• Không có kết quả nào được tìm thấy

KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICES OF HOUSEHOLDS ABOUT PREVENTING INFECTIOUS DISEASES DURING

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICES OF HOUSEHOLDS ABOUT PREVENTING INFECTIOUS DISEASES DURING "

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

91 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 5 - 2019

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRONG VÀ SAU BÃO, LŨ LỤT CÙNG MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ HƯƠNG VINH, THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2017

Nguyễn Đình Minh Mẫn1*, Trần Thị Hà2, Hồ Xuân Vũ3, Nguyễn Thị Quỳnh Chi3, Ngô Thị Diệu Hường1

1Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế

2Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

3Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt cùng một số yếu tố liên quan của các hộ gia đình tại xã Hương Vinh, Thừa Thiên Huế năm 2017. Bão, lũ lụt là hai loại hình thiên tai thường gặp tại Việt Nam. Hậu quả do bão, lũ lụt gây ra cho con người là rất lớn, bao gồm thiệt hại về người và tài sản. Bên cạnh đó, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong và sau bão, lũ lụt được xem là tác động bất lợi đối với sức khỏe cộng đồng. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành phỏng vấn 421 hộ gia đình tại xã Hương Vinh, Thừa Thiên Huế năm 2017. Tỷ lệ người dân có kiến thức chung đạt về dự phòng bệnh truyền nhiễm là ở mức trung bình (44,7%), trong đó kiến thức về các yếu tố nguy cơ, kiến thức về các bệnh truyền nhiễm, kiến thức về các biện pháp phòng ngừa lần lượt là 65,3%; 50,1%; 54,9%. Tỷ lệ đạt thái độ chung của người dân là ở mức cao (65,3%). Tỷ lệ đạt thực hành chung của người dân thấp (32,7%) và có nguy cơ cao hơn về sự bùng phát của dịch bệnh. Tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt với tuổi, giới tính, công việc (p<0,05).

Từ khóa: Bão, lũ lụt, bệnh truyền nhiễm.

Ngày nhận bài: 26/04/2019 Ngày phản biện: 06/05/2019 Ngày đăng bài: 29/07/2019

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bão, lũ lụt là hai loại hình thiên tai thường gặp nhất. Bão, lũ lụt ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người do làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, tăng các vector truyền bệnh và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm [1].

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, do sự biến đổi khí hậu, số lượng cơn bão và lũ lụt đang có xu hướng gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất. Năm 2017 được đánh giá là năm của mưa, bão, lũ và thiên tai làm 123 người chết và mất tích, 342 người bị thương. Riêng đợt lũ ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã làm chết và mất tích hơn 100 người [2]. Năm 2008, nghiên cứu của Đặng Văn Chính và cộng sự

thực hiện tại 5 tỉnh miền Trung Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp, các bệnh về da và viêm kết mạc đều gia tăng sau lũ lụt [3]. Năm 2009, nghiên cứu của Hà Văn Như về hậu quả sức khỏe của lũ quét năm 2006 ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho thấy Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, đau mắt tăng cao hơn trong thời gian 1 tháng sau lũ quét (tiêu chảy 6,3 lần; đau mắt tăng 3,4 lần, bệnh ngoài da tăng 2,2 lần) [4].

Cục Y tế dự phòng đã khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra sau bão, lũ lụt. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau bão, lũ lụt. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhàn

*Tác giả: Nguyễn Đình Minh Mẫn

Địa chỉ: Trường Đại học Y Dược Huế, Đại Học Huế Điện thoại: 0935 903 781

Email: ndmman@huemed-univ.edu.vn

(2)

về kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống giảm nhẹ hậu quả của bão lụt lên sức khỏe của người dân ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015” cho thấy tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đạt được lần lượt là 51,2%; 90,8%; 59,0% [5]. Tại Việt Nam, hiện nay các nghiên cứu nào về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt vẫn còn hạn chế. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt cùng một số yếu tố liên quan của các hộ gia đình tại xã Hương Vinh, tỉnh Thừa Thiên Huế

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình (HGĐ) từ 18 tuổi trờ lên đang sinh sống tại xã Hương Vinh, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017.

2.2 Địa bàn nghiên cứu

Xã Hương Vinh, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 11/2017 đến tháng 01/2018.

2.4 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.5 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức [6]: n=

Z21-α/2x p(1-p)/d2 ≈ 384. Để hạn chế mất mẫu, chúng tôi lấy thêm 10% cỡ mẫu. Số mẫu thực tế là 421 HGĐ.

Phương pháp lấy mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: lập danh sách các HGĐ đang sinh sống tại xã Hương Vinh, tỉnh Thừa Thiên Huế;

dựa vào danh sách đã lập, sử dụng bảng số ngẫu nhiên chọn ra 421 HGĐ vào mẫu nghiên cứu.

Chủ HGĐ hoặc thành viên trong gia đình

≥18 tuổi đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.6 Kỹ thuật thu thập thông tin

Bộ câu hỏi phỏng vấn HGĐ được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu có nội dung gồm 4 phần (phần 1: Thông tin chung về đối tượng và gia đình; phần 2; phần 3; phần 4: Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh truyền nhiễm (PCBTN) trong và sau bão lũ lụt) 2.7 Xử lý số liệu

Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng SPSS 16.0. Thống kê mô tả tình hình chung của quần thể nghiên cứu thông qua các biến số, chỉ số, số liệu có được từ chương trình analysis, dùng biểu đồ. Test thống kê trong phân tích số liệu: Sử dụng phép χ2 để kiểm định giả thuyết thống kê.

(3)

93 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 5 - 2019

III. KẾT QUẢ

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Giới nam xấp xỉ giới nữ (1:1). Phần lớn đối tượng được phỏng vấn nằm trong độ tuổi lao động (81,9%). TĐHV dưới THPT chiếm chủ

yếu (67,5%). Các ngành nghề có tỷ lệ tương đương nhau. Chỉ có 4,3% hộ nghèo và cận nghèo.

Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=421)

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Giới Nam 205 48,7

Nữ 216 51,3

Tuổi 18-60 345 81,9

Trên 60 76 18,1

Trình độ học vấn Dưới THPT 284 67,5

Từ THPT trở lên 137 32,5

Nghề nghiệp

Nông dân 76 18,1

Công nhân, thợ thủ công 85 20,2

Buôn bán, kinh doanh 92 21,9

Công chức, viên chức 21 5,0

Già cả, hưu trí, nội trợ 96 22,8

Học sinh, sinh viên 19 4,5

Khác 32 7,6

Kinh tế gia đình Nghèo, cận nghèo 18 4,3

Không nghèo 403 95,7

(4)

3.2 Kiến thức của người dân về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt

Các nội dung về kiến thức đều có tỷ lệ đạt

trên 50%, trong đó cách xử trí khi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (89,1%). Tỷ lệ kiến thức chung đạt là 44,7%.

Bảng 2. Kiến thức của người dân về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các HGĐ (n=421)

Kiến thức Đạt Không đạt

Về các nguy cơ làm gia tăng bệnh truyền nhiễm

Do hậu quả về môi trường 349 (82,9%) 72 (17,1%)

Do hậu quả đến đời sống con người. 293 (69,6%) 128 (30,4%) Do các hậu quả liên quan đến nguồn phát sinh mầm bệnh 52 (12,4%) 369 (87,6%) Do các hậu quả về dịch vụ y tế trong và sau bão, lũ lụt 198 (47,0%) 223 (53,0%

Về các bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân, cách xử trí khi mắc bệnh

Các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra 211 (50,1%) 210 (49,9%) Nguyên nhân gây ra các bệnh truyền 270 (64,1%) 151 (35,9%) Cách xử trí khi mắc các bệnh truyền nhiễm 375 (89,1%) 46 (10,9%)

Về các BP làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

BP làm giảm nguy cơ từ môi trường 248 (58,9%) 173 (41,1%) BP làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho bản thân 233 (55,3%) 188 (44,7%) BP làm giảm nguy cơ mắc bệnh từ nguồn bệnh. 224 (53,2%) 197 (46,8%) BP phòng chống các bệnh về da 335 (79,6%) 86 (20,4%) BP phòng chống bệnh về đường tiêu hóa 216 (51,3%) 205 (48,7%) BP phòng chống các bệnh do vector (muỗi, ruồi,

chuột…) truyền bệnh 337 (80,0%) 84 (20,0%)

BP phòng chống các bệnh về mắt 270 (64,1%) 151 (35,9%)

Đánh giá kiến thức về PCBTN

Biết về nguy cơ làm gia tăng bệnh truyền nhiễm 237 (65,3%) 184 (43,7%)

Biết các bệnh có thể xảy ra 211 (50,1%) 210 (49,9%)

Biết về nguyên nhân gây bệnh 270 (64,1%) 151 (35,9%)

Biết cách xử trí khi mắc bệnh 375 (89,1%) 46 (10,9%)

Biết các BP để làm giảm nguy cơ mắc bệnh 231 (54,9%) 190 (45,1%)

Đánh giá kiến thức chung 188 (44,7%) 233 (55,3%)

(5)

95 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 5 - 2019

Phần lớn các HGĐ có thái độ đạt về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt. Thái độ của người dân đạt trên 90% gồm: Quan tâm đến các đối tượng khác; sự cần thiết của phòng chống dịch bệnh;

vai trò của bản thân và gia đình; sự cần thiết

của phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cho gia đình. Thái độ chung đạt 65,3%.

3.4 Thực hành về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt

Hầu hết người dân đều có thực hành đạt về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt. Trong đó, thực hành đạt về phòng chống các bệnh đường tiêu

hóa và cách xử trí khi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao trên 90%. Đánh giá chung về thực hành thì tỷ lệ thực hành chung đạt chiếm 32,7%.

3.3 Thái độ của người dân về phòng chống bệnh truyền nhiễm (PCBTN) trong và sau bão, lũ lụt

Hình 1. Thái độ về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt của hộ gia đình (n=421)

Bảng 3. Thực hành về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão lũ lụt của các HGĐ (n=421)

Thực hành Đạt Không đạt

Về các BP hạn chế bệnh truyền nhiễm trước, trong, sau bão, lũ lụt; khi có nguy cơ xảy ra dịch bệnh

Trước khi bão, lũ lụt xảy ra 364 (86,5%) 57 (13,5%) Trong khi bão, lũ lụt xảy ra 324 (77,0%) 97 (23%) Khi có nguy cơ xảy ra dịch bệnh 304 (72,2%) 117 (27,8%)

Về các BP làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

BP phòng chống các bệnh về da 304 (72,2%) 117 (27,8%) BP phòng chống bệnh về đường tiêu hóa 390 (92,6%) 31 (7,4%) BP phòng chống các bệnh do vector (muỗi,

ruồi, chuột… ) truyền bệnh 290 (68,9%) 131 (31,1%) BP phòng chống các bệnh về 262 (62,2%) 159 (37,8%) Cách xử trí khi mắc bệnh

truyền nhiễm

Khi nghi mắc bệnh truyền nhiễm 377 (89,5%) 44 (10,5%) Khi mắc bệnh truyền nhiễm 382 (90,7%) 39 (9,3%)

Đánh giá thực hành về PCBTN

BP chung hạn chế mắc bệnh 252 (59,9%) 169 (40,1%) BP giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thường gặp 249 (59,1%) 172 (40,9%)

Cách xử trí 391 (92,8%) 30 (7,2%)

Đánh giá chung 138 (32,7%) 283 (67,3%)

(6)

Có mối liên quan giữa kiến thức PCBTN trong và sau bão, lũ lụt với tuổi, TĐHV và xếp loại kinh tế với p<0,05.

Có mối liên quan giữa thái độ về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt với giới, TĐHV, nghề nghiệp và xếp loại kinh tế với p<0,05.

3.5 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các hộ gia đình

Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức PCBTN trong và sau bão, lũ lụt của HGĐ (n=421)

Bảng 5. Các yếu tố liên quan đến thái độ PCBTN trong và sau bão, lũ lụt của HGĐ (n=421) Kiến thức

Nội dung Đạt Không đạt p

Giới Nam 115 (56,1%) 90 (43,9%)

p>0,05

Nữ 112 (51,9%) 104 (48,1%)

Tuổi 18-60 194 (56,2%) 151 (43,8%)

p<0,05

> 60 33 (43,4%) 43 (56,6%)

TĐHV < THPT 138 (48,6%) 146 (51,4%)

p<0,05

≥ THPT 89 (65,0%) 48 (35,0%)

Nghề nghiệp CCVC, công nhân, HSSV 43 (53,8%) 37 (46,2%)

p>0,05

Các nghề còn lại 145 (42,5%) 196 (57,5%)

Xếp loại kinh tế Nghèo, cận nghèo 4 (22,2%) 14 (77,8%)

p<0,05

Không nghèo 223 (55,3%) 180 (44,7%)

Thái độ

Nội dung Đạt Không đạt p

Giới Nam 192 (93,7%) 13 (6,3%)

p<0,05

Nữ 211 (97,7%) 5 (2,3%)

Tuổi 18-60 330 (95,7%) 15 (4,3%)

p>0,05

> 60 73 (96,1%) 3 (3,9%)

TĐHV < THPT 268 (94,4%) 16 (5,6%)

p<0,05

≥ THPT 135 (98,5%) 2 (1,5%)

Nghề nghiệp CCVC, HSSV, công nhân 52 (65,0%) 28 (35,0%)

p<0,05

Các nghề còn lại 177 (51,9%) 164 (48,1%)

Xếp loại kinh tế Nghèo, cận nghèo 15 (83,3%) 3 (16,7%)

p<0,05

Không nghèo 388 (96,3%) 15 (3,7%)

(7)

97 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 5 - 2019

Có mối liên quan giữa thực hành PCBTN trong và sau bão lũ lụt với TĐHV, nghề nghiệp và xếp loại kinh tế với p<0,05.

3.6 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các HGĐ

Tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, kiến thức và thực hành, thái độ và thực hành phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các hộ gia đình.

IV. BÀN LUẬN

Tỷ lệ KAP về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt đạt lần lượt là 44,7%; 65,3%; 32,7%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhàn tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ KAP lần lượt là 51,2%;

90,8%; 59,0% [3]. Điều này được lý giải là do nghiên cứu của chúng tôi đánh giá KAP về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt; đây là vấn đề mà người dân ít quan tâm, hơn nữa, các thông tin về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt vẫn còn hạn chế và ít được phổ biến rộng rãi.

4.1 Kiến thức phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các hộ gia đình

Kiến thức về các nguy cơ làm gia tăng bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt: Bảng

2 cho thấy có 82,9% người dân trả lời là do hậu quả về môi trường; 69,6% đối tượng trả lời là do hậu quả đến đời sống con người; do các hậu quả về dịch vụ y tế trong và sau bão, lũ lụt chiếm 47,0%. Tỷ lệ người dân trả lời là do các hậu quả liên quan đến nguồn phát sinh mầm bệnh chỉ chiếm 12,4%. Điều này được lý giải là do các hậu quả về môi trường và con người thường rõ rệt, thường được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng do đó mà người dân dễ tiếp nhận hơn hai hậu quả còn lại.

Kiến thức về các bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân gây bệnh, cách xử trí bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các HGĐ: Bảng 2 cho thấy có 50,1% đối tượng nghiên cứu biết các bệnh có thể lây nhiễm trong và sau bão, lũ lụt; 64,1% người dân biết nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt.

Đa số người dân đều biết cách xử trí khi mắc các bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt (89,1%). Qua đó ta thấy được kiến thức của người dân đang ở mức trung bình. Điều này phù hợp với thực tế khi thông thường sau bão, lũ lụt, người dân thường quan tâm đến các thiệt hại về người và tài sản mà ít khi quan tâm đến các nguy cơ bùng phát dịch bệnh đang tiềm ẩn, do đó, họ sẽ không chủ động trong việc tìm hiểu các bệnh có thể xảy ra và nguyên nhân gây ra bệnh.

