• Không có kết quả nào được tìm thấy

Học sinh rút ra nội dung bài học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Học sinh rút ra nội dung bài học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN GDCD: KHỐI LỚP 8 TUẦN 1

TIẾT 1

BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

I/ Đặt vấn đề:

Yêu cầu học sinh đọc phần đặt vấn đề SGK GDCD 8 trang 3 trả lời các câu hỏi sau:

Qua phần đặt vấn đề 1 học sinh rút ra nhận xét gì về việc làm của quan tuaàn phuû Nguyeãn Quang Bích ?

Liên hệ thực tế với phần đặt vấn đề;

- Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ?

- Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?

-Theo em những trưởng hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp?

- Học sinh rút ra nội dung bài học:

- Em hiểu thế nào là lẽ phải ?Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? - Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ?

- Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ? - Cho biết ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ?

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

Sau khi trả lời các câu hỏi phần đặt vấn đề học sinh rút ra được nội dung bài học gồm các nội: mục II/ Nội dung bài học và hoàn thành các bài tập phần III/ Bài tập.

II/ Nội dung bài học:

1/ Khái niệm:

- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

(2)

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

2/ Ý nghĩa:

- Giúp con người có các cư xử phù hợp, góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

III/ Bài tập:

Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:

Bài 1 (trang 4 sgk Giáo dục công dân 8): Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao ?

Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ :

a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo ;

c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo ;

d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Bài 2 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao ?

a) Bỏ qua như khônrg biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường

b) Xa lánh, không chơi với bạn ;

c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.

Bài 3 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?

a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập ; b) Chỉ làm những việc mà mình thích ;

c) Phê phán những việc làm sai trái ;

(3)

d) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình ; đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai ;

e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải ;

g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.

Bài 4 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.

Bài 5 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.

Bài 6 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?

*Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

Học sinh trả lời các câu hỏi vào vỡ theo yêu cầu gồm:

I/ Đặt vấn đề: SGK trang 3.

II/ Nội dung bài học:

1/ Khái niệm:

2/ Ý nghĩa:

III/ Bài tập:

- Học sinh học thuộc phần nội dung bài học: khái niệm, ý nghĩa.

Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

H tên h c sinh:

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

GDCD

Mục I:

Mục II:

Mục III:

(4)

Chuẩn bị nội dung bài 2: Liêm Khiết: học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:

- Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng của lối sống liêm khiết.

- Tìm những mẫu chuyện về tấm gương liêm khiết của Bác Hồ.

- Tìm ví dụ lối sống liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống.

- Tìm 1 số điều quy định về luật phòng chống tham nhũng về việc phạm tội gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.

- Có phải những người có cuộc sống sung túc, giàu có đều có lối sống không liêm khiết, không trong sạch?Vì sao?

- Là học sinh em làm gì để rèn luyện lối sống liêm khiết?

Liên hệ giáo viên bộ môn: Họ và tên GV: Huỳnh Thị Đúng Môn dạy: Sử - GDCD

Điện thoại: 0334826549

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:.. Câu khiến: Cậu là trung

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC Sau khi trả lời các câu hỏi phần đặt vấn đề học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các

Sau khi trả lời các câu hỏi phần đặt vấn đề học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung sau:.. - Thủy triều khá phức tạp, và độc đáo, chủ yếu là chế

Sau khi trả lời các câu hỏi phần đặt vấn đề học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung sau:... Eo đất Trung Mĩ và quần

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, các trở ngại của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ

Song về cơ bản, bài viết phải đảm bảo được các nội dung theo các ý cơ bản

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:.. Hoạt động của giáo viên Hoạt

Đưa chuột đến đường biên bên phải của tên cột và nháy đúp chuộtC. Đưa chuột đến đường biên bên trái của tên cột và nháy