• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 8: lop-12-chu-de-day-hoc-truc-tuyen-thang-52021tuan-2-175-225_155202115

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 8: lop-12-chu-de-day-hoc-truc-tuyen-thang-52021tuan-2-175-225_155202115"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ÔN TẬP TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 TUẦN TỪ NGÀY 17/05 – 22/05/2021

BÀI 1: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh

1. Hoàn cảnh sáng tác.

Sau hàng nghìn năm sống dưới chế độ quân chủ, hàng trăm năm sống dưới chế độ thực dân, năm năm sống dưới chế độ Phát Xít. Mùa thu năm 1945 nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng Sản đã làm cuộc tổng khởi khĩa tháng 8 thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Tuy nhiên chính quyền non trẻ của chúng ta đang bị âm mưu quay trở lại xâm lược lần hai của thực dân Pháp. Quay trở lại xâm lược nước ta lần này, thực dân Pháp dùng chiêu bài lừa bịp công luận Quốc tế. Một là, chúng có công bảo hộ, khai hoá văn minh nước Việt Nam ngót một thế kỉ qua. Hai là, trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, thực dân Pháp đã đứng về quân Đồng Minh Liên Xô để chống lại Phát Xít Nhật trên chiến trường Đông Dương. Vì vậy thực dân Pháp có quyền quay trở lại thu hồi mảnh đất Việt Nam – một mảnh đất đã từng nằm trong tay Phát Xít.

Đứng trước tình hình ấy, ngày 13/8/1945 Nhật đầu hàng quân Đồng Minh Liên Xô vô điều kiện cũng là ngày Đảng ta chớp thời cơ ngàn năm có một làm cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi. Ngày 19/8/1945, Chính quyền về tay nhân dân Hà Nội. 26/8/1945, ta giải phóng Huế Sài Gòn và đây cũng là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản “Tuyên ngôn độc lập” tại số nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Với tác phẩm Tuyên ngôn độc lập, HCM một mặt tuyên bố quyền độc lập trước toàn thể nhân dân Việt Nam và công luận Quốc tế, đồng thời xé toang hai chiêu bài của thực dân Pháp trên trường Quốc tế. Bản tuyên ngôn đã được Bác đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử 2/9/1945 trước hơn 50 vạn đồng bào cả nước với một xúc cảm đặc biệt. Giọng của người là giọng của non sông thấm vào con tim khối óc của mỗi con người Việt Nam.

2. Giá trị của bản tuyên ngôn.

Nếu đứng từ góc độ pháp lí, “Tuyên ngôn độc lập” là văn kiện pháp lí đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên trường Quốc tế. Đồng thời, nó còn được xem như một văn bản pháp luật quốc tế nhằm tuyên bố thoát li mọi sự lệ thuộc của Việt Nam với thực dân Pháp và xóa bỏ tất cả những hiệp ước Pháp đã kí về Việt Nam. Còn đứng từ góc độ ngoại giao thì đây là văn bản đầu tiên đặt nền móng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Tuy nhiên nếu ta nhìn bản tuyên ngôn dưới chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam thì đây có thể coi là bản tuyên ngôn lần thứ ba của dân tộc. Bản tuyên ngôn đầu tiên là bài thơ thần“Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt :

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(2)

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Bản tuyên ngôn lần thứ hai của dân tộc ta là “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với lời khẳng định:

“Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu :

Núi sông, bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc, Nam cũng khác.”

“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh kế thừa tinh thần yêu nước và cảm hứng nhân văn của hai bản tuyên ngôn trên. Đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới là kỉ nguyên độc lập dân tộc của một dân tộc thuộc địa như Việt Nam lần đầu tiên vùng dậy chặt đứt mọi xiềng xích của thực dân giành quyền giải phóng cho mình. Nói như Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Đất nước”.

“Xiềng xích chúng bay không khóa được Trời đầy chim và đất đầy hoa Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà”

Đó là một dân tộc lầm than, một dân tộc mà cũng chính Nguyễn Đình Thi viết

“Nước VN từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà”

Tuy nhiên, đứng từ góc độ văn chương nghệ thuật để thẩm thấu thì “Tuyên ngôn độc lập” là đỉnh cao của văn chương chính luận nước nhà đạt đến trình độ mẫu mực cả về nội dung và nghệ thuật.

3. Nguồn cảm hứng.

Khi viết TNĐL, Bác viết dưới hai nguồn cảm hứng chính do là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân văn. Cảm hứng yêu nước là tiếng nói của một nhà ái quốc vĩ đại đã hi sinh cả cuộc đời mình để đi tìm hình hài của Tổ quốc. Cảm hứng ấy như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt 3 phần của bản tuyên ngôn.

4. Ý nghĩa lịch sử.

TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội. TNĐL là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục.

(3)

TNĐL được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: nhân dân ta vừa tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, lập nên một nước Việt Nam mới, đế quốc, thực dân lại đang âm mưu tái chiếm nước ta. Chúng nấp sau quân Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chính Pháp. Thực dân Pháp lại trắng trợn tuyên bố: Đông Dương là đất "bảo hộ" của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền của người Pháp. Trong bối cảnh đó TNĐL không phải chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để nói với thế giới, đặc biệt là với bọn đế quốc, thực dân nhằm bác bỏ dứt khoát những luận điệu đó.

TNĐL ngày 2-9-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nối tiếp – nâng cao của lịch sử dân tộc trong thời đại mới: không chỉ giải quyết được yêu cầu Độc lập cho dân tộc như hai bản tuyên ngôn thời kì phong kiến (Thơ thần ở thế kỉ XI và Bình Ngô đại cáo ở thế kỉ XV) mà còn giải quyết thêm một yêu cầu nữa hết sức quan trọng là Dân chủ cho nhân dân. Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định một sự thật lịch sử chưa từng có của Cách mạng Việt Nam: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa". Như vậy, cũng có nghĩa là cùng với chữ Độc lập, Tuyên ngôn đã có thêm chữ Tự do. Đó là tư tưởng lớn, chân lí của thời đại mà sau này Bác đã đúc kết trong câu nổi nổi tiếng; "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do".

TNĐL phản ánh khát vọng, sức mạnh và ý chí quyết tâm giành và giữ vững Độc lập, Tự do của dân tộc Việt Nam. Nó là áng thiên cổ hùng văn của thời đại mới.

5. Phân tích nội dung bản tuyên ngôn.

5.1. Phần mở đầu.

Bố cục chung của một bản tuyên ngôn thông thường gồm có ba phần: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn; cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn, và phần tuyên bố. Bản TNĐL của Hồ Chí Minh cũng có kết cấu 3 phần rất chặt chẽ như vậy: định đề - phản đề - tuyên bố.

