• Không có kết quả nào được tìm thấy

Điện tích 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Điện tích 1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TỔ VẬT LÝ – TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM

1

NỘI DUNG BÀI HỌC TRỰC TUYẾN KHỐI 11 BÀI 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU LÔNG

I. Điện tích

1. Điện tích: là tên gọi các vật mang điện, nhiễm điện, tích điện

2. Điện tích điểm: Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét được gọi là điện tích điểm

3. Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm,Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau; trái dấu thì hút nhau

II. Định luật Cu-lông

1. Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng 2. Công thức:

Trong đó: F là lực điện (lực Cu lông) (N)

q1; q2 giá trị điện tích của 2 điện tích điểm (C) r: khoảng cách giữa hai điện tích (m)

k = 9.109N.m2/C2 ( hệ số tỉ lệ hay hằng số Cu lông)

III. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong môi trường đồng tính.

Hằng số điện môi

1. Điện môi là môi trường cách điện

2. Hằng số điện môi : Đặc trưng cho tính chất cách điện của điện môi. Nó cho ta biết khi đặt các điện tích trong điện môi thì lực tác dụng giữa chúng sẽ giảm đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không

3. Công thức lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi

2 2 1

.r q k q F =

2 2 1. r q k q F =

(2)

TỔ VẬT LÝ – TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM

2

BÀI 2: THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH 1/ Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố

+ Nguyên tử có

- Hạt nhân ở giữa mang điện dương. Bên trong có các hạt nơtron (không mang điện) và prôton (mang điện dương).

- Các hạt êlectron mang điện âm quay xung quanh.

- Số prôton bằng số êlectron nên nguyên tử trung hòa về điện.

Điện tích: |qe| = |qp| = 1,6. 10 -19 C

+ Điện tích của prôton và êlectron nhỏ nhất nên gọi là điện tích nguyên tố.

2/ Nội dung thuyết electron

Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác Nguyên tử mất electron trở thành hạt mang điện dương gọi là ion dương

Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron trở thành hạt mang điện âm gọi là ion dương

Vật nhiễm điện âm khi số electron lớn hơn số proton Vật nhiễm điện dương khi số electron ít hơn số proton 3/ Định luật bảo toàn điện tích

Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi

Bài 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

I. Điện trường

1. Môi trường truyền tương tác điện

Môi trường tuyền tương tác giữa các điện tích gọi là điện trường.

2. Điện trường

Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.

II. Cường dộ điện trường

1. Khái niệm cường dộ điện trường

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó.

2. Định nghĩa Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

(3)

TỔ VẬT LÝ – TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM

3

E = 3. Véc tơ cường độ điện trường :

Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm có : - Điểm đặt tại điểm ta xét.o

- Chiều hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương, hướng về phía điện tích nếu là điện tích âm.

- Độ lớn : E = k

4. Nguyên lí chồng chất điện trường

III. Đường sức điện

1. Định nghĩa

Đường sức điện trường là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức điện trường là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.

2. Các đặc điểm của đường sức điện

+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi + Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín.

+ Qui ước vẽ số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với với đường sức điện tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.

Tại nơi có cường độ điện trường lớn thì các đường sức mau, còn tại nơi có cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức thưa.

3. Điện trường đều

Điện trường đều là điện trường mà véc tơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. Đường sức điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều.

q F

q E F

=

E

2

|

| r Q

En

E E

E= 1 + 2 +...+

(4)

TỔ VẬT LÝ – TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM

4

Bài 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN

I. Công của lực điện

1. Công của lực điện trong điện trường đều: AMN = qEd

Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.

2. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.

II. Thế năng của một điện tích trong điện trường

1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường

Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó.

2. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q

Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường : WM = AM = qVM

3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường : AMN = WM - WN

Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện trường tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 37: Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong chân không cách nhau 12 cm.. Lực tương tác điện giữa hai điện tích có độ lớn

a – 4: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tích giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch. b – 3: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với

Định luật Ôm đối với dòng điện một chiều qua dây dẫn: Cường độ dòng điện qua đoạn mạch thì tỉ lệ thuận với điện áp hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đóC. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây, với điện trở của dây.. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai

Chọn câu trả lời đúng Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện Cu-lông giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí 7C. Tỉ lệ thuận với khoảng cách

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn đó.. Cường độ dòng điện chạy qua dây

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn đó.. Cường độ dòng điện chạy qua dây