• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương | Giải GDCD lớp 7 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương | Giải GDCD lớp 7 Cánh diều"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương I. Mở đầu

Câu hỏi trang 5 GDCD 7: Nếu em ghép các chữ cái đứng liền nhau trong bảng bên thành các từ/cụm từ có nghĩa thì sẽ xuất hiện nhiều từ/cụm từ nói về truyền thống quê hương. Một số câu hỏi thú vị sẽ nảy sinh trong suy nghĩ của em như:

Những truyền thống này được biểu hiện như thế nào ở quê hương của mình? Mình sẽ làm gì để mọi người biết rằng mình rất tự hào về những truyền thống đó?

Trả lời:

- Các từ thể hiện truyền thống quê hương: YÊU NƯỚC, HIẾU THẢO, HIẾU HỌC, DŨNG CẢM, KIÊN CƯỜNG, TRUNG THỰC.

II. Khám phá

(2)

1. Truyền thống quê hương

Câu hỏi trang 6 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong các hình ảnh trên?

b) Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó.

c) Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

Trả lời:

Yêu cầu a)

Tranh 1: Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm

Tranh 2: Truyền thống yêu thương con người, nhân ái, lá lành đùm lá rách Tranh 3: Truyền thống cần cù lao động

Tranh 4: Truyền thống tôn sư trọng đạo

Tranh 5: Truyền thống nghệ thuật múa rối nước

Tranh 6: Truyền thống nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

Yêu cầu b) Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp như yêu nước, đoàn kết, hiếu thảo, các lễ hội truyền thống, ca trù, quan họ…

(3)

- Truyền thống hiếu thảo: từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa. Có thể thấy, chữ hiếu trong lòng hiếu thảo mang một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta.

- Làn điệu truyền thống: Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ. Nhưng trên hết, quan họ mang "khí chất" của chính quan họ, là hồn của xứ sở quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Yêu cầu c)

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo; các lễ hội văn hoá truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống.... được biểu hiện cu thể ở mỗi vùng miền, địa phương.

2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương Câu hỏi trang 7 GDCD 7: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

(4)

? Theo em, thông tin trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó.

Trả lời:

- Thông tin trên đã nói đến truyền thống đoàn kết dân tộc và truyền thống tương thân tương ái, yêu thương con người của dân tộc ta.

- Những truyền thống tốt đẹp này đã tạo nên sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc.

Câu hỏi trang 7 GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

(5)

a) Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể nào?

b) Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?

c) Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: Vân luôn tự hào về quê hương, mong muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình với bạn bè quốc tế. Vân đã chăm chỉ học tập, tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương mình.

- Trường hợp 2: Hùng đã phát huy truyền thống yêu thương con người, tương thân tương ái của quê hương bằng cách tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

(6)

Yêu cầu b)

- Em không đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q.

- Vì: các loại hình nghệ thuật dân gian là những giá trị truyền thống tốt đẹp, được hình thành và khẳng định qua thời gian. Nó giúp thế hệ sau hiểu biết về đời sống văn hóa tinh thần của quê hương, cần phải được quảng bá, gìn giữ và lưu truyền.

Yêu cầu c) Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:

- Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

III. Luyện tập

Câu hỏi luyện tập 1 trang 8 GDCD 7: Hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của quê hương em và viết những việc cần làm để giữ gìn, phát huy những truyền thống đó theo gợi ý dưới đây:

Trả lời:

Truyền thống Những việc cần làm

Yêu nước - Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước;

- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa…

Lễ hội văn hóa - Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương;

(7)

truyền thống - Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền…

Hiếu học - Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện;

- Đoàn kết giúp đỡ bạn bè tiến bộ…

Câu hỏi luyện tập 2 trang 8 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những biểu hiện, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Giữ gìn mọi phong tục, tập quán, thói quen của quê hương mình.

B. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.

C. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

D. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

E. Giữ gìn và bảo vệ môi trường cả ở nhà, ở trường và những nơi công cộng.

Trả lời:

A. Đồng tình. Vì đây là hành động góp phần giữ gìn, bảo vệ và lưu truyền những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

B. Đồng tình. Vì đây là hành động góp phần quảng bá, lan tỏa rộng rãi giá trị và ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp ở quê hương.

C. Không đồng tình. Vì mọi truyền thống tốt đẹp ở mọi địa phương đều đáng trân trọng và cần được gìn giữ và lan tỏa rộng rãi những giá trị tích cực đến mọi người.

Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền.

D. Đồng tình. Vì đây là hành động thể hiện biết giữ gìn, phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương như hiếu học, nhân ái.

E. Đồng tình. Vì đây là hành động giúp bảo vệ môi trường sống, bảo vệ những di tích lịch sử, di sản văn hóa, góp phần vào bảo vệ quê hương, đất nước.

Câu hỏi luyện tập 3 trang 8 GDCD 7: Qua lời kể của ông nội, S được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng" và rất tự hào về tinh thần sẵn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng mấy hôm

(8)

trước, anh trai của S nhận được lệnh gọi nhập ngũ, S thấy anh có vẻ do dự, tâm trạng nặng nề không vui. S rất muốn nói những suy nghĩ của mình với anh trai.

a) Em hãy nhận xét suy nghĩ của S.

b) Nếu là S, em sẽ nói như thế nào với anh trai của mình?

Trả lời:

Yêu cầu a) Suy nghĩ của S là suy nghĩ đúng đắn, biết tự hào về truyền thống yêu nước của quê hương. S đã có tinh thần chủ động, sẵn sàng bảo vệ quê hương, Tổ quốc.

Yêu cầu b) Nếu là S, em sẽ khích lệ và động viên anh trai tham gia nhập ngũ. Việc nhập ngũ là một việc rất đáng tự hào, thể hiện bản thân là người biết tự hào, trân trọng truyền thống của quê hương, góp phần vào việc gìn giữ và phát triển truyền thống và tinh thần yêu nước.

IV. Vận dụng

Câu hỏi vận dụng 1 trang 8 GDCD 7: Em hãy viết một thông điệp thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương em và chia sẻ trước lớp.

Trả lời:

* Gợi ý:

- Truyền thống tốt đẹp của quê hương là gì.

- Suy nghĩ của em về truyền thống tốt đẹp đó.

- Em mong muốn làm được gì để thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

* Bài tham khảo:

“Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Lịch sử dân tộc Việt Nam là thiên anh hùng ca về tinh thần quật khởi, ý chí quật cường bất khuất, xả thân trong các cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa, chống lại sự đô hộ, đồng hóa, âm mưu xâm lược của ngoại bang, đưa dân tộc Việt

(9)

Nam vượt qua muôn vàn thử thách, sóng gió để đi đến những thắng lợi vinh quang, cũng như tinh thần quyết tâm mạnh mẽ xây dựng đất nước hùng cường trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước.

Truyền thống bất khuất đó đang tiếp tục được phát huy và tỏa sáng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Câu hỏi 2 trang 8 GDCD 7: Em hãy cùng các bạn thiết kế tập san về chủ đề “Tự hào truyền thống quê hương”.

Trả lời

* Gợi ý: Sưu tầm một số mẫu tập san về truyền thống “tôn sư trọng đạo”:

- Mẫu tập san 1:

Mẫu tập san 2:

(10)
(11)

- Mẫu tập san 3:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trường hợp 1: Thanh thấy tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình và đã có hành động thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có

Nơi đây em đã sinh ra và lớn lên trong tiếng ru của mẹ, trong hương thơm ngào ngạt của đồng lúa chín. Một vùng quê hiền hòa, yên tĩnh bên dòng suối nhỏ, nước suối

Bài 6 trang 8 SBT Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy nhận xét việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của bản thân và nêu dự kiến những việc

1. Dung xa nhà lên huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc hay học tập, Dung lại nhớ tới ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn

+ Biểu hiện của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp; tự hào

Các em có thể phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng việc: cố gắng học tốt, vâng lời ông bà, bố mẹ và ngày một phấn đấu tiến bộ, hoàn thiện bản thân

Theo em, chị Nga thành công trong nghề làm cốm vì đây là nghề truyền thống tốt đẹp của gia đình chị, từ xa xưa chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định