Trong phần thứ nhất, Người đã khẳng định quyền độc lập dân tộc trên cơ sở những lĩ lẽ không thể chối cãi được. Bác dẫn lời trong tuyên ngôn của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Người còn dẫn bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Ở đó có đoạn:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải, những chân lí mà thế giới đã thừa nhận. Chính từ hai chân lí đó, Người đã chỉ ra được một chân lí thứ ba, buộc mọi người phải thừa nhận: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.” HCM đã mượn hai bản tuyên ngôn của hai nước lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ, và hai bản tuyên ngôn này cũng được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới công nhận để làm cơ sở pháp lí cho bản TNĐL của nước Việt Nam thì không có lí nào mà nhân dân thế giới không công nhận bản TNĐL của nước ta.

Viết bản tuyên ngôn, Bác đã sử dụng một ngôn ngữ lập luận vừa khôn khéo lại vừa kiên quyết. Nói là khôn khéo bởi Người đã lấy lời lẽ trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân

(4)

quyềncủa Pháp để so sánh với việc làm đồi bại của chúng ở Việt Nam ngót một thế kỉ qua, để phanh phui bộ mặt thật của bọn thực dân, xé toang chiêu bài của chúng trên trường quốc tế.

Trong tranh luận không gì thú vị bằng việc lấy lời lẽ của đối phương để “khóa miệng” của đối phương. Đó chính là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” trong tranh luận. Những kẻ chuyên mang quân đi xâm lược nhưng ngoài miệng luôn nói về quyền tự do, bác ái ấy đã bị Người sử dụng chính cây gậy độc lập dân tộc đập lại vào lưng.

Ngoài ra, những lí lẽ Người sử dụng còn thể hiện một sự kiên quyết. Thông qua phần một của bản tuyên ngôn, người đã ngầm cảnh cáo nước Pháp rằng nếu chúng thực sự đem quân đi xâm lược nước ta thì lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà cha ông họ đã giương cao từ thế kỉ trước sẽ bị vấy bẩn, sẽ chà đạp lên truyền thống tốt đẹp mà cha ông họ đã dày công vun đắp. Hơn thế nữa, qua việc trích dẫn Tuyên ngônNhân quyền và Dân quyền của Pháp, Bác đã đặt ngang hàng bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam với bản tuyên ngôn của nước Pháp. Vẫn biết rằng tuyên ngôn là hệ quả tất yếu của Cách mạng, vậy nên ta có thể thấy Người đã đặt Cách mạng tháng Tám của ta ngang hàng với cuộc cách mạng tư sản Pháp trong khi Pháp đang tìm cách phủ nhận thành quả CMT8 của ta. Như vậy giờ đây, nếu Pháp phủ nhận thành quả cách mạng của ta thì nghĩa là chúng cũng sẽ phủ nhận thành quả cách mạng của chính mình, đi ngược lại bánh xe của lịch sử và sa vào chủ nghĩa xét lại mà cả thế giới đang lên án. Và với ý nghĩa đó, dân tộc Việt Nam cũng đã sánh ngang với hai cường quốc Pháp và Mĩ, chứ không còn là một quốc gia nhược tiểu trên bản đồ thế giới với cái tên: Thuộc địa thuộc Pháp nữa.

Ở đây nếu để ý, người yêu văn sẽ dễ dàng nhận thấy nếu trong cả hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đều có đề cập đến quyền con người thì TNĐL của HCM lại nói về quyền dân tộc.

Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của HCM bởi lẽ đối với một dân tộc thuộc địa như ở VN, khi quyền dân tộc chưa có được thì quyền con người ngàn năm không bao giờ có. Nhân dân VN đấu tranh để bảo vệ quyền dân tộc là họ đang đấu tranh để bảo vệ quyền con người. Vì vậy, TNĐL của HCM là bản tuyên ngôn nhân quyền mang sắc thái quốc tế.

Lúc đó, bọn thực dân Pháp đang đe dọa nền độc lập của dân tộc, bản tuyên ngôn là một lời cảnh bảo cho Pháp và những nước đang nhăm nhe xâm lược nước ta. Đẩy lùi nguy cơ ấy phải là cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài của toàn dân. Nhưng cuộc chiến đấu ấy rất cần đến sự đồng tình và ủng hộ nhân loại tiến bộ. Muốn vậy phải xác lập cơ sở pháp lí của cuộc kháng chiến, phải nêu cao chính nghĩa của ta và đập tan luận điểm xảo trá của bọn thực dân muốn “hợp pháp hóa” cuộc xâm lược của chúng ta trước dư luận quốc tế. Bản Tuyên ngôn đã giải quyết được yêu cầu ấy bằng một hệ thống lập luận hết sức chặt chẽ và đanh thép.

Như vậy, ngay từ mươi dòng đầu, bằng cách lập luận vô cùng chặt chẽ, lập luận sắc sảo, đanh thép, HCM xứng đáng là nhà văn của nhân loại như lời nhận định của Muydenstande.

Qua phần mở đầu TNĐL, ta còn thấy văn phong đặc sắc của HCM: ngắn gọn, súc tích, thấm thía, rung động lòng người. TNĐL là "lời Non Nước" cao cả và thiêng liêng.

5.2. Phần thứ hai của bản tuyên ngôn- bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp.

Trong bản TNĐL của HCM, Người còn thể hiện tài năng lập luận bằng nghệ thuật liên kết chặt chẽ giữa các phần. Kết thúc phần một, Bác chuyển sang phần hai bằng hai chữ “thế mà”

như để báo trước cho người yêu văn rằng tất cả những hành động đồi bại của thực dân Pháp ở VN ngót một thế kỉ qua trái hoàn toàn với những lời lẽ trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Bác đã dẫn ra ở phần một.

(5)

Đến phần 2 của bản tuyên ngôn, Bác đã khẳng định quyền độc lập dân tộc trên cơ sở tình hình thực tiễn ở VN. Đây được xem như một bản cáo trạng đanh thép để kết tội tội ác của thực dân Pháp với hai tội trạng: Một là: xâm lược VN, gây bao đau khổ cho đồng bào VN. Hai là: tội bán nước ta cho Phát xít Nhật. Bằng lời lẽ sắc sảo của mình, bản Tuyên ngôn đã vạch trần những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa của chúng trong 80 năm thống trị nước ta: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ ba kì, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc thuốc phiện, rượu cồn, bóc lột vơ vét đến tận xương tủy, cuối cùng gây ra nạn đói khiến “từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai mươi triệu đồng bào bị chết đói”.

Thực dân Pháp muốn kể công “bảo hộ” Đông Dương ư? Bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ đó không phải là công mà là tội vì “trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.

Đầu tiên đó là tội xâm lược VN. Bác dùng nghệ thuật lập luận chủ yếu là nêu dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề, những dẫn chứng hùng hồn từ thực tế lịch sử để chứng minh. Như ta đã biết, Pháp bắt đầu đặt chân xâm lược VN từ năm 1858 với sự kiện nổ súng ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Sau khi bình định được nước ta, chúng tiến hành khai thác thuộc địa để vơ vét tài nguyên thiên nhiên vật liệu của ta về làm giàu cho mẫu quốc. Tố cáo tội ác này, HCM đã tố cáo trên nhiều phương diện, lĩnh vực.

Về chính trị, Pháp đã không cho ND ta một chút quyền tự do dân chủ nào. Chúng ràng buộc dư luận. Chúng thực hiện luật pháp dã man. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu. Chúng dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta ra làm ba kì với ba hình thức cai trị khác nhau để dân ta không có khối đại đoàn kết dân tộc. Đó thực tế là chế độ chính trị nô dịch của thực dân chứ đâu phải chính trị bảo hộ mẫu quốc mà Pháp rêu rao trên trường quốc tế.

Về kinh tế, chúng dùng chính sách cướp không ruộng đất của nhân dân ta để lập đồn điền và các hầm mỏ. Chúng đặt ra nhiều sưu cao thuế nặng đánh vào nhiều giai tầng của ta khiến họ không ngóc đầu lên được, nhất là dân cày và dân buôn. Chúng đánh những thứ thuế vô lí như thuế thân, thuế muối, thuế đò, thậm chí đánh ngay cả vào người đã chết như nhà văn Ngô Tất Tố đã viết trong tiểu thuyết Tắt đèn của nình. Chúng thiết lập hàng rào thuế quan vô cùng nghiêm ngặt để độc chiếm thị trường VN, không cho hàng thế vào VN hay hàng VN ra nước ngoài tức là chúng giữ độc quyền xuất cảng và nhập cảng. Bộ mặt xâm lược, bóc lột, vơ vét tài nguyên của thực dân Pháp đã hoàn toàn lật tẩy.

Về văn hóa xã hội, chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học. Nếu có trường lớp thì chúng cũng đào tạo văn hóa Pháp để ta bị phụ thuộc, chúng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. Chúng dùng chính sách nhồi sọ để dân ta ngu dân, chúng dễ bề cai trị Đồng thời chúng còn đầu độc dân ta bằng rược cồn, thuốc phiện để dân ta bị suy kiệt về nòi giống…Các trường học thì vô cùng ít ỏi nhưng những cơ sở hàng quán tư nhân để buôn bán rượu cồn và thuốc phiện được chúng cho mở rất nhiều vừa là để thu lợi nhuận, vừa là để đầu độc dân ta, làm cho nòi giống ta không chỉ suy yếu về thể trạng mà còn suy nhược về tinh thần để quên đi nhiệm vụ cứu nước, đánh đuổi ngoại xâm. Với tất cả những chính sách kể trên của thực dân Pháp kết hợp với chính sách của Phát xít Nhật sau này trong vòng năm năm trời bắt dân ta nhổ lúa trồng đay trồng thầu dầu mà cuối năm 1944 đầu năm 1945, từ Quảng Trị ra Bắc Kì, hơn 2 triệu đồng bào ta đã chết đói. Với cách tố cáo này, HCM đã khẳng định thực dân Pháp không phải là kẻ công “khai hóa” ta như luận điệu chúng đã nói mà là kẻ xâm lược nước ta gây bao đau khổ cho đồng bào VN như Phan Bội Châu đã từng viết:

“Hỡi anh chị em Nam Việt

(6)

Nông nỗi này ai biết cho chăng Đã non 8 chục năm trời

Làm thân trâu ngựa cho loài chó dê…

…Văn minh chi? khai hóa chi chi?”

Như vậy ở đây, chiêu bài đầu tiên của Pháp đã bị HCM xé toang trên trường quốc tế.

Khi Người tố cáo tội ác của thực dân Pháp, lời văn của tuyên ngôn giần giật lửa căm hờn.

Nhà thơ CLV đã nhận định rằng “ở 14 câu văn, Bác đã sử dụngtới 13 chữ “quyền”, câu nào cũng được mở đầu bằng chữ chúng, nặng như búa tạ. Đằng sau chữ chúng là hàng loạt tội ác kẻ thù dồn đổ xuống đầu chữ “ta”. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ xưng hô và nghệ thuật liệt kê dày đặc, Hồ Chí Minh đã cho thấy tội ác chồng chất, cao như núi, dài như sông của bọn thực dân mà như khi xưa Nguyễn Trãi đã từng dùng hình ảnh: “Trúc Nam Sơn không ghi hết tội; Nước Đông hải không rửa sạch mùi”. Đó là bản cáo trạng đanh thép luận tội bọn thực dân và vạch rõ bộ mặt thật của chúng trên trường quốc tế.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngòi bút chính luận sắc sảo của HCM đã vạch trần tội ác thứ hai của bọn thực dân là bán VN cho phát xít Nhật. Bằng thực tế lịch sử chứng minh: Mùa thu năm 1940, Phát xít Nhật tràn qua biên giới Việt - Trung vào Việt Nam để mở rộng căn cứ đánh Đồng minh. Bất thình lình, Pháp mở cửa nước ta để rước Nhật. Từ đó dân ta phải sống cảnh một cổ hai tròng. Trong vòng 5 năm trời, từ mùa thu năm 1940 đến mùa thu năm 1945, thực dân Pháp không những đã không bảo hộ nước ta mà còn 2 lần nhục nhã quì gối mở cửa nước ta rước Nhật, bán ta cho Nhật. Sử dụng những ngôn từ thật đắt giá: Quì gối, rước Nhật vào đã cho thấy thái độ quá hèn hạ của bọn thực dân. Vạy mà chúng còn đòi kể công “bảo hộ” Việt Nam. Không chỉ có vậy, đã rất nhiều lần Việt Minh kêu gọi thực dân Pháp đứng về phía Việt Minh để chống Nhật. Nếu như trước khi Nhật chưa vào Đông Dương thì ta và Pháp ở hai chiền tuyến, không đội trời chung.

Nhưng trước thảm họa phát xít, toàn nhân loại đã liên minh, đoàn kết, đều là phe Đồng Minh chống Phát xít. Ấy vậy mà, bọn chúng chẳng những không nghe mà còn chém giết những người yêu nước thương nòi của ta, dìm tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu. Với nghệ thuật ẩn dụ, bằng một câu văn đầy hình ảnh mà tội ác của thục dân Pháp bị vạch trần. Ngoài ra, tính biểu tượng còn được thể hiện khi Người tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp với những câu văn như: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”. Với cách viết này, bộ mặt quỷ dữ khát máu của kẻ thù đã bị HCM phóng lên đến cực điểm. Khi tố cáo tội ác bán VN cho Nhật, Bác viết “Trong vòng 5 năm trời, thực dân Pháp đã 2 lần nhục nhã quỳ gối, mở cửa nước ta rước Nhật”. Với động từ “quì”, động từ “rước”, Người đã tái hiện lên bộ mặt hèn nhát của kẻ thù chứ không phải là hành động của một người hùng đi “bảo hộ”.

Như vậy thực dân Pháp không phải là đứng về quân đồng minh chống Nhật mà là kẻ nhục nhã đầu hàng Nhật. Với cách tố cáo này, Bác đã xé toang chiêu bài thứ hai của thực dân Pháp trên trường quốc tế là “bảo hộ” Việt Nam.

Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng và có quyền trở lại Đông Dương ư? Nhưng Đông Dương có còn là thuộc địa của chúng nữa đâu? Bản Tuyên ngôn vạch rõ:

“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành

(7)

chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ Nhật chứ không phải từ tay Pháp”. Luận điểm này, đứng về ý nghĩa pháp lí cực kì quan trọng. Nó sẽ dẫn tới lời tuyên bố tiếp theo của bản Tuyên ngôn: “Bởi thế cho nên, chúng tôi lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam. Xóa bỏ mọi, đặc quyền của Pháp trên nước Việt Nam”. Sức mạnh chính nghĩa bao giờ cũng đồng thời là sức mạnh của sự thật. Và không có lí lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn lí lẽ của sự thật. Vì thế người viết Tuyên ngôn luôn luôn láy đi láy lại hai chữ “sự thật”: “Sự thật là...”, “sự thật là...”.

Và cuối cùng là “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã thành một nước tự do độc lập...” Đấy là những điệp khúc tiếp nối nhau tăng thêm âm hưởng hùng biện của bản Tuyên ngôn. Đây là hệ thông lí lẽ bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc, thực dân. Còn đối với dân tộc Việt Nam? Dân tộc ta có xứng đáng được hưởng độc lập tự do hay không, có đủ tư cách làm chủ đất nước mình hay không? Bản Tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ không phải để bác bỏ mà để khẳng định:

Bản tuyên ngôn đã chỉ cho thực dân Pháp biết rằng, nếu thực dân Pháp có phản bội Đồng minh, hai lần bán rẻ Đông Dương cho Nhật, thì dân tộc Việt Nam đại diện là Việt Minh đã đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối cùng giành chủ quyền từ tay phát xít Nhật.

Bản tuyên ngôn có mục đích là tuyên bố, phát ngôn trước đồng bào ta và công luận quốc tế để khẳng định nước VN hoàn toàn được độc lập. Để chứng minh ta được độc lập, lời văn tuyên ngôn phải chỉ ra ta là chính nghĩa còn kẻ thù là phi nghĩa. Điều này được thể hiện khi Người tố cáo hai tội ác của thực dân. Đồng thời, để chứng minh ta độc lập, tuyên ngôn phải phủ nhận mọi sự dính líu của ta với thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Ta không còn là thuộc địa của Pháp bởi Pháp đã bán ta 2 lần cho Nhật. Nhân dân VN có thể xóa bỏ mọi hiệp ước Pháp đã kí về VN. Chỉ một từ thôi những lời nói của Người hàm ý thật sâu sắc. Pháp đơn phương kí những hiệp ước về Việt Nam để khẳng định những đặc quyền của chúng trên đất nước ta nhưng chính phủ ta, nhân dân ta không hề biết nên những điều đó không thể được công nhận. Hơn nữa, ta không còn là thuộc địa của Nhật bởi ta đã cướp chính quyền từ tay Nhật. Và giờ đây, ta đã có chính phủ lâm thời, đủ sức lãnh đạo đất nước VN cho đến ngày tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946. Như vậy, VN đã thực sự được độc lập và đủ khả năng giữ vững nền độc lập ấy.

Phần thứ hai của bản TNĐL, HCM còn thể hiện nghệ thuật văn chính luận với những câu văn giàu tính hình tượng. Chỉ bằng 9 chữ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, HCM đã dựng lên trước mắt của người đọc cả một chặng đường lịch sử dài dặc và xuyên suốt của nhân dân ta, đất nước ta: Pháp bỏ chạy trong đêm Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương ngày 9/3/1945. Nhật đầu hàng quân Đồng Minh Liên Xô vô điều kiện ngày 13/8/1945. Vua Bảo Đại nhượng lại ấn kiếm cho Việt Minh ngày 26/8/1945. Với 9 chữ này, HCM đã còn tái hiện lại những thất bại thê thảm của kẻ thù và ngược lại là những chiến thắng thần tốc như triều dâng, nước lũ của cuộc CMT8. Khi kẻ thù càng thất bại, thì cuộc cách mạng của ta càng thắng lợi.

Bằng nghệ thuật so sánh tương phản, đối lập: một bên là thực dân Pháp bộc lộ tính chất đê hèn, tàn bạo và phản động của chúng ở hành động “Thẳng tay khủng bố Việt Minh, thậm chí khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yến Bái và Cao Bằng” trước khi tháo chạy thì một bên là nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhận đạo ngay đối với kẻ thù đã thất thế: “Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp chạy ra khỏi nhà giam của Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ”. Một dân tộc phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh

(8)

dũng chiến đấu cho độc lập tự do, đã đứng hẳn về phe Đồng minh chống phát xít, đã nêu cao tinh thần nhân đạo, bác ái như thế “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”...Hay đó cũng chính là “đạo” của dân tộc Việt Nam mà từ xưa Nguyễn Trãi đã khẳng định: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân để thay cường bạo. Đó là cái gốc, là cội nguồn của mọi sức mạnh, mọi chiến công.

Bên cạnh đó, trong phần hai tuyên ngôn độc lập, HCM đã khẳng định, vẽ lên tư thế ngời sáng, chính nghĩa của nhân dân VN. Chỉ có nhân dân VN mới đứng về quân đồng minh Liên Xô để chống Nhật ở chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, nhân dân VN đã chuẩn bị mọi lực lượng để kháng Nhật cứu quốc: xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng võ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Khi Nhật đầu hàng quân Liên Xô vô điều kiện, Đảng ta chớp cơ hội ngàn năm có một làm cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi, cướp chính quyền từ tay Phát xít. Trong tuyên ngôn, để chứng minh ta đã giành chính quyền từ tay Nhật, Bác đã phủ nhận mọi sự dính líu của ta với thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ta không còn là thuộc địa của Pháp bởi Pháp đã bán ta bán lần cho Nhật. Nhân dân VN có thể xóa bỏ mọi hiệp ước Pháp đã kí về VN. Ta không còn là thuộc địa của Nhật bởi ta đã cướp chính quyền từ tay Nhật. Hơn nữa, ta đã có chính phủ lâm thời, đủ sức lãnh đạo đất nước VN cho đến ngày tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946. Như vậy, VN đã thực sự được độc lập.

5.3. Phần ba của bản tuyên ngôn- Lời tuyên bố độc lập.

Để chuyển ý từ phần 2 sang phần 3, Người dùng cụm từ “bởi thế cho nên” như để cho thấy hai phần trên là nguyên nhân sâu xa và dẫn đến phần khẳng định, kết luận đầy thuyết phục, chính đáng ở lời tuyên bố.

Trong phần 3 của bản tuyên ngôn độc lập, Người khẳng định quyền độc lập dân tộc trên trường quốc tế. Ở phần này, HCM khẳng định nếu công luận quốc tế thừa nhận nguyên tắc độc lập dân tộc của Mỹ, của Pháp và các nước thành viên khác tại hai hội nghị Tê-hê-răng và hội nghị Cựu-kim-sơn, lẽ tất nhiên phải thừa nhận nguyên tắc độc lập dân tộc của VN. Cũng trong phần ba này, Bác đã để tuyên ngôn kết thúc bằng lời thề “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”:“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Kết thúc bản "Tuyên ngôn Độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố:

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập.