Kiến thức về các biện pháp làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm trong và sau

Bảng 6. Các yếu tố liên quan đến thực hành PCBTN trong và sau bão, lũ lụt của HGĐ (n=421) Thực hành

Nội dung Đạt Không đạt p

Giới Nam 103 (50,2%) 102 (49,8%)

p>0,05

Nữ 116 (53,7%) 100 (46,3%)

Tuổi 18-60 185 (53,6%) 160 (46,4%)

p>0,05

> 60 34 (44,7%) 42 (55,3%)

TĐHV < THPT 131 (46,1%) 153 (53,9%)

p<0,05

≥ THPT 88 (64,2%) 49 (35,8%)

Nghề nghiệp CCVC, công nhân, HSSV 38 (47,5%) 42 (52,5%)

p<0,05 Các nghề còn lại 100 (29,3%) 241 (70,7%)

Xếp loại kinh tế Nghèo, cận nghèo 4 (22,2%) 14 (77,8%)

p<0,05

Không nghèo 215 (53,3%) 188 (46,7%)

(8)

bão, lũ lụt: Tỷ lệ người dân biết các biện pháp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh từ môi trường trong và sau bão, lũ lụt chiếm 58,9%; các biện pháp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho bản thân (55,3%); các biện pháp phòng bệnh về da (79,6%); phòng bệnh đường tiêu hóa (51,3%);

phòng bệnh do vector (80,0%); các biện pháp phòng chống các bệnh về mắt (64,1%).

4.2 Thái độ phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các HGĐ

Qua biểu đồ 1 cho thấy đa số người dân có thái độ đúng về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt. Cụ thể, 88,6% người dân quan tâm đến tình hình bão, lũ lụt ở địa phương, kết quả này tương tự như nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhàn [5]

năm 2015 với tỷ lệ người dân quan tâm đến bão, lũ lụt là 94,5%. Điều này phù hợp với thực tế do huyện Phú Vang và xã Hương Vinh là hai khu vực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm thường bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt. Vì thế người dân thường chủ động tìm hiểu thông tin về bão, lũ lụt để tìm biện pháp phòng tránh.

Kết quả ở hình 1 cho biết có 75,1% người quan tâm đến tình hình dịch bệnh; 90,0% đối tượng cho rằng phòng chống dịch bệnh trong và sau bão, lũ lụt là quan trọng; có 92,6% người dân quan tâm đến các đối tượng đặc biệt (trẻ em, người già, phụ nữ có thai…) trong và sau khi xảy ra bão, lũ lụt; 92,6% đối tượng thấy được vai trò của bản thân và gia đình trong PCBTN trong và sau bão, lũ; tuy nhiên chỉ có 62,9%

người dân cho rằng các tổ chức, đoàn thể có vai trò quan trọng trong phòng bệnh; 86,3% người dân thấy được tầm quan trọng của việc phát hiện nguy cơ lây truyền bệnh do hậu quả của bão, lũ lụt; 99,2% người dân cho rằng rất cần có các buổi tập huấn phòng chống dịch bệnh;

86,2% đối tượng thấy việc dọn dẹp vệ sinh sau bão, lũ lụt và 95,5% người dân cho rằng việc nâng cao sức khỏe cho các thành viên trong gia đình là cần thiết. Theo kết quả nghiên cứu hồi cứu của Hà Văn Như về “Hậu quả sức khỏe của lũ quét năm 2005 ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” cho thấy rằng tỷ lệ bệnh tiêu chảy tăng 6,3 lần; bệnh ngoài da tăng 2,2 lần; đau mắt tăng 3,4 lần trong thời gian một tháng sau lũ quét

[4]. Qua đó cho thấy rằng, nếu người dân có thái độ đúng trong PCBTN thì sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sau bão, lũ lụt.

