• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết PPCT: 62

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Môn học: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Dấu ngoặc kép

- Biện pháp so sánh, nhân hóa 2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- HS nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn;

- HS nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2 - Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn/ Mảnh ghép bí mật c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

Gv tổ chức cuộc thi Ai nhanh hơn. Học sinh sẽ kể tên dấu câu mà em biết?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ.

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- Học sinh trả lời được: dấu chấm, phẩy, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm than, chấm, dấu ba chấm...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV dẫn dắt vào bài học mới

HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về dấu câu

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, phân tích ví để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV: Tìm hiểu về dấu câu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ GV yêu cầu HS đọc phần thông tin trong SGK trang 118 kết hợp 4 ví dụ ở phần khởi động:

- Mẹ về khen bé: “Cô tiên xuống trần”(1)

- “Thôi, chào đồng chí!”(2)

- Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp”

hẳn một hộp màu ngoại xịn.(3)

- Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong văn bản nào?(4) Theo em, dấu ngoặc kép trong các ví dụ trên có chức năng gì?(*)

+ Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, em hãy nhắc lại công dụng của dấu phẩy và dấu gạch ngang?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung

I. Dấu câu

1. Dấu ngoặc kép Dùng để:

- Trích lời dẫn trực tiếp - Trích lời dẫn trực tiếp

- Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt - Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn 2. Dấu phẩy

- Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu;

- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép;

- Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng;

- Ngăn cách các thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.

3. Dấu gạch ngang

- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê;

- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại;

- Ngăn cách các thành phần chú thích với thành phần khác trong câu;

- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau;

- Phiên âm tên nước ngoài;

- Dùng trong cách để ngày, tháng,

(3)

câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

(*)

(1) Trích lời dẫn trực tiếp (2) Trích lời dẫn trực tiếp

(3) Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt (4) Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn

năm.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn;

- HS nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV: Hướng dẫn học sinh làm

bài tập

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ Chia lớp thành 6 nhóm + Nhóm 1: Bài 1

+ Nhóm 2: Bài 2

+ Nhóm 3: Bài 3 (Văn bản Hang Én)

+ Nhóm 4: Bài 4

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận - Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức hoạt động

- Hs báo cáo sản phẩm, nhận

II. Luyện tập

Bài tập 1 SGK trang 118

a) - Nghĩa của từ trong ngoặc kép: “ngược dòng”  bơi ngược, lội ngược, không thuận theo lẽ thông thường.

 Tác dụng khi đưa vào dấu ngoặc kép: “ngược dòng” được hiểu theo cách đặc biệt, là quay về tìm hiểu những điều từ xa xưa, lúc sự sống mới bắt đầu, như đi ngược với thời gian tuyến tính đang chảy trôi ở hiện tại.

b)

Nghĩa của các từ trong ngoặc kép: “sảnh chờ”: phòng lớn dùng làm nơi tiếp khách, là nơi để tạm dừng, chờ cho việc đi lại tiếp theo.

 Tác dụng khi đưa vào dấu ngoặc kép: so sánh không gian hang ngoài của hang Én rộng và đẹp giống như sảnh chờ, báo hiệu ngoài hang đầu tiên bên ngoài, sẽ còn những hang phía bên trong  Cụ thể hóa, giúp người đọc dễ hình dung về không gian trong hang Én, gợi sự tò mò về các hang tiếp theo ở

(4)

xét, bổ sung bài của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn

hang Én.

Bài tập 2 SGK trang 118 Dấu câu Tác dụng a + Dấu phẩy

(1)

ngăn cách các vế trong câu, vế sau giải thích và làm sáng tỏ nghĩa cho vế trước

Dấu phẩy (2) (3):

liệt kê sự vật, hiện tượng cùng loại với với sự vật, hiện tượng liền kề

phía trước Dấu ngoặc

kép

đánh dấu từ ngữ được hiểu theo cách đặc biệt. “ăn én”, không phải là ăn thịt chim én mà là tên một lễ hội của nười A-rem để lưu giữ ký ức họ đã từng sống trong hang động

Dấu phẩy (1):

ngăn cách thành phần giải thích với thành phần chính, ở đây bổ sung thêm thông tin cho biết Ho- oát Lim-bơ là người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam;

Dấu phẩy (2):

ngăn cách các vế câu, vế sau làm thành phần phụ chú cho vế trước và nhấn mạnh vào vế sau giúp sự diễn đạt trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận. Cụ thể ở đây vế trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới bổ sung thêm cho trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới.

Dấu phẩy (3):

ngăn cách các vế, các thành phần của câu;

Dấu phẩy (4):

liệt kê sự vật, hiện tượng cùng loại với với sự vật, hiện tượng liền kề

phía trước Dấu ngoặc

kép:

“Sống” được để trong ngoặc kép trong ví dụ: nhấn mạnh và hiểu theo nghĩa cụ thể, đặc biệt: các măng đá, nhũ đá, ngọc động vẫn tiếp tục được bồi đắp, bào mòn trong hành trình tạo tác của tự nhiên. Đó là một sự hiển nhiên, sinh động cho thấy tất cả mọi vật đều ở trạng thái vận động.

(5)

Dấu gạch ngang

phiên âm từ tiếng nước ngoài Bài tập 3 (làm ở nhà)

Bài tập 4 SGK trang 118 nhân

hóa

Chim én được gọi bằng “chú”

làm cho con chim én được miêu tả trở nên gần gũi, sống động như người mà còn có tác dụng thẩm mỹ.

Tác dụng thẩm mỹ giúp lời văn có chất hồn nhiên, tinh nghịch. Người đọc cảm thấy những con chim én nhỏ trở nên thân thiết, quen thuộc như những người bạn.

Chim én được miêu tả với những từ ngữ, cử chỉ, điệu bộ như con người : “thản nhiên”, “đi lại”.

Bài tập 5 SGK trang 118 (Làm ở nhà)

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

Hãy đặt dấu hai chấm, dấu ngoặc kép thích hợp vào truyện cười dưới đây và giải thích lí do. (Điều chỉnh chữ viết hoa, nếu cần thiết)

Một người đi đường thấy Nicky đi cùng một chú chó, bèn hỏi chó của cháu có cắn người không? Nicky đáp chó nhà cháu không cắn ai bao giờ cả. Người khách liền đưa tay vuốt ve con chó nhưng bị nó đớp ngay một miếng. Bực mình, ông khách nói sao cháu bảo chó nhà cháu không cắn ai? Vâng, thì đúng như vậy. Nhưng đây đâu phải là con chó của nhà cháu.

(Truyện cười thế giới)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm

(6)

- Học sinh đặt đúng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và giải thích

Một người đi đường thấy Nicky đi cùng một chú chó, bèn hỏi: “Chó của cháu có cắn người không”? Nicky đáp: “Chó nhà cháu không cắn ai bao giờ cả”. Người khách liền đưa tay vuốt ve con chó nhưng bị nó đớp ngay một miếng. Bực mình, ông khách nói:

“Sao cháu bảo chó nhà cháu không cắn ai? - “Vâng, thì đúng như vậy. Nhưng đây đâu phải là con chó của nhà cháu”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn

HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU VIẾT BÀI TẢ CẢNH SINH HOẠT.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt

- Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ Em hãy cho biết khi làm một bài văn tả cảnh sinh hoạt cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?

+ Gv phát PHT số 1, học sinh làm việc nhóm đôi

1. Yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt;

- Tả bao quát quanh cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính);

- Tả hoạt động cụ thể của con người;

- Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động;

- Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

+ Bài viết này có bố cục như thế nào? Nêu nội dung từng phần?

+ Cảnh sinh hoạt được tả trong bài viết tham khảo là cảnh gì?

+ Tác giả đã sử dụng những từ ngữ như thế nào để miêu tả cảnh sinh hoạt?

