• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 (11/5 – 15/5/2020)

NS: 7/5/2020 NG: Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2020

TOÁN

Tiết 122. CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia và áp dụng vào giải các bài toán có liên quan trong thực tiễn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH:

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Gọi hs lên bảng làm bài 1b ở nhà.

4,1 giờ 3,4 phút 9,5 giây 6 4 3 14,6 giờ 13,6 giờ 28,5 giây - NX đánh giá

2. Bài mới (30’)

- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.

HĐ1. HD tìm hiểu bài

Ví dụ 1: GV đọc đề bài và yêu cầu hs tóm tắt bài toán.

- HDHS nêu phép chia tương ứng:

- GV HDHS đặt tính và thực hiện phép chia. Chia riêng các số đo theo từng loại đơn vị

Ví dụ 2: GV nêu và yêu cầu hs tóm tắt bài toán.

- H: Muốn biết vệ tinh quay 1 vòng hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV nêu : ta lần lượt lấy số giờ chia cho 4 được 1 dư 3 đổi ra phút bằng 180 phút

- GV cho HS nêu nhận xét :

- 2 Hs nêu

- 3Hs thực hiện, cả lớp làm bài vào vở nháp sau đó nhận xét bài của bạn.

Ví dụ 1. Tóm tắt:

3 ván cờ : 42 phút 30 giây Mỗi ván : … phút … giây ?

+ Muốn biết mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta làm phép chia:

42 phút 30 giây : 3 = ?

42phút 30giây 3 12 14phút 10giây 0 30giây

00

Vậy : 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.

Ví dụ 2:

4 vòng : 7giờ 40phút 1 vòng : … giờ … phút ?

- HS tự nêu và đặt tính vào vở nháp và thực hiện.

- 1 HS lên bảng làm.

7giờ 40phút 4 3giờ = 180phút 1 giờ 55 phút 220phút 20 0

Vậy: 7giờ 40phút : 4 = 1giờ 55phút + Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực

× × ×

(2)

- Khi chia số đo thời gian cho một số, ta làm thế nào ?

- Gọi hs nêu lại

HĐ2: HD làm bài luyện tập Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu của bài - Cho HS làm bài các nhân vào vở, gọi 4 em lên bảng làm. Cho lớp nhận xét và bổ sung.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.

- HD phân tích đề toán

- Cho HS làm bài các nhân vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm. Cho lớp nhận xét và chữa bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- H: Nêu cách chia số đo thời gian?

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

[

hiện phép chia từng số đo theo từng loại đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.

Bài 1: Tính

a) 24 phút 12 giây : 4 = 24phút 12giây 4

0 12giây 6 phút 3 giây

0 Bài 2: HS đọc đề bài.

Tóm tắt:

Làm 7giờ 30phút đến 12giờ được 3 dụng cụ.

1 dụng cụ :… giờ… phút ? Bài giải

Thời gian làm 3 dụng cụ là:

12giờ - 7giờ 30phút = 4giờ 30phút Thời gian trung bình làm một dụng cụ là:

4giờ 30phút : 3 = 1giờ 30phút Đáp số: 1giờ 30phút.

--- TẬP ĐỌC

Tiết 49. PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I. MỤC TIÊU

1. KT: HS Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng trang trọng, tha thiết.

- Hiểu được ND ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GD HS biết tôn trọng và giữ gìn phong cảnh đẹp của đất nước.

*GDQTE: HS có quyền được thừa nhận bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

II. ĐỒ DÙNG DH: BGPP.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS đọc bài: Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc.

- GV nh.xét và tuyên dương.

2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:

- Hs thực hiện

(3)

HĐ 1: HD HS luyện đọc

- YCHS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng. (slide 1)

- Mời 1HS đọc bài văn.

- YC Hs chia đoạn bài đọc.

- Mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1.

YC Hs tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lần 2.

Giúp hs hiểu một số từ ngữ khó.

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lần 3.

- YC HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu.

HĐ2: HD tìm hiểu bài

- YC Hs đọc thầm theo đoạn và TLCH:

+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.

*Thời đại Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến năm 258)

+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?

=> GV: những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. Cho Hs xem hình ảnh về đền Hùng (slide 2)

+ Bài văn đó gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ?

+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

- HS quan sát tranh.

- 1 HS đọc bài, cả lớp lắng nghe.

+ Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

- 3 HS đọc nối tiếp.

- HS luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghi, sừng sững, Ngã Ba Hạc.

- Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.

- Hs đọc chú giải trong sgk.

- 3 HS đọc

- Từng cặp luyện đọc.

- HS lắng nghe.

- Hs đọc thầm theo đoạn và TL:

+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.

+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.

+ Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh.

+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

+ Câu ca dao ca ngợi truyền thống thuỷ chung luôn nhớ về cội nguồn của người Việt Nam./ Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ

(4)

- YC Hs tìm ND của bài văn. (slide 3)

HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm

- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.

- GVNX cách đọc, HD đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,

- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.

- Gọi 3 em thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò (5’)

- Bài văn muốn nói lên điều gì ?

- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?

- Liên hệ GDQTE: Các em có quyền được thừa nhận bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- GDHs lòng biết ơn tổ tiên.

- NX tiết học, dặn dò về nhà.

việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.

* Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- 3 Hs đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc - 3 em thi đọc.

- Hs nêu ý kiến

--- TẬP ĐỌC

Tiết 50. CỬA SÔNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó.

- Hiểu được ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cuội nguồn của dân tộc ta.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GD truyền thống uống nước nhớ nguồn. HS có ý thức bảo vệ môi trường cửa sông.

II. ĐỒ DÙNG DH: Tranh minh hoạ cửa sông trong SGK. Tranh ảnh về phong cảnh vùng cửa sông.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Mời 2 HS đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, TLCH về nội dung bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài

- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn.

(5)

HĐ 1. HD HS luyện đọc:

- Mời một HS đọc bài thơ.

- Mời HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ lần 1

- GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn.

- Mời HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ lần 2

- GV HDHS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông.

- Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.

- GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi súng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn.

- YC HS luyên đọc theo cặp.

- Mời một HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu toàn bài HĐ 2: HD tìm hiểu bài:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.

- GV theo dõi, bổ sung, kết luận.

+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ?

+ Theo em, cách giới thiệu ấy có gì hay?

- GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển.

+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?

- 1 hs đọc.

- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ lần 1 - HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn: then khóa, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non

- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ lần 2

- 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải.

- HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm.

- HS luyên đọc theo cặp.

- 1 hs đọc toàn bài.

- HS lắng nghe.

+ Những từ ngữ là:

Là cửa nhưng không then khoá . Cũng không khép lại bao giờ.

+ Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc.

+ Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.

+ Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi những con tàu kéo cũi gió từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.

(6)

+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng”

của cửa sông đối với cội nguồn?

+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

HĐ3: HDHS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.

- Y/cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.

- GV t/chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5.

+ GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ. Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi GV đọc để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.

+ YC HS luyện đọc theo cặp.

- GV nhận xét.

- Y/c HS đọc thuộc lòng bài thơ. HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Cuối cùng, mời 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

3. Củng cố - Dặn dò 3’

+ Qua h/ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

- Gọi 2 em nhắc lại ND chính của bài thơ. Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, CB bài sau: Nghĩa thầy trò.

+ Những hình ảnh nhân hoá được sử dụng trong khổ thơ: Dù giáp mặt cùng biển rộng, Cửa sông chẳng dứt cội nguồn/ Lá xanh mỗi lần trôi xuống / Bỗng nhớ một vùng núi non… Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’ của cửa sông là không quên cội nguồn.

*Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

- HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc hay.

- HS theo dõi.

- HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc d/c khổ thơ 4-5.

- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.

- HS nêu.

--- HĐNG

Bác Hồ với những bài học về đạo đức lối sống Bài 6. CỜ NƯỚC TA PHẢI BẰNG CỜ CÁC NƯỚC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của Bác và khẳng định là người Việt Nam cần có tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc.

2. Kĩ năng: Nhận biết về biểu hiện của thái độ hòa đồng, chia sẻ với người khác 3. Thái độ: GD HS lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giấy A4, A0, bút chì, bút mực, bảng con, phấn, phim ngắn giới thiệu về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước Việt Nam; máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DH:

HĐ của GV HĐ của HS

(7)

x x x

*Khởi động (5’)

- T/c cho hs chơi trò chơi: Đoán tên nước

*HĐ cơ bản (30’)

- Y/c HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.29)..

- GV y/c HS đọc trước lớp bài đọc “Cờ nước ta phải bằng cờ các nước”.

- Y/c HS đọc và trả lời các câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt KT: Câu chuyện thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của Bác và khẳng định là người Việt Nam cần có tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc.

- T/c cho Hs chia sẻ kết quả làm việc cá nhân, nhấn mạnh việc chia sẻ hiểu biết về một danh lam thắng cảnh (hoặc một di tích lịch sử – văn hoá, anh hùng dân tộc). Chia sẻ hiểu biết về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước Việt Nam.

- GV chốt lại ND và chiếu đoạn phim đã chuẩn bị về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước Việt Nam.

*HĐ tổng kết, đánh giá (3’)

- GV y/c HS nhắc lại nội dung bài học.

- Y/c HS tìm hiểu thêm về người thiết kế lá cờ Việt Nam.

- GV nh.ét quá trình làm việc của HS và các nhóm.

- Hs thực hiện theo tổ

- 1Hs đọc, HS cả lớp theo dõi - 1 Hs đọc, lớp theo dõi

- Hs lắng nghe

- Hs thực hiện theo nhóm 6

- Hs theo dõi

- 2 Hs nêu

--- Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố về nhân, chia số đo thời gian với (cho) một số.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng nhân chia số đo thời gian thành thạo.

3. Thái độ: HS biết vận dụng trong thực tế cuộc sống.

II. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (2 phút) 2. Luyện tập (30 phút) Bài 1: Đặt tính rồi tính.

7 giờ 23 phút 8 giờ 30 phút 3 phút 42 giây 3 6 2

21 giờ 69 phút 48giờ 180phút 6 phút 84 giây hay:22giờ 9phút hay: 51 giờ hay: 7 phút 24 giây

24 giờ 42 phút : 6 = 4 giờ 7 phút 36 phút 27 giây : 9 = 4 phút 3 giây

- Gọi Hs nêu y/c và nêu lại cách nhân, chia số đo thời gian.

- Y/c cho Hs làm bài cá nhân, chữa bài.

Bài 2: Nối mỗi phép tính với kết quả đúng.

- HS làm bài cá nhân - 5Hs lên bảng làm - Hs khác nhận xét

(8)

4 giờ 17 phút x 5 6 giờ 9 phút 21 phút 12 giây x 5 21 giờ 25 phút 24 giờ 36 phút : 4 9,2 phút

27,6 phút : 3 106 phút

- Gọi Hs nêu y/c.

- T/c cho Hs làm bài theo tổ sau đó thi nối nhanh giữa các tổ, chữa bài.

Bài 4: Giải toán.

- Gọi Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt.

- T/c cho Hs làm bài cá nhân, chữa bài.

Bài giải

Thời gian làm mỗi sản phẩm là:

10 giờ 15 phút : 3 = 3 giờ 25 phút.

Làm 5 sản phẩm hết số thời gian là:

3 giờ 25 phút x 5 = 17 giờ 5 phút Đáp số: 17 giờ 5 phút.

3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học.

- HS thực hiện

- Đại diện các tổ tham gia thi - Hs khác nhận xét

--- NS: 7/5/2020

NG: Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2020 TOÁN

Tiết 123. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống và củng cố cách nhân, chia số đo thời gian.

2. KN: Rèn KN thực hiện giá trị của biểu thức và vận dụng giải toán trong thực tiễn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH:

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của GV

1. KTBC (4’)

H: Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

* HD HS làm bài luyện tập (30’) Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu của đề.

- Cho HS làm bài các nhân vào vở. Gọi 4 HS lên bảng làm, chữa bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. Gọi hs nêu y/cầu của đề.

- HS nêu và làm BT1 - SGK

Bài 1: Tính.

a) 3 giờ 14 phút × 3; c) 7 phút 26 giây × 2 3 giờ 14 phút 7phút 26giây × 3 × 2

9 giờ 42 phút 14phút 52giây b) 36phút 12giây : 3

36phút 12giây 3

0 12phút 4giây 12giây

0 Bài 2. Tính :

(9)

- Gọi HS nêu cách thực hiện phép tính có dấu ngoặc đơn?

- Cho HS làm bài cá nhân vào vở.

Gọi 4 HS lên bảng làm, HS khác NX bổ sung.

- Nhận xét, củng cố.

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

- YC HS làm bài cá nhân

- GVHD lớp nhận xét và chữa bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Gọi HS nêu y/cầu của bài.

- Cho HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm

- GV KT một số bài. Nhận xét và chữa bài.

3. Củng cố- Dặn dò (3’)

- Cho HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian ta làm thế nào?

- Về nhà xem lại bài, làm bài

- 1 em

a) (3giờ 40phút + 2giờ 25phút) × 3 = 5giờ 65phút × 3

= 15giờ 195phút = 18giờ 15phút

b) 3giờ 40phút + 2giờ 25phút × 3 = 3giờ 40phút + 6giờ 75phút

= 9giờ 115phút = 10giờ 55phút

Bài 3. HS đọc đề bài, tìm hiểu đề Tóm tắt.

1 sản phẩm : 1 giờ 8 phút Lần thứ nhất : 7 sản phẩm

Lần thứ hai : 8 sản phẩm … giờ ?… phút ? - HS làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng làm.

Bài giải

Số sản phẩm làm trong hai lần là:

7 + 8 = 15 (sản phẩm) Thời gian làm trong hai lần là:

1giờ 8phút × 15 = 15giờ 120phút = 17(giờ) Đáp số : 17 giờ.

Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào vở.1 HS lên bảng làm.

4,5 giờ …>…… 4 giờ 5phút 4 giờ 30 phút

8giờ16 phút –1 giờ25 phút = 2 giờ 17 phút × 3 6 giờ 51 phút 6 giờ 51 phút

26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút

5 giờ 17 phút 5 giờ 25 phút

--- Kể chuyện ( K0 dạy)

Dạy Tập làm văn

Bài 53: ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

-Viết được 1 bài văn ngắn tả 1 bộ phận của 1 cây quen thuộc.

- GDHS lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DH

- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1.

(10)

- Một tờ giấy khổ to ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.

- Tranh ảnh hoặc vật thật về một số chồi cây, hoa quả (giúp học sinh quan sát, làm bài tập 2).

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 hs lần lượt đọc đoạn văn hoặc bài văn về nhà mà các em đã viết lại sau tiết tập làm văn tuần trước.

2.Bài mới: 30’

- Giới thiệu bài :

Bài 1- Cho hs đọc y/cầu + đọc bài cây chuối mẹ + đọc 3 câu hỏi a; b; c.

- Gv dán lên bảng tờ phiếu ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối. Mời 1 hs đọc.

- Gv phát phiếu cho 3 cặp.

- Cho hs trình bày kết quả.

+ Cây chuối trong bài được tả theo thứ tự nào?

+ Còn có thể tả theo thứ tự nào nữa.

+ Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

+ Còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?

+ Hình ảnh so sánh trong bài

+ Hình ảnh nhân hoá trong bài

- HS đọc bài.

Bài 1. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

- 2 hs nối tiếp nhau đọc.

- Trình tự tả cây cối: tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết.

- Các giác quan được sử dụng khi quan sát: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.

- Biện pháp tu từ được sử dụng : so sánh, nhân hoá.

- Cấu tạo: Gồm 3 phần:

+ MB: Giới thiệu bao quát cây sẽ tả.

+ TB : tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây..

+ KB : Nêu ích lợi, tình cảm của người tả về cây.

- Hs trao đổi theo cặp.

+ Cây chuối trong bài được tả theo từng thời kì phát triển của cây: Cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ .

+ Còn có thể tả cây chuối theo trình tự : Tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

+ Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác:

thấy hình dáng của cây, lá, hoa …

+ Còn có thể quan sát cây cối bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác …

+ Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác …/ Các tàu lá ngả ra … như những cái quạt lớn./ Cái hoa thập thị, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

+ Nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc./ Chưa được bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ./ Cổ cây chuối mẹ mập tròn ngập lại./ Vài chiếc lá đánh động cho mọi người biết …/ Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn./ Khi cây mẹ bận đơm hoa

…/ Lẽ nào nó đành để mặc…để giập một hay

(11)

- GV y/cầu hs chép lời giải đúng vào vở.

- GV KL

Bài tập 2. Cho hs đọc y/c của bài tập - Gv nhắc hs chú ý :

+ Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn ngắn nên các em chỉ chọn tả một bộ phận của cây.

+ Khi tả, các em có thể chọn cách miêu tả bao quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian + Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá.

- Gv giới thiệu tranh ảnh hoặc vật thật.

+ Mời vài hs nói về bộ phận của cây em chọn tả.

- Gv nh.xét và chấm một số đoạn văn hay.

3. Củng cố - Dặn dò (5’)

- Gọi hs có đoạn văn hay đọc cho cả lớp nghe.

- Y/c những hs viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.

- Dặn cả lớp chuẩn bị cho tiết Viết bài văn tả cây cối tiếp theo (đọc trước 5 đề, chọn 1 đề, quan sát trước 1 loài cây).

hai đứa con đứng sát nách nó./ Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa…

- Hs chép lời giải đúng vào vở bài tập (hoặc đánh dấu trong sách giáo khoa).

Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).

- 1 hs đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.

- Hs q.sát tranh ảnh và nghe Gv giới thiệu.

- Hs nói về bộ phận của cây em chọn tả.

- Hs suy nghĩ viết đoạn văn vào vở hoặc vở bài tập, trình bày kết quả bài làm.

VD: Những quả đào vừa chín trên cây trông thật thích mắt. Quả bầu bĩnh, bóng mọng, to bằng nắm tay trẻ con trông thật thích mắt.

Phía cuống cái hạt lòi ra căng bóng chứa đầy nhân. Cả vườn dậy lên mùi đào chín thật ấm.

Em với tay hái một trái đưa lên miệng cắn, thật đã cơn khát.

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 52. LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU (SGK-86) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng biện pháp thay thế từ ngữ trong khi viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ viết đoạn văn.

(12)

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bai cũ (3’)

- Kiểm tra 2 hs: Cho hs làm lại bài tập 1 và bài tập 2 tiết luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống.

2. Bài mới (30’)

HĐ1: HD học sinh làm BT:

Bài 1. Gọi hs đọc y/cầu của bài.

- Cho hs đọc y/cầu của bài tập và đọc đoạn văn (Gv đưa bảng phụ đã viết đoạn văn lên bảng).

- 1 hs đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại đoạn văn.

+ Chỉ rõ người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.

+ Chỉ ra tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ để thay thế.

- Cho hs làm bài (Gv đánh thứ tự các số câu trên đoạn văn bảng phụ).

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 2. Gọi hs đọc y/cầu của bài.

- Cho HS làm việc theo cặp, đại diện cặp báo cáo kết quả

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng .

3. Củng cố- Dặn dò (3’)

- Thay thế từ ngữ để liên kết câu có tác dụng gì ?

- Dặn hs viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.

- Cả lớp đọc trước nội dung tiết

- Hs 1 làm bài tập 1.

- Hs 2 làm bài tập 2.

Bài 1. Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì ?

Các từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương”

 Câu 1: Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi.

 Câu 2: Tráng sĩ ấy

 Câu 3: Người trai làng Phù Đổng

 Tác dụng của việc dung từ ngữ thay thế:

tránh lặp lại từ, giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.

- Hs dùng bút chì đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.

- 1 hs lên bảng làm bài. Lớp nhận xét

Bài 2. Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.

- HS làm việc theo cặp, đại diện cặp báo cáo kết quả:

+ Có thể thay các từ ngữ sau:

+ Câu 2: thay Triệu Thị Trinh bằng Người thiếu nữ họ Triệu.

+ Câu 3: từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh.

+ Câu 4: từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh.

+ Câu 5: để nguyên không thay.

+ Câu 6: người con gái vùng núi Quan Yên thay cho Triệu Thị Trinh.

+ Câu 7: bà thay cho Triệu Thị Trinh.

- 1 hS

(13)

Luyện từ và câu ở tuần 27.

--- Đạo đức

Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( tiết 2) I. MỤC TIÊU:

HS biết:

- Mọi người cần phải có quê hương.

- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.

- Yêu quý tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương đông tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.

- GDBVMT: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.

II. ĐDDH:

Thẻ màu, các bài thơ, bài hát nói về tình quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Giáo viên Học sinh

* HĐ1(10’): Triển lãm nhỏ- BT1(SGK) - YC HS trưng bày tranh đã vẽ ở nhà theo nhóm.

- NX tranh ảnh của HS.

* HĐ2(5’): Bày tỏ thái độ BT2 (SGK) - YC HS làm việc cặp đôi

- GV nêu: Khi cô giáo nêu ý kiến- bàn bạn- Giơ thẻ màu.

- Gọi HS giải thích lí do.

- KL:

+ Tán thành với ý kiến d, đ

+ Không tán thành với ý kiến b, c - Hỏi HS những biểu hiện khác mà em cho là thể hiện tình yêu thực sự với quê hương.

* HĐ3(5’): Xử lí tình huống – BT3(SGK) - YC các nhóm thảo luận- Xử lí tình huống - YC các nhóm trình bày kết quả thảo luận - NX các ý kiến

- KL (SGV- 44)

* Hoạt động 4 ( 10 p) : Cuộc thi hướng dẫn viên du lịch địa phương

- Chia lớp làm 4 nhóm: Yêu cầu các nhóm viết lời giới thiệu về các sản phẩm của quê hương

- Đại diện các nhóm lên trình bày và giới thiệu các sản phẩm của quê hương mình.

+ Em có nhận xét suy nghĩ gì về quê hương mình?

+ Để quê hương ngày càng phát triển em

- Trình bày giới thiệu tranh ảnh của nhóm mình

- Cùng xem tranh của các bạn và thảo luận.

- Nghe GV nêu ý kiến và giơ thẻ - 5 em

- HS nêu hành động khác mà mình biết.

- Làm việc nhóm

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS là việc theo nhóm.

- 2 em - cả lớp - 3 em

(14)

phải làm gì?

* HĐ tiếp nối(5’):

- GDQ:Qyền được giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống của dân tộc, quê hương.

- Trình bày kết quả sưu tầm về phong tục tập quán.

- Trao đổi ý nghĩa của bài thơ, bài hát đã sưu tầm.

- Thể hiện tình yêu quê hương bằng việc làm cụ thể.

--- NS: 8/5/2020

NG: Thứ tư ngày 13 tháng 5 năm 2020 TOÁN

Tiết 124. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại cách cộng, trừ nhân, chia số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian vận dụng giải được các bài toán.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (4’) H: Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?

2. Bài mới (30’)

*Giới thiệu bài - ghi đầu bài HD HS luyện tập

Bài 1: Gọi HS đọc y/cầu của bài ?

- Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập, cho HS dưới lớp làm bài vào vở. Gọi HS NX.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.

- Gọi HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong các dãy tính?

-YC lớp làm bài cá nhân vào vở. Gọi HS lên bảng làm bài

- 2 hs nêu.

Bài 1: tính:

a) 17giờ 53phút + 4giờ 15phút = 21giờ 68phút hay 22giờ 8phút.

b) 45ngày 23giờ – 24ngày 17giờ = 21ngày 6giờ.

c) 6giờ 15phút × 6 = 36giờ 90phút hay 37giờ 30phút.

d) 21phút 15giây : 5 = 4giờ 15phút.

Bài 2. HS đọc đề bài.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét và chữa bài trên bảng.

a) (2giờ 30phút + 3giờ 15phút ) × 3 = 5 giờ 45 phút × 3 = 15 giờ 135 phút hay 17giờ 15 phút 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút × 3

(15)

- Nhận xét, củng cố.

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.

- GV gọi HS nêu cách làm.

- Cho lớp nhận xét.

GV đánh giá kết quả.

Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài Y/c HS đọc thời gian đi và thời gian đến.

- Đối với trường hợp tàu đi từ Hà Nội đến Lào Cai, GV gợi ý cho HS:

H: Thời gian xuất phát 22 giờ và thời gian đến 6 giờ cho em biết điều gì?

H: Vậy muốn tính thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Lào Cai ta làm thế nào?

- Gọi 1HS lên bảng làm bài, cho lớp làm bài vào vở.

3. Củng cố -Dặn dò (4’) - Gọi HS nhắc lại cách cộng, trừ nhân, chia số đo thời gian

- Chuẩn bị bài : Vận tốc

= 2giờ 30phút + 9giờ 45phút

= 11giờ 75phút hay 12giờ 15phút

Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

- HS làm bài theo cặp, trình bày kết quả.

Hẹn : 10 giờ 40 phút

Hương đến : 10giờ 20phút Hồng đến : muộn 15phút Hương chờ Hồng: …? phút A. 20phút B. 35phút C. 55phút D. 1giờ 20phút

Đáp án B: 35phút Bài 4 : HS đọc đề bài

- HS đọc thời gian đi và thời gian đến.

+ Tàu xuất phát 22 giờ của ngày hôm trước tàu đến Lào Cai lúc 6 giờ sáng ngày hôm sau.

+ (24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ Bài giải

Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:

8giờ 10phút – 6giờ 5phút = 2giờ 5phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:

17giờ 25phút – 14giờ 20phút = 3giờ 5phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:

11giờ 30phút – 5giờ 45phút = 5giờ 45phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:

(24giờ – 22giờ) + 6giờ = 8giờ.

--- TẬP ĐỌC

Tiết 51. NGHĨA THẦY TRÒ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu ND ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GDHS kính yêu thầy cô giáo, biết ơn những người đã dạy mình.

(16)

*GDQTE: Quyền được giáo dục về các giá trị: Uống nước nhớ nguồn. Bổn phận biết ơn, lễ phép kính trọng các thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DH: Tranh minh họa bài học trong SGK.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3’)

- KT 2 HS: Cho hs đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới (30’) a) Giới thiệu bài b) HD luyện đọc

- Gọi một hs đọc cả bài.

? Bài văn chia làm mấy đoạn ?

- Cho hs đọc đoạn nối tiếp lần 1.

HD hs phát âm đúng một số từ ngữ khó.

- Cho hs đọc đoạn nối tiếp lần 2.

- Cho hs đọc đoạn nối tiếp lần 3

- Giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.

- Cho hs luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài.

c) HD tìm hiểu bài

- Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm.

+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?.

+ Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào ?

+ Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy giáo Chu đối với

HS1: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

HS2: Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì ?

- Hs đọc cả bài, cả lớp đọc thầm theo trong SGK.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “… mang ơn rất nặng”

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “…tạ ơn thầy”

+ Đoạn 3: Phần còn lại . - 3 em

Luyện đọc từ ngữ khó: tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng.

- 3 em - 3 em

- Một hs đọc chú giải.

- HS luyện đọc cặp.

- Lắng nghe.

- HS đọc thầm bài và thảo luận, trả lời các câu hỏi cuối bài.

+ Đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, lòng kính trọng thầy, người đã dạy dìu dắt họ trưởng thành.

+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng” họ đồng thanh dạ ran …

+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.

+ Thầy mời các học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ :

(17)

thầy giáo cũ? .

- Gọi hs đọc đoạn 3:

+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ thầy giáo Chu ?

+ Em còn biết câu thành ngữ, tục ngữ ca dao… nào có nội dung tương tự?

+ Bài văn nói lên điều gì ?

d) HDHS luyện đọc diễn cảm - Cho Hs đọc diễn cảm bài văn.

- Cho Hs luyện đọc theo cặp.

- Gọi 3 Hs thi đọc.

- GV và cả lớp nh.xét và khen những Hs đọc đúng, hay.

3. Củng cố - Dặn dò (5’) - Bài văn nói lên điều gì ?

- GDHS phải biết kính trọng người đã dạy mình.

- Dặn hs về nhà tìm hiểu các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN.

“Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy ….”

- 1 Hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.

+ Đó là 3 câu: Uống nước nhớ nguồn / Tôn sư trọng đạo / Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Không thầy đố mày làm nên.

Kính thầy yêu bạn.

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Làm sao cho biết những ngày ước ao.

* Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

- 3 Hs nối tiếp đọc diễn cảm bài văn, tìm giọng đọc. Cả lớp lắng nghe.

- Hs luyện đọc theo cặp.

- 3 Hs thi đọc.

- Lớp nhân xét.

- HS nêu

--- NS: 8/5/2020

NG: Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2020 TOÁN

Tiết 125. VẬN TỐC I. MỤC TIÊU

- Có biểu tượng về vận tốc, đơn vị vận tốc.

- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (4’) Gọi hs nêu cách nhân số đo thời gian với một số, chia số đo thời gian cho

(18)

một số

2. Bài mới: GTB

*HD tìm hiểu bài

HĐ1.Giới thiệu khái niệm về vận tốc.

Bài toán 1: GV nêu bài toán và tóm tắt trên bảng.

- H: Bài toán cho biết gì?

- H: Bài toán hỏi gì?

- Gọi HS nêu cách tính - GV nói: mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki- lô- mét 1giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ.

- GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc trong bài toán này là km/ giờ.

H: Em hãy nêu cách tính vận tốc ?

- Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc như thế nào?

Bài toán 2:GV nêu bài toán H: Bài toán cho biết gì?

Bài toán hỏi gì?

HĐ2: HD làm BT.

Bài 1: Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu bài.

- Cho HS làm bài cá nhân vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm

- Nhận xét, đánh giá

Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ

- Tóm tắt:

? km

170 km Bài giải

Trung bình mỗi giờ ôtô đi được là:

170 : 4 = 42,5 (km)

Đáp số: 42,5km.

Vận tốc của ô tô là:

170 : 4 = 42,5 (km/ giờ)

Quãng đường Thời gian Vận tốc

*Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

- Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là: v= s : t

- HS nhắc lại.

Tóm tắt:

s : 60m t : 10 giây

v : … m/ giây ?

HS dựa vào công thức tính vận tốc để làm bài.

Bài giải

Vận tốc chạy của người đó là:

60 : 10 = 6 (m/ giây)

Đáp số: 6 m/ giây Bài 1: HS đọc đề bài

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét và chữa bài trên bảng.

Bài 2: HS đọc đề bài - HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ dán bảng.

- Lớp nhận xét bài của bạn.

(19)

- GV nhận xét và đánh giá.

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài toán cho biết gì?

Bài toán hỏi gì?

- GV hd HS muốn tính vận tốc với đơn vị là m/

giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây.

- GV kiểm tra một số bài.

3. Củng cố - Dặn dò (3’) - H: Nêu công thức và cách tính vận tốc ?

- Dặn HS về nhà học bài và CB bài sau : Luyện tập.

Bài giải

Vận tốc của máy bay là:

1800 : 2,5 = 720 (km/ giờ)

Đáp số: 720 km/ giờ Bài 3. HS đọc đề bài.

Tóm tắt:

Một người chạy: 400 m Thời gian: 1 phút 20 giây Vận tốc: . . . . .m/giây ?

- HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét và chữa bài.

Bài giải

Đổi 1phút 20giây = 80giây Vận tốc chạy của người đó là:

400 : 80 = 5 (m/ giây)

Đáp số: 5 m/ giây.

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 54. TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU

- Học sinh viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng.

II. ĐỒ DÙNG DH:

- Giấy kiểm tra, Tranh ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBài cũ (3’) KT việc CB của HS 2. Bài mới: Giới thiệu bài:

*HD hs làm bài (30’)

- Cho học sinh đọc đề bài và gợi ý.

- Cả lớp đọc thầm lại.

- Giáo viên hỏi học sinh về sự chuẩn bị bài của mình.

- Gọi một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.

- Giáo viên treo tranh có số cây cối theo đề bài trên bảng lớp để học sinh dễ quan sát.

Cho học sinh làm bài

- GV lưu ý cho các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ đặt câu và cần tránh

- Lắng nghe

- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý.

Chọn một trong các đề bài sau:

1.Tả một loài hoa mà em thích.

2. Tả một loại trái cây mà em thích.

3.Tả một giàn cây leo.

4.Tả một cây non mới trồng.

5.Tả một cây cổ thụ.

- Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.

(20)

1 số lỗi chính tả các em còn mắc phải trong bài tập làm văn trước.

- Cho hs làm bài.Giáo viên theo dõi 3.Củng cố . Dặn dò (3’)

- Nêu cấu tạo của một bài văn tả cây cối ? - Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2(từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.

- HS quan sát tranh và làm bài

- Hs nhắc lại

- Lắng nghe

--- NS: 8/5/2020

NG: Thứ sáu ngày 15 tháng 5 năm 2020 TOÁN

Tiết 131. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- GD tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. ĐD DẠY HỌC:

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

H : Nêu cách tính Vận tốc? Viết công thức tính vận tốc?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài : Luyện tập b) HD hs làm bài tập (30’)

Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài nêu công thức tính vận tốc.

- Gọi 1 hs lên bảng làm, cho hs làm bài vào vở.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV: ta có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m/giây không ? GV HD HS có thể làm theo 2 cách:

Cách 1 : Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/ phút (vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/ giây.

- Gọi hs nêu cách 2.

- Hs thực hiện

Bài 1: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề Tóm tắt:

Đà điểu chạy : 5250m Thời gian : 5 phút Vận tốc: … m/phút ?

- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.

- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.

Giải

Vận tốc chạy của đà điểu là:

5250 : 5 = 1050 (m/phút)

Đáp số: 1050 m/phút

- Hs nêu:1050 : 60 = 17,5 (m/giây) Cách 2: 5 phút = 300 giây

5250 : 300 = 17,5 (m/giây)

(21)

Bài 2: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.

- HD HS cách viết vào ô trống còn lại trong vở:

Với s = 130 km, t = 4 giây, thì v = 130 : 4 = 32,5 (km/ giờ)

- Gọi 3 HS lên bảng tính và điền kết Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

H: Muốn tìm được vận tốc của ô tô ta làm thế nào?

H: Quãng đường người đó đi bằng ô tô được tính bằng cách nào?

H: Thời gian đi ô tô là bao nhiêu?

- YC HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào phiếu để chữa bài, lớp nhận xét, Gv củng cố, tuyên dương.

Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

- YC HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét và chữa bài.

- Nhận xét

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

H: Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?

- Về nhà làm bài ở vở BTT, chuẩn bị bài sau : Quãng đường.

Bài 2. Viết vào ô trống (theo mẫu) - HS tự làm bài vào vở.

s 130km 147km 210m 1014m t 4 giờ 3 giờ 6giây 13phút v 32,5 km/

h 49 km/

h 35 m/s 78

m/phút Bài 3: HS đọc đề bài.

Quãng đường AB dài : 25 km Người đi bộ đi : 5km

Đi tiếp bằng ô tô đến B trong : nửa giờ Vận tốc ô tô: . . . .km/giờ ?

- SAB – Sđi bộ

- Nửa giờ : 0,5 hay 1/2 giờ Bài giải

Quãng đường đi bằng ô tô là:

25 – 5 = 20 (km)

T/g người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ.

Vận tốc của ô tô là:

20 : 0,5 = 40 (km/ giờ)

Đáp số : 40 km/giờ Bài 4: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.

Ca nô đi từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 45 phút:

30km.

Vận tốc của ca nô : . . . km/giờ ? Bài giải

Thời gian đi của ca- nô là:

7giờ45phút – 6giờ 30phút = 1giờ 15phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

Vận tốc của ca- nô là:

30 : 1,25 = 24 (km/giờ)

Đáp số: 24 km/giờ

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 51. MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.

2. Kĩ năng: Biết thực hành sử dụng các từ ngữ để đặt câu.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng các từ ngữ trong chủ điểm.

* GDHS quyền được giáo dục về các giá trị (truyền thống yêu nước của dân tộc) II. ĐỒ DÙNG DH

(22)

+ GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng để học sinh làm BT2 – BT3. Từ điển TV III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (3’) Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.

- GV kiểm tra 2 - 3 hs đọc lại BT3. Vết 2 - 3 câu nói về ý nghĩa của bài thơ “Cửa sông”. Trong đó có sử dụng phép thế.

2. Bài mới

HĐ1: HDHS làm bài tập.

Bài 3.(SGK- 81) Gv y/cầu hs đọc đề bài.

- Gv nhắc hs đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh những từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gọi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.

- GV nh.xét, chốt lời giải đúng.

- GDHS truyền thống yêu nước của dân tộc.

Bài tập 2. (SGK – 90) Cho hs đọc toàn bài tập 2.

- Gv giao việc:

+ Mỗi em đọc lại y/c của bài tập 2.

+ Tìm những chỗ còn thiếu điền vào chỗ còn trống trong các câu đã cho.

+ Điền những tiếng còn thiếu vừa tìm được vào các ô trống theo hàng ngang. Mỗi ô vuông điền một con chữ.

- Gọi hs trình bày, gv nhận xét, kết luận.

3. Củng cố- Dặn dò (3’)

- Hãy nêu các từ ngữ thuộc chủ đề

“truyền thống”.

- Gv nh.xét + tuyên dương.

- CB “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”.

- Hs đọc đoạn văn và chỉ rõ phép thế đã được sử dụng.

Bài 3 . Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gọi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.

- 1 hs đọc y/cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo, suy nghĩ cá nhân dùng bút chì gạch dưới các từ ngữ chỉ người, vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.

- Hs phát biểu ý kiến.

- Hs sửa bài theo lời giải đúng.

Bài tập 2

- Hs đọc to, lớp đọc thầm theo.

- Các nhóm làm bài, trình bày kết quả.

*Các chữ cần điền vào các dòng ngang là:

1- cầu kiều. 9- lạch nào

2- khác giống 10-vững như cây 3- núi ngồi 11-nhớ thương 4- xe nghiêng 12-thì nên 5- thương nhau 13-ăn gạo 6- cá ươn 14-uốn cây 7- nhớ kẻ cho 15-cơ đồ 8- nước còn 16-nhà có nóc

* Dòng chữ được tạo thành theo hình chữ S là: Uống nước nhớ nguồn.

Ơ

(23)

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 58: TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU:

- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối, nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn, viét lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn.

II. ĐỒ DÙNG DH:

III. CÁC HĐ DH:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ 5’: HS đọc màn kịch Giu-

li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô đã được viết lại 2. Bài mới:

a. GTB 1’: GV nêu MĐYC của tiết học.

b. Nhận xét về kết quả làm bài của HS .

- GV sử dụng bảng phụ đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:

*) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:

- Những ưu điểm chính:

+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.

+Diễn đạt tốt điển hình:………

+ Chữ viết, cách trình bày đẹp:

………..

- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.

*) Thông báo điểm.

c. Hướng dẫn HS chữa bài:

GV trả bài cho từng học sinh.

*) Hướng dẫn chữa lỗi chung:

- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng - Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.

- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.

*) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:

- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.

- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.

- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.

*) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:

+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.

+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.

*)HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:

+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết cha đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.

+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại

- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.

- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại.

- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.

- HS đổi bài soát lỗi.

- HS nghe.

- HS trao đổi, thảo luận.

- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy cha hài lòng.

- Một số HS trình bày.

(24)

3. Củng cố - Dặn dò 3’: Nhận xét đánh giá giờ học. Dặn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

--- SINH HOẠT LỚP – KĨ NĂNG SỐNG

SINH HẠT TUẦN 23, HỌC KĨ NĂNG TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP I. MỤC TIÊU

*Nhận xét ưu khuyết điểm của HS trong tuần, đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 23

* Hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tạo cảm hứng học tập. Hiểu được một số yêu cầu, biện pháp để tạo cảm hứng học tập.

- HS có khả năng vận dụng một số yêu cầu đã biết để tạo cảm hứng học tập.

- Yêu thích môn học. Tự tạo cảm hứng trong học tập để học tập tốt hơn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Phần mềm dạy học trực tuyến Microsoft Team.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KNS:

1. Ổn định 2. Bài cũ

- GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi: Để bảo vệ gia đình sống lành mạnh, em cần làm gì?

- GV nhận xét 3. Bài mới a. Khám phá

- GV nêu câu hỏi: Muốn học tập tốt em cần thế nào?

- GV nhận xét, giới thiệu bài: Khi có cảm hứng, việc học tập sẽ dể dàng hơn. Vì vậy hôm nay chúng ta học bài “Kĩ năng tạo cảm hứng học tập”

b. Kết nối

* Hoạt động 1: Trải nghiệm

- GV cho HS tìm ra các từ ngữ liên quan đến việc học tập thông qua những hình ảnh gợi ý.

- GV nhận xét

* Hoạt động 2: Chia sẻ - Phản hồi

- GV cho HS trao đổi và kiểm tra đáp án bài tập ở hoạt động Trải nghiệm với một số bạn trong lớp … Sau đó, kiểm tra đáp án của em và so sánh xem có giống với các từ khóa trong cuốn sách dưới đây không.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 3: Xử lí tình huống - GV nêu tình huống cho HS ứng xử:

- Hát

- 3 HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: Cần có cảm hứng

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 2, tìm từ và điền vào sách.

+ Hình 1: Mục tiêu môn học.

+ Hình 2: Quản lí thời gian + Hình 3: Hỏi ý kiến thầy cô + Hình 4: Học nhóm với bạn + Hình 5: Góc học tập sạch đẹp + Hình 6: Giữ gìn sức khỏe tốt.

- HS trao đổi và kiểm tra

- HS làm việc cá nhân.

(25)

+ Tình huống : Tiến là một học sinh chăm chỉ, cậu nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ học tập suốt ngày là có thể học tốt. Vì thế, cậu không có thời gian để chơi cùng bạn bè và cũng chẳng tập thể dục thể thao.

Gần đây, Tiến hay mệt mỏi, căng thẳng và chán nản. Cậu ấy học bài lâu nhớ nhưng lại mau quên … Tiến than thở với bạn “Không còn hứng thú học tập nữa rồi! Chán quá!”. Nếu là bạn của Tiến, em sẽ nói gì với bạn ấy?

- GV nhận xét

* Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm

- GV cho HS nối nội dung ở cột A và cột B sdao cho phù hợp.

- GV nhận xét:

Ngọc kia chẳng dũa chảng mài Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi c. Thực hành

* Hoạt động 5: Rèn luyện

- GV nêu yêu cầu: Hãy trả lời những câu hỏi sau:

+ Em không thích hoặc học chưa tốt môn học nào?

+ Em nghĩ rằng môn học đó có ích lợi gì?

+ Theo em, trò chơi/ hoạt động/ địa điểm nào giúp em có thêm nhiều kiến thức về môn học này?

+ Để thư giãn sau khi học, em sẽ làm gì?

- GV nhận xét.

* Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng

- GV giao nhiệm vụ cho HS : Hãy nêu cảm nhận của em về câu danh ngôn sau và chia sẻ với bạn trong lớp: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc.

- GV yêu cầu HS kể một vài tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết.

- GV nhận xét.

d. Vận dụng

- GV giao việc cho HS:

+ Hãy áp dụng các cách ở phần Rèn luyện để tìm cảm hứng học tập cho mình với các môn còn lại.

+ Hãy thiết kế một cuốn cẩm nang nhỏ, viết 5 biện pháp tạo cảm hứng học tập. Sau đó, tặng cho người bạn thân của em.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài 8 “Kĩ năng giải quyết vấn đề”

B. Sinh hoạt lớp:

1. Nhận xét tuần 23

* Ưu điểm:………

*Tồn tại: ………

VD: Em sẽ nói “Bạn cần cân đối giữa việc học tập với giải trí như thế mới đảm bảo sức khỏe và học tập tốt”

- HS suy nghĩ, trả lời.

1b – 2c – 3a

- HS suy nghĩ cá nhân, trả lời:

+ Toán (Tiếng Việt …) + Giúp tính toán dễ dàng … + Trò chơi chuyền banh … + Nghe nhạc …

- HS thảo luận nhóm 2

- HS kể.

- HS nghe và thực hiện.

(26)

*Tuyên dương: ………

………

*Nhắc nhở: .………

2. Phương hướng tuần 24:

- Nghiêm túc thực hiện những nội quy quy định của trường lớp.

- Luôn giữ gìn lớp học xanh – sạch – đẹp – thân thiện.

- Cả lớp phải thực hiện tốt việc đeo khăn quàng.

- Phải đi học đầy đủ, đúng giờ, không đi học muộn và nghỉ học vô lí do.

- Phải thực hiện nghiêm túc quy định về phòng chống dịch covid -19: Đo thân nhiệt trước khi đến lớp, đeo khẩu trang trên đường đến trường, giờ ra chơi và trên đường về nhà; sát khuẩn tay trước khi vào lớp và trước khi ra về, rửa tay khi cần thiết; có bình đựng nước riêng.

- Thực hiện nghiêm túc ATGT: đội mũ BH đầy đủ khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện.

- Duy trì làm làm tốt Tiếng trống sạch trường.

- Có ý thức giữ gìn VS cá nhân, VS trường lớp sạch đẹp, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ.

- Luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công, tài sản của lớp học.

- Phải thực hiện nghiêm túc hoạt động giữa giờ.

- Thực hiện nghiêm túc nề nếp ăn ngủ bán trú.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp sau khi nghỉ Tết;

trồng và chăm sóc chậu cây hoa của lớp mình;

không được nghỉ học để đi lễ chùa và du xuân.

- Chăm sóc vườn hoa của nhà trường theo khu vực lớp phụ trách.

- 3 em HS tiếp tục luyện viết chữ đẹp theo mẫu chữ hiện hành và chữ sáng tạo để tham gia tuyển chọn đi thi viết chữ đẹpr cấp Thị xã. ( Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Phan Tấn Dũng, Nguyễn Băng Tâm)

- 2 em HS ôn luyện kiến thức về tin học để tham gia thi Olympic Tin học cấp Thị xã. ( Nguyễn Thái Sơn, Phạm Minh Hiếu)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập1-trang 25+26-SGK : Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:c. a.Tìm đọc tài liệu nói về các

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

Từ đó, hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.. - Mỗi chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

[r]

Em hãy kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm về thầy giáo, cô giáo.?. Hoạt động 2:

(keå roõ trình töï caùc söï vieäc xaûy ra, haønh ñoäng cuûa nhaân vaät; chuù yù nhaán maïnh nhöõng chi tieát theå hieän thaùi ñoä toân sö troïng ñaïo, tình caûm