4.3 Thực hành về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các hộ gia đình

Thực hành về các biện pháp hạn chế mắc bệnh truyền nhiễm trước, trong, sau bão, lũ lụt và khi có nguy cơ xảy ra dịch bệnh: Kết quả ở bảng 3 cho thấy có 86,5% người dân chủ động thực hiện các biện pháp đế hạn chế xảy ra bệnh trước khi bão, lũ lụt xảy ra; trong và sau khi bão, lũ lụt xảy ra chiếm 77,0%; tỷ lệ này thấp hơn khi có nguy cơ xảy ra dịch bệnh thì chỉ có 72,2% người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Điều này có thể được giải thích khi Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung là khu vực thường xảy ra bão, lũ lụt, do đó mà người dân thường chủ động cũng như có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các biện pháp để làm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do bão, lũ lụt gây ra. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, kiến thức của người dân về các bệnh truyền nhiễm cũng như nguyên nhân gây bệnh đang còn thấp lần lượt là 50,1% và 64,1%, điều này sẽ ảnh hưởng tới kiến thức của người dân trong việc phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây bùng phát dịch bệnh trong và sau bão, lũ lụt. Chính vì thế, khi khả năng phát hiện các nguy cơ gây bệnh còn thấp thì việc thực hiện các biện pháp để làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh sẽ chiếm tỷ lệ không cao.

Thực hành về các biện pháp làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt: Tỷ lệ người dân thực hiện các biện pháp để phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (92,6%), tiếp đến là các bệnh về da (72,2%); tỷ lệ người dân thực hiện các biện pháp phòng chống các bệnh về mắt chiếm tỷ lệ thấp nhất (62,2%). Điều này được lý giải rằng khi bão, lũ lụt xảy ra thường dẫn đến khan hiếm về thực phẩm và nguồn nước; nhất là khi lũ lụt xảy ra, nhiều nơi thường rơi vào tình huống bị cô lập. Vì thế do kinh nghiệm từ lâu đời của người dân, họ thường dự trữ trước lương thực, nước uống để phòng bệnh

(9)

99 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 5 - 2019

cho bản thân và gia đình. Trong khi đó, tỷ lệ các bệnh về mắt thường thấp hơn trong và sau bão, lũ lụt. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Hữu Bích và cộng sự về “Tác động của lũ lụt đối với sức khỏe ở Hà Nội năm 2011”

với tỷ lệ bệnh nhân bị viêm da, đau mắt đỏ cao hơn trong lũ lụt [7]. Sở dĩ như vậy bởi vì khi người dân không chú trọng đến việc thực hành các biện pháp để làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Cách xử trí khi mắc bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt: Bảng 3 cho thấy hầu hết người dân đều tìm đến các CSYT khi nghi mắc bệnh và khi mắc bệnh truyền nhiễm trong và sau bão lũ lụt với 85,5% và 90,7%. Qua đó cho thấy người dân càng ngày chú trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho cá nhân và gia đình họ. Vì thế mà chúng ta cần quan tâm đến các nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của họ để có nội dung tuyên truyền hợp lý.

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 421 hộ gia đình về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh truyền nhiễm trong và sau bão, lũ lụt của các hộ gia đình tại xã Hương Vinh, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: Tỷ lệ nhóm người dân có kiến thức đạt về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt là 44,7%. Tỷ lệ nhóm người dân có thái độ tốt đạt về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt là 65,3%. Tỷ lệ nhóm người dân có thực hành đạt về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt là 32,7%. Kiến thức đạt liên quan đến cả

thái độ và thực hành đạt về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã tìm thấy 2 yếu tố chung (trình độ học vấn, xếp loại kinh tế) có mối liên quan đến cả 3 mặt về kiến thức, thái độ và thực hành. Yếu tố nghề nghiệp liên quan đến cả thái độ và thực hành.

Ngoài ra, yếu tố tuổi liên quan đến kiến thức đạt; yếu tố giới liên quan đến thái độ đạt về PCBTN trong và sau bão, lũ lụt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. McMichael A, Ghitheko A, Akhatar R, et al. Human health in McCarthy jj et al (eds).

Climate Change 2001: Impacts, Adaptation and Vulnerability. 2001: 14.

2. Tổng cục thống kê. Tình hình kinh tế xã hội năm 2017.

3. Đặng Văn Chính và cộng sự. Hậu quả sức khỏe của lũ lụt ở miền Trung Việt Nam năm 2003-2004.

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2008;

12(4): 10-29.

4. Hà Văn Như và cộng sự. Hậu quả sức khỏe của lũ quét năm 2005 ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Tạp chí Y học thực hành. 2009; 788(10): 73-85.

5. Lê Thị Thanh Nhàn. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống giảm nhẹ hậu quả của bão lụt lên sức khoẻ của người dân ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm. 2015. Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Huế. 2016:37-75.

6. Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng. Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, sách sử dụng cho đào tạo đại học và sau đại học trong ngành y, Nhà xuất bản Đại học Huế. 2011; 21-38.

7. Tran Huu Bich, et al. Impacts of flood on health:

epidemiologic evidence from Ha Noi, Viet Nam.

Global Health Action. 2011; 7.

(10)

KNOWLEDGE, ATTITUDES AND PRACTICES OF HOUSEHOLDS ABOUT PREVENTING INFECTIOUS DISEASES DURING

AND POST TYPHOONS, FLOODS AND RELATED FACTORS IN HUONG VINH COMMUNE, THUA THIEN HUE, VIETNAM, 2017

Nguyen Dinh Minh Man1, Tran Thi Ha2, Ho Xuan Vu3, Nguyen Thi Quynh Chi3, Ngo Thi Dieu Huong1

1Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University, Vietnam

2Cam Xuyen Hospital, Ha Tinh province, Vietnam

3Control Disease Center of ThuaThien Hue province, Vietnam The study aimed to knowledge, attitudes

and practices of households about preventing infectious diseases during and post typhoons, floods and related factors in Huong Vinh commune, Thua Thien Hue, Vietnam, 2017.

Typhoons and floods are two common types of natural disaster in Vietnam. These disasters cause wide spread damage which far exceeds our ability to recover and serious disruption of life and poverty. Furthermore, the outbreak of an epidemic during and after typhoons is considered detrimental effects on community health. Cross- sectional study design interviewing with 421 households in Huong Vinh commune, Thua Thien Hue in 2017. The rate of inhabitant with general knowledge about prevention of infectious

diseases was medium-level (44,7%), in which, knowledge about risk factors; knowledge about infectious diseases; knowledge about preventive measures were respectively 65,3%; 50,1%;

54,9%. The rate of general attitude of inhabitant was high-level (65,3%). The rate of general practice of inhabitant was low-level (32,7%) and had higher perceived risk of the outbreak of an epidemic. There was a correlation between knowledge, attitudes and practices about preventing infectious diseases during and post typhoons, floods with age, gender, occupation (p<0.05).

Keywords: Typhoons; floods; infectious diseases.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình SuWAT, cũng như mô hình bão giải tích đã được thực hiện và trình bày nhiều lần trong các nghiên cứu thuộc các bài báo và các đề

Nghiên cứu cũng đã xác định được nguyên nhân và những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ, đồng thời, đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Giả định rằng để tạo ra thu nhập và thích ứng với bối cảnh xã hội đang chuyển đổi, các hộ gia đình nông thôn

Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của hộ gia đình sau khi sử dụng dịch vụ cho vay tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền để từ đó đề xuất các

Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài năm 2012 về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về SKSS của học sinh các trƣờng trung học phổ

bao gồm bốn phần: nhận thức và quản lí rủi ro trong sản xuất lúa giữa hai nhóm nông hộ tham gia và không tham gia hợp đồng; quyết định tham gia hợp đồng;

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả kiến thức, kĩ năng và thái độ của điều dưỡng về thực hành dựa trên bằng chứng (EBP) và xác định mối liên quan giữa một số

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy không có mối liên quan giữa kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng của học sinh THPT Lê Hồng Phong,