• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

(Thời gian thực hiện: 4 tuân.

Tên chủ đề nhánh 2.

Thời gian thực hiện số tuần:01 TỔ CHỨC CÁC

Hoạt động Nội dung Mục đích_yêu cầu Chuẩn bị - Đón trẻ

- Chơi

- Thể dục sáng

1. Đón trẻ.

2.Trò chuyện với trẻ về nghề xây dựng

3.Thể dục sáng:

+ ĐT hô hấp: Thổi nơ bay

+ ĐT tay: - Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao

+ ĐT lưng, bụng: - Đứng nghiêng người sang hai bên +ĐT chân: - Ngồi xổm đứng lên - Bật tại chỗ

4. Điểm danh trẻ tới lớp

- Trẻ thích đến lớp, đến trường.

- Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trẻ biết trò chuyện với cô về nghề xây dựng

- Trẻ biết công việc, nguyên vật liêu của nghề xây dựng - Trẻ biết nơi làm viêc

- Trẻ tập đều đẹp đúng động tác.

- Phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ yêu thích thể dục sáng.

- Trẻ biết tên mình tên bạn.

- Biết dạ cô khi gọi đến tên.

Phòng học sạch sẽ

- Tranh - Câu hỏi đàm thoại

- Nhạc tập - Sân tập

- Bút,sổ điểm danh

(2)

từ ngày 18/11 đến ngày 13/12 / 2019) Nghề xây dựng

từ ngày 25/11 đến ngày 29/11/2019 HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ

- Cô đến sớm vệ sinh thông thoáng phòng học, lau nhà lấy nước uống.

- Cô niềm nở với trẻ với phụ huynh trẻ đón trẻ vào lớp.

- Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ các bạn, cô trao đổi với phụ huynh về trẻ

- Cô hướng đẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

2. Trò chuyện

- Cô cho trẻ xem hình ảnh về bác thợ xây.

+ Các con vừa xem hình ảnh nói về ai?

+ Các chú công nhân làm gì?

+ Chú công nhân làm việc ở đâu

+ Các chú công nhân xây nhà còn được gọi là nghề gì?

- Các chú công nhân xây nhà còn được gọi là nghề xây dựng đấy

+ Các chú công nhân dùng nguyên vật liệu gì để xây nhà?

- Các con phải biết giữ gìn bảo vệ ngôi nhà, trường học không vẽ lên tường nhé

4. Điểm danh:

- Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp

3. Thể dục sáng- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ + Khởi động:

Trẻ ra sân khởi động theo bài đoàn tàu nhỏ xíu kết hợp với các kiểu đi.

+ Trọng động: Tập theo nhạc + ĐT hô hấp : Thổi nơ bay

+ ĐT tay : Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao + ĐT bụng : Đứng nghiêng người sang hai bên + ĐT chân 1 : Ngồi xổm đứng lên

+ ĐT bật : Bật tại chỗ

+ Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 4. Điểm danh:

- Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp

- Trẻ chào cô giáo. bố mẹ, các bạn.

- Trẻ cất đồ dùng

- Trẻ quan sát Xây nhà ạ Xây dựng

Vâng ạ

- Trẻ đứng dậy khoanh tay dạ cô khi nghe thấy tên mình

- Trẻ khởi động cùng cô - Trẻ tập cùng cô các động tác

- Trẻ đi nhẹ nhàng 1 vòng và về tổ

- Trẻ đứng dậy khoanh tay dạ cô khi nghe thấy tên mình

(3)

Hoạt động Nội dung Mục đích- yêu cầu Chuẩn bị

Họat động ngoài trời

1. Hoạt động có chủ đích:

- Thăm quan công trình xây dựng

- Trò chuyện về công việc của người thợ xây

2. Trò chơi vận động

- TC: Trời nắng trời mưa, Lộn cầu vồng,

3. Chơi tự do theo ý thích

- Chơi tự do

- Vẽ phấn trên sân

- Tạo điều kiện cho trẻ được tìm hiểu về các công trình xây dựng - Trẻ biết ai là người xây lên những ngôi nhà

- Trẻ biết ý nghĩa của các công trình xây dựng

- Trẻ biết công việc của người thợ xây - Trẻ biết dụng cụ, nguyên vật liệu

- Trẻ yêu quý, kính trọng các chú công nhân

- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi

- Trẻ hứng thú trong khi chơi

- Trẻ biết cầm phấn vẽ tự do trên sân

- Trẻ chơi đoàn kết với các bạn

Địa điểm quan sát

- Tranh ảnh

- Sân chơi sạch sẽ an toàn cho trẻ

Đồ chơi ngoài trời

(4)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định: Cho trẻ xếp hàng đến địa điểm quan sát

2. Giớ thiệu bài: Hôm nay cô và các con cùng đi tìm hiểu về các công trình xây dựng và công việc của các bác thợ xây nhé

3. Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích

* Thăm quan công trình xây dựng - Các con ơi các con đang học trường gì?

- Các con có biết ai đã xây lên trường mâm non Hồng Thái Đông?

- Các ngôi trường, chợ, siêu thi, nhà ở, đường đi được gọi là các công trình xây dựng. Mỗi một công trình đều có một ý nghĩa, công dụng riêng như nhà để ở, trường để các con học…..

- Các bác thợ xây đã vất vả để xây các công trình này vì vậy các con phải luôn biết ơn và kính trọng các chú công nhân xây dựng các con nhớ chưa

* Trò chuyện về công việc của người thợ xây - Các bác thợ xây đang làm gì?

- Các bác dùng dụng cụ gì để xây nhà? ( Cô cho trẻ đọc) - Bác thợ xây dùng nguyên vật liệu gì?

+ Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng, biết ơn những người làm nghề xây dưng

b. Hoạt động 2: Trò chơi vận động”

* Trò chơi : “Trời nắng trời mưa”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

+ Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài trời nắng trời mưa khi hát đến “ Mưa rồi rồi….. mau về nhà thôi” thì mỗi chú thỏ nhanh chân tìm cho mình một nhà

+ Luật chơi: Chú thỏ nào không tìm được nhà sẽ phải nhảy lò cò - Tổ chức cho trẻ chơi.

* Trò chơi lộn cầu vồng:

- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành từng đôi câm tay nhau và đọc bài “ lộn cầu vòng” đến câu hai chị em ta cùng lộn cầu vòng thì 2 trẻ lộn quay lưng lại nhau

c. Hoạt động 3: Chơi tự do

- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, có ý thức giữ gìn đồ chơi

- Trẻ lắng nghe

- MN Hồng Thái Đông

- Bác thợ xây

- Trẻ lắng nghe

- Xây nhà - Trẻ đọc - Gạch, cát…

- Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi

- Trẻ chơi

(5)

Hoạt động Nội dung Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động góc

* Góc đóng vai:

Chơi bán

hàng,đóng vai bác thợ xây

* Góc xây dựng : Lắp ghép ngôi nhà của bé, xây khu vui chơi.

* Góc sách:

+Xem tranh ảnh về chủ đề.

* Góc nghệ thuật:

- Hát biểu diễn các bài hát trong chủ đề

* Góc thiên nhiên :

+ Tưới cây, lau lá, chăm sóc cây xanh.

- Trẻ biết chơi theo nhóm

- Biết thể hiện vai chơi, hành động của vai chơi

- Trẻ biết sử dụng bộ lắp ráp, hình khối để xây dựng trường, lớp học

- Trẻ biết xem tranh, ảnh tìm hiểu về công việc của chú công nhân xây dựng

- Trẻ thuộc, biểu diễn các bài hát về chủ đề

- Trẻ có ý thức trong khi chơi

- Trẻ thấy thoải mái khi chơi

- Một số đồ chơi để đóng vai

- Bộ lắp ráp, hình khối

- Tranh ảnh

- Các bài hát vê chủ đề- Dụng cụ âm nhạc

- Bình tưới cây xanh, nước

(6)

Hướng dẫn của giáo viên Hoat động của trẻ 1.Ổn định trò chuyện chủ đề

- Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”

- Bài hát nói về ai?

- Chú công nhân làm gì?

- Cô công nhân làm gì?

- Giáo dục trẻ yêu mến kính trọng chú công nhân

*Giới thiệu góc chơi

cô giới thiệu các góc chơi phân vai,góc xây dựng,góc nghệ thuật,góc học tập ,góc thiên nhiên,cô đã chuẩn bị đồ dùng ở các góc chơi….

*Thỏa thuận trước khi chơi

-Ở góc phân vai: Đóng vai bác thợ xây?

+Ở lớp các con phải làm gì?

- Các bạn chơi với nhau ra sao?

- Góc Nghệ thuật bạn nào thích hát múa , tô màu về nghề gì?

+Góc xây dựng : Lắp ghép ngôi nhà như thế nào ?Xây mái như thế nào?Muốn cho Lắp ghép ngôi nhà đẹp các con phải làm thế nào?

+Góc sách:Khi xem tranh ảnh về chú công nhân xây dựng các con phải mở tranh ảnh như thế nào?

+Muốn chăm tưới cây cần có dụng cụ gì?tưới như thế nào?

- Cô dặn dò trẻ trong khi chơi các con phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong các con phải cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

2. Quá trình chơi.

- Cho trẻ về góc chơi

- Theo dõi bao quát trẻ,giúp trẻ xử lý các tình huống trẻ không làm được.

- Cô động viên cần cố gắng hoàn thành vai chơi - Cô chơi cùng trẻ, cho trẻ liên kết các góc chơi.

3.Kết thúc

- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ nhận xét các góc chơi - Cô nhận xét các góc chơi .

-Hôm nay các con chơi những góc chơi gì?nhiệm vụ chơi ở từng góc

- Cô hỏi ý tưởng chơi vào buổi sau của trẻ.

- Cô cho trẻ thu don đồ dùng đồ chơi ở các góc

- Hát

- Góc phân vai, xây dựng

- Trả lời.

- Bình tưới, nước….

- Trẻ nhận xét

(7)

Hoạt động

Nội dung Mục đích –yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi ăn: trẻ rửa tay rửa mặt sạch sẽ trước khi ăn

- Trong khi ăn: tổ chức cho trẻ ăn

- Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết mời cô và các bạn - Khi ăn không nói chuyện….

- Trẻ biết được các thức ăn chất dinh dưỡng trong món ăn.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết lau miệng,đi vệ sinh, uống nước,

- Nước sạch, khăn mặt

- Bàn ăn, khăn ăn, các món ăn

Hoạt động ngủ

- Trước khi ngủ

- Trong khi ngủ

- Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy.

-

Phản ,chiếu ,g ối

- Bàn ghế,đồ ăn quà chiều

(8)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 6 bước sau:

- Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn

- Tổ chức cho trẻ rửa mặt: + Bước 1: Cô cho trẻ gập đôi khăn rửa 2 mắt

+ Bước 2: Lân khăn rửa má+ Bước 3: Lân khăn rửa trán, mũi

+ Bước 4: Rửa miệng, cằm, cổ - Trẻ thực hiện

* Trong khi ăn:

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết xuất.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

* Sau khi ăn:

Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước,lau miệng, đi vệ sinh

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa mặt.

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

- Cô kê phản dải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ vào phòng ngủ.

- Trẻ đọc.

- Trẻ ngủ - Trẻ vận động - Trẻ ăn quà chiều

(9)

Hoạt động Nội dung Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị

Chơi, hoạt động theo ý thích

*Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề 1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng.

- Cho trẻ làm quen với sách toán,sách tạo hình

2.Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc

3.Nêu gương - Biểu diễn văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp + .Nhận xét tuyên dương

+ Cắm cờ

- Phát triển khả năng quan sát của trẻ.

-Củng cố kiến thức đã học - Ôn những bài đã học

- Trẻ thuộc bài thơ,biết cách cầm bút vẽ các nét

thẳng,xiên…tạo thành ngôi nhà - Tách 1 nhóm thành 2 nhóm trong phạm vi 3

- Trẻ chơi đoàn kết với

bạn,không tranh giành đồ chơi của bạn

Rèn tính kiên trì cẩn thận tự tin cho trẻ

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Biết nhận xét mình, nhận xét bạn.

- Cô nhận xét chung,tuyên dương trẻ và cho trẻ lên cắm cờ

- Cô phát bé ngoan cho trẻ vào ngày cuối tuần

- Tranh ảnh về nghề xây dựng

- Bài thơ,bút chì…

- Góc chơi và đồ chơi sạch sẽ

- Cờ bảng bé ngoan,phiếu bé ngoan

Trả trẻ

+.Trả trẻ

- Trẻ biết chào cô và các bạn khi về, và biết chào bông, bà, bố mẹ

- Trẻ biết tự lấy đồ dùng các nhân của mình

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

(10)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

* Trò chuyện xem tranh ảnh về nghề xây dựng - Trò chuyện với trẻ về nghề xây dựng.

- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về nghề xây dựng và trò chuyện cùng trẻ

àCô giáo dục trẻ về kỹ năng giao tiếp,biết chào hỏi,dạ vâng, biết yêu quý cô chú công nhân..

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng

+ Hỏi trẻ sáng nay con được học những gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

+ Động viên khuyến khích trẻ

- Cho trẻ làm quen với sách toán,sách tạo hình 2.Chơi theo ý thích

+ Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

+cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn

- chơi xong cất dọn đồ chơi gọn giàng và đúng nơi quy định

3. Nêu gương : - Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát :cháu yêu cô chú công nhân

+ Cô động viên khuyến khích trẻ - Cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày- cuối tuần + Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

- Trẻ trả lời theo ý trẻ

-Trẻ biểu diễn văn nghệ

-Trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan

- Trẻ nhận xét

- Trẻ cắm cờ

+ Trả trẻ

+ Vệ sinh – trả trẻ

- Cô giáo dục trẻ biết gữ gìn vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ một ngày ở trường.

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô, chào bố mẹ.

- Trả trẻ về với phụ huynh

- Trẻ chào cô,chào ông bà,bố mẹ

(11)

Tên hoạt động: Thể dục:

VĐCB: “ Bước lên xuống bậc cao 30cm TCVĐ: Trời nắng trời mưa

Hoạt động bổ trợ: Hát: Cháu yêu cô chú công nhân

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ biết cách giữ thăng bằng để bước lên xuống bậc thang cao 30cm - Trẻ tập đều các động tác

2- Kỹ năng:

- Rèn sự khéo léo của đôi chân - Rèn phản xạ nhanh cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức tập thể dục, tích cực, chủ động trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ.

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- nhạc bài hát cháu yêu cô chú công nhân - ghế thể dục,vòng thể dục

2. Địa diểm:- Lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ hát bài :Cháu yêu cô chú công nhân - Trò chuyện với trẻ về nghề xây dựng

+ Các con có biết ai là người xây lên ngôi trường này cho các con không?

+ Bác thợ xây đã dùng dụng cụ gì để xây lên được ? - Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và biết ơn những người thợ xây

2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay các bác thợ xây nhờ các con đến chuyển gạch giúp chúng mình có đồng ý không? Vậy muốn chuyển được nhiều gạch thì hôm nay cô và các con cùng tập thể dục để có sức khoe tốt nhé

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Khởi động.- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.

- Cho trẻ đi thành vòng tròn theo bài đoàn tàu nhỏ xíu kết hợp các kiểu đi

- Cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang.

Trẻ hát

- Bác thợ xây.

- Gạch, ngói...

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ khởi động.

(12)

+ ĐT bụng : Đứng nghiêng người sang hai bên + ĐT chân : Ngồi xổm đứng lên (NM- 3 lần 8 nhịp) + ĐT bật : Bật tại chỗ

- Cô động viên khuyến khích trẻ tập

* VĐCB: “ Bước lên xuống bậc cao 30cm”

- Muốn thực hiện tốt VBCB các con hãy quan sát, chú ý cô làm mẫu nhé!

- Cô làm mẫu lần 1.(Không phân tích)

- Lần 2: kết hợp phân tích : Cô đứng trước bậc hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh cô bước từng chân 1 lên bậc và đi về phía trước lưu ý trong quá trình đi phải thật khéo léo giữ thăng bằng, đến hết bậc gỗ cô bước từng chân 1 xuống và đi về cuối hàng đứng

- Cô cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu (sửa sai cho trẻ ) - Cô cho trẻ thực hiện 2 - 3 lần (sửa sai cho trẻ) - Cho 2 tổ thi đua với nhau

- Cô quan sát sửa sai và động viên khuyến khích trẻ tập

* TCVĐ “Trời nắng trời mưa ” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.

+ Cách chơi: Cô chuẩn bị vòng thể dục (số vòng ít hơn số trẻ khoảng 2-3 vòng) Cô và trẻ giả vờ làm những chú thỏ đi kiếm ăn, vừa đi vừa hát bài trời nắng trời mưa,khi hát đến chỗ mưa to rồi....về nhà thôi thì những chú thỏ phải nhảy nhanh vào những chiếc vòng ( mỗi trẻ chỉ được nhảy vào 1 chiếc vòng) bạn nào chậm chân mà không nhảy được vào vòng thì là người thua cuộc,phải hát cho cả lớp nghe 1 bài hát hoặc nhảy lò cò 1 vòng và phải ra ngoài 1 lần chơi

- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần

- Cô bao quát, cổ vũ trẻ chơi và chơi cùng trẻ C.Hồi tĩnh

- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng tròn quanh lớp học 4. Củng cố.

- Hỏi trẻ vừa tập vận động gì?

- Ngoài ra các con còn được chơi trò chơi gì?

5. Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ.

- Trẻ tập theo cô các động tác

- Trẻ tập.

- Trẻ chú ý quan sát.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe và quan sát

- Trẻ chơi.

- Bước lên xuống bậc cao 30cm

- Trời nắng trời mưa

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

(13)

………

………

Thứ 3 ngày 26 tháng 11 năm 2019 Tên hoạt động:: KPKH

- Tìm hiểu về nghề xây dựng Hoạt động bổ trợ:

Thơ: “Chiếc cầu mới”.

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết công việc của nghề xây dựng . - Biết một số dụng cụ của bác thợ xây 2. Kĩ năng:

- Phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ, quan sát.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ biết kính trọng, biết ơn những người làm nghề xây dựng

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Tranh nghề xây dựng .

- Đồ dùng,dụng cụ của bác thợ xây.

2. Địa điểm tổ chức:- Trong lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ : Chiếc cầu mới + Bài thơ nói lên điều gì?

+ Ai là người xây lên chiếc cầu?

- Cô nhắc lại giáo dục trẻ phải biết ơn và quý trọng các nghề trong xã hội.

2. Giới thiệu bài:

- Muốn có những ngôi nhà và trường học đẹp các chú công nhân thật vất vả để xây lên. Hôm nay cô và các con cùng đi tìm hiểu về nghề xây dựng để xem các chú công nhân dùng những nguyên vật liệu gì để tạo ra nhà, trường học nhé.

3. Hướng dẫn:

* Hoạt động 1 : Trò chuyện với trẻ về nghề xây dựng:

- Cô dùng thủ thuật treo tranh cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Trường học, ngôi nhà, đường, trợ là sản phảm của chú

- Trẻ đọc - Chiếc cầu - Chú công nhân.

- Nhà trường học

(14)

- Cô treo tranh dụng cụ cho trẻ quan sát

(Máy trộn bê tông, xẻng, bay xây, bàn xoa, xô….) + Cô giới thiệu tên, công dụng cho trẻ đọc to

+ Để xây dựng được những công trình này ngoài dụng cụ ra thì các bác thợ xây phải cần các nguyên vật liệu gì?

- Dùng thủ thuật treo tranh nguyên vật liệu xây dựng:

+ Bức tranh vẽ những nguyên vật liệu gì?

+ Gọi một số trẻ lên chỉ hình ảnh và đọc tên nguyên vật liệu có trong bức tranh.

+ Cô nhắc lại: Những nguyên vật liệu dùng để xây nhà gồm: xi măng, gạch, cát, sắt, đá.,,

- Để những viên gạch gắn chắc lại với nhau và tường không bị đổ các chú công nhân cần đến vữa. Muốn có vữa các chú công nhân lấy xi măng và cát , nước chộn vào nhau tạo thành vữa

- Nếu xây nhà mà không có cửa thì có được không? Vậy thì phải nhờ đến ai?

- Bác thợ mộc dùng gỗ, đục đẽo để tọa thành những cánh cửa. Ngoài ra bác thợ mộc còn làm sản phẩm gì để trang trí nhà cửa cho đẹp?

- Trong hai nghề trên thì con thích làm nghề nào?

- Nghề thợ xây và nghề thợ mộc đều làm ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cần thiết đối với con người, các con phải yêu quý các cô các bác công nhân và giữ gìn sản phẩm mà họ làm ra.

- Ngoài ra trong xã hội còn có rất nhiều nghề khác nhau nghề nào cũng cần thiết và giúp ích cho cuộc sống của chúng ta, bố mẹ các con làm nghề gì? Lớn lên con thích làm nghề gì?

=> Giáo dục trẻ chăm ngoan , học giỏi vâng lời ông bà bố mẹ và cô giáo,biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân

* Hoạt động 2: Hãy chọn đúng

- Cô chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu của các nghề

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội mỗi bạn phải bật qua 3 vòng thể dục và lên lấy dụng cụ, nguyên vật liệu của nghề xây dựng để vào rổ của đội mình và về cuối hàng

+ Luật chơi: Bạn nào chạm vào vòng sẽ không tính, thời gian trong một bản nhạc

- Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô nhận xét tuyên dương trẻ 4. Củng cố:

- Trẻ đọc

- Trẻ trả lời theo ý trẻ

- Trẻ chỉ và gọi tên

- Trẻ lắng nghe

- Bác thợ mộc

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời theo ý trẻ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Nghề xây dựng

(15)

- Cô nhắc lại giáo dục trẻ phải biết ơn và quý trọng sản phẩm, các nghề trong xã hội.

5. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương khen trẻ

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………

………

Thứ 4 ngày 27 tháng 11 năm 2019 Tên hoạt động: VĂN HỌC

- Thơ: Em làm thợ xây Hoạt động bổ trợ:

- Trò chuyện về chủ đề

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Kiến thức

- Trẻ biết tên bài thơ, tác giả

- Trẻ thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ - Trả lời được câu hỏi của cô.

2.Kỹ năng

- Phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ và rèn khả năng đọc diễn cảm cho trẻ.

3.Giáo dục thái độ

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ đồ dùng cho cô và trẻ

- Các hình ảnh về các chú công nhân xây dựng - Các ảnh về nội dung bài thơ

2.Địa điểm tổ chức -Trong lớp

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức

- Cho trẻ xem hình ảnh của chú công nhân xây dựng.

+ Các con vừa xem hình ảnh nói về ai?

+ Các chú công nhân đang làm gì?

- Trong cuộc sống có rất nhiều nghề khác nhau nhưng nghề nào cũng có ích cho xã hội và giúp ích cho cuộc

- Chú công nhân - Đang xây nhà

(16)

2.Giới thiệu bài:

- Có bài thơ nói về bạn nhỏ muốn trở thành chú công nhân xây dựng để xây nhà cho người thân của mình các con chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé

3. Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1.Cô đọc diễn cảm thơ

- Cô đọc lần 1 diễn cảm : Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả : Bài thơ “Em làm thợ xây” của chú Hoàng Dân - Cô đọc lần 2 kết hợp với slides

+ Giảng giải nội dung: Bài thơ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi làm thợ xây, xây lên những ngôi nhà, tạo lên niềm vui cho những người thân yêu trong gia đình - Cô đọc lần 3: Kết hợp với chỉ chữ

- Các con hãy đánh mắt theo que chỉ từ trái qua phải nhé

Cho trẻ đọc tên bài thơ b. Hoạt động 2: Đàm thoại - Cô vừa đọc bài thơ gì?

- Do ai sáng tác?

- Em bé trong bài thơ làm thợ gì?

- Em bé xây nhà cho ai?

- Xây được nhà rồi em bé thấy như thế nào?

c. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô dạy trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô từng câu cho đến hết bài 3-4 lần

- Cho tổ, nhóm , cá nhân

- Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ 4. Củng cố giáo dục:

- Hôm nay các con được học bài thơ gì ?

=> Các con ơi các chú thợ xây đã vất vả xây xây trường lớp cho các con học xây nhà cho các con ở vì vậy các con phải biết giữ gìn trường lớp và ngôi nhà mình sạch sẽ các con nhé

5. Kết thúc: - Cho trẻ hát bài cháu yêu chú công nhân

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc

- Em làm thợ xây - Thợ xây

- Cho bà, mẹ, chi, cha - Rất vui

- Cả lớp đọc

- Tổ, nhóm, cá nhân đọc

- Em làm thợ xây

- Trẻ hát

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

(17)

………

Thứ 5 ngày 28 tháng 11 năm 2019 Tên hoạt động: Toán

Tách 1 nhóm thành 2 nhóm trong phạm vi 3 Hoạt động bổ trợ:

Thơ : " Chiếc cầu mới".

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Trẻ biết cách tách 1 nhóm thành 2 nhóm trong phạm vi 3 2- Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, chú ý có chủ định.

3- Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học - Yêu thích đồ dùng đồ chơi

II- CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ :

- Mỗi trẻ một rổ đồ chơi gồm:3 viên gạch rổ màu xanh,đỏ,thẻ số 3 ( Đồ dùng của cô giống của trẻ,kèm theo bay xây dựng )

2. Địa điểm:

- Trong lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức.

- Cho trẻ đọc bài thơ: Chiếc cầu mới - Bài Thơ nói về ai?

- Bài thơ nói về các cô chú công nhân xây chiếc cầu cho mọi người đi lại đấy

- Các cô chú ấy xây nhà cho chúng ta ở. Và xây những công trình khác như trường học, bệnh viện,chợ…nữa đấy các con ạ

- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và biết ơn những người làm nghề xây dựng

2. Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô sẽ dạy các con bài : Tách 1 nhóm thành 2 nhóm trong phạm vi 3 nhé.

