• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi trang 154 sgk Địa lí 12: Cho bảng số liệu:

Bảng 34. Số dân , diện tích gieo trồng, sản lượng bình quân lương thực theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005

Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng Cả nước

1995 2005 1995 2005

Số dân (nghìn người) 16137 18028 71996 83106

Diện tích gieo trồng cây

lương thực có hạt (nghìn ha) 1117 1221 7322 8383 Sản lượng lương thực có hạt

(nghìn tấn) 5340 6518 26141 39622

Bình quân lương thực có hạt

(kg/người) 331 362 363 477

1. Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên giữa Đồng bằng sông hồng và cả nước.

2. Tính tỉ trọng của Đồng bằng so với cả nước theo các chỉ số và nhận xét.

3. Trên cơ sở xử lý số liệu đã cho, phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

4. Dựa vào kết quả phân tích, hãy thử đề xuất các phương hướng giải quyết.

Trả lời:

1. Tính tốc độ tăng trưởng:

- CT tính tốc độ tăng trưởng:

Giá trị năm sau

Tốc độ tăng trưởng = x 100

(2)

(%) Giá trị năm 1995

Tốc độ tăng trưởng số dân , diện tích gieo trồng, sản lượng bình quân lương thực theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005 (đơn vị: %)

Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng Cả nước

1995 2005 1995 2005

Số dân

DT gieo trồng cây LT có hạt SL LT có hạt

BQ LT có hạt/người

100 100 100 100

111,7 109,3 122,1 109,4

100 100 100 100

115,4 114,5 151,6 131,4 So sánh:

- Về số dân: đồng bằng sông Hồng có tốc độ phát triển là 111,7%, trong khi cả nước là 115,4%.

- Về diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: tốc độ tăng của đồng bằng sông Hồng rất thấp, chỉ đạt 109,3% trong khi cả nước là 114,4%.

- Sản lương lương thực tăng nhanh nhất so với các chỉ tiêu còn lại, tuy nhiên vẫn tăng chậm hơn so với cả nước (122,1% < 151,6%).

- Bình quân lươnng thực có hạt cũng tăng chậm hơn cả nước (109,4% < 131,4%).

2. Tính tỉ trọng:

Lấy cả nước = 100%

- CT tính tỉ trọng

ĐBSH

Tỉ trọng = x 100 (%) Cả nước

(3)

Tỉ trọng chỉ số của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (Đơn vị: %)

Các chỉ số

Đồng bằng sông

Hồng Cả nước

1995 2005 1995 2005

Số dân 22,4 21,7 100 100

Diện tích gieo trồng cây

lương thực có hạt 15,3 14,6 100 100

Sản lượng lương thực có hạt 20,4 16,5 100 100 Nhận xét:

Nhìn chung trong tất cả các chỉ số thì đồng bằng sông Hồng đều chiếm một vị trí nhất định so với cả nước nói chung, tuy nhiên tỉ lệ các chỉ số này đang bị giảm dần.

- Về số dân: chiếm tỉ lệ lớn nhất cả nước, hơn 1/5 só với cả nước và đang giảm dần (22,4% năm 1995 và 21,7% năm 2005).

- Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt chiếm 15,3% năm 1995 và đến năm 2005 giảm nhẹ còn 14,6%.

- Sản lượng lương thực có hạt chiếm tỉ lệ khá lớn so với cả nước và đang giả khá nhanh trong cơ cấu (năm 1995 là 20,4% và 2005 là 16,5%).

3. Mối quan hệ giữa dân số và việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

- Có thể thấy đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân số lớn của cả nước, chiếm tới 21,7% (năm 2005). Tốc độ tăng dân số nhanh hơn so với cả nước (năm 2005 là 111,7%).

- Tuy nhiên, các chỉ số về sản xuất lương thực của vùng có xu hướng giảm trong giai đoạn 1995 – 2005 (diện tích cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt trên đầu người).

=> như vậy vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng đã gây sức ép cho phát triển nông nghiệp của vùng.

(4)

- Giải thích:

+ Dân số là tác nhân quan trọng hàng đầu tạo sức ép đối với sản xuất lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp nhất cả nước, lại có số dân đông và tăng nhanh so với cả nước đã làm cho diện tích đất thổ cư ngày một tăng (chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp sang), khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp hầu như không còn, năng suất cây trồng không thể vượt qua giới hạn sinh học. Vì thế, đã làm cho diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người tăng chậm và có tốc độ tăng thấp hơn so với cả nước.

+ Ngoài ra các thiên tai như bão, lũ, hạn hán…cũng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lương thực có hạt của vùng.

Hình 34. Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng 4. Các phương hướng giải quyết:

- Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để giảm bớt gia tăng dân số.

(5)

- Đầu tư thâm canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật mới (giống mới) nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực.

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Giải quyết việc làm, phát triển các ngành thủ công nghiệp các làng nghề truyền thống.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai

- Giải thích: Khu vực này có thể sản xuất được những nông sản là vì các nước Đông Nam Á có điều kiện sinh thái phù hợp để trồng cây lúa nước và cây cà phê. + Các nước

(1) Tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh thể hiện:.. ☐ Diện tích đất nông nghiệp

- Nguồn nước dồi dào từ sông Hồng, nước khoáng và vùng biển rộng lớn phía Đông Nam -&gt; Cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, phát triển du lịch, đánh bắt nuôi trồng

- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà

- Khai thác các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (dân cư đông- lao động dồi dào, khoa học kĩ thuật phát triển, cơ sở hạ

Từ Bắc vào Nam, phần đất liền của nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét.. Diện tích lãnh thổ nước ta là

- Nhiều sông ngòi, kênh rạch, diện tích mặt nước lớn, có ở cả 3 môi trường (nước ngọt, nước mặn, nước lợ), thuận tiện cho thủy sản nuôi trồng có điều kiện sinh trưởng và