàng Dân tộc học. Đó là các bạn:

 Nguyễn Hải Anh;

 Nguyễn Văn Cường;

 Trần Minh Đức;

 Lê Hương Giang.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung cho nhau.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 2 SGK trang 54:

Lập danh sách tổ em đăng kí tham gia câu lạc bộ của trường.

- HS lắng nghe để hoàn thành BT theo nhóm:

+ Nhóm trưởng phân công các thành viên thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.

+ Cả nhóm trao đổi, lập danh sách theo mẫu.

- Các nhóm đối chiếu kết quả làm việc và góp ý bài cho nhau.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

(21)

HĐTN

GỌN GÀNG, NGĂN NẮP.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- HS biết sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân gọn gàng.

- HS nêu được lợi ích của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

- Giúp HS thấy rằng để trở thành người ở gọn gàng không khó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, 4 – 5 chiếc chăn mỏng (Nếu lớp có học bán trú thì dùng chăn ở phòng ngủ HS). Thẻ chữ: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP.

- HS: Sách giáo khoa; Áo sơ-mi, áo phông III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi: Ai nhanh ai đúng

- Cách chơi:Dùng thẻ (tấm bìa) có hình ảnh đồ dùng cá nhân. YCHS lựa chọn thẻ cho vào đúng chiếc hộp tương ứng để phân loại.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động : Nói lời khuyên khi

bạn không muốn dọn đồ sau khi sử dụng.

- GV đề nghị HS cùng nhớ lại việc làm của mình hằng ngày bằng những câu hỏi:

+ Buổi sáng, khi thức dậy, em có gấp chăn, sắp xếp giường gọn lại không?

+ Em có thể tự treo và gấp quần áo của mình chưa?

+ Đồ chơi khi chơi xong em có xếp gọn lại không?

+ Theo các em, nếu để đồ dùng cá nhân không đúng chỗ, không gọn, điều gì có thể xảy ra? Ngược lại, nếu xếp chúng gọn gàng thì sao?

- YCHS thảo luận nhóm 4 sắm vai cậu bé không muốn dọn đồ với các tình huống sau:

+ Lúc ngủ dậy: “Ôi! Tại sao lại phải gấp chăn cơ chứ! Tối đằng nào mình cũng phải

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- 2-3 HS nêu.

- 2-3 HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm 4 đóng vai

(22)

ngủ nữa!”.

+ Khi quần áo thay ra không treo lên mắc:

“Ôi, việc gì phải treo chứ! Vắt lên ghế tìm dễ hơn!”.

- Mời hs nhận xét - GV nhận xét

- GV mời các HS khác đưa ra lời khuyên, thuyết phục bạn bằng cách phân tích tác hại của việc không cất gọn đồ dùng sau khi sử dụng.

- GV kết luận: Nếu nhà cửa luôn gọn gàng và không phải tìm đồ dùng cá nhân khi cần, chúng ta tiết kiệm được thời gian. Nếu không cất đồ dùng ngăn nắp sau khi sử dụng, chúng ta sẽ luôn nhầm lẫn, mất thời gian đi tìm đồ đạc, hay bị đi muộn.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

- GV mời 1 – 2 HS lên thử gấp áo sơ-mi và áo phông theo cách các em đang biết.

+ GV nhận xét và hướng dẫn cách gấp áo, gấp chăn.

- YCHS ngồi theo tổ để cùng gấp áo, gấp chăn và sắp xếp trong thời gian quy định.

+ GV nhận xét và khen tặng các tổ thực hành tốt.

- GV kết luận: Gấp áo, gấp chăn thật dễ dàng và sắp xếp gọn cũng thật vui, bạn nào cũng làm được tốt.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy sắp xếp tủ quần áo của em và của gia đình cho gọn gàng với bí kíp:

“Gấp quần áo. − Xếp quần áo theo bộ hoặc theo loại. − Lọc những quần áo không dùng để ra ngoài”.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe

- 1- 2 HS thực hiện

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_____________________________________

Ngày soạn: 09/10/2021

(23)

Ngày giảng: Thứ 4/13/10/2021

Toán

BÀI 19: BẢNG TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (2 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng trừ).

- Chăm chỉ làm bài, có trách nhiệm khi làm việc nhóm. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra sĩ số lớp

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.

- HS thực hành với đồ vật thật, chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

2. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 20p Bài tập 2

- GV yêu cầu HS thực hiện tính trừ để tìm kết quả rồi chọn kết quả tương ứng ghi trên mỗi cây nấm.

- GV hướng dẫn HS cách làm bài: thảo luận với bạn về chọn số chỉ kết quả thích hợp, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân, chia sẻ trước lớp.

- GV ổ chức thành trò chơi chọn thẻ kết quả để gắn kết quả với thẻ “phép tính” tương ứng.

- GV nhận xét, cho điểm

- HS tham gia vào trò chơi cùng GV

- HS thực hiện bài tập

(24)

Bài tập 3

- GV yêu cầu HS tự làm bài 3, nêu phép tính thích hợp cho từng ô còn thiếu.

- HS trao đổi với bạn và giải thích lí do lựa chọn phép tính thích hợp.

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, nhận xét Bài tập 4

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

4. VẬN DỤNG 10p Cách thức tiến hành:

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- GV khuyến khích HS nêu một vài tình huống tương tự.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Hôm nay các em biết thêm được điều gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tim tình huống thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 13 – 7-6.

Trả lời: Giàn gấc nhà bà Nga còn 6 quả chưa chín.

- HS thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời cảm nhận cá nhân trước lớp - HS chú y

Hs tự trả lời

- HS chú ý lắng nghe GV dặn dò

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

(25)

………..

________________________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI (Tiết 9 +10) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ Yêu lắm trường ơi!, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường. Hiểu được nội dung bài đọc. Từ bài thơ và tranh minh họa nhận biết được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học; có khả năng quan sát các sự vật xung quanh;

biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương và gắn bó dành cho trường lớp, thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - ƯDCNTT

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV chiếu clip “Em yêu trường em” của nhạc sĩ Hoàng Vân cho HS hát theo clip.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Có những sự vật nào được nhắc đến trong bài hát? Bài hát nói về điều gì?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, sau đó chốt lại nội dung thảo luận.

- GV dẫn dắt: Có một bạn nhỏ cũng rất yêu ngôi trường của mình. Chúng ta hãy lắng nghe xem bạn nhỏ nói gì về ngôi trường đó qua bài thơ Yêu lắm trường ơi! của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh: lớp

- HS hát theo.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Những sự vật được nhắc đến trong bài hát:

cô giáo, bạn thân, bàn ghế, sách vở, trường,...

+ Bài hát nói về tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho trường lớp, cô giáo, bạn bè,...

- HS quan sát tranh.

- HS đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS đọc thầm theo.

(26)

học, có hai bạn nhỏ đang trao đổi bài. Bên ngoài lớp học, cành lá xòe rộng ngang khung cửa sổ. Có hai chú chim đang đậu trên cành. Dưới sân trường, các bạn HS đang vui chơi.

- GV nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương để HS đọc:

ngọt ngào, khúc khích.

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, đọc đúng, biểu cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình “em”.

- GV hướng dẫn HS cách đọc bài thơ:

giọng đọc chậm rãi, ngữ điệu nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi trường; ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi lâu sau mỗi đoạn thơ.

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp bài đọc (mỗi HS đọc một khổ thơ, theo thứ tự của bài thơ cho đến hết bài) để HS biết cách luyện đọc theo nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm luyện đọc. (GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài).

- GV mời một số nhóm đọc bài trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của các bạn.

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ Yêu lắm trường ơi!.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Vận dụng 20p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV lần lượt nêu yêu cầu của từng câu hỏi:

+ Đối với câu 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh: Nội dung trong các bức tranh là gì? Em hãy tìm khổ thơ có nội dung tương ứng.

- HS nghe GV hướng dẫn.

- 5 HS đọc mẫu cho cả lớp.

- Các nhóm luyện đọc.

- Một số nhóm đọc bài trước lớp.

- HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của các bạn.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(27)

+ Đối với câu 2: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. (GV gợi ý HS đọc khổ thơ thứ hai).

+ Đối với câu 3: GV hướng dẫn HS chú ý đến những câu thơ, đoạn thơ bắt đầu bằng

“Em yêu” hay “yêu”, v.v…

+ Đối với câu 4: GV gợi ý HS đọc khổ thơ 4.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án.

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản 15p

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đọc nối tiếp và diễn cảm bài thơ.

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của phần Luyện tập theo văn bản. Cả lớp đọc thầm

- HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi trong nhóm:

Câu 1: Đọc khổ thơ tương ứng với từng bức tranh

+ Tranh 1: Mỗi giờ ra chơi… Bạn nào cũng xinh;

+ Tranh 2: Yêu lớp học em… Quạt gió mát vào;

+ Tranh 3: Có đêm trong mơ… Cùng bạn đùa vui.

Câu 2: Những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi:

Hồng hào gương mặt Bạn nào cũng xinh

Câu 3: Bạn nhỏ yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim hót xôn xao như khúc nhạc trên vòm lá xanh, yêu khung cửa sổ có bàn tay lá quạt gió mát.

Câu 4: Khi không đến lớp, bạn nhỏ nhớ về cô giáo:

Lời cô ngọt ngào Thấm từng trang sách

- Một số HS trả lời trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc diễn cảm lại bài thơ.

- HS đọc yêu cầu của phần Luyện tập theo văn bản.

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập:

Câu 1: Từ nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp?

Trả lời: từ yêu.

Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.

Trả lời:

Gương mặt các bạn hồng hào; Lời cô ngọt ngào; Sân trường nhộn nhịp.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

(28)

theo.

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập.

- GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt đáp án.

- GV nhận xét tiết học.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………..

_________________________________________________________________________

Ngày soạn:09 /10/2021

Ngày giảng: Thứ 5/14/10/2021

Tiếng việt Đọc mở rộng (tiết 8) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS tự chủ, tự giác trong học tập. Bước đầu có những cảm nhận về vẻ đẹp của văn học.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với văn bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm bài đọc, máy tính, tivi…

- HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ sưu tầm tuần trước.

2. Thực hành, luyện tập 30p Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt: Trong buổi học trước, thầy/cô đã giao nhiệm vụ cho các em tìm đọc bài thơ, câu chuyện hoặc bài báo về thầy cô giáo. Bây giờ, các em hãy đọc cho cả lớp về các bài thơ, câu chuyện, bài báo đó.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

- Hs đọc bài.

(29)

+ Nêu tên bài thơ, câu chuyện, bài báo về thầy cô mình đã tìm được;

+ Cả nhóm cử một bạn đọc cho cả nhóm nghe;

+ Nêu những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.

+ Chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.

- GV mời một số HS khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn, nói về một số câu mà bản thân thấy tâm đắc.

- GV yêu cầu HS chép lại những câu thơ, câu văn yêu thích trong bài đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt những nội dung chính:

+ Biết cách đọc bản danh sách, hiểu được tác dụng của việc lập danh sách.

+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả.

+ Nhận biết từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm.

+ Biết lập danh sách tổ.

- GV mời HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị một bức tranh mà mình thích và đem đến lớp vào buổi học sau.

- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.

- Một số HS chia sẻ với lớp những thông tin mà mình quan tâm.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

\

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________

Toán

BÀI 20: LUYỆN TẬP (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

(30)

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2 2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, máy chiếu, KHDH - Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức hơi trò chơi “Truyền điện”: HS nêu một phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đố bạn tính nhẩm

- GV quan sát, nhận xét - GV dẫn dắt vào bài học 2. LUYỆN TẬP 30p Cách thức tiến hành:

Bài tập 1

- Cá nhân HS tự làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng và trừ nêu trong bài.

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- GV hướng dẫn HS sử dụng quan hệ giữa các phép tính cộng và trừ để thực hiện các phép tính.

Ví dụ: 8 + 3 = 11 thì 11 – 8 = 3.

- GV nhận xét đáp án, cho điểm Bài tập 2

- Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát các phép trừ ghi trong mỗi ngôi nhà, đối chiếu với các số biểu thị kết quả phép tính ghi trên mỗi đám mây nỗi lựa chọn số thích hợp với từng ô?

- GV yêu cầu HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính

- HS tham gia trò chơi

- HS tính nhẩm

- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và thực hiện phép tính

- HS trao đổi với bạn

(31)

Bài tập 3 (GIẢM TẢI)

a) GV yêu cầu cá nhân HS tự làm câu a. HS tìm kết quả các phép trừ nêu trong mỗi chia khóa rồi lựa chọn số chỉ kết quả thích hợp ghi trên từng chiếc khoá. HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

b) GV hướng dẫn HS làm các bài có hai phép tính trừ liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái qua phải

- GV gọi HS dưới lớp kiểm tra đáp án Bài tập 4

- GV yêu cầu HS chọn số trừ; lập hiệu; tính hiệu rồi nếu kết quả.

- GV tổ chức thành trò chơi theo nhóm, mỗi nhóm có thể nhận nhiệm vụ khác nhau với những số bị trừ khác nhau, HS chọn số trừ rồi tính hiệu.

Bài tập 5 (GIẢM TẢI)

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- GV nhận xét, cho điểm HS

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- HS nêu cảm nhận hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Em thích nhất hoạt động nào?

- Về nhà, em hãy tìm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân xem có còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 không. Tiết sau chia sẻ với cả lớp.

- HS tính nhẩm và trao đổi đáp án với bạn cùng bàn

- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính

- HS thực hiện theo nhóm

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 15 – 7 = 8.

Trả lời: Bác Súa còn lại 8 giỏ phong lan

- HS chú ý nghe GV dặn dò

(32)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Chiều Toán

BÀI 13: LUYỆN TẬP CHUNG (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hành cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. Thực hành vận dụng “Quan hệ cộng trừ"

và thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ

- Thông qua luyện tập thực hành về phép tính công, trừ (có nhỏ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (HS có thể đặt tính ra nháp để tìm kết quả hoặc tính theo cách riêng nhanh hơn của mình). Đổi chéo vở, kiểm

Vậy tổng thời gian cô công nhân để đi từ nhà đến trường không quá 57 phút và muốn có mặt ở trường trước 5h30, cô phải ra khỏi nhà muộn nhất lúc 4 giờ 33 phút...

Hỏi sau ba lần giao dịch như trên, trong tài khoản của ông X còn lại bao nhiêu tiền.

Đối với bài tính một cách hợp lí của biểu thức là tổng của các phân số, ta thường áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để nhóm các phân số có cùng mẫu số

Ta quy ước chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm).. Sau

Quy tắc trừ hai phân số có cùng mẫu (cả tử và mẫu đều dương) ta lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.. Tìm số phần

Số liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết trên Quốc lộ 1A: Quãng đường Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn dài khoảng: 16km; Quãng đường Lạng Sơn – Bắc Ninh dài..

a) Quan sát bảng trên ta thấy ở cột ga Gia Lâm hàng quãng đường ghi là 5 km, cột ga Hải Dương hàng quãng đường ghi là 57 km, cột ga Hải Phòng hàng quãng đường ghi là