• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 70

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (Khuyến khích học sinh tự đọc) Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp HS hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ

- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận và ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học).

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực văn học:

+ Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

+ Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.

- Trách nhiệm: Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp

* Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức và xác định được giá trị những bài học kinh nghiệm thông qua các câu tục ngữ

- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Yêu thương, trân trọng con người, cuộc sống.

* Tích hợp môi trường: Học sinh sưu tầm những câu tục ngữ liên quan đến môi trường.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng, các tư liệu liên quan - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi sắp xếp thể loại phù hợp c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện

(2)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

Hãy sắp xếp các câu sau đây vào hai nhóm theo thể loại thích hợp và lí giải vì sao lại sắp xếp như thế?

- Gọi HS trả lời câu hỏi.

- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.

- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.

1. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ 2. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

3. Công cha như núi Thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

4. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

Ca dao:1.3 Tục ngữ: 2.4

Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời thơ của dân ca kết hợp lời và nhạc để diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng người lao động. Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tục ngữ được sưu tầm và biên soạn thành sách. Cụ thể:

2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Hs hiểu được tục ngữ là gì và đặc điểm về nội dung, hình thức của tục ngữ

b. Nội dung: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu khái niệm tục ngữ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv gọi một hs đọc các câu tục ngữ

- Y/c hs theo dõi vào phần chú thích dấu * trong sgk - Hoạt động cá nhân

? Em hiểu như thế nào về tục ngữ?

? Cách hiểu ý nghĩa của tục ngữ?

1. Đọc, chú thích

2. Khái niệm tục ngữ

* Về hình thức: Là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu

(3)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ, tìm hiểu

Bước 3: Báo cá kết quả - Kết quả dự kiến

- 2 cách Nghĩa đen Nghĩa bóng

=> Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của tự nhiên.

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt

* Về sử dụng: Nhìn nhận, ứng xử, thực hành thêm sinh động, sâu sắc

* Về nội dung: Những kinh nghiệm về tự nhiên, lao động sản xuất con người, xã hội (nghĩa đen, nghĩa bóng)

2.2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Hs cảm nhận được những giá trị to lớn của tục ngữ

b. Nội dung: Nội dung, ý nghĩa các câu tục ngữ

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu những kinh nghiệm về thiên nhiên

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động cá nhân

? Trong văn bản này có 8 câu tục ngữ, em có thể chia chúng thành mấy nhóm? Hãy đặt tên cho các nhóm tục ngữ em vừa chia được?

? Tại sao những câu tục ngữ trên lại gộp trong một VB?

- Hoạt động nhóm tổ

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tổ và phát phiếu HT cho các nhóm, y/c các nhóm thảo luận. Mỗi nhóm một câu. Nhóm 1 câu 1, nhóm 2 câu 2, nhóm 3 câu 3

Nhóm 1

Câu hỏi Trả lời

? Phân tích nội dung, nghệ thuật của câu tục ngữ?

? Câu tục ngữ muốn khuyên điều gì?

Nhóm 2

Câu hỏi Trả lời

? Em hiểu “mau sao thì nắng” nghĩa là gì?

1. Những kinh nghiệm từ thiên nhiên

- Câu 1

Với cách nói quá và phép đối câu tục ngữ khẳng định đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn để khuyên nhủ con người sử dụng thời gian cho hợp lý và bảo vệ sức khỏe của mình

(4)

? Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?

? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? Nhắc nhở con ngư- ời điều gì?

Nhóm 3

Câu hỏi Trả lời

? Câu 3 có ý nghĩa gì? Em hiểu

“Ráng mỡ gà” như thế nào?

? Em hiểu như thế nào về bão?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ, thảo luận nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả

- Hs trả lời, đại diện nhóm trình bày kết quả - Kết quả dự kiến

+ Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.

+ Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất.

- Các hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng, bão, lụt) có liên quan trực tiếp đến sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi)

Nhóm 1

Câu hỏi Trả lời

? Phân tích nội dung, nghệ thuật của câu tục ngữ?

- Phép đối:

+ Đêm – ngày + Sáng – tối - Nói quá + Chưa nằm đã sáng + Chưa cười đã tối

=> Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng 5 và ngày tháng 10

? Câu tục ngữ muốn

khuyên điều gì? - Sử dụng thời gian cho hợp lí với công việc và giữ gìn sức khỏe

* GV: Trước đây nhân dân ta chưa có máy móc đo thời tiết nhưng bằng kinh nghiệm, trực giác và vốn sống họ đã nói một cách hồn nhiên, hóm hỉnh những nhận xét đúng về độ dài của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 (đêm mùa hè, ngày mùa đông)

Nhóm 2

Câu hỏi Trả lời

? Em hiểu “mau sao thì

nắng” nghĩa là gì? - Đêm nhiều sao thì hôm sau nắng

? Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?

- Vần lưng : nắng – vắng - Đối giữa hai vế

=> Nhấn mạnh sự khác biệt

- Câu 2

Câu tục ngữ dùng phép đối để đúc kết kinh nghiệm dự báo thời tiết nắng, mưa để sắp xếp công việc

- Câu 3

Câu tục ngữ là kinh nghiệm về dự báo thời tiết, khuyên người dân giữ gìn nhà cửa và hoa màu

(5)

về sao -> sự khác biệt về nắng, mưa

? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? Nhắc nhở con người điều gì?

- Trông sao đoán thời tiết mưa nắng -> nắm được thời tiết để chủ động sắp xếp công việc

* GV: Do tục ngữ dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng vì có hôm ít sao nhưng trời không mưa. Đấy là kinh nghiệm dự báo thời tiết mùa hè còn mùa đông “nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”

Nhóm 3

Câu hỏi Trả lời

? Câu 3 có ý nghĩa gì?

Em hiểu “Ráng mỡ gà” như thế nào?

- Ráng mỡ gà: Ráng vàng phía chân trời: Sắp có bão

? Em hiểu như thế nào

về bão? - Gió, mưa to, ngập lụt - Nhà cửa, cây cối đổ

=> Khuyên dân chủ động giữ

gìn nhà cửa, hoa màu

* GV: Xưa kia nhà ở của người nông dân chủ yếu bằng tranh, rạ...ngày nay ở vùng sâu, vùng xa phương tiện thông tin còn hạn chế -> Câu tục ngữ còn có tác dụng khuyên người dân chủ động phòng tránh mưa bão

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt

Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu những kinh nghiệm trong sản xuất

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động cá nhân

1. Câu 5 sử dụng nghệ thuật gì? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? Nhận xét gì về từ ngữ? Tác dụng?

2. Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?

3. Em hiểu “thì” và “thục” ở câu 8 như thế nào?

4. Kinh nghiệm được đúc kết là gì?

5. Câu tục ngữ này có gì đặc biệt? Tác dụng?

6. Câu tục ngữ này đi vào thực tế nông nghiệp nước ta như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trả lời

- Kết quả dự kiến

1. Đối vế: Tấc đất – tấc vàng -> Đất quý hơn vàng 2. Khuyên chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn đất đai 3. - Thì: thời vụ

- Thục: đất canh tác

4. Trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố nhưng thời vụ đặt lên hàng đầu

5. Gọn và đối xứng -> nhấn mạnh 2 yếu tố thời vụ và đất đai.

2. Những kinh nghiệm trong sản xuất

- Câu 5

Bằng hình ảnh so sánh, câu tục ngữ đề cao giá trị của đất và khuyên chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn đất - Câu 8

Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của 2 yếu tố: thời vụ và sức lao động của con người tạo nên năng suất bội thu

(6)

6. Cần gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất đai sau khi canh tác...

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

- Quan sát hình ảnh và chỉ ra sự mâu thuẫn với câu TN “ Tấc đất tấc vàng”?

Theo em, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Có hướng nào để khắc phục?

- Tổ chức cho HS thảo luận.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến.

Đất để ở, đất để cấy cày làm ăn, đất nuôi sống con người. Ca dao có câu:

“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

Đất có giá trị như vậy, nhưng hiện nay nhiều nơi đất đai bị bỏ hoang, bị xói mòn, bạc màu, ô nhiễm… Thủ lĩnh da đỏ Xi -at-tơn của đã tững cảnh báo : “Đất là mẹ.

Điều gì xảy ra với đất cũng sẽ xảy ra với những đứa con của đất”. Truyện ngụ ngôn có “Kho báu trong vườn cây”, “Lão nông và các con” cũng là để khẳng định giá trị to lớn của đất. Vậy trách nhiệm của chúng ta là trân trọng và bảo vệ đất đai- môi trường.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

- Hình ảnh trên gợi liên tưởng tới câu tục ngữ nào trong bài? Ngày nay, người nông dân vận dụng sáng tạo mô hình phát triển kinh tế như thế nào?

- Tổ chức cho HS thảo luận.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến.

-> Cần kết hợp linh hoạt giữa các nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó cũng chính là mô hình kinh tế vườn- ao- chuồng (V-A-C) mà nước ta đã áp dụng trong mấy chục năm gần đây trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của cha ông.

Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn hs tổng kết

? Nội dung, nghệ thuật của bài

- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc

- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết

- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng -> GV chốt -> Ghi nhớ, gọi 1 HS đọc

Tục ngữ ra đời từ rất lâu rồi, khi khoa học kĩ thuật chưa phát

3. Tổng kết 3.1. Nội dung 3.2. Nghệ thuật

3.3. Ghi nhớ: sgk

(7)

triển. Ông cha ta đã dùng kinh nghiệm thực tiễn để quan sát để đúc rút thành tri thức song không phải lúc nào cũng chính xác. Vì vậy, để phát huy tối đa bài học của của các câu tục ngữ, chúng ta cần kết hợp với khoa học khí tượng, vũ trụ để dự đoán chính xác hơn thời tiết và kết hợp với khoa học kĩ thuật trong trồng trọt chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Trò chơi: “Ai nhanh hơn” (3 phút)

- GV đưa vế câu tục ngữ và HS đoán vế còn lại?

(1) Con trâu là...

(2) Nắng tháng tám, ...

(3) Nhất nước, nhì phân, ...

(4) Tháng bảy kiến bò, ...

(5) Mau sao thì nắng, ...

(6) Gió heo may ...

(7) Trời nắng chóng trưa, ...

(8) Nuôi lợn ăn cơm nằm, ...

(9) Tháng hai trồng cà, ...

(10) Người đẹp vì lụa, ...

Bước 2; Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trả lời

- Kết quả dự kiến

(1) Con trâu là đầu cơ nghiệp (2) Nắng tháng tám, rám trái bưởi

(3) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

(4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

(5) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

(6) Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão.

(7) Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối (8) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

(9) Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

(10) Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, động viên, cho điểm 4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Hs biết vận dụng những kiến thức phần lý thuyết để làm bài tập/ tình huống gặp phải trong cuộc sống

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(8)

Tìm những câu tục ngữ cùng chủ đề.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs tìm

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Hs đọc những câu tục ngữ đã tìm đc - Kết quả dự kiến

- Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa.

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

- Rồng đen lấy nước thì nắng, Rồng trắng lấy nước thì mưa.

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

- Kiến đen tha trứng lên cao Thế nào cũng có mưa rào thật to.

Bước 4: Kết luận, nhận định

* Chương trình địa phương phần văn và TLV (khuyến khích hs tự đọc) - Sưu tầm ca dao, tục ngữ địa

phương

? Em hiểu như thế nào về cụm từ

“Lưu hành ở địa phương”?

- Ca dao, tục ngữ có mặt được sử dụng ở địa phương chứ không phải là nói về địa phương

- GV nêu yêu cầu về nội dung, cách sưu tầm, thời gian

- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, gv nhận xét cho điểm

- Gv cho hs thảo luận các câu hỏi trong phần đọc - hiểu vb

- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

1. Giới hạn

- Đông Triều – Quảng Ninh - 20 câu

2. Nguồn sưu tầm

- Hỏi cha, mẹ, người già, nhà văn - Tìm trong sách báo địa phương 3. Nội dung

- Nói về sản vật, di tích, thắng cảnh danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương

4. Cách sưu tầm

- Chép vào vở hoặc sổ tay văn học - Phân loại: tục ngữ, ca dao, dân ca - Sắp xếp theo chữ cái a, b, c

5. Thời gian sưu tầm: 2 tuần -> 1 tháng

6. Đọc văn bản Vân Đồn trong sgk chương trình địa phương (30-31)

(9)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 71

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản nghị luận

- Nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận 2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập;

phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực văn học: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Ý thức được ý nghĩa quan trọng của văn nghị luận để học tập nghiêm túc hơn

- Chăm chỉ: ý thức sưu tầm tục ngữ, ca dao theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: - Một số bài nghị luận mẫu, SGK, giáo án, bảng phụ...

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ: GV đưa tình huống Trong giờ sinh hoạt các bạn tranh cãi sôi nổi quanh việc có bầu Nam là học sinh ưu tú trong học kì I hay không. Vấn đề là có đôi lần Nam đã đi học muộn. Là bạn thân của Nam hiểu rõ lí do vì sao Nam đi muộn hãy chứng minh Giúp để Nam được bình chọn

- Phương án thực hiện:

+HS hoạt động cá nhân + Thời gian: 2 phút

(10)

- Dự kiến sản phẩm: Các cách xử lí tình huống của học sinh Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

-. Học sinh : Hoạt động cá nhân-> trình bày

-Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh Bước 3. Báo cáo kết quả

- GV gọi 1->2 học sinh trả lời.Các em khác bổ sung(nếu cần) Bước 4. Nhận xét, đánh giá

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá:

=> Vào bài: Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhu cầu nghị luận

a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhu cầu nghị luận là vô cùng cần thiết trong cuộc sống

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu tar lời của hs d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu về nhu cầu nghị luận

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động cá nhân

? Trong cuộc sống, em có thường gặp các vấn đề như kiểu câu hỏi:

- Vì sao em đi học?

- Vì sao con người cần có bạn bè?

- Vì sao em thích đọc sách?

- Thế nào là sống đẹp? Nếp sống văn minh là gì?

? Khi gặp những câu hỏi đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như miêu tả, biểu cảm hay không?

Vì sao?

? Để thuyết phục người đọc người nghe về những vấn đề trên (hay để trả lời những câu hỏi ấy), trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình nguười ta thường sử dụng các văn bản như xã luận, bài bình luận....Hãy kể tên một số kiểu văn bản khác mà em biết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: suy nghĩ, trình bày

- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình

1. Nhu cầu nghị luận

1.1. Khảo sát, phân tích ngữ

liệu

* Trong đời sống chúng ta thường gặp các vấn đề và câu hỏi như

- Vì sao em đi học?

- Vì sao con người cần có bạn bè?

- Vì sao em thích đọc sách?

- Thế nào là sống đẹp? Nếp sống văn minh là gì?

(11)

- Học sinh khác bổ sung

* Sản phẩm dự kiến

1. Đó là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến ta phải bận tâm và cần giải quyết.

2. Không. Vì Kể: mang tính chất cụ thể...hình ảnh Miêu tả: Dựng chân dung nhân vật Biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc, tình cảm...

còn văn nghị luận có lập luận mạch lạc, rõ ràng và dẫn chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề.

+ Tự sự là thuật, kể câu chuyện đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể – hình ảnh, vẫn chưa thể có sức thuyết phục khái quát, chưa có khả năng thuyết phục người đọc, người nghe, làm cho họ thấu tình đạt lí

+ M/tả là dựng tả chân dung cảnh, người, sự vật, sinh hoạt... kkông có sức khái quát

Biểu cảm cũng có sử dụng lí lẽ nhưng chủ yếu vẫn là tình cảm, cảm xúc và mang tính chủ quan cảm tính nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề đó nêu một cách thấu tình đạt lí-> Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ làm cho lập luận sắc bén, thêm sức thuyết phục.

- Một vài kiểu văn bản nghị luận thường gặp:

Xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các bài nghiên cứu, phê bình, hội thảo khoa học, trao đổi về học thuật trên các báo và tạp chí chuyên ngành...

3.

- Tại sao chúng ta phải bảo vệ biển?

- Hút thuốc lá mang lại hậu quả gì?

- Tại sao cần phải từ bỏ những thói quen xấu?

- Vì sao em thích đọc sách?

- Làm thế nào để học giỏi môn ngữ văn?

- Muốn xây dựng một tình bạn đẹp chúng ta phải làm gì?

=> Dùng văn nghị luận vì văn nghị luận dùng lý lẽ để phân tích, bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề .

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở

- GV bổ sung, nhấn mạnh:

Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện . Miêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật . Biểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm đều không có sức thuyết phục . Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh,

1.2. Ghi nhớ 1: sgk(9)

(12)

truyền hình, ta thường gặp những kiểu văn bản : Xã luận, bình luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, tạp chí văn học, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,...…)

HĐ 2: Khái niệm văn nghị luận

a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là văn nghị luận . b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ: hướng dẫn hs tìm hiểu về văn nghị luận Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản “Chống nạn thất học”

- Hoạt động cá nhân

1. Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?

2. Để thể hiện mục đích ấy bài viết nêu ra ý kiến gì?

Những ý kiến đó được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn thể hiện?

3. Câu mang luận điểm có đặc điểm gì?

4.

Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Vì sao dân ta ai cũng phải biết

đọc, biết viết?

Chống nạn mù chữ có thực hiện được không?

Bằng cách nào?

Dẫn chứng

Theo em ngoài luận điểm rõ ràng văn nghị luận cần phải đảm bảo những yêu cầu nào nữa?

6. Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Tại sao?

7. Những tư tưởng, quan điểm mà bài văn có giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, gv quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích chống giặc dốt (Giết giặc dốt là một trong 3 loại giặc sau CM T8: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm)

2. Trong thời kì Pháp, chúng thực hiện chính sách ngu dân. Dẫn chứng: số người dân Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95%.

- Luận điểm (nói cái gì?)

2.1. Khảo sát, phân tích ngữ

liệu

* văn bản chống nạn thất học - Mục đích: Giết giặc dốt

- Ý kiến:

+ Nạn thất học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp đem lại

+ Người đọc thực hiện: Toàn dân Việt Nam

- Luận điểm

- Lí lẽ:

+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM T8

+ Điều kiện có để người dân xây dựng đất nước

- Dẫn chứng: 95%...

(13)

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí

+ Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

3. - Là những câu khẳng định một quan điểm, một ý kiến, một tư tưởng

4.

- Trước Cách mạng tháng Tám...

- Nay đã giành được độc lập,...

- Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi.

5.

PHIẾU HỌC TẬP 1 Vì sao dân ta ai cũng

phải biết đọc, biết viết?

Tình trạng thất học, lạc hậu tr- ước CM T8

Chống nạn mù chữ có thực hiện được không?

Điều kiện có để người dân xây dựng đất nước

Bằng cách nào? - Người biết chữ dạy người chưa biết chữ

- Chồng dạy vợ, anh dạy em - Chủ dạy người làm

- Người phụ nữ cũng cần phải học

Dẫn chứng 95% chính sách ngu dân của thực dân Pháp

Theo em ngoài luận điểm rõ ràng văn nghị luận cần phải đảm bảo những yêu cầu nào nữa?

Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục

6. - Không. Vì những kiểu văn bản trên không thể kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách đầy đủ chặt chẽ, rõ ràng...

7. - Có -> văn bản mới có ý nghĩa Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở

2.2. Ghi nhớ 2: sgk(9)

(14)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Đọc bài “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” và hoàn thành bảng sau:

Đây có phải văn nghị luận không? Vì sao?

Tác giả đề xuất ý kiến gì?

Lí lẽ, dẫn chứng trong bài Nhận xét về lí lẽ dẫn chứng đó Bố cục

? Bài avwn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành với ý kiến trong thực tế hay không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS suy nghĩ trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

* Sản phẩm

“Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”

Đây có phải văn nghị luận không? Vì sao?

Đây là bài văn nghị luận vì bàn về vấn đề đạo đức, xã hội (ngay nhan đề của bài đã có tính chất nghị luận)

Tác giả đề xuất ý kiến gì?

Cần phân biệt thói quen tốt và xấu, cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu từ việc làm nhỏ nhất.

Lí lẽ, dẫn

chứng trong bài Lĩ lẽ: Thói quen xấu dễ nhiễm, tạo thói quen tốt rất khó. Nhưng mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem xét lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho XH.

+ Dẫn chứng: thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, thói quen vứt rác bừa bãi...

Nhận xét về lí lẽ dẫn chứng đó

Lí lẽ đưa ra rất thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể,phong phú Bố cục - MB: Giới thiệu thói quen tốt và xấu

- TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại bỏ.

- KB: Khẳng định tạo thói quen tốt rất khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm gì để tạo nếp sống văn minh.

 Bài văn bàn về một vấn đề rất nhạy cảm không dễ giải quyết trong cuộc sống hiện đại. Nhiều thói quen tốt mất đi hoặc bị lãng quên, nhiều thói quen xấu mới nảy sinh và phát triển.Để giải quyết vấn đề này không thể một sớm một chiều. Nó cần tạo ra ý thức tự giác

(15)

đồng bộ của toàn xã hội . Mỗi người, mỗi nhà, nhất là trong nhà trường và nơi công cộng hãy xây dựng nếp sống văn minh cho xã hội.  Trúng với thực tế cuộc sống.

Em đồng ý. Vì: vì những lí lẽ dẫn chứng đều đưa ra rất thuyết phục.

- Bước 4: Kết luận, nhận định + GV chuẩn KT

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Có ý kiến cho rằng: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay.

Bằng những dẫn chứng từ những câu tục ngữ trong bài học (hoặc đã học) em hãy bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình với ý kiến trên.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

-HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

- Bước 3. Báo cáo thảo luận

- HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

Mưa nắng là chuyện của Trời, là hiện tượng thiên nhiên. Lên rừng, xuống biển, cày cấy, gặt hái,... phải chủ động, phải dự đoán, dự báo được thời tiết.“Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”. Chỉ có 8 chữ, với cách nói vần vè mà nêu lên một kinh nghiệm quý báu. Về mùa hè, nhìn lên bầu Trời đêm, thấy sao chi chít lấp lánh sáng. Trời có trong, đêm có thanh mới có hiện tượng “nhiều sao”, ta có thể biết ngày mai, ngày kia sẽ nắng. Nếu trái lại, không có sao, “vắng sao”, chỉ lưa thưa sao thì có thể ngày mai, ngày kia sẽ mưa. Đó là kinh nghiệm nhìn sao mùa hè mà đoán mưa, nắng. Còn về mùa đông, thì trái lại, ngược lại: “Nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”. Mây, ráng, cây cỏ, chim muông, con người... đều có mối “liên hệ” tự nhiên với hiện tượng mưa nắng:

“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”.

“Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa”.

“Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đưa ra đáp án

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

Kho tàng tục ngữ rất phong phú, trong đó có hàng trăm câu nói về thời tiết. Đó là những kinh nghiệm dân gian lâu đời. Những câu tục ngữ ấy thường chính xác, phản ánh trí tuệ dân gian, chứng tỏ nhân dân có tài quan sát thiên nhiên. Từ cuộc sống lao động, từ

(16)

những hiện tượng trong vũ trụ, từ cây cỏ hoa lá, chim muông, côn trùng, nhân dân ta đã phát hiện ra, đúc rút lại thành những kinh nghiệm quý báu để phục vụ lợi ích của con người.

Nước ta ở về xứ nóng, gió mùa. Nhân dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nền văn minh sông Hồng là nền văn minh trồng lúa nước đã hình thành và phát triển qua hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang.

Chính nghề nông, nghề đi rừng, nghề đi biển đánh cá, bằng kinh nghiệm sống từ nhiều thế hệ mà trong dân gian đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ về thời tiết cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

IV. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị bài Đặc điểm của văn bản nghị luận.

+ Tìm hiểu khái niệm: luận điểm, luận cứ, lập luận.

+ Trong một bài văn nghị luận có thể có nhiều luận điểm không?

+ Trả lời câu hỏi trong sgk.

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

(17)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 72

TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.

-Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực văn học

- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.

- Đọc - hiểu, phân tích được các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.

- Sử dụng được tục ngữ đúng ngữ cảnh trong giao tiếp.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Biết trân trọng những giá trị của văn học dân gian VN.

- Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng những câu tục ngữ trong đời sống phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. THẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng, các tư liệu liên quan - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài

b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS chơi trò chơi: Ô CHỮ MAY MẮN Câu hỏi: Điền từ còn thiếu vào các câu sau?

1: ‘‘Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ …’’

2.‘‘Ráng mỡ gà, có nhà thì …’’

3. ‘‘Mau sao thì … / Vắng sao thì mưa’’

4. ‘‘Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại …’’

5. ‘‘Nhất … trì, nhị … viên, tam … điền’’

6. … đất …. vàng

(18)

? Đọc thuộc 1 câu tục ngữ mà em thích nhất. Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV đọc lần lượt các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.

- Sau khi GV đọc câu hỏi, đội nào bấm chuông trước sẽ giành quyền trả lời.

- Đúng được 1 điểm, sai nhường quyền trả lời cho đội khác.

Đọc thuộc 5 câu tục ngữ mà em biết. Em thích nhất câu nào? Vì sao?

Bước 3: Báo cáo kết quả - Gọi HS trả lời câu hỏi.

- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV tổng hợp ý kiến, giới thiệu bài

- Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích vô giá trong cách nhìn nhận đánh giá con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS, PHT d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV y/c hs theo dõi vào phần chú thích trong sgk - Hoạt động cá nhân

? Xét về nội dung có thể chia văn bản thành mấy nhóm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - Hs trình bày cá nhân

* Sản phẩm dụ kiến

- 3 nhóm: Về phẩm chất con người: Câu 1, 2, 3 Về học tập tu dưỡng: Câu 4, 5, 6 Quan hệ ứng xử: Câu 7, 8, 9 Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt

1. Đọc - tìm hiểu chú thích

2. Bố cục: 3 nhóm

2.2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản

(19)

a. Mục tiêu: Hs cảm nhận được những giá trị to lớn của tục ngữ

b. Nội dung: Nội dung, ý nghĩa các câu tục ngữ

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm theo tổ. Nhóm 1,2 thảo luận phiếu HT số 1, nhóm 3,4 thảo luận phiếu HT số 2

- GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.

Nhóm 1,2

Những câu tục ngữ về phẩm chất con người

Câu Nghệ thuật - Ý nghĩa Giá trị Câu tương tự

1 3

Nhóm 3,4

Những kinh nghiệm và bài học về việc học tập, tu dưỡng

Câu Nghệ thuật - Ý nghĩa Giá trị Câu tương tự

5

Bước 2: Thực hiện hoạt động

- GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.

- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả

- Hs báo cáo kết quả thảo luận - Kết quả dự kiến

1. Nhóm những câu tục ngữ

về phẩm chất con người

Câu Nghệ thuật - Ý nghĩa Giá trị Câu tương tự

1 - So sánh, đối

- Người quý hơn của. Đề cao giá trị của con người so với mọi thứ của cải.

Hãy yêu quí, tôn trọng và bảo vệ con người. Phê phán những ai quí của hơn người, an ủi những trường hợp không may…

- Người làm ra của….ra người

- Người sống đống vàng;

- Người ta là hoa đất 3 - 2 vế đối xứng, ý trong mỗi

vế đối lập -> Nhấn mạnh sạch và thơm. Hãy biết giữ

gìn nhân phẩm.

Dù trong bất kì cảnh ngộ nào cũng không để nhân phẩm bị hoen ố.

- Chết trong còn hơn sống đục

2. Những kinh nghiệm và bài học về việc học tập, tu dưỡng

Câu Nghệ thuật - Ý nghĩa Giá trị Câu tương tự

5 - Cách nói dân dã, dễ hiểu, dễ nhớ. Không được thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công .

- Không được quên công lao dạy dỗ của thầy. Nhắc nhở lòng biết ơn thầy.

- Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy...

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

3. Những kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử

(20)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hpatj động cá nhân

? Nêu nghệ thuật tiêu biểu của câu tục ngữ 8? Tìm nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ? ý nghĩa của câu tục ngữ là gì?

? Câu tục ngữ 9 được hiểu, sử dụng trong hoàn cảnh nào? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ ? Tác dụng ? Nghĩa của câu tục ngữ là gì?

? Trong giai đoạn hiện nay, tinh thần đoàn kết được biểu hiện như thế nào?

Bước 2: Thực hiện hoạt động - Gọi HS trả lời câu hỏi.

- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.

- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- Hs trình bày cá nhân

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Nghĩa đen: ăn một thứ quả nào đó phải biết ơn người trồng cây.

- Nghĩa bóng : hưởng thành quả nào đó phải nhớ ơn người đã giúp mình.

+ Con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

+ Học trò đối với thầy cô giáo

+ Nhân dân đối với các anh hùng liệt sĩ.

Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Hoán dụ - Nhiều cây gộp lại thành rừng - Nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ-> đoàn kết tạo nên sức mạnh, tránh lối sống cá nhân ích kỉ.

Đoàn kết, đồng lòng, chung tay, góp sức cùng nhau vượt khó khăn là trách nhiệm không của riêng ai. (Những tấm gương đóng góp nhiều tỷ đồng mua thiết bị Y tế chống dịch, tất cả những người thuộc đối tượng cách ly đều một lòng một dạ lo cho mình và người khác tuân thủ nghiêm ngặt qui định... Những ai đi ngược lại qui định chung đều bị lên án mạnh mẽ như những người lợi dụng dịch để tăng giá hàng, làm hàng giả, trốn cách ly...) Yêu thương mình và yêu thương mọi người để cùng lan tỏa tinh thần “ chống dịch như chống giặc” và thực hiện cách ly xã hội “ Ở nhà là yêu nước”. Niềm tin tạo sự đồng tâm hiệp lực là nên thành quả đáng tự hào: Chúng ta đã chống dịch thành công.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung:

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Tổng kết

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, hỗ trợ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

4.1. Nghệ thuật

So sánh nhiều cách ẩn dụ vần điệu lục bát nhẹ nhàng, rút gọn câu, lập luận chặt chẽ .

4.2. Nội dung

Tôn vinh, đề cao giá trị con người khuyên nhủ con người những phẩm chất, lối sống cần có.

(21)

HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.

4.3. Ghi nhớ

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ

trong bài học.

- Đồng nghĩa: kí hiệu là (1) - Trái nghĩa: kí hiệu là (2)

Câu 2: Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ sau đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

- HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

* Sản phẩm dự kiến Bài tập 1

- Người sống đống vàng (1) - Uống nước nhớ nguồn (1) - Trọng của hơn người (2) - Ăn cháo đá bát (2) Bài tập 2

* So sánh câu 5 và câu 6

- “Không thầy đố mày làm nên” khẳng định vai trò quan trọng công ơn to lớn của thầy, phải biết trọng thầy.

- “Học thầy không tày học bạn” học ở bạn là cách học bổ ích, bạn gần gũi dể trao đổi học tập.

=> Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhau nhưng thực ra bổ sung ý nghĩa cho nhau. Hai câu khẳng định hai vấn đề khác nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đưa ra đáp án

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

Tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa là một cách học hữu ích, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương tu dưỡng nhân cách.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(22)

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo nghĩa nào. Tìm thêm một số câu tục ngữ về con người và xã hội ngoài sgk được hiểu theo hai nghĩa?

- HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

-HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

- Kết quả dự kiến: Hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

VD.

+ Máu chảy ruột mềm

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần + Sẩy đàn tan nghé

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đưa ra đáp án

- Giáo viên nhận xét, cho điểm IV. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc lòng và phân tích các câu tục ngữ. Tập viết đoạn văn có câu tục ngữ “Có công mài sắt...”

- Chuẩn bị: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Nhắc lại vài nét về tác giả?

Bài văn được viết trong hoàn cảnh nào?

Văn bản bàn về vấn đề gì? Xác định câu văn diễn tả vấn đề đó?

Hãy xác định bố cục của văn bản?

Tác giả làm thế nào để đạt mục đích của văn bản?

Văn bản biết theo phương thức nào?

Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Lòng yêu nước đó được tác giả nhấn mạnh ở lĩnh vực nào? Tại sao?

Nổi bật trong đoạn văn mở đầu văn bản là hình ảnh nào? Nhận xét về ngôn từ? Tác dụng?

Đoạn văn mở đầu có ý nghĩa gì? Cảm xúc của tác giả biểu hiện như thế nào?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

(23)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 73: RÚT GỌN CÂU

Môn học: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là rút gọn câu, tác dụng của rút gọn câu và cách dùng câu rút gọn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và phản hồi tích cực; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ;

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ

+ Nhận biết và phân tích được câu rút gọn.

+ Biết cách rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ý thức việc tìm tòi, học hỏi, vận dụng kiến thức đã học trong cuộc sống.

* Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng câu tiếng Việt.

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau.

- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Tổ chức thực hiện

? Vì sao tục ngữ thường khuyết chủ ngữ?

- Tục ngữ khuyết chủ ngữ:

+ Ngắn gọn, súc tích.

+ Ngụ ý đặc điểm, hành động trong câu là của chung mọi người.

(24)

- Câu hoàn chỉnh là câu có đầy đủ 2 bộ phận (C – V) là nòng cốt câu. Nhưng khi nói hoặc viết ta thấy hiện tượng thiếu một bộ phận hoặc thiếu cả 2 bộ phận chính của câu. Đó chính là dạng câu rút gọn mà chúng ta sẽ tìm hiểu...

2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Thế nào là rút gọn câu

a. Mục tiêu: Hs hiểu được rút gọn câu là gì và các thành phần câu được rút gọn b. Nội dung: Nội dung bài học trong sgk

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm rút gọn câu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu phần ngữ liệu trong sgk - Y/c hs đọc ngữ liệu

- Hạt động cá nhân - Hoạt động nhóm

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, y/c các nhoám thảo luận vào phiếu HT

Nhóm 1,2: Câu tục ngữ

a. Học ăn, học nói, học gói, học mở

b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở 1. Câu tục ngữ ở ngữ liệu a nằm trong văn bản “Tục ngữ về con người và xã hội”. Nội dung câu tục ngữ này là gì?

2. Hai câu (a, b) có những từ ngữ nào khác nhau

3. Vậy trong câu (b) từ “chúng ta” đóng vai trò gì?

4. Quan sát 2 câu (a, b) em thấy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào?

5. Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ như trong câu (a)

6. Câu a đã lược bỏ chủ ngữ. Vì sao?

Nhóm 3,4: Xét hai câu sau

a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người

b. – Bao giờ cậu đi Hà Nội?

- Ngày mai.

?) Trong các câu in đậm, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?

?) Hãy thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu đó để chúng đầy đủ nghĩa.

?) Tại sao có thể lược bỏ VN ở câu (a)

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Câu a: vắng chủ ngữ

- Câu b: có chủ ngữ

(25)

và cả CN, VN ở câu (b)?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận

- Gv quan sát, hướng dẫn Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhím trình bày kết quả - Kết quả dự kiến

Nhóm 1,2: Câu tục ngữ

a. Học ăn, học nói, học gói, học mở

b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở 1. Câu tục ngữ ở ngữ liệu a

nằm trong văn bản “Tục ngữ về con người và xã hội”. Nội dung câu tục ngữ

này là gì?

1. Điệp từ “học” nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh việc học tỉ mỉ, toàn diện: Trong giao tiếp, cư xử, công việc.

2. Hai câu (a, b) có những từ ngữ nào khác nhau

2. Câu b: Có thêm từ

“chúng ta”.

3. Vậy trong câu (b) từ

“chúng ta” đóng vai trò gì?

3. Là thành phần chủ ngữ.

4. Quan sát 2 câu (a, b) em thấy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào?

4. - Câu a: vắng chủ ngữ

- Câu b: có chủ ngữ

5. Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ như trong câu (a)

5. Chúng ta, em, chúng em...

6. Câu a đã lược bỏ chủ ngữ. Vì sao?

6. Vì đây là câu tục ngữ đã đưa ra lời khuyên hoặc lời nhận xét về đặc điểm của người VN ta.

Nhóm 3,4: Xét hai câu sau

a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người

b. – Bao giờ cậu đi Hà Nội?

- Ngày mai.

?) Trong các câu in đậm, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?

a) Lược bỏ vị ngữ

b) Lược bỏ cả chũ ngữ lẫn vị ngữ

?) Hãy thêm những từ ngữ

thích hợp vào các câu đó để chúng đầy đủ nghĩa.

a) Rồi 3, 4 người, 6, 7 người đuổi theo nó.

b) Ngày mai mình đi Hà Nội.

?) Tại sao có thể lược bỏ VN ở câu (a) và cả CN,

- Câu gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin

- Câu a: Thêm Vị ngữ.

- Câu b: Thêm cả Chủ ngữ

lẫn Vị ngữ.

* Câu rút gọn: Lược bỏ một số thành phần của câu.

* Tác dụng: câu gọn, thông tin nhanh, tránh lặp từ.

(26)

VN ở câu (b)? cần truyền đạt.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, hãy rút ra nhận xét về câu rút gọn theo gợi ý sau:

- Khi nói hoặc viết , có thể ... một số thành phần của câu, tạo thành câu...

- Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

• Làm cho câu ... , vừa thông tin được ... , vừa tránh ...

lại các từ ngữ đã xuất hiện trước đó.

• Ngụ ý hành động , đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của ... mọi người lược bỏ chủ ngữ ).

Dự kiến:

Khi nói hoặc viết, có thể lược một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn

Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

• Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện trước đó.

• Ngụ ý hành động, đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

2. Ghi nhớ 1: SGK (15)

2.2. Hoạt động 2: Cách dùng câu rút gọn

a. Mục tiêu: Hs biết cách dùng câu rút gọn b. Nội dung: Nội dung bài học trong sgk c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu cách dùng câu rút gọn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu ngữ liệu. Y/c hs quan sát + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hoạt động cặp đôi chia sẻ + Ngữ liệu 1

1. Hãy quan sát câu in đậm trong ngữ liệu 1 và cho biết những câu trên thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Các câu trên đều thiếu chủ ngữ -> Không nên rút gọn như vậy vì khó hiểu, khó khôi phục được chủ ngữ trong văn cảnh đó.

(27)

+ Ngữ liệu 2

2. Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con? Em sửa lại như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs thảo luận

- Gv quan sát

Bước 3; Báo cáo kết quả - Đại diện trình bày kết quả - Kết quả dự kiến

1. Các câu trên đều thiếu chủ ngữ -> Không nên rút gọn như vậy vì khó hiểu, khó khôi phục được chủ ngữ trong văn cảnh đó.

2. Câu trả lời không lễ phép. Cần thêm từ “ạ”.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt Điền từ còn thiếu vào câu sau để được câu hoàn chỉnh:

Khi rút gọn cậu, cần phải lưu ý những điều gì?

• Khi rút gọn, câu cần chú ý :

• Không làm cho người nghe, người đọc hiểu ... hoặc hiểu không ... nội dung cần truyền tải.

• Không biến câu nói thanh câu ..., ...

- Dự kiến kết quả

Khi nói hoặc viết, có thể lược một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn

Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau :

• Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện trước đó.

• Ngụ ý hành động, đặc điểm, tính chất được thể hiện trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).

?) Bài học có mấy đơn vị kiến thức cơ bản?

- 2 đơn vị. Được chốt ở 2 phần ghi nhớ 1, 2.

?) Em lấy một vài ví dụ về câu rút gọn.

- HS lấy VD -> GV nhận xét sửa.

* Lu ý: Căn cứ vào ngữ cảnh bao giờ cũng có thể nhận biết và khôi phục lại được thành phần bị rút gọn

- Rút gọn câu khác với câu què, câu cụt (viết sai quy tắc)

- Câu trả lời không lễ phép.

Cần thêm từ “ạ”.

- Người đọc, người nghe hiểu đúng nội dung câu.

- Tùy thuộc vào văn cảnh.

2. Ghi nhớ 2: SGK (16)

3. Hoạt động luyện tập

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời c) Sản phẩm: Sự hiểu biết của HS thông qua câu trả lời d) Tổ chức thực hiện:.. - GV tổ chức cho HS nêu vai trò của thực vật

Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A tranh nhau phát biểu ý kiến Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạoD. Mạnh dạn suy nghĩ tìm

Bác kim giờ thận trọng Bộ kim giây tinh nghịch Nhích từng li, từng li Chạy vút lên trước hàng Anh kim phút lầm lì Ba kim cùng tới đích. Đi từng bước,

Chủ ngữ chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.... Chủ ngữ trong câu kể Ai

Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.. Nghe- viết Một chuyến đi (từ đầu đến

c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”.. nêu phương tiện dùng để tiến hành hoạt động nói đến trong

c.ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nucleotit d.ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.. 4.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về