- Bài viết tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài văn tả cảnh sinh hoạt:

+ Giới thiệu cảnh sinh hoạt: chợ

phiên vùng cao;

+ Tả quang cảnh chung: cái nhìn bao quát, đi từ bên ngoài vào trong, từ xa đến gần (“chợ họp trên sườn núi”, “từ trên cao nhìn xuống”, “vào chợ”);

+ Tả cảnh hoạt động cụ thể của con người: phụ nữ, đàn ông, em bé có những hoạt động riêng;

+ Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động;

+ Thể hiện thái độ, suy nghĩ của người viết (“Chợ phiên là nơi lưu

(7)

giữ bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam).

- GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc.

- Lựa chọn đề tài Hãy nhớ lại cảnh sinh - Hướng dẫn HS tìm ý.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lựa chọn cảnh sinh hoạt, tìm ý cho đoạn văn theo Phiếu học tập số 1:

Em sẽ tả cảnh gì? …………

….

Cảnh sinh hoạt diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?

…………

….

Nhìn bao quát, khung cảnh hiện lên như thế nào?

…………

….

Cảnh sinh hoạt có những chi tiết nào đặc sắc?

…………

….

Trong cảnh sinh hoạt, con người có những hoạt động gì?

…………

….

Em có cảm xúc gì khi quan sát cảnh đó?

…………

….

Hs làm PHT 2

PHT số 2 Mở

bài

Giới thiệu cảnh sinh hoạt được tả

- Cảnh sinh hoạt:……….

………..

- Thời gian, địa điểm:

………..

Thân bài

Tả cảnh sinh hoạt

1. Tả cảnh sinh hoạt chung bằng một cái nhìn bao quát:

- Ý 1:

Ý 2:

2. Tả một số hình ảnh cụ thể, nổi bật ở cự li gần:

(8)

- Ý 1:

- Ý 2:

3. Tả sự thay đổi của sự vật của bức tranh sinh hoạt trong thời gian, không gian:

- Ý 1:

- Ý 2:

Kết bài

Phát biểu cảm nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt

(9)

Tiết 34+35

KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn học: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp HS vận dụng kiến thức đã học về các phân môn để làm bài kiểm tra tổng hợp. Qua đó đánh giá và có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời cho HS

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết các tín hiệu ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ trong quá trình học tập và làm bài - Trung thực trong quá trình làm bài

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian: 90’

III. Ma trận đề Mức độ

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Vận dụng Tổng

thấp

Vận dụng cao Phần văn:

Cô Tô

- Học sinh nhận biết được đoạn thơ trích trong văn bản Cô Tô

- Khái quát được nội dung đoạn trích tìm Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(10)

- Biết được tác giả, thể loại văn bản.

được.

- Số câu:

- Số điểm:

- Tỉ lệ

1 1 10%

1 1 10%

2 2 20%

Phần tiếng Việt:

BPTT: so sánh

- Chỉ ra được câu văn sử dụng so sánh trong đoạn thơ và nêu tác dụng.

- Số câu:

- Số điểm:

- Tỉ lệ

1 1 10%

1 1 10%

Phần tập làm văn

- Học sinh biết viết đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức;

có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn rõ ràng.

- Sử dụng chính xác quan hệ từ.

- Biết vận dụng các kĩ năng làm văn biểu cảm để viết bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1 2 20%

1 5 50%

2 7 70%

Tổng số câu:

Tổng số

điểm:

Tỉ lệ:

1 1 10%

1 1 10%

2 3 30%

1 5 50%

5 10 100%

(11)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tung tăng thêm hỏa lực của gió. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. Gió bắn rát từng chập. Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Gió liên thanh quạt lia lịa vào gối vào ngang thắt lưng, đẩy cả người chạy theo luồng cát mà bạt ra phía sát bờ biển của một bãi dài ba ngàn thước, rộng chừng trăm thước. Sóng cát đánh ra khơi, để bọt sóng vào, trời đát trắng mù mù toàn rên bãi như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt [..] Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận."

(Ngữ văn 6, tập 1. T110) a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết thể loại của văn bản đó? Tác giả

của văn bản này là ai?

b) Chỉ ra 2 hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.

c) Em hãy khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 2. (2,0 điểm)

Cho đoạn thơ:

“Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru

Thế nên mẹ sinh ra Để bế bồng chăm sóc Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô Từ đầu nguồn cơn mưa Từ bãi sông cát vắng..”

(Trích Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh)

(12)

Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em sau khi đọc đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ đã học (gạch chân vào câu có sử dụng biện pháp tu từ đó).

Câu 3. (5,0 điểm)

Kể lại một trải nghiệm làm em day dứt, hối hận.

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

a)

- Văn bản: Cô Tô

- Tác giả: Nguyễn Tuân

0.5

- Thể loại: Kí 0.5

b)

- Mỗi viên...như một viên đạn mũi kim - Chốc chốc ...như để thay băng đạn

- Trời đát ... như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt

- Sóng ... như vua thủy

0.5

+ Tạo ấn tượng về sức mạnh khủng khiếp của cát, của sóng trong gió bão.

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn.

0.5 c) - Cơn bão được miêu tả như trận chiến dữ

dội, cho thấy sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão.

1,0

Tổng 3,0

II. Phần tự luận: (7,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (2,0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn có bố cục rõ ràng, đúng hình thức đoạn văn, có câu chủ đề.

* Yêu cầu về nội dung:

-Mở đoạn:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ, nêu cảm xúc ban đầu khi đọc đoạn thơ.

0,5 -Thân đoạn: Bài văn cần làm nổi bật được các ý sau:

- Khái quát nội dung trước đó của bài thơ:

+ Trên trái đất những đứa trẻ sinh ra trước tiên

+ Để cho trẻ có tình yêu và lời ru nên mẹ được sinh ra.

+ Mẹ mang đến cho trẻ lời ru bất tận được mang về từ mọi nơi: Cái bống cái bang, cánh hoa, cánh cò, vị gừng, vết lấm chưa khô, ...

0,5

- Đặc sắc nghệ thuật: Điệp “từ” và những hình ảnh thơ 0,5

(13)

phong phú, sinh động đã gợi lên hình ảnh thế giới qua mắt trẻ nhỏ rất xinh xắn, ngây thơ, đồng thời thể hiện tình yêu bao la của mẹ, lột tả được những nhọc nhằn vất vả mẹ đã trải qua để nuôi dạy con

+ Kết đoạn: Khái quát lại nội dung, suy nghĩ nghĩ đánh giá cả người viết.

0,5

Câu 2 (5,0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Biết viết bài văn kể trải nghiệm có cấu trúc 3 phần rõ ràng, trình bày khoa học.

0,5

* Yêu cầu về nội dung 1. Mở bài

- Giới thiệu về trải nghiệm làm em cảm thấy day dứt hối hận.

0,5 2. Thân bài

* Giới thiệu khái quát về trải nghiệm

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.

- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

1,0

* Trình bày diễn biến trải nghiệm

+ Điều gì đã xảy ra? Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

+ Diễn biến của câu chuyện (trải nghiệm).

+ Kết thúc câu chuyện (trải nghiệm).

1,5

- Bài học nhận được qua cuộc trải nghiệm đó. 0,5 3. Kết bài

- Nêu cảm xúc của em với trải nghiệm đó. 0,5

* Sáng tạo: học sinh biết sử dụng các kiểu câu khác nhau, biết sử dụng các biện pháp tu từ tạo sự đa dạng cho bài văn

0,25

* Ngữ pháp, chính tả: diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.

0,25

Tổng 7,0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

 **CÔN SƠN thuộc vùng đất CHI LINH, HẢI DƯƠNG nơi người anh hùng dân tộc- nhà thơ NGUYỄN TRÃI về ở ẩn;trăng và suối trong câu thơ của BÁC tả cảnh rừng ở chiến khu

Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá..

Đánh dấu các bộ phận liệt kê... Đặt 1 câu có dấu

BÀI 1 : Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩ của nhân vật trong đoạn văn sau :.. Tốt-tô-chan rất

Bài 1 : Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý

Baøi 2 (T.46) Vieát ñoaïn vaên keå laïi moät cuoäc noùi chuyeän giöõa boá hoaëc meï vôùi em veà tình hình hoïc taäp cuûa em trong tuaàn qua, trong ñoù coù duøng daáu

Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng