• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KT HK1 môn Sinh học 6 (2012-2013)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KT HK1 môn Sinh học 6 (2012-2013)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2012- 2013 Môn: Sinh học 6

Câu 1: (3 điểm)

Nêu cấu tạo ngoài của thân? Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành, những cây ăn quả thường bấm ngọn?

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân?

Câu 3: (2 điểm)

Viết sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp ở cây xanh? Vì sao ban đêm không nên để hoa và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

Câu 4: (2 điểm)

Giâm cành khác với chiết cành như thế nào? Kể tên 4 loại cây trồng bằng phương pháp giâm cành có ở địa phương em?

(2)

ĐÁP ÁN

Câu 1 : (3điểm)

* Cấu tạo ngoài của thân: (1,5đ)

- Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. (1điểm) - Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá.

+ Chồi hoa : phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa. (0,25điểm) + Chồi lá: phát triển thành cành mang lá. (0,25điểm)

*Giải thích:

- Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân, để thân phát triển cho cây cao lên giúp ta thu hoạch gỗ tốt (0,75điểm) -Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, mà cho ra nhiều cành và chất dinh dưỡng tập trung nuôi các cành và hoa phát triển đem lại năng suất cao. (0,75điểm) Câu 2 (3 điểm):

Thí nghiệm về sự vận chất hữu cơ trong thân.

- Dụng cụ: Một cành cây, dao con (0,5 điểm) - Tiến hành thí nghiệm: Chọn một cành cây, bóc bỏ một khoanh vỏ. (0,5 điểm) - Hiện tượng : Sau một tháng, mép vỏ ở phía trên phình to ra. (0,5 điểm) - Giải thích: Do khi bóc vỏ làm mất luôn mạch rây. Vì vậy chất hữu cơ được hình thành trên lá, vận chuyển xuống rễ qua mạch rây đến chỗ vỏ bị bóc, sẽ bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to. (1 điểm) -Kết luận: Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây nhờ mạch rây (0,5 điểm) Câu 3 (2 điểm)

* Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp ở cây xanh:

Nước + Khí cacbonic  Ánhsáng Tinh bột + Khí oxi (1 điểm) (rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí) chất diệp lục (trong lá) (lá nhả ra môi trường)

*Ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa là vì:

Ban đêm cây thực hiện quá trình hô hấp lấy khí oxi và nhả khí cacbonic làm cho hàm lượng khí cacbonic trong phòng nhiều cho nên ta khó hô hấp. (1 điểm)

Câu 4 (2 điểm):

* Giâm cành khác với chiết cành:

+ Giâm cành: Là rễ được hình thành sau khi cắm cành xuống đất. (0,75 điểm)

+ Chiết cành: Là rễ được hình thành trên cây mẹ rồi mới cắt đem trồng . (0,75 điểm)

* Ví dụ các loại cây trồng bằng phương pháp giâm cành: cây sắn, cây khoai lang, cây mía, cây rau muống . (0,5 điểm)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxy cho cây, hạn chế bốc hơi nước..?. TỈA,

+ Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập

+ Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung

-Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, nhiều hoa, tạo nhiều quả; khi tỉa cành, cây tập trung phát triển chiều cao.... Sự dài

Mặc dù WPM (Woody Plant Medium) là môi trường chuyên dụng cho nuôi cấy mô cây thân gỗ, đã được nghiên cứu tái sinh thành công rất nhiều loại cây thân gỗ khác

[r]

Vậy đề nghị ban lãnh đạo phường Võ Thị Sáu, Quận 3cho tỉa cành sớm để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tôi xin chân thành

Vì sao khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.. Vì xung thần kinh xuất hiện lan ra một