3. Hướng dẫn hoạt động:

a.Hoạt động1: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 3 - Hôm nay cô và các con cùng đi hội trợ chơi nhé

- Trẻ đọc

- Chú công nhân

- Trẻ nghe và quan sát

- Vâng ạ

(18)

+ Có 3 viên gạch thì gắn với thẻ số mấy?

- Cô cho trẻ đến số bay… gắn thẻ số tương ứng b. Hoạt động 2: Tách 1 nhóm thành 2 nhóm trong phạm vi 3

- Các cô chú trong hội trợ có gửi cho mỗi con một món quà đấy các con xem trong rổ của mình có quà gì nào?

+ Các con xem cô có gì đây?

- Cô cho trẻ thực hiện cùng cô, xếp các đồ vật ra thành hàng ngang

+ Có mấy viên gạch các con nhỉ?

- Chúng mình cùng đếm xem có tất cả bao nhiêu viên gạch nhé ( Cho trẻ gắn thẻ số 3)

+ Chú công nhân đi xây công trình nhưng lại mệt nên mới xây được 1 viên gạch rồi các con hãy đặt một viên gạch sang bên nào.

( Cô và trẻ cùng thực hiên)

+ Một viên gạch đã được xây xong rồi các con đếm xem còn lại mấy viên gạch? ( Cô cho trẻ đếm)

+ Có mấy viên gạch đã được xây?

- Chú công nhân thấy bớt mệt nên đã xây được tiếp viên gạch thứ 2 đấy các con đặt tiếp một viên gạch nữa sang bên nào

+ Vậy còn lại mấy viên gạch nhỉ?

+ Có mấy viên gạch đã được xây?

- Khi chúng ta tách 1 nhóm trong phạm vi 3 thì ta được 2 nhóm có số lượng 1 và 2

- Chú công nhân lại xây thêm được 1 vên gạch nữa rồi các con hãy xếp tiếp 1 viên gạch nữa sang bên nào ( Cô cho trẻ thực hiện cùng cô)

+ Các con đếm xem có mấy viên gạch?

- Cô cho trẻ gắn thẻ số 3

- Khi gộp hai nhóm có số lượng 1 và 2 thì ta được một nhóm có số lượng là 3 đấy

- Vừa cô dạy các con cách tách gộp trong phạm vi mấy

* Hoạt động 2: Luyện tập:

- Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”.

- Cách chơi: Chia làm 2 đội : đội 1 lấy viên gạch cho vào rổ màu đỏ, đội 2 lấy bay cho vào rổ màu xanh, khi bản nhạc bật lên các con phải chạy lên lấy những viên gạch , bay xây bỏ vào rổ của đội mình.

- Tổ chức cho trẻ chơi:2 - 3 lần

- Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ.

4. Củng cố:

- Trẻ đếm - Số 3

- Gạch ạ

- Có 3 viên gạch ạ - Trẻ gắn thẻ số 3 - Trẻ thực hiện theo cô

- Còn 2 viên gạch ạ - 1 viên gạch ạ - Trẻ làm theo cô - 1 viên gạch ạ - Có 2 viên gạch đã được xây ạ

- Trẻ xếp tiếp viên gạch thứ 3 sang bên - Có 3 viên gạch ạ - Trẻ gắn thẻ số 3

- Trong phạm vi 3 ạ

- Trẻ nghe và quan sát

- Trẻ chơi

- Tách 1 nhóm thành

(19)

- Hôm nay các con được học bài gì?

- À đúng rồi hôm nay các con được học bài toán tách 1 nhóm thành 2 nhóm trong phạm vi 3 đấy.

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

5. Kết thúc.

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

vi 3

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………

………

Thứ 6 ngày 29 tháng 11 năm 2019 Tên hoạt động: Tạo hình: - Vẽ viên gạch

Hoạt động bổ trợ:

- Trò chuyện với trẻ về câu đố

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết cách cầm bút vẽ những nét thẳng,nét ngang,để tạo thành viên gạch

- Trẻ biết trả lời được câu đố của cô.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay - Rèn kỹ năng cầm bút cho trẻ 3. Giáo dục thái độ

- Giáo dục trẻ phát triển óc tư duy sáng tạo, biết giữ gìn thành quả lao động biết ơn công lao của những người làm ra sản phẩm

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ

- Giấy A4,tranh mẫu,bút chì,nhạc không lời “Cháu yêu cô chú công nhân”

2. Địa điểm tổ chức - Trong lớp

III. TIẾN HÀNH

Hướng dẫn của giáo iên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

(20)

Với vôi cát xi măng Với gạch đá lổn cổn Thành những ngôi nhà cao Đó là công việc của ai?

- Đó là công việc của các chú công nhân xây dựng rất vất vả làm việc từ sáng sớm để có các ngôi nhà,trường học cho các con vì vậy các con phải biết yêu quý, kính trọng các chú công nhân nhé

2. Giới thiệu bài

- Các con ơi để xây được những ngôi nhà và ngôi trường như chúng ta đang học thì các cô chú công nhân phải cần đến rất nhiều nguyên vật liệu để xây dựng đấy,trong đó có 1 nguyên vật liệu không thể thiếu đó là viên gạch.Các con có muốn vẽ viên gạch thật là đẹp để tặng cho cô chú công nhân không ?

- Vậy bây giờ các con cùng quan sát lên cô nhé.

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu và đàm thoại - Cô treo tranh mẫu cho trẻ quan sát

- Trên bảng cô có bức tranh gì đây? ( Cô gọi 3-4 trẻ) - Các con thấy bức tranh có đẹp không ?

- Các con có muốn cùng cô vẽ 1 bức tranh viên gạch thật là đẹp như này không

- Để vẽ được 1 viên gạch thật là đẹp giống như bức tranh của cô thì các con cùng quan sát lên cô vẽ mẫu nhé

b. Hoạt động 2: Cô vẽ mẫu

- Cô cầm bút bằng tay phải (Cầm bằng 3 đầu ngón tay,cô để ý bố cục tranh sao cho hài hòa,vẽ vào giữa của tờ giấy)Tay trái cô giữ giấy tránh bị xô,cô dùng bút vẽ 2 đường thẳng dọc song song cách nhau khoảng 10cm sau sau đó cô nối 2 đầu vào cuối đường thẳng trên và dưới lại với nhau tạo thành 1 viên gạch thật đẹp vậy là cô đã có bức tranh viên gạch thật là đẹp rồi.

- Bây giờ các con đã muốn vẽ bức tranh viên gạch này thật là đẹp để tặng các cô chú công nhân chưa ?

c. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

- Cô nhấn mạnh kĩ năng vẽ, tư thế ngồi cho trẻ - Cô phát giấy và bút cho trẻ

- Trẻ thực hiện

- Cô quan sát động viên hướng dẫn trẻ thực hiện

- Trong khi trẻ thực hiện cô bật bản nhạc không lời cho trẻ thực hiện.

d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm

- Bây giờ các con hãy cùng cô đi tặng các cô chú công

- Chú công nhân

- Vâng ạ

- Vâng ạ

- Có ạ

- Quan sát - Viên gạch ạ - Có ạ

- Có ạ

- Vâng ạ

- Trẻ thực hiện

- Rồi ạ

- Trẻ thực hiện

(21)

- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm lên giá

- Cho cả lớp quan sát tất cả các sản phẩm, nhận xét sản phẩm theo ý tưởng của mình.

- Chọn 3-4 sản phẩm đặc sắc cho cả lớp xem và cô nhận xét trẻ.

- Cô nhận xét chung, giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình

4 Củng cố

- Hôm nay con học vẽ gì?

- Là sản phẩm của nghề gì?

=>Giáo dục trong xã hội có rất nhiều nhề và nghề nào cũng có ích cho xã hội các con phải ngoan, học giỏi để sau này mình cũng có nghề mình yêu thích nhé!

5.Kết thúc: Nhận xét tuyên dương

phẩm

- Vẽ ngôi nhà ạ - Nghề xây dựng

*Đáng giá trẻ hàng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc , thái độ và hành vi của trẻ ;kiến thức , kĩ năng của trẻ) :

………

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên với trời xanh... 3) Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động,. gần gũi?.. 4) Hình ảnh những

+ Những hành động và sự việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và cách khắc phục1. Hành động làm suy thoái môi

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:..

Các cô chú công nhân phải rất vất vả trải qua bao mưa nắng để xây được những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp cho chúng mình học tập, vui chơi đấy.Vì vậy các con phải biết giữ

Các cô chú công nhân phải rất vất vả trải qua bao mưa nắng để xây được những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp cho chúng mình học tập, vui chơi đấy.Vì vậy các con phải biết giữ

Các cô chú công nhân phải rất vất vả trải qua bao mưa nắng để xây được những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp cho chúng mình học tập, vui chơi đấy.Vì vậy các con phải biết giữ