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Một lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn Độc lập".

Trước hết, Hồ Chủ tịch khẳng định "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập" vì đó là điều phù hợp với đạo lí và pháp lí. Đất nước và con người Việt Nam cũng như tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc và mọi người "đều sinh ra có quyền bình đẳng (...), có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" ("Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của nước Mĩ). "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập" bởi lẽ "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi" (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân

quyền của Cách mạng Pháp năm 1791).

Từ nhân quyền, Hồ Chủ tịch đã "suy rộng ra", nói đến quyền tự quyết của mọi dân tộc:

"Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Lẽ phải ấy không ai chối cãi được và vô cùng thiêng liêng. Sau hơn

(9)

80 năm bị thực dân Pháp thống trị, lời tuyên bố "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập" biểu lộ niềm tự hào dân tộc và khát vọng độc lập, tự do của đất nước và con người Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, "và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Đó là một thực tế lịch sử không ai chối cãi được. Độc lập và tự do là thành quả đấu tranh và cách mạng bền bỉ, gan góc, lâu dài của dân tộc ta:"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !".

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là một sự thật lịch sử, nên Hồ Chủ tịch mới tuyên bố một cách đanh thép, hùng hồn: "Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam".

Độc lập tự do là khát vọng, là ý chí của đất nước và con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Lời tuyên bố vang lên như một lời thề thiêng liêng làm chấn động lòng người: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Cụm từ "Toàn thể dân tộc Việt Nam" nói lên sức mạnh đại đoàn kết, triệu triệu con người Việt Nam kết thành một khối mà không thể một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục được ! "Tự do hay là chết !", "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lại nền độc lập !". Quyết tâm ấy được Hồ Chủ tịch tuyên bố đanh thép hùng hồn. Triệu triệu con người Việt Nam "quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,

độc lập ấy".

Lời tuyên bố của Hồ Chủ tịch là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp đang âm mưu tái chiếm Việt Nam một lần nữa, đồng thời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta đã thể hiện một cách hùng hồn lời tuyên bố mạnh mẽ ấy. Đó là khát vọng, là ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta. Một lần nữa, Người lại Tuyên bố: "Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ !". (Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến - 19.12.1946).

Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập":

Những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc ta đã trải qua rất đáng tự hào: Cách mạng tháng Tám - Chiến thắng Điện Biên oai hùng - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng - Non sông liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà.

"Tuyên ngôn Độc lập" xứng đáng là một áng "thiên cổ hùng văn". Nó đã kế tục truyền thống vinh quang của "Nam quốc sơn hà", của "Bình Ngô đại cáo". Đó là lời Non Nước cao cả và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", biểu lộ ý chí và sức mạnh Việt Nam.

Đọc đoạn văn cuối bản "Tuyên ngôn Độc lập", chúng ta càng thấm thía tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.

Nếu cảm hứng yêu nước là tiếng nói của một nhà ái quốc vĩ đại, hi sinh cả cuộc đời để tìm hình hài của Tổ quốc thì cảm hứng nhân văn lại là tiếng nói của một nhà nhân đạo cộng sản đã hi sinh cả cuộc đời để đấu tranh vì quyền con người. Tuyên ngôn độc lập của HCM đã nêu cao tinh

(10)

thần nhân văn nhân đạo của dân tộc VN. Nói đến giá trị nhân văn là phải nói đến tình yêu thương con người. Khi tố cáo tội ác của kẻ thù, HCM không chỉ đứng trên tinh thần dân tộc mà còn đứng trên tinh thần của quyền con người. Do vậy, tuyên ngôn độc lập của HCM là bản tuyên ngôn nhân quyền mang sắc thái quốc tế

Trong bản tuyên ngôn, Người đã sử dụng một ngôn ngữ vô cùng chính xác đối với từng đối tượng và mục đích của bản tuyên ngôn. Về đối tượng của bản tuyên ngôn, đó không chỉ là đồng bào ta mà còn cả công luận quốc tế. Khi bản tuyên ngôn được đọc trước đồng bào ta, nhắc đến đồng bào ta, lời tuyên ngôn xiết bao xúc động: “Hỡi đồng bào cả nước…”. Còn khi nói trước công luận quốc tế, lời văn của tuyên ngôn hào hùng, sảng khoái, vô cùng đanh thép.

KB

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc có tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” – đây là bản luận tội tội ác của kẻ thù. Vì vậy lời văn của “Bản án chế độ thực dân Pháp” giần giật lửa căm hờn. 20 năm sau, Hồ Chí Minhviết “Tuyên ngôn độc lập”. Đây là một bản cáo chung nhằm kết thúc chế độ thực dân trên đất nước Việt Nam. Vì vậy, lời văn của bản Tuyên ngôn hào hùng, sảng khoái và vô cùng đanh thép. Với cảm hứng yêu nước, với vảm hứng nhân văn và tài năng nghệ thuật viên mãn, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh xứng đáng là đỉnh cao của văn chương chính luận nước nhà và Hồ Chí Minh ngàn lần xứng đáng là “nhà văn của nhân loại”.

BÀI 2 : TÂY TIẾN (Quang Dũng) A/KIẾN THỨC VĂN BẢN

I. Tác giả

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.

- Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, thơ giàu chất nhạc, họa...

- Các tác phẩm chính: Rừng về xuôi; Mây đầu ô....

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc của Tổ quốc. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến chủ yếu là vùng rừng núi hiểm trở. Đó cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Thái với những nét văn hoá đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Họ sinh hoạt và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn rất lạc quan và dũng cảm.

- Quang Dũng là một người lính trong đoàn quân Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một năm sau ngày chia tay đoàn quân Tây Tiến, nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ Tây Tiến tại làng Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội). Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô”(1986)

2. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ

Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình, thơ mộng.

3. Nội dung

(11)

3.1. Đoạn 1: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ...

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.

*Đoạn mở đầu bằng những dòng thơ chan chưa nối nhớ, lời thơ như chợt thốt lên đầy nhớ nhung và tiếc nuối:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”

- Từ láy “chơi vơi”, hiệp vần “ơi” mở ra một không gian vời vợi của nối nhớ đồng thời diễn tả tinh tế một cảm xúc mơ hồ, khó định hình nhưng rất thực.

- Điệp từ “nhớ” tô đậm cảm xúc toàn bài, không phải ngẫu nhiên mà nhan đề ban đầu của bài thơ tác giả đặt là Nhớ Tây Tiến. Nỗi nhớ trở đi trở lại trong toàn bài thơ tạo nên giọng thơ hoài niệm sâu lắng, bồi hồi. Nỗi nhớ tha thiết, niềm thương da diết mà nhà thơ dành cho miền Tây, cho đồng đội cũ của mình khi xa cách chan chứa biết bao.

* Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật êm đềm thơ mộng.

- Nhớ những địa danh mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu những địa danh khi đi vào thơ Quang Dũng nó không còn mang màu sắc trung tính, vô hồn trên bản đồ nữa mà gợi lên không khí núi rừng xa xôi, lạ lẫm, hoang sơ và bí ẩn.

- Nhớ con đường hành quân gập ghềnh, hiểm trở, đầy sự hiểm nguy giữa một bên là núi cao với một bên là vực sâu thăm thẳm: Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, Heo hút, sương lấp. Không gian được mở ra ở nhiều chiều: chiều cao đến chiều sâu hút của những dốc núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải ra sau màn sương. Các từ láy giàu sức tạo hình khiến người đọc hình dung những con đường quanh co, dốc rồi lại dốc, những đỉnh đèo hoang vắng khuất vào mây trời . Cách ngắt nhịp 4/3 của câu thơ thứ ba tạo thành một đường gấp khúc của dáng núi; ba dòng thơ liên tiếp sử dụng nhiều thanh trắc gợi sự vất vả nhọc nhằn.

- Nhớ những những ngôi nhà nơi xóm núi như cánh buồm thấp thoáng trên mặt biển trong không gian bình yên và êm ả của mưa giăng đầy biến thung lũng thành ‘xa khơi”.

- Nhớ âm thanh “gầm thét” của thác dữ, tiếng gầm gào của loài hổ dữ rình rập vồ người mỗi khi chiều đến, đêm về. Thời gian buổi chiều, về đêm lại càng nhấn mạnh thêm cảm giác hoang sơ của chốn “sơn lâm bóng cả cây già”. Những từ ngữ và hình ảnh nhân hóa được nhà thơ sử dụng để tô đậm ấn tượng về một vùng núi hoang vu dữ dội. Nơi đây thiên nhiên hoang dã đang ngự trị và chiếm vai trò chúa tể.

-> Bức tranh của núi rừng miền Tây giàu được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên.

* Nỗi nhớ về đồng đội và những kỉ niệm trên đường hành quân:

- Nhớ cái tếu táo, lạc quan trong gian khổ với vẻ đẹp hồn nhiên qua cách nói hóm hỉnh “súng ngửi trời”. Nếu viết “súng chạm trời”, nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, Quang Dũng đã gợi được

“chất lính” trẻ trung, vẻ tươi mới, sức sống dạt dào trong tâm hồn của người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ những thanh niên trí thức trẻ Hà Nội.

- Nhớ những người đồng đội đã ngã xuống nhưng không bi luỵ. Nỗi mất mát, niềm cảm thương được nói bằng giọng thơ ngang tàng, kiêu hãnh gục lên súng mũ ,bỏ quên đời”.

- Nhớ tình cảm quân dân giữa những người lính Tây Tiến và đồng bào Tây Bắc “Nhớ ôi… thơm

(12)

nếp xôi”. Họ dừng chân nơi xóm núi sau chặng đường dài vất vả, họ quây quần trong niềm vui ấm áp, niềm hạnh phúc bên những nồi cơm còn thơm gạo mới. Nhớ ôi!- nỗi nhớ da diết, đằm thắm, sự gắn kết tình nghĩa thủy chung, giữa những con người miền Tây Bắc của tổ quốc với bộ đội kháng chiến.

Nhận xét: Đoạn thơ chỉ là khúc dạo đầu của một bản nhạc về nỗi nhớ, song cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trên nền của bức tranh thiên nhiên dữ dội ấy, những người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp. Sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi ấy là biểu hiện của tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội, đồng chí của mình.

3.2. Đoạn 2: :

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ...

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

a. Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ đậm màu sắc lãng mạn, trữ tình

- Đêm liên hoan được miêu tả bằng những chi tiết lãng mạn:

- Đêm liên hoan như đêm hội giao duyên, đêm tân hôn của những cặp tình nhân (hội đuốc hoa) - Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ Tây Bắc trong những bộ trang phục và vũ điệu vừa lộng lẫy, vừa e thẹn, tình tứ.

- Cái nhìn trẻ trung, ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê sung sướng của những người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp phương xa.

Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc,tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến

b. Vẻ đẹp của con người và cảnh vật miền Tây Bắc trong chiều sương trên sông nước Châu Mộc

- Không gian trên dòng sông, cảnh vật Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộng nhuốm màu sắc cổ tích, huyền thoại.

- Nổi bật lên trên bức tranh sông nước là cái dáng mềm mại, uyển chuyển của các cô gái Thái trên con thuyền độc mộc.

- Những bông hoa rừng cũng như đang đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ.

- Những bông lau ven rừng như có hồn và gợi nhớ da diết.

3. 3. Đoạn 3: Bức tượng đài người lính và khúc ca bi tráng

Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng.

- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn:

+Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: Thân hình tiều tuỵ vì sốt rét rừng , đói ăn thiếu uống : không mọc tóc, xanh màu lá

+Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ: dữ oai hùm, mắt trừng

- Trong gian khổ nhưng:

+ vẫn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn “mộng qua biên giới” - mộng chiến công, khao khát lập công;

+ “mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - mơ về, nhớ về dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ đất Hà

(13)

thành thanh lịch.

-> Những hình ảnh thơ thể hiện tâm hồn mộng mơ, lãng mạn của người lính - những chàng trai ra đi từ đất Hà Nội thanh lịch. Những giấc “mộng” và “mơ” ấy như tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt gian khổ để lập nên nhiều chiến công.

- Vẻ đẹp bi tráng:

- Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng “Đời xanh” cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối.

- Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói trang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến.

- Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Sự hy sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ:

“anh về đất”.

- “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” : Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến.

- Hàng loạt từ Hán -Việt: Biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành… gợi không khí tôn nghiêm, trang trọng khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

=>Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa.

3.4. Đoạn 4: đoạn thơ còn lại

- Khẳng định vẻ đẹp tinh thần của người lính Tây Tiến đối với thời đại và đối với lịch sử:

- Vẻ đẹp tinh thần của người vệ quốc quân thời kì đầu kháng chiến: một đi không trở lại, ra đi không hẹn ngày về.

- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến sẽ còn mãi với thời gian, với lịch sử dân tộc, là chứng nhân đẹp đẽ của thời đại chống thực dân Pháp.

- Cụm từ người đi không hẹn ước thể hiện tinh thần quyết ra đi không hẹn ngày về. Hình ảnh đường lên thăm thẳm gợi lên cả một chặng đường gian lao của đoàn quân Tây Tiến.

(Vẻ đẹp bất tử của người lính Tây Tiến được thể hiện ở âm hưởng, giọng điệu của cả 4 dòng thơ.

Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng đầy khí phách.

4. Nghệ thuật

- Cảm hứng lãng mạn, bi tráng

- Sử dụng ngôn từ đặc sắc: từ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt.

- Kết hợp chất nhạc và họa.

5. Chủ đề: Qua bài thơ, Quang Dũng đó ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình, dữ dội mà mĩ lệ của thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc của Tổ quốc, đặc biệt khắc vào thời gian một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến anh dũng, hào hoa.

B/HƯỚNG DẪN CẢM NHẬN KHỔ THƠ - ĐOẠN THƠ - HÌNH TƯỢNG THƠ ĐỀ 1

Phân tích đoạn thơ sau đây:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

(Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng)

Dàn bài I. Mở bài:

(14)

- Quang Dũng – một nghệ sĩ đa tài , một hồn thơ hào hoa , lãng mạn ;thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

- “Tây Tiến” là dòng hồi tưởng của nhà thơ về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc một thời gian khổ và oai hùng. Tất cả được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, một bút pháp tài hoa và độc đáo.

- Đoạn đầu của bài thơ là những kỉ niệm của những cuộc hành quân gian khổ trên nền thiên nhiên vừa dữ dội, hiểm trở lại vừa hùng vĩ, thơ mộng.

II. Thân bài:

1. Khái quát:

- Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 .Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng từ vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam đến Thượng Lào.

- Chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.

- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 thì chuyển sang đơn vị khác. Một ngày ở Phù Lưu Chanh nhớ về đơn vị cũ, tác giả viết bài thơ Tây Tiến.

2. Phân tích đoạn thơ:

a. Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

- Bài thơ mở đầu bằng một tiếng gọi dồn chứa tâm trạng, một nỗi nhớ nhung mênh mang.

- Điệp từ “nhớ”, từ láy “chơi vơi” diễn tả đầy đủ trạng thái cảm xúc của tâm hồn nhà thơ, vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, … liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ tiếp theo.

b. Kỉ niệm về những chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến cứ hiện dần lên trong sự hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực trong mỗi dòng thơ

* Thiên nhiên Tây Bắc:

- Những địa danh miền sơn cước như Sài Khao, Mường Lát bồi hồi hiện về trong tâm khảm nhà thơ. Những “sương”, “hoa” từng hiện diện với thi nhân, với tình yêu thì nay có mặt với đoàn quân gian khổ, mỏi mệt nhưng cũng rất lãng mạn.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến hiện lên một bức tranh hoành tráng, dữ dội, hiểm trở, hoang vu của núi rừng Tây Bắc

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

…Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

+ Những từ ngữ đầy giá trị tạo hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây súng ngửi trời đã diễn tả thật sâu sắc sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc.

+ Thế núi hiểm trở: nhìn lên thì cao chót vót, nhìn xuống thì sâu thăm thẳm được diễn tả rất thành công trong một câu thơ nhiều thanh trắc: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”.

(15)

+ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống …” gợi tả hình ảnh dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng.

+ Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” khiến ta hình dung cảnh những người lính dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ra một không gian mịt mùng, bắt gặp thấp thoáng những ngôi nhà bồng bềnh trôi giữa “mưa xa khơi”.

- Thiên nhiên Tây Bắc còn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người.

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

- Một miền Tây bí ẩn đầy hung khí của một miền đất dữ cũng là một miền Tây đằm thắm tình người.

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Cảnh núi rừng Tây Bắc hiểm trở và hoang vu, qua ngòi bút của Quang Dũng hiện ra đầy đủ với núi cao, vực sâu, dốc thẳm, thác gầm, cọp dữ, … Những tên đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu; những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, những từ ngữ bạo, khỏe, tất cả gợi lên một Tây Bắc khác thường và bí hiểm.

* Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:

- Những hình ảnh rất thực: “đoàn quân mỏi”, “dãi dầu”, “không bước nữa”, “gục lên súng mũ”,

“bỏ quên đời” … Đó là hình ảnh những người lính kiệt sức về đói rét, bệnh tật, gục xuống trong những chặng đường hành quân.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Hai câu thơ nói đến gian khổ, sự khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng nói lên tinh thần hi sinh, nhiệt tình cứu nước của những chàng trai Tây Tiến.

- Hình ảnh “súng ngửi trời” gợi độ cao của núi non và bộc lộ nét đẹp tâm hồn của những chàng trai Hà Nội: trẻ trung, yêu đời, vô tư, tinh nghịch …

- Núi cao, vực thẳm, rừng thiêng nước độc không ngăn được tâm hồn người lính một lúc bất chợt thả nỗi nhớ vào một bóng hình Tây Bắc với “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Cả đoạn thơ đã tái hiện một cách chân thực và sống động cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ nhưng hào hùng của đoàn quân Tây Tiến.

III. Kết bài:

- Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên tính chất sử thi đặc biệt của bài thơ “Tây Tiến”.

- Bức chân dung người lính Tây Tiến hào hoa và dũng cảm được xây dựng trên cái nền hùng vĩ, dữ dội và hiểm trở của núi rừng Tây Bắc.

- Hồn thơ Quang Dũng đã làm ngời sáng lên hình ảnh đẹp nhất của một thời: hình ảnh người lính

“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

...

Đề 2. : Cảm nhận khổ thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, ...

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

Các ý chính:

(16)

1. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu trong đời thơ Quang Dũng và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cả bài thơ là một dòng hồi tưởng, bốn câu thơ sau đây cũng là hồi tưởng. Sau cảm hứng tràn đầy về cuộc hành trình đầy gian khổ và tự hào của các chiến sĩ Tây Tiến, bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc, một thời từng gắn bó với đoàn quân Tây Tiến. Bên cạnh hình ảnh chan hoà màu sắc, âm thanh và rất tình tứ của "hội đuốc hoa" là cảnh sông nước miền Tây mênh mang , mờ ảo.

2. Không gian dòng sông trong một buổi "chiều sương" thật lặng lờ, hoang dại. Bên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, thiên nhiên qua ngòi bút tài hoa của Quang Dũng như có linh hồn phảng phất trong gió, trong cây:

" Có thấy hồn lau nẻo bến bờ"

3. Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Và cái "dáng người trên độc mộc" cũng là gợi, nhưng vẫn làm rõ cái dáng đẹp, khoẻ của những chàng trai, cô gái trên con thuyền độc mộc lao trên sông nước. Như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng "đong đưa" làm duyên làm dáng trên dòng nước lũ.

4. Bốn câu thơ như một bức tranh thuỷ mặc. Nhà thơ không chỉ làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật. Đó không phải là bức tranh tĩnh vật mà chính là những kỉ niệm đẹp không bao giờ nguôi trong kí ức của nhà thơ đang được đánh thức.

Nét đặc sắc nghệ thuật của bốn câu thơ: Những nét vẽ chấm phá, tinh tế, mềm mại, tài hoa, truyền được cái hồn của cảnh vật.

...

Đề 3. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

….

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Các ý chính:

1. Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giới thiệu đoạn trích 2. Cảm nhận đoạn thơ

a) Sơ lược về đoạn thơ

Trên cái nền hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng miền Tây (đoạn thơ 1 và 2), tới khổ thơ này chân dung người lính Tây Tiến được thể hiện qua dòng hồi tưởng và nỗi nhớ của Quang Dũng. Hình ảnh người lính Tây Tiến được tái hiện với tầm vóc bi tráng khác thường, tầm vóc của những con người "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" song vẫn đậm chất lãng mạn, thơ mộng, hào hoa.

b) Hai câu thơ đầu

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm"

Bệnh sốt rét làm rụng hết tóc và màu da xanh như lá của đoàn binh Tây Tiến là hiện thực khắc nghiệt được diễn tả bằng phép tạo hình thật dữ dội: vừa tột cùng cơ cực (không mọc tóc) vừa lẫm liệt kiêu hùng (dữ oai hùm). Hai câu thơ bật lên từ hiện thực trần trụi mà vẫn tạo được vẻ đẹp khác thường của người lính. Cụm từ "dữ oai hùm" thể hiện cái đẹp của dũng khí, nét oai phong của người chiến binh. Người chiến sĩ Tây Tiến mang cái oai linh của núi rừng trong dáng vẻ lẫn cốt cách của mình.

c) Hai câu thơ tiếp theo diễn tả sinh động vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Ý chí đánh giặc "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" được diễn tả qua hình ảnh "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới". Người lính với ý chí ấy lại rất lãng mạn, hào hoa trong đời sống tình cảm: quê hương , đôi lứa. Cái chí và cái tình của người lính được thể hiện thật đẹp, lãng mạn. Cái chung và cái riêng

(17)

không mâu thuẫn nhau, tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ Tây Tiến.

d) Hai câu 5 và 6

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ" là một phần bức tranh hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh: mất mát, đau thương. Người lính Tây Tiến không ngần ngại nhìn thẳng vào hiện thực đó.

Họ sống có lý tưởng cao đẹp, dám xả thân vì Tổ quốc, "chẳng tiếc đời xanh". Câu thơ 6 mang âm hưởng của những câu thơ cổ diễn tả "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa", coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Đó là lời thề cảm tử trước lúc lên đường.

(Chú ý các từ Hán Việt: "biên cương", "viễn xứ", làm tăng vẻ đẹp tôn nghiêm của những nấm mồ người chiến sĩ).

e) Hai câu thơ cuối:

"Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Gợi âm hưởng bi tráng. Người lính Tây Tiến hy sinh, trở về với đất mẹ trong sự tiếc thương, ngưỡng mộ của bao thế hệ. "Áo bào thay chiếu" là sự thật bi thảm: những người lính hy sinh không có cả đến manh chiếu bọc thân. Song thái độ yêu thương trân trọng đối với đồng đội và cảm hứng lãng mạn của thi sĩ tạo nên ở Quang Dũng cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết: Người chiến sĩ hy sinh được bọc trong những tấm "áo bào" sang trọng.

Câu thơ cuối vang lên như khúc nhạc kỳ vĩ. Âm hưởng của khúc chiêu hồn tử sĩ dội lên từ chữ

"gầm". Tiếng gầm của sông Mã nổi lên thành tiếng khóc lớn của thiên nhiên tiễn đưa các anh về cõi vĩnh hằng. Sự hy sinh cao cả cần có sự tiễn đưa lớn. Tới đây, ấn tượng đọng lại trong lòng người đọc là âm điệu bi thương nhưng rất hào hùng.

3. Đánh giá

- Đoạn thơ kết hợp hài hoà bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn, sử dụng xen kẽ các từ Hán Việt, thuần Việt, lối diễn tả cường điệu.... tạo nên âm hưởng bi hùng khi viết về các chiến sĩ Tây Tiến.

-Tây Tiến của Quang Dũng góp phần cùng thơ ca kháng chiến làm ngời lên hình ảnh con người đẹp nhất của một thời: hình ảnh người lính: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

...

Đề 4. Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến.

(18)

Các ý chính cần có

1. Giới thiệu khái quát:

2. Hình tượng người lính Tây Tiến:

- Vẻ đẹp hào hùng:

+ Trong cuộc trường chinh gian khổ: người lính ở đây là những trí thức, học sinh, sinh viên xuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại phải lao vào cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phải đối mặt với cái chết từ nhiều phía.

+ Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường của người lính (chú ý một số hình ảnh:

gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng…) + Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và tinh thần hi sinh cho Tổ quốc (đi sâu phân tích các hình ảnh: những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, chẳng về xuôi, âm thanh trầm hùng của sông Mã đưa tiễn những người con hy sinh về đất mẹ.

- Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

+ Vẻ đẹp của tình người: gian khổ, ác liệt, hi sinh, người lính ở đây vẫn là những con người mơ mộng, lãng mạn, quyến luyến tình người (tình cảm với cô gái Mai Châu mùa cơm mới, dáng kiều thơm của cô gái Hà thành, dáng hình sơn nữ trên con thuyền độc mộc).

+ Cảm xúc về thiên nhiên: tinh tế trong phát hiện và cảm nhận cái đẹp (một nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưa, hồn lau nơi bờ suối, dáng hình sơn nữ buổi hoàng hôn, bông hoa đong đưa trên dòng nước…). Dễ say đắm trước những vẻ đẹp man sơ và khác lạ (dốc thăm thẳm, cồn mây heo hút, thác gầm thét, cọp trêu người…)

+ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấu được thể hiện qua quan niệm lãng mạn về người anh hùng (coi cái chết nhẹ tựa lông hồng) và qua nếp sinh hoạt văn hoá ngay trong những ngày gian khổ, hi sinh (những đêm liên hoan văn nghệ trong rừng sâu)

(19)

- Nghệ thuật của ngòi bút Quang Dũng trong khắc hoạ hình tượng người lính:

+ Hình ảnh đặc sắc (đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm), ngôn từ mới lạ và sự kết hợp của các từ cổ với các từ ngữ dân dã, đời thường (biên cương, viễn xứ, kiều thơm, chiếu, đất, bỏ quên đời, chẳng về xuôi) tạo được vẻ cứng cỏi ngang tàng của người lính gần với các tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫn hiện đại.

+ Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập - tạo nên vẻ lãng mạn, bay bổng của người lính mà vẫn rất chân thực, tạo âm hưởng bi tráng cho bài thơ.

3. Đánh giá:

- Thành công trong việc khắc hoạ hình tượng người lính xuất thân Hà Nội đã làm hoàn thiện gương mặt người lính kháng chiến chống Pháp năm xưa, đặt Tây Tiến vào vị trí không thể thay thế trong thơ ca về đề tài người lính.

- Sự tài hoa, tấm lòng xúc động chân thành của Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài bất tử về những người lính vô danh trong cuộc chiến đấu hi sinh cho Tổ quốc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?. Việt Nam nằm trong

Thể hiện nỗi nhớ quê khôn nguôi của tác

- So sánh hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ qua 2 bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm

Đó là những cành hoa bằng lăng đậm sắc với những cánh hoa màu tím thẫm; là cái bờ đất lở dốc đứng, có chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày; là cái bãi bồi màu mỡ, tươi

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

Nhiều câu thơ có sự phối hợp điêu luyện các kỹ thuật tạo hình , hội họa, điện ảnh, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống.Phải là một cây bút tài hoa mới có

Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta.. Phân bố dân số

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây