• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

BÀI 2: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG HAI ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU (Thời gian thực hiện 2 tiết – Tiết 20,21) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được khái niệm hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.

- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn gợi nên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học;

năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Năng lực riêng: Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 – GV:

- Giáo án, máy tính

- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...

- Một số hình ảnh (đặc biệt là bản đồ, sơ đồ) hoặc video (nếu có) gợi nên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.

2 - HS :

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 20 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5’)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học.

(2)

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh một phần bản đồ giao thông ở thành phố Hồ Chi Minh, đọc và trả lời câu hỏi (không giải thích):

Hai đường phố nào gợi nên hình ảnh hai đường thẳng song song? Hai đường thẳng cắt nhau?

- GV gọi một vài HS trả lời:

Hai con đường cắt nhau:

+ Nguyễn Đình Chiểu và Pasteur

+ Nguyễn Đình Chiểu và Nam Kỳ Khởi Nghĩa;...

Hai con đường song song:

+ Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Thị Minh Khai + Hai Bà Trưng và Pasteur

+ Hai Bà Trưng và Nam Kỳ Khởi Nghĩa;....

=> GV đặt vấn đề vào bài mới: những hình ảnh trên cho ta khái niệm về hai đường thẳng cắt nhau, song song; vậy thế nào là hai đường thẳng song song, cắt nhau?

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (40’) Hoạt động 2.1: Hai đường thẳng cắt nhau.

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng cắt nhau

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát hai đường thẳng Hình 26 và cho biết có bao nhiêu điểm chung?

- Từ đó GV hình thành khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV nhắc HS liên hệ hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau và giao điểm trong Hình

I. HAI ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU

b a

O

Hình 26

Hình 26, hai đường thẳng có một

(3)

26.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải nhận biết được hai đường thẳng cắt nhau và đọc tên giao điểm.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS phải vẽ được đường thẳng đi qua một điểm đã cho và cắt một đường thẳng cho trước

- Áp dụng làm bài Luyện tập 1, Luyện tập 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1, 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc khái niệm đường thẳng cắt nhau trong SGK

- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 1, Luyện tập 2

- Gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất.

Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức về khái niệm và cách vẽ hai đường thẳng cắt nhau

điểm chung là điểm O.

Khái niệm

Hai đường thẳng chi có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường đó.

Luyện tập 1 a)

d

c A

B

b) Đường thẳng d có cắt đường thẳng c

Luyện tập 2

P N

M

Hoạt động 2.2: Hai đường thẳng song song a) Mục tiêu:

(4)

- Giúp HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng song song, viết được ký hiệu hai đường thẳng song song.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh ở HĐ2 trong SGK và trả lời câu hỏi (không cần giải thích).

- Từ đó GV hình thành khái niệm hai đường thẳng song song và kí hiệu song song, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV nhắc HS chú ý khái niệm liên quan đến Hình 31 và đọc phần chú ý trong SGK.

- GV hướng dẫn HS thực hiện Ví dụ 3, yêu cầu HS phải nhận biết được hai đường thẳng song song và sử dụng kí hiệu song song để viết kết quả

- GV hướng dẫn HS thực hiện Ví dụ 4, yêu cầu HS phải biết vận dụng kiến thức để tìm từ hoặc chữ thay vào ô trống sao cho có khẳng định đúng.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Theo dõi, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 3

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ2

II. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

b a

Hình 31

Hai đường thẳng ở Hình 31 không có điểm chung nào, ta nói chúng song song với nhau.

Ta viết a // b hoặc b // a.

Chú ý: Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung

Luy n t p 3

d

c a b

Hình 34

a) Đường thẳng a song song với đường thẳng d. Kí hiệu a/ /d

Đường thẳng b song song với đường thẳng c.

Kí hiệu: b c/ /

b) Đường thẳng a cắt đường thẳng b và đường thẳng a cắt đường thẳng c

Đường thẳng d cắt đường thẳng b và đường thẳng d cắt đường thẳng c.

(5)

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc khái niệm đường thẳng song song trong SGK

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 3

- Gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi thực tế của GV.

- GV chốt kiến thức về khái niệm và cách kí hiệu hai đường thẳng song song.

Kể một số hình ảnh thực tế về đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

- Học thuộc: khái niệm đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau (dưới dạng lời văn và kí hiệu) cùng các chú ý.

- Làm bài tập SGK SGK trang

Tiết 21:

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (30’)

a) Mục tiêu: HS vận dụng được khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song. Giao điểm của hai đườn thẳng cắt nhau để làm các bài tập về vị trí tương đối giữa các đường thẳng, giải được một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.

b) Nội dung: Làm các bài tập SGK c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập SGK d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Sản phẩm cần đạt

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- Nhắc lại khái niệm hai đường thẳng cắt nhau; vẽ đường thẳng a cắt đường thẳng b tại điểm A - Nhắc lại khái niệm hai đường thẳng song song; vẽ hai đường thẳng XY AB song song với

HS1:

(6)

nhau; viết kí hiệu thể hiện sự song song.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các HS chưa rõ cách làm.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện hai nhiệm vụ trên.

- Cả lớp quan sát và nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

- GV cùng HS nhắc lại hai khái niệm đã học.

* GV giao nhiệm vụ học tập:

Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm các BT 1,2, 3 trong SGK trang 83.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cặp đôi, quan sát hình 35,36, 37; trao đổi thảo luận

* Báo cáo, thảo luận :

GV gọi ba đại diện nhóm cặp đôi nhanh nhất trình bày, báo cáo.

Cả lớp chú ý lắng nghe và cho nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

a b A

HS2:

A B

X Y

/ / XY AB

Bài 1

Hình 35a : Đường thẳng b và đường thẳng c cắt nhau tại H

Hình 35b : Đường thẳng a và đường thẳng d song song với nhau. Kí hiệu :

a//d

Hình 35c: Đường thẳng m và đường thẳng n cắt nhau tại giao điểm T.

Bài 2

a) Các cặp đường thẳng song song:

/ / ; / / ; / / ; / / a bb c c a d e

.

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau:

a cắt d; b cắt d; c cắt d a cắt e; b cắt e; c cắt e Bài 3:

AB cắt AE tại A ;

AB cắt DB tại B ; DE cắt AE tại E;

DE cắt DB tại D;

AE cắt DB tại C

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- Hoạt động chung cả lớp làm bài tập 4 SGK trang 83.

Bài tập 4

a) Khi ba điểm H,I,Kthẳng hàng thì

(7)

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các yêu cầu trên theo sự hướng dẫn của GV.

- Hướng dẫn, hỗ trợ: Làm thế nào có ba điểm H,I,K thẳng hàng?

* Báo cáo, thảo luận :

- GV yêu cầu vài HS nếu câu trả lời a

- Một HS lên bảng vẽ ba điểm H,I,K thẳng hàng

- HS2 vẽ đường thẳng d và trả lời.

* Kết luận, nhận định

- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS, lưu ý: để vẽ ba điểm thẳng hàng, ta vẽ ba điểm đó cùng thuộc một đường thẳng .

điểm K có thuộc đường thẳng IH b)

K H I

d

Đường thẳng d không song song với đường thẳng IK; vì d và IK có một điểm chung là H.

* GV giao nhiệm vụ học tập Bài 5:

- Làm bài tập 5 SGK theo nhóm 4 trên phiếu học tập.

* HS thực hiện nhiệm vụ 4:

- HS thực hiện yêu cầu trên.

- Hướng dẫn, hỗ trợ; GV làm mẫu chi tiết hơn nếu cần.

* Báo cáo, thảo luận 4:

- GV yêu cầu 1 HS(K – G) lên bảng trình bày.

- Cả lớp quan sát và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 4:

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành

Bài 5

Q R

P

a) P là giao điểm của hai đường thẳng PQPR.

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau là:

PQPR ; QPQR; RPRQ 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (15’)

a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành c) Sản phẩm: KQ của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Câu 1: Cho ba đường thẳng a b c, , phân biệt. Trong trường hợp nào thì ba đường thẳng đó đôi một không có giao điềm?

A. Ba đường thẳng đôi một cắt nhau B. a cắt ba song song với c . C. Ba đường thẳng đôi một song song.

(8)

D. a song song với b và a cắt c.

Câu 2: Cho hình vẽ sau. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Hai đường thẳng m và n cắt nhau tại A và B.

B. m/ /n , n/ /AB , m cắt AB tại A.

C. Ba đường thẳng đôi một song song.

D. m/ /n , AB lần lượt cắt m và n tại A và B.

Câu 3: Có bao nhiêu đường thẳng chỉ có một điểm chung vớ một đường thẳng cho trước?

A. 0 B. 1. C. 2. D. vô số.

- HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV - GV gọi lần lượt 3 HS trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học

- Tìm thêm những ví dụ trong thực tiễn gợi nên hình ảnh hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.

- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài mới “Đoạn thẳng”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hai cạnh đối diện cửa ra vào, hai cạnh đối diện cửa sổ, hai cạnh của thước kẻ, hai cạnh đối diện của bảng...có hình ảnh của hai đường thẳng song song... Hãy

Phương pháp giải: Sử dụng công thức liên quan đến hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng cắt nhau.. Bài 9: Viết phương trình đường thẳng

a) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 3. Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là:. a) Hai đường thẳng cắt nhau. b)

Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến (nếu có) của hai mặt phẳng nói trên sẽ song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng

b) Dùng ê ke kiểm tra xem góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là góc vuông hay không... A

Đây có phải hai đường thẳng song song không? Vì sao?.. Hai đường thẳng AB và CD không song song với nhau vì kéo dài hai đường thẳng này ta thấy chúng cắt nhau.. Đây

Bước 2: Lấy điểm E nằm ngoài đường thẳng MN. Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng MN. Lấy điểm F thuộc đường thẳng vừa vẽ. Ta được đường

Muốn vẽ hai đường thẳng song song, ta vẽ hai đường thẳng đó cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.B. Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng