• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn: 18/10/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019 Toán

TIẾT 31: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

*MT chung

1 ,Kiến thức : - Giúp học sinh củng cố khái niệm ít hơn, nhiều hơn.

- Củng cố cách giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.

2.

Kỹ năng : - Rèn kĩ năng giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.

3.

Thái độ : Có thái độ học tập tích cực và hứng thú.

* MT riêng: (HS Thắng Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số và giải toán kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Tiếp tục dùng que tính thực hiện phép cộng không có nhớ.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng cộng.

c)Thái độ: Tích cực, phấn đấu trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, phấn màu.

- HS:VBT, nháp, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng

A. Kiểm tra bài cũ( 3P) - Gọi học sinh lên bảng làm bài tập trong sách giáo khoa.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới

1. GT+ viết bài ( 1P) Nêu mục tiêu của bài.

2. Thực hành( 27P)

Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:

- Yêu cầu học sinh đọc bài toán dựa vào tóm tắt.

- Kém hơn nghĩa là thế nào?

- Bài toán thuộc dạng bài toán gì?

- Yêu cầu học sinh giải bài toán vào VBT.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

Bài 3

- Học sinh thực hiện.

-2 HS nhắc bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Kém hơn nghĩa là như thế

nào?

- Bài toán thuộc dạng bài toán ít hơn.

a) Số tuổi của em là:

15 – 5 = 10(tuổi) Đáp số: 10 tuổi b) Số tuổi của anh là:

10 + 5 = 15(tuổi) Đáp số: 15 tuổi

-Lắng nghe

-Được dùng que tính, tính các phép tính.

6+4 ; 4+5; 7+2

(2)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

Bài 4: Số?

- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.

- Hỏi: Hình chữ nhật có mấy cạnh, mấy đỉnh?

- Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.

C. Củng cố, dặn dò( 1p) - Học sinh về nhà làm bài tập trong SGK.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.

Toà nhà thứ hai có số tầng là:

17–6=11(tầng) Đáp số: 11 tầng - Hs làm bài vào VBT.

- Hình chữ nhật có 4 cạnh, 4 đỉnh.

- Có 1 hình chữ nhật.

- Có 4 hình tâm giác.

-Học sinh lắng nghe và thực hiện.

-Lắng nghe.

___________________

Đạo đức

CHĂM SÓC VIỆC NHÀ (tiết 1) I. MỤC TIÊU

* MT chung

(3)

1.Kiến thức:

- Biết cách chăm sóc việc nhà - Biết được chăm sóc việc nhà 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành đúng việc nhà

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có tính dũng cảm, trung thực.

*GD KNS: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống rọn nhà;

Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng

1.Giáo viên : Nội dung chuyện : Cái bình hoa, giấy thảo luận.

2.Học sinh : Sách, vở BT.

1. Ổn định : (1 phút ) Hát

2.Bài cũ :(4ph)-Biết sống gọn gàng, ngăn nắp mang lại lợi ích gì ?

- Kiểm tra VBT-Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (10 p)

a/ Giới thiệu : bài : “Chăm làm việc nhà”Hoạt động 1: 10 ph Phân tích bài thơ “Khi mẹvắng nhà”

MT: Hs biết một tấm gương chăm làm việc nhà.

-GV đọc bài thơ : Khi mẹ vắng nhà.

-GV nêu câu hỏi.

-Kl:Bạn nhỏ làm việc nhà vì bạn thương mẹ,…

*Hoạt động 2 : 5 ph Bạn làm gì ?

MT : Biết làm một số việc nhà phù hợp với khả năng.

-GV phát tranh cho các nhóm. Y/

C các nhóm nêu tên các việc làm trong tranh.

-Kết luận : Chúng ta nên làm những

-Hs đọc lại.

-Hs trả lời.

-Hs đọc lại.

-Hs trả lời.

-Các nhóm thảo luận, trình bày trước lớp.

-Hs trình bày ý kiến bằng thẻ màu.

-Lắng nghe

-Lắng nghe

? Em đã làm viếc gì đó sai chưa?

-Lắng nghe

-Lắng nghe

? em biết nói lời xin lỗi như thế nào khi mình làm sai?

(4)

*Hoạt động 3 : Điều này đúng hay sai

MT : Hs có nhận thức thái độ đúng với công việc gia đình.

-GV nêu lần lượt từng ý kiến..

KL chung : Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.

4.Củng cố : (4 phút)

-Chăm làm việc nhà có lợi ích gì ? -GV nhận xét. Dặn Xem lại bài - Hs biết giúp cha mẹ làm việc nhà .

___________________________________

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG I. MỤC TIÊU

*MT chung 1.

Kiến thức

- Củng cố vốn từ về môn học và hoạt động của người.

- Củng cố kiến thức về đặt câu với từ chỉ hoạt động.

2.

Kỹ năng : - Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.

3 . Thái độ : Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết.

*QTE: Hs biết quyền được học tập, quyền được các thầy cô giáo yêu thương, dạy dỗ.

- Hs có bổn phận phải biết nhớ ơn, kính trọng các thầy cô giáo.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Nhìn vào những cử, hành động cô giáo, các bạn hoặc quan sát tranh nói đúng hành động qua đó em hiểu đó là từ chỉ hoạt động.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát.

c)Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Tranh minh hoạ về các hoạt động của người. Bảng phụ ghi BT4.

-HS: VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ( 3p)

- Gọi đặt câu hỏi cho các bộ phận - 2 Học sinh thực hiện.

(5)

câu được in đậm (mẫu Ai là gì?).

+ Bé Uyên là học sinh lớp 1.

+ Môn học em yêu thích là tin học.

-Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu+ viết bài( 1p) - Trong tiết luyện từ và câu tuần này các con sẽ được làm quen với các từ chỉ hoạt động và thực hành đặt câu với từ chỉ hoạt động.

2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Ghi vào chỗ trống tên các môn học ở lớp 2

- Treo TKB của lớp và yêu cầu học sinh đọc.

+ Kể tên các môn học chính thức của lớp mình?

+ Kể tên các môn học tự chọn của lớp mình?

Bài 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong mỗi tranh dưới dây và viết vào chỗ trống

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Treo hoặc cho học sinh quan sát bức tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ bạn nhỏ đang làm gì?

+ Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào?

+ Tiến hành tương tự với các bức tranh 2, 3, 4, 5, 6.

+ Viết nhanh các từ HS vừa tìm được lên bảng: đọc, vẽ, đọc, hát, múa, cưỡi là những từ chỉ hoạt động.

*QTE: Các bức tranh thể hiện các hoạt động của bạn nhỏ cho thấy bạn đã thực hiện tốt quyền của mình.

Bài 3: Viết lại nội dung nói trên bằng 2 câu.

+Ai là học sinh lớp 1?

+ Môn học em yêu thích là gì?

-1 học sinh nhắc tên bài học.

- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

+ Tiếng việt, toán, đạo đức, tự nhiên xã hội, nghệ thuật, T/anh, thể dục.

+ Kỹ năng sống; T/Anh với người nước ngoài.

- 2 đọc yêu cầu bài tập.

+ Bạn nhỏ bế búp bê.

+ Từ bế

+ Tranh 2: vẽ . + Tranh 3: đọc + Tranh 4: hát.

+ Tranh 5: múa + Tranh 6: cưỡi trâu -3 HS nhắc lại.

-Lắng nghe.

-Y/cầu em quan sát cô làm hành động và bạn làm nói đúng từ:

viết, xóa, đọc, hát, múa.

(6)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi HS làm mẫu.

-Y/c học sinh thực hành theo cặp và đọc bài làm trước lớp.

- Nhận xét từng câu của học sinh.

Bài 4: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp rồi điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Viết nội dung bài tập lên bảng, chia thành 2 cột.

- Phát thẻ từ cho nhóm học sinh.

Thẻ từ ghi các từ chỉ hoạt động khác nhau trong đó có 3 đáp án đúng.

- Nhận xét các nhóm làm bài tập.

C. Củng cố, dặn dò( 1p) - Nhận xét chung tiết học.

-Về nhà các em ôn bài.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 1HS đọc mẫu.

Mẫu:Tranh 1: Bé đang chơi búp bê.

Ví dụ:

+Tranh 3: Bạn Nam đang đọc sách.

+Tranh 4: Bé tập hát.

+ Tranh 5: Bé múa rất đẹp Tranh 6: Cậu bé cưỡi mình trâu.

-1HS đoc.

- 2 nhóm hoạt động, tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng.

-Đáp án: dạy, giảng,khuyên.

- Học sinh thực hiện.

-Bố mẹ, người thân làm các động tác giúp em nói đúng từ chỉ HĐ đó.

_____________________________________

TH. Tiếng việt

ÔN TẬP TỪ CHỈ SỰ VẬT I. MỤC TIÊU

* MT chung 1.

Kiến thức : - Học sinh phân biệt được iê- yê,d-gi 2. Kĩ năng: - HS hiểu và tìm được các từ ngữ chỉ sự vật 3. Thái độ: -HS yêu thích môn học.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

- Nêu được một số sự vật xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở ô ly, phiếu bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng

1, Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu học sinh đọc bài - 2 HS đọc bài làm của mình - Lắng nghe

(7)

làm 2 trang 22

- GV yêu cầu học sinh nhận xét 2, Bài mới: 30P

* Bài tập 1 : Gạch chân những tiếng có iê,yê

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu niên, nhi đồng.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu niên Việt Nam.

- Gv gọi học sinh đọc bài - Bài nói về ai ?

* Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống:

a, r ,d hoặc gi

Trâu lá đa Que bắc vai Bé tí tẹo Thừng …..ạ

…..ài Cuống xỏ sẹo Em …..ọn đất

Sợi ….ơm mùa. ….ục trâu cày.

- GV yêu câu đọc yêu cầu bài tập

b, ân hoặc âng

Quả ngon dành t…. cuối mùa

Chờ con ph…. cháu bà chưa trảy vào.

Võ Thanh An Những cánh hoa nhẹ ngả Trên tay bà n…………. niu . Nguyễn Thanh Kim Bài 3: khoanh tròn các từ ngữ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) trong bảng sau:

Trâu lá đa bé tí tẹo Sợi rơm que thùng dài Dọn đất giục dành Quả ngon chờ bà

Cánh tay ngả tay nâng niu Yêu cầu hs đọc bài và nhận xét.

Bài 4: Dùng dấu chấm ngắt đoạn sau thành 4 câu. Sau khi đặt dấu chấm , em viết hoa lại chữ đầu câu.

- HS nhận xét -1 hs đọc - HS đọc bài

HS tìm tiếng và gạch chân.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu niên , nhi đồng.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu niên Việt Nam -Bài nói về Bác Hồ Chí Minh

* 1 HS đọc yêu cầu bt2 HS làm bt:

Trâu lá đa Que bắc vai

Bé tí tẹo Thừng rạ dài Cuống xỏ sẹo Em dọn đát

Sợi r.ơm mùa. Gi.ục trâu cày.

HS nhận xét và chữa bài.

b, ân hoặc âng

Quả ngon dành tận cuối mùa

Chờ con phần cháu bà chưa trảyvào.

Võ Thanh An Những cánh hoa nhẹ ngả Trên tay bà nâng niu . Nguyễn Thanh Kim Bài 3:HS đọc yêu cầu bt3 Hs làm bài tập

Chỉ người

Chỉ đồ vật

Chỉ con vật

Chỉ cây cối Bà,

Cánh tay, tay

Sợi rơm, đất

Trâu Lá đa, Quả - HS đọc bài

HS đọc yêu cầu bài 4 HS làm bài :

Khỉ hứa mà không làm. Khỉ

- quan sát

Giáo viên hướng dẫn làm vở ô ly.

- Lắng nghe - quan sát

Giáo viên hướng dẫn làm vở ô ly.

- quan sát

Giáo viên hướng dẫn làm vở ô ly.

- quan sát

Giáo viên hướng dẫn làm vở ô ly.

- quan sát

Giáo viên hướng dẫn làm vở ô ly.

(8)

Khỉ hứa mà không làm. Khỉ bị các bạn gọi là “kẻ khoác lác”

nó rất buồn nó tưởng chỉ ai nói dối mới là kẻ khoác lác

- GV yêu cầu học sinh chữa bài của mình

-GV nhận xét và chữa bài 3, Củng cố dặn dò (3’)

- GV yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài.

- Gv nhận xét giờ học

bị các bạn gọi là “kẻ khoác lác”. Nó rất buồn. Nó tưởng chỉ ai nói dối mới là kẻ khoác lác.

HS thực hiện.

HS lắng nghe và ghi nhớ.

____________________________________

TH. Toán

ÔN TẬP 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU

* MT chung 1.

Kiến thức : - Biết cách thực hiện phép cộng ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết) 2. Kĩ năng: - Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng.

3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- VBT thực hành toán và tiếng việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng 1. Kiểm tra bài cũ: 5p

- Đọc bảng cộng 7 với 1 số.

5HS

- Giáo viên và học sinh nhận xét tuyên dương.

2. Bài mới:

Thực hành: 30p

* Bài 1:Đặt tính rồi tính tổng ,biết các số hạng là: Gọi hs đọc yc

- Gọi 1 số em nêu lại cách đặt tính rồi tính.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

57 và 16 32 và 27 67 và 8

7 và 46 40 và 27 24 và 37 87 và 10 17 và 55

1 hs đọc

- Học sinh làm vào VBT - 4 học sinh lên bảng.

- học sinh làm vbt.

7 + 6 ....12 7 + 9...9+ 7

- Lắng nghe

- quan sát Giáo viên hướng dẫn dùng que tính và làm vở ô ly.

24 + 37

- quan sát

(9)

* Bài 2: Điền dấu > ,< , =

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

7 + 6 ....12 7 + 9...9+ 7 7+3 ....3 +7 9 + 4 ....15 7 +5 ....7+8 2+ 7...7+2 -Học sinh dưới lớp làm vào VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

* Bài 3:Giải toán - Đọc yêu cầu bài.

- Gọi học sinh tóm tắt.

- Gọi học sinh lên bảng làm

- Giáo viên và học sinh nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: 3p

- Giao bài tập trong SGK Nhận xét tiết học

7+3 ....3 +7 9 + 4 ....15 7 +5 ....7+8 2+ 7...7+2

1hs đọc yc - Tóm tắt :

Bạn Lan : 27 quyển truyện Bạn Mai : 16 quyển truyện Cả hai bạn: ...quyển truyện?

Bài giải

Cả hai bạn có tất cả số quyển truyện là:

27 + 16 = 43(quyển truyện)

Đáp số: 43 quyển truyện

Giáo viên hướng dẫn dùng que tính và làm vở ô ly.

7 + 7...9+ 7

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 19/10/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2019

Toán

Tiết 32: KI-LÔ-GAM I. MỤC TIÊU

*MT chung

1 ,Kiến thức : Giúp học sinh:

- Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.

- Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân.

- Nhận biết về đơn vị: kilôgam, biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của kilôgam(kg).

- Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.

- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị kg.

2.

Kỹ năng : - Rèn kĩ năng làm toán với đơn vị là ki- lô - gam.

3.

Thái độ : Có thái độ học tập tíc cực và hứng thú.

* MT riêng: (HS Thắng Khả năng nghe, viết củ Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số và giải toán kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Được nghe, nhìn cô giáo đọc, viết mẫu và hướng dẫn làm bài 1.

Dùng que tính thực hiện được 2 phép tính bài 2.

(10)

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính

c) Thái độ: Có hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Cân đĩa, với các quả cân 1kg, 2kg, 5kg, quyển sách,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ( 3p)

-Đưa BT lên bảng: Hòa được thưởng 10 cái bút chì. Hòa được thưởng nhiều hơn Tí 4 cái bút chì. Hỏi Tí được thưởng bao nhiêu bút chì?

-Gọi học sinh lên bảng làm.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

B. Bài mới

1. GT+ viết bài(1p)

- Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với đơn vị đo khối lượng kilôgam. Đơn vị này cho chúng ta biết độ nặng, nhẹ của một vật nào đó.

2. Tìm hiểu bài

a) Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn( 2p)

- Đưa ra 1 quả cân (1kg) và quyển sách. Yêu cầu học sinh dùng tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nặng hơn, nhẹ hơn?

- Cho học sinh làm tương tự với 3 cặp đồ.

vật khác nhau và nhận xét "vật nặng hơn- vật nhẹ hơn"

- Kết luận: Muốn biết một vật nặng nhẹ thế nào ta cần phải cân vật đó.

b) Giới thiệu cái cân và quả cân( 4p) - Cho học sinh quan sát chiếc cân đĩa. Nhận xét về hình dạng của cân.

- Giới thiệu: Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là kilôgam, kilôgam được viết tắt là kg.

- Viết lên bảng: kilôgam - kg.

y/c HS viết bảng con

- Y/cầu học sinh đọc:- Ki-lô-gam.

- Cho học quan sát các quả cân 1kg, 2kg, 5 kg và đọc số đo ghi trên quả

-1HS làm bảng lớp. Lớp làm vở ô li.

-2HS nhắc tên bài.

- Quả cân nặng hơn quyển vở.

-3HS trả lời: ...ta phải cân.

- Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng, kim thăng bằng.

-Quan sát và viết bảng con.

-3-5 HS đọc.

- Quan sát dọc và viết bảng.

-Được cầm quả cân và quyển vở và nói vật nào nặng, vật nào nhẹ.

-Đọc .

-Cô hướng dẫn và bắt tay viết tắt kg.

(11)

cân và viết.

c) Giới thiệu cách cân và thực hành cân(7p)

- Giới thiệu cách cân thông qua cân 1 túi gạo.

- Đặt 1 túi gạo (1kg) lên đĩa cân phía bên kia là quả cân 1kg (vừa nói vừa làm).

Nhận xét cho cô vị trí của kim thăng bằng?

- Vị trí hai đĩa cân như thế nào?

- GV: Khi đó ta nói túi gạo nặng 1kg.

- Xúc một ít gạo từ trong túi ra và yêu cầu nhận xét về vị trí của kim thăng bằng, vị trí hai đĩa cân.

-Kết luận: túi gạo nhẹ hơn 1kg.

- Đổ thêm vào túi gạo một ít gạo (túi gạo nặng hơn 1kg) tiếp tục hướng dẫn học sinh nhận xét để rút ra kết luận: túi gạo nặng hơn 1kg.

3. Thực hành(17p)

Bài 1: Đọc, viết (theo mẫu) - H/dẫn học sinh cách làm.

- Gọi học sinh đọc bài làm.

-Giáo viên nhận xét,chốt kết quả đúng.

Bài 2: Tính (theo mẫu) - H/dẫn học sinh cách làm.

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

*Chú ý:

- Khi tực hiện phép cộng có đơn vị là kg hai số phải cùng đơn vị thì mới cộng được.

-Bên phải kết quả phải viết kèm theo đơn vị đo là kg.

C. Củng cố, dặn dò( 2p)

- Giáo viên nhắc học sinh về nhà làm bài tập trong SGK.

- Nhận xét giờ học.

- Kim chỉ đúng giữa - Hai đĩa cân ngang bằng nhau.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại.

- Kim thăng bằng lệch về phía quả cân. Đĩa cân có túi gạo cao hơn so với đĩa cân có quả cân.

- Học sinh nhắc lại kết quả cân.

- 2 Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm: 2kg. 1kg, 3kg.

- Học sinh đọc y/c bài tập.

- 2 Học sinh. Dưới lớp làm vào VBT.

1kg + 2kg = 3kg 16kg + 10kg = 16kg

727kg + 8kg = 35kg 30kg - 20kg = 10kg 26kg - 14kg = 12kg

10kg - 4kg = 6kg -Lắng nghe.

- Học sinh nghe và thực hiện.

-Được quan sát và cô giáo hướng dẫn viết 2kg. 1kg, 3kg.

- Dùng que tính thực hiện được 2 phép tính bài 2.

1kg + 2kg = 3kg 10kg - 4kg = 6kg

-Lắng nghe.

-Được bố mẹ người thân hướng dẫn cách đọc và viết kg.

_____________________________

(12)

Tập viết CHỮ HOA: E, Ê I. MỤC TIÊU

*MT chung 1 . Kiến thức :

- Biết viết hai chữ cái viết hoa: E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Biết viết câu ứng dụng "em yêu trường em" theo cỡ chữ nhỏ; Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2.

Kỹ năng : Rèn kĩ năng viết chữ cái viết hoa: E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

3.

Thái độ : Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:Mẫu 2 chữ cái viết hoa E, Ê. Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: em yêu trường em.

-HS: Vở tập viết, bảng con, phấn , giẻ, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tắng A. Kiểm tra bài cũ(3p)

- Giáo viên cho cả lớp viết lại chữ cái viết hoa đã học:

Đ.

- Học sinh nhắc lại cụm từ ứng dụng ở bài trước.

-Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1p)

Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa.

a-.H/dẫn học sinh quan sát và nhận xét hai chữ E, Ê( 7p)

- Chữ E + Cao 5 li.

+ Là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

+ Cách viết: ĐB trên ĐK6, viết nét cong dưới (gần

- Học sinh viết bảng con.

-2HS.

- Học sinh nghe.

- Học sinh quan sát và nhận xét.

-Viết bảng con chữ

hoa Đ.

-Quan sát, lắng nghe.

(13)

giống như ở chữ C hoa nhưng hẹp hơn) rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn lên ĐK3 rồi lượn xuống DB ở ĐK2.

- Chữ Ê:

+ Viết như chữ E và thêm dấu mũ nằm đầu chữ E.

- Giáo viên hai chữ E, Ê lên bảng, vừa nói vừa viết.

b.Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con( 3p)

- Học sinh tập viết trên bảng con chữ E, Ê.

3. Hướng dẫn viết ứng dụng

a.Câu ứng dụng( 2p) - Học sinh đọc câu ứng dụng: Em yêu trường em.

- Học sinh nêu những hành động cụ thể nói lên tình cảm yêu quý ngôi trường của mình.

b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét (3p)

- Những chữ cái cao 1 li là chữ nào?

- Chữ cao 1,25 li là chữ nào?

- Chữ cao 1,5 li là chữ nào?

- Chữ cao 2,5 li là chữ nào?

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.

* Giáo viên viết mẫu chữ Em trên dòng kẻ.

c. H/dẫn HS viết chữ Em vào bảng con( 2p)

4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết( 10p)

- Giáo viên nêu yêu cầu viết.

5. Chấm, chữa bài( 2p) - Giáo viên chấm nhanh khoảng 5, 7 bài.

-Quan sát

- Học sinh viết.

- Học sinh đọc.

- Cao 1 li là: m, ê, u, ư, ơ, n, e.

- Cao 1,25 li là: r.

- Cao 1,5 li là: t.

- Cao 2,5 li là: E, y, g.

- Học sinh luyện viết.

- Học sinh lắng nghe, rút kinh nghệm

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

-Được cô giáo bắt tay viết chữ hoa E, Ê trên bảng con.

-Được cô giáo bắt tay viết chữ hoa e, ê cỡ nhỡ 1 dòng.

-Về nhà được bố mẹ , người thân hướng dẫn viết.

(14)

Nhận xét để cả lớp rút ra kinh nghiệm.

C. Củng cố, dặn dò( 1p) - Giáo viên nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những học sinh viết chữ đẹp.

- Dặn học sinh về nhà luyện viết tiếp trong vở tập viết.

__________________________________________

Chiều: Chính tả: (Tập chép) NGƯỜI THẦY CŨ I. MỤC TIÊU

*MT chung 1.

Kiến thức

- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đọan trong bài "người thầy cũ"

- Luyện tập phân biệt ui/uy; tr/ch hoặc iên/iêng.

2.

Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đúng chính tả với các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần:

ui/uy; tr/ch hoặc iên/iêng.

3.

Thái độ : Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Được cô giáo hướng dẫn viết đúng 1 câu của bài.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết.

c)Thái độ: Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV:Bảng phụ, phấn màu.

-HS: VBT, vở , bảng con, phấn, giẻ, bút mực, bút chì.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ( 2p)

- Gọi học sinh lên bảng lớp viết: 2 chữ có vần ai, 2 chữ có vần ay.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

B. Bài mới

- 2HS viết bảng lớp. Dưới lớp viết vào nháp.

-Lấy bảng con nghe cô đọc và viết lại vần ai; ay

(15)

1. Giới thiệu bài( 1p)

Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu.

2. Hướng dẫn tập chép(17p) a) Hướng dẫn HS chuẩn bị

*Ghi nhớ nội dung đoạn chép

- Giáo viên đọc bài trên bảng.

- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết:

+ Đây là đoạn mấy của bài

"Người thầy cũ".Gọi HS đọc lại.

+ Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?

* Hướng dẫn cách trình bày - Bài chính tả có mấy câu?

- Bài chính tả có những chữ

nào cần viết hoa?

- Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy, và dấu hai chấm.

* Hướng dẫn học sinh viết từ khó

- Đọc cho học sinh viết những từ khó vào bảng con: xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt.

- Nêu cách viết và sửa lỗi cho học sinh.

b) Học sinh chép bài vào vở c) Soát lỗi chính tả

d) Chấm, chữa bài

-Nhận xét bài viết của HS.

3. H/ dẫn làm bài tập chính tả( 13p)

Bài tập 1: Điền ui hay uy vào chỗ trống

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào VBT.

- Gọi học sinh đọc bài làm.

- Giáo viên nhận xét.

-2HS nhắc lại tên bài học.

-Lắng nghe.

+Đoạn 3.

-2 HS đọc lại bài tập chép.

+Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi để không bao giờ mắc lại nữa.

+4 câu.

+Chữ đầu câu và tên riêng.

+ Em nghĩ: bố cũng... nhớ mãi.

- Viết bảng con

- Nhìn+ chép bài.

-Nhìn bảng soát lỗi.

- 8HS nộp vở.

- Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Hs làm bảng phụ: bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ.

-Lớp làm vở.

-4HS.

- Lớp nhận xét bạn làm

Lắng nghe cô đọc lại câu đầu của đoạn viết.

-Nhìn SGK đọc lại.

-Chữ nào viết hoa.

-Lấy bảng con viết:

xúc động

-Được cô giáo hướng dẫn viết bài.

- Nộp vở cô chấm.

(16)

Bài tập 2(a) Điền vào chỗ trống

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm vào VBT.

- Gọi HS đọc bài làm.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò( 1p) - Nhắc HS luôn có ý thức luyện viết chữ.

bảng phụ -Làm cá nhân.

a) Giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn

-4 HS. Lớp nhận xét.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

---

SÁCH BÁC HỒ:

BÁC NHƯỜNG CHIẾC LÒ SƯỞI CHO ĐỒNG CHÍ BẢO VỆ

I.Mục tiêu

Kiến thức:-Thấy được sự quan tâm của Bác Hồ đối với những người xung quanh.

Kĩ Năng:- Thực hành, ứng dụng được bài học quan tậm đối với những người xung quanh trong cuộc sống của bản thân.

II. Chuẩn bị:

-Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

-Bài hát: Bác Hồ, Người cho em tất cả -Tranh

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Vì sao trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần phải luôn giữ

thói quen đúng giờ Nhận xét

- Giữ thói quen đúng giờ là một nét tính cách, lối sống văn minh mà mọi người nên học tập theo,...

* HĐ cá nhân:

- GV cho HS đọc đoạn văn “Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ”

- Vì sao cơ quan lại mua cho Bác chiếc lò sưởi điện?

- Vì sao Bác nghĩ người gác dưới tầng 1 cần được sưởi ấm hơn?

- Bác đã làm gì để quan tâm tới

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

+ Bác Hồ dù bận rất nhiều công việc và cần được chăm lo hơn về sức khỏe, nhưng Bác vẫn luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ đối với những người

(17)

người lính gác?

- Bác đã nói gì với người lính gác?

- Điều gì khiến em cảm động qua câu chuyện này?

xung quanh.

* Hoạt động nhóm

- Bài học mà em nhận được từ câu chuyện là gì?

Cho HS nghe bài hát: “Bác Hồ, Người cho em tất cả

- Chúng ta nhận được sự biết ơn, sự quý trọng...của người được giúp đỡ và những người xung quanh.

- Chúng ta sẽ ân hận, sẽ không nhận được sự giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn.

- Chia sẻ quần áo, khăn,...cho bạn; kêu gọi các bạn trong lớp cùng giúp đỡ bạn.

- HS thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

* HĐ cá nhân

- Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?

- Nếu không biết quan tâm đến người khác, chúng ta sẽ nhận được điều gì?

- Vào mùa đông, nếu một người bạn học của em thiếu áo ấm, lạnh co ro bên cạnh, em sẽ làm gì?

* HĐ nhóm:

- Một bạn trong lớp chẳng may gặp khó khăn, em và các bạn trong lớp nên làm gì?

- Biết quan sát, chia sẻ và quan tâm đến những người xung quanh.

- Qua câu chuyện trên chúng ta học tập được ở Bác những đức tính quý báu nào?

- Nhận xét tiết học.

- VN ôn bài và thực hiện những điều đã học.

- Biết quan sát, chia sẻ và quan tâm đến những người xung quanh.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 19/10/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2019 Tập đọc

NGƯỜI THẦY CŨ

(18)

I. MỤC TIÊU

*MT chung 1.Kiến thức:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu.

- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật: chú Khánh (bố của Dũng), thầy giáo.

- Hiểu nghĩa của các từ mới: xúc động, hình phạt; Các từ ngữ làm rõ ý nghĩa câu chuyện: lễ phép, mắc lỗi.

- Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.

2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc đúng, to, rõ ràng toàn bài.

3.Thái độ: Có thái độ kính trọng và biết nhớ ơn các thầy cô giáo.

* GD KNS

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

-Lắng nghe tích cực

*QTE: Hs biết quyền được học tập, quyền được các thầy cô giáo yêu thương, dạy dỗ.

- Hs có bổn phận phải biết nhớ ơn, kính trọng các thầy cô giáo.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Được nghe cô đọc, hướng dẫn đọc được đoạn 1 của bài.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng.

c)Thái độ: Kính trọng và biết ơn thầy cô .II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ( 3p)

- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi cuối về nội dung bài "

Ngôi trường mới".

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

B. Bài mới

1. GT chủ điểm và bài học( 2’) - Nhân dân ta có câu "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Những bài học trong tuần 7, 8 gắn với chủ điểm thầy cô sẽ giúp các em hiểu thêm về tấm lòng của thầy, cô giáo đối với học sinh và tình cảm biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo.

- 3 Học sinh thực hiện.

- Lớp nhận xét

-Lắng nghe.

-2 HS nhắc lại tên chủ điểm

-Đọc to 3 câu đầu đoạn 1 của bài.

-Lắng nghe.

(19)

- Truyện đọc mở đầu tuần "

Người thầy cũ" kể chuyện một chú bộ đội về trường thăm lại thầy giáo cũ. Thầy giáo ấy bây giờ đang dạy con trai của chú.

Chúng ta hãy cùng nhau đọc truyện để biết bạn học sinh nghĩ gì khi nhìn thấy bố của mình đến thăm thầy giáo cũ.

2. Luyện đọc

a) Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

với lời kể chuyện từ tốn, lời thầy giáo vui vẻ, trùi mến, lời chú Khánh lễ phép, cảm động.

b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu

- Các từ khó học sinh cần lưu ý:

cổng trường, xuất hiện, lớp, lế

phép, lúc ấy, mắc lỗi, mắc lại...

- Học sinh đọc giáo viên theo dõi để uốn nắn cho học sinh.

*Đọc từng đoạn trước lớp - Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ:

+ Nhưng...// hình như hôm ấy/

thầy có phạt em đâu!//

+ Lúc ấy,/ thầy bảo: / Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ!/

Thôi, em về đi. / thầy không phạt em đâu.//

+ Em nghĩ: // bố cũng có lần mắc lỗi, /thầy không phạt,/

nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.//

- Giáo viên nghe học sinh đọc và sửa cho học sinh.

- Gọi học sinh đọc chú giải trong SGK.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

*Thi đọc giữa các nhóm

*Đọc đồng thanh.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài( 8’) Thảo luận nhóm-trình bày ý kiến cá nhân .

-2HS nhắc tên bài học.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc nối tiếp.

- Học sinh đọc các từ khó.

- Học sinh làm theo hướng dẫn.

- Học sinh đọc.

- Học sinh đọc.

-Các nhóm thực hiện.

-3 nhóm đọc. Các nhóm khác nhận xét.

- Cả lớp.

- Dưới lớp đọc thầm.

-Lắng nghe.

-Tham gia đọc nối tiếp câu

-Nghe cô đọc và đọc lại từ khó phát âm: lế phép, mắc lỗi.

-Đọc thầm.

-Đọc 3 câu đầu của đoạn 1.

(20)

- Gọi học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Bố Dũng đến trường làm gì?

+Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng đã thể hiện sự kính trọng đối với thầy giáo cũ như thế

nào?

- Giải nghĩa từ: lễ phép?

*QTE: Nhớ ơn, kính trọng các thầy cô giáo là bổn phận phải biết.

+ Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm nào về thầy giáo?

- Thầy giáo đã nói gì với cậu học trò trèo qua cửa sổ?

*QTE: các em có quyền được học tập, quyền được các thầy cô giáo yêu thương, dạy dỗ.

+Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?

4. Luyện đọc lại (Thảo luận nhóm) - 4 nhóm tự phân vai thi đọc toàn bộ chuyện.

- Học sinh các nhóm và giáo viên nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò(2’) + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- Dặn học sinh về nhà kể câu chuyện cho gia đình nghe.

- 1 học sinh đọc bài, dưới lớp đọc thầm.

+Tìm gặp lại thầy giáo cũ.

+Bố Dũng bỏ mũ, lễ phép chào thầy.

-Lắng nghe

+Bố Dũng đã trèo qua cửa sổ lớp nhưng thầy không phạt mà chỉ bảo.

+ Thầy nói: Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ!

Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu.

+Bố Dũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại.

- Học sinh các nhóm thực hiện.

-2 nhóm thi đọc trước lớp.

- Nhớ ơn thầy cô, kính trọng, yêu quý thầy cô giáo

-Được cô phân vào nhóm và thảo luận các câu hỏi.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

Được cha mẹ, người thân giúp em nhớ ơn, kính trọng thầy cô.

____________________________________

Toán

Tiết 33: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

*MT chung 1.Kiến thức:

- Giúp học sinh làm quen với cân đồng hồ, và tập cân với cân đồng hồ.

- Củng cố kiến thức làm tính và giải toán với các số kèm theo đơn vị ki- lô- gam.

2.

Kỹ năng :

- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán với các số kèm theo đơn vị ki- lô-gam.

3.

Thái độ : Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

(21)

* MT riêng: (HS Thắng Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số và giải toán kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Nhìn vào cân đọc đúng trọng lượng của túi đường và dừng que tính thực hiện được các phép tính có kèm theo đơn vị ki- lô- gam đơn giản.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, tính toán.

c)Thái độ:Có hứng thú học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Một cân đồng hồ, cân bàn.Túi gạo, túi đường, sách vở, quả cam...

-HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ(3p)

- Gọi học sinh lên bảng Đặt tính rồi tính: 25 + 10.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài( 1p)

- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Bài tập thực hành( 30p) Bài 1: Số?

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Học sinh làm bài vào VBT.

- Gọi học sinh đọc kết quả, giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 3: Tính

- Hướng dẫn học sinh làm.

- Học sinh tự tính.

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm.

-Gọi HS lớp nhận xét.

-Y/c HS đổi chéo vở đối chiếu, báo cáo kết quả.

Bài 4

- Gọi học sinh tóm tắt lên bảng lớp + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- 2Học sinh thực hiện.

-Lớp làm bảng con.

-2 HS nhắc lại tên bài học.

Học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Học sinh làm.

- 3kg, 1kg, 4kg.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bảng -Lớp làm VBT.

2kg + 3kg – 4kg = 1kg 15kg – 10kg + 5kg = 10kg 6kg – 3kg + 5kg = 8kg 16kg + 4kg – 10kg = 10kg -Lớp nhận xét.

- Đổi theo cặp đôi.

- 1HS tóm tắt.

- Bài toán cho biết: mẹ mua về 25kg gạo tẻ và nếp, trong đó 20kg gạo tẻ.

- Bài toán hỏi: mẹ mua về bao nhiêu kg gạo nếp?

- 2HS lên bảng làm bài:

Bài giải

-Lấy bảng con tính

5+4=

-Nhìn cô đặt túi đường lên cân và cho biết: Túi đường nặng bao nhiêu kg?

-Được cô hướng dẫn và dùng que tính thực hiện:

6kg – 3kg 3kg + 5kg

(22)

- Giáo viên và học sinh lớp nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò(2p) - Học sinh về nhà ôn bài.

Mẹ mua về số kg gạo nếp là:

25 – 20 = 5(kg)

Đáp số: 5kg gạo nếp

- Học sinh thực hiện.

-Lắng nghe.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 19/10/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2019 Toán

TIẾT 34: 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5 I. MỤC TIÊU

* MT chung 1.

Kiến thức :

- Giúp học sinh thực hiện phép cộng dạng 6 + 5 (từ đó lập và thuộc các công thức 6 cộng với một số).

- Biết tính nhẩm (thuộc bảng 6 cộng với một số).

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm (thuộc bảng 6 cộng với một số).

3. Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

* MT riêng: (HS Thắng Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số và giải toán kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Được cô giáo hướng dẫn dùng que tính thực hiện được 1 số phépcộng dạng 6+ 5

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán.

c)Thái độ:Có hứng thú học môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV+ HS: Que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ( 3p)

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 SGK mà cô giáo đã giao.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài( 1p) Giáo viên nêu mục tiêu của bài.

2. Giới thiệu phép cộng 6 + 5(7p)

* Cách 1: Dùng que tính để tìm kết quả.

- Nêu bài toán: có 6 que tính,

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe.

- Nghe và phân tích đề bài toán.

- Phép cộng

-Lắng nghe.

-Lấy que tính thực hiện.

(23)

thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả 6+5.

- 6 que tính,thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?

* Cách 2: Đặt tính và thực hiện phép tính

- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.

- Nhận xét cách đặt tính và thực hiện phép cộng 6 + 5.

3. Bảng công 6 cộng với một số( 4p)

- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính sau đó điền vào bảng.

- Xoá dần bảng các công thức cho học sinh học thuộc lòng.

4. Thực hành( 20p) Bài 1: Tính nhẩm

- Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

Bài 2: Tính

- Gọi 4 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào VBT.

- Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.

Bài 3: Số?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò( 1p) - Nhắc học sinh về nhà học

- Thao tác trên que tính.

- Là 11 que tính.

- Trả lời. 6+ 5 = 11

- 1HS đặt tính. Lớp làm bảng con

- Thao tác trên que tính.

- Học thuộc lòng bảng các công thức 6 cộng với một số.

- Học sinh đọc kết quả 6 + 1 = 7

6 + 2 = 8 6 + 3 = 9 6 + 4 = 10 6 + 0 = 6

6 + 5 = 11 6 + 6 = 12 6 + 7 = 13 6 + 8 = 14 6 + 9 = 15 - Học sinh đọc.

- Học sinh làm.

- Học sinh đọc.

- Học sinh làm bài vào vở.

7 + 5 = 12 6 + 6 = 12 6 + 5 = 11 8 + 3 = 11 6 + 9 = 15 9 + 6 = 15 - Lắng nghe.

-Nhìn lên bảng đọc to phép tính 6+5= 11

-Được cô giáo hướng dẫn cách đặt tính

-Được dùng que tính 6 + 2 = 6 + 4 = 6 + 0 = 6 + 3 =

-Lắng nghe.

(24)

thuộc bảng cộng 6.

______________________________

Kể chuyện NGƯỜI THẦY CŨ I. MỤC TIÊU

*MT chung 1. Kiến thức:

- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện: chú bộ đội, thầy giáo và Dũng.

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự diễn biến.

- Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện theo các vai.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: tập chung nghe bạn kể chuyện để đánh giá đúng lời kể của bạn.

3.

Thái độ :- Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Quan sát tranh, nhớ và nói được 3 nhân vật trong câu chuyện: chú bộ đội, thầy giáo và Dũng và trả lời câu hỏi bố Dũng đến trường để làm gì?

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng Quan sát, nói và trả lời.

c)Thái độ: Biết kính trọng thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -GV: Tranh, kính đeo mắt.

-HS: 3 tổ: Mũ bộ đội, … để thực hiện bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ(3p)

- Gọi học sinh kể phân vai chuyện Mẩu giấy vụn.

- Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài( 1p) - Hôm trước lớp mình đã học bài tập đọc gì?

- Hôm nay lớp mình sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện này.

2. Hướng dẫn kể chuyện a) Hướng dẫn kể từng đoạn

- Treo tranh minh hoạ hỏi:

+Bức tranh vẽ cảnh gì? ở đâu?

+ Câu chuyện "người thầy cũ" có những nhân vật nào?

+ Ai là nhân vật chính?

- 4 học sinh kể theo vai.

-Lớp nhận xét.

- Bài: Người thầy cũ.

-3 HS nhắc lại.

- Vẽ 3 người đang nói chuyện trước cửa lớp.

+ Dũng, chú bộ đội, thầy giáo.

+ Chú bộ đội.

- Quan sát tranh minh hoạ chỉ và nói đúng 3 nhân

(25)

+ Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào?

- Gọi 2 HS kể lại đoạn 1.

+ Khi gặp thầy giáo chú đã làm gì để thể hiện sự kính trọng với thầy?

+ Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo như thế nào?

+ Thái độ của thầy giáo ra sao khi gặp lại cậu học trò năm xưa?

+ Thầy đã nói gì với bố Dũng?

+ Nghe thầy nói thế chú bộ đội đã trả lời ra sao?

Gọi 3 -5 học sinh kể lại đoạn 2. Chú ý nhắc học sinh đổi giọng cho phù hợp.

+ Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về?

+ Em Dũng đã nghĩ gì?

b) Kể lại toàn bộ câu chuyện

- Gọi HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện theo đoạn.

- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương.

c) Dựng lại câu chuyện theo vai

- Cho các nhóm chọn học sinh thi đóng vai.

- Giáo viên và học sinh lớp nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò( 2p) - Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta điều gì?

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.

+ Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường giờ ra chơi.

+Bỏ mũ, lễ phép chào thầy.

+ Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!

+ Lúc đầu cười ngạc nhiên, sau cười vui vẻ.

+ À Khánh. Thầy nhớ ra rồi.

nhưng… hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!

+ Vâng, thầy không phạt.

Nhưng thầy buồn. Lúc ấy thầy bảo: Trước khi làm việc gì cần phải suy nghĩ chứ! Thôi em về đi, thầy không phạt em nữa đâu.

- 3-5 HS kể.

+ Rất xúc động.

+ Dũng nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi thầy không phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

- 3Học sinh thực hiện.

-2HS.

- Các nhóm thi đóng vai.

- 3 nhóm kể trước lớp.

vật (Dũng, chú bộ đội, thầy giáo.)

-Trả lời được câu hỏi: Bố Dũng đến trường để làm gì?

-Bố mẹ nhắc em

(26)

- Học sinh trả lời theo suy nghĩ.

- Học sinh thực hiện.

phải biết kính trọng thầy cô giáo.

--- Chiều:

Chính tả:(nghe viết) CÔ GIÁO LỚP EM I. MỤC TIÊU

*MT chung 1.

Kiến thức :

- Nghe viết đúng khổ thơ 2, 3 của bài "Cô giáo lớp em"; Trình bày đúng các khổ thơ 5 chữ.

- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần ui/ uy; âm đầu ch/tr.

2

Kỹ năng : Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các tiếng có vần ui/ uy; âm đầu ch/tr.

3

Thái độ : Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

* MT riêng: (HS Thắng: Khả năng nghe, viết của Nam chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Được nhìn vào SGK viết đuungs khổ thơ 2 của bài.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết.

c)Thái độ: Có ý thức luyện chữ viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Bảng phụ kẻ BT2, phấn màu.

- HS:VBT, bảng con, phấn, giẻ lau, bút mục.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ( 3p)

- 2 học sinh viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc giấy nháp các từ sau: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn.

- Giáo viên nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu+ viết bài( 1p) Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu bài tập.

2. Hướng dẫn nghe - viết a)Hướng dẫn HS chuẩn bị - Giáo viên đọc đầu bài và 2 khổ thơ cuối.

-Gọi HS đọc lại 2 khổ thơ.

- Giúp học sinh nắm nội dung bài:

+ Khi cô dạy viết thì gió và

- Học sinh thực hiện.

-Lắng nghe và 2HS nhắc lại tên bài học.

-Lắng nghe.

- 2 học sinh đọc lại.

- Gió đưa thoảng hương

-Lấy bảng con viết.

-Nhắc lại tên bài.

-Đọc thầm khổ thơ

(27)

nắng thế nào?

+ Câu thơ nào cho thấy bạn học sinh rất thích điểm mười cô chấm?

- Hướng dẫn học sinh nhận xét:

+ Mỗi dòng thơ có mẫy chữ?

+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ thế nào?

- H/dẫn viết chữ ghi tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: lớp, lời, giảng, trang…

b)GV đọc, HS nghe+ viết bài vào vở.

- Nhắc HS nghe cho chính xác, viết chữ rõ ràng, đúng chính tả, trình bày đúng, ngồi viết đúng tư thế.

c) Soát bài, chấm chữa bài.

-Chấm và nhận xét.

3. H/dẫn HS làm bài . Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Treo bảng phụ bài tập 2.

- Gọi HS làm mẫu, chỉnh sửa lỗi.

Bài 3-a

-T/c HĐ theo nhóm.

- Treo bảng và phát thẻ từ cho 4 nhóm và yêu cầu hai nhóm này cùng thi gắn từ đúng.

- Gọi tổ trọng tài nhận xét.

-Nhận xét và công bố nhóm thắng.

C. Củng cố, dặn dò( 1p) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài.

nhài. Nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài.

- Ngắm mãi.

- Viết bảng con cá nhân.

- Học sinh nghe+ viết bài vào vở

-7 HS nộp vở.

- 2 Học sinh đọc.

+Thuỷ: thuỷ chung, thuỷ tinh,…

+ Núi: núi cao, trái núi,...

+Luỹ: luỹ tre, đắp luỹ,...

- Các nhóm thực hiện( 2’).

- Nhóm 1+3 thi gắn thẻ trên bảng lớp.

Các nhóm khác làm tổ trọng tài

-Lắng nghe.

-Được cô giáo h/dẫn nhìn vào SGK viết đúng khổ thơ 2 của bài.

-Được bố mẹ, người thân hướng dẫn viết đúng cỡ chữ.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 19/10/2019

Ngày giảng:Thứ sáu 25/10/2019

Tập làm văn

KỂ NGẮN THEO TRANH. LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU I. MỤC TIÊU

* MT chung

(28)

1.

Kiến thức :

- Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn, kể được một câu chuyện đơn giản có tên: Bút của cô giáo.

- Trả lời được một số câu hỏi về thời khoá biểu.

- Biết viết TKB ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói: nói câu văn có hình ảnh kể câu chuyện đơn giản: Bút của cô giáo.

3.

Thái độ : Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

* GD KNS

- Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập.

- Lắng nghe tích cực.

- Quản lý thời gian.

* MT riêng: (HS Nam: Khả năng nghe, viết của Nam chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Quan sát tranh, nghe cô giáo kể, hỏi nói đúng các nhân vật có trong 4 tranh vẽ.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và trả lời.

c)Thái độ: Tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:Tranh minh hoạ BT1 trong SGK. Bút dạ, bảng phụ.; Thời khóa biểu hôm sau( Thứ hai)

-HS: VBT.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ( 3p)

- Gọi HS làm lại BT2 tuần 6.

- Gọi HS đọc tên truyện, tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục tập truyện thiếu nhi.

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu +viết bài( 1p) 2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 1: Viết tiếp nội dung dưới đây để tạo thành câu chuyện có tên : Bút của cô giáo.( Đóng vai)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Treo 4 bức tranh.

Tranh 1:

- Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?

- Hai bạn HS đang làm gì?

-1HS thực hiện.

-2HS.

-2 HS nhắc lại tên bài.

* Đóng vai

- 2 HS đọc.

+ Trong lớp học.

+ Tập viết.

+ Tớ quên không mang

-Lắng nghe.

-Nhìn lên bảng đọc lại tên bài học

-Được cô giáo hướng dẫn, quan sát vào 4 bức tranh nói đúng

(29)

- Bạn trai nói gì?

- Bạn gái trả lời ra sao?

- Gọi HS kể lại nội dung.

- Gọi HS nhận xét.

- Gọi HS đặt tên cho từng nhân vật trong truyện.

Hướng dẫn tương tự đối với các bức tranh còn lại.

Tranh 2:

- Bức Tranh 2 có thêm nhân vật nào?

- Cô giáo đã làm gì?

- Bạn trai đã nói gì với cô giáo?

Tranh 3:

- Hai bạn nhỏ đang làm gì?

Tranh 4:

- Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?

- Bạn trai đang nói chuyện với ai?

- Bạn trai nói gì và làm gì với mẹ?

- Mẹ bạn có thái độ như thế

nào?

- Gọi học sinh kể lại câu chuyện.

- Học sinh kể lại câu chuyện theo vai.

Bài tập 2: Viết lại thời khoá biểu hôm sau của lớp em.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vào VBT.

- Gọi HS T/ bày bài làm.

- GV+ lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.

Bài tập 3: Dựa theo thời khoá biểu ở trên, trả lời từng câu hỏi sau và ghi vào chỗ trống

-T/c HS làm việc cặp đôi.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Gọi 1 cặp làm mẫu trước lớp

bút.

+ Tớ chỉ có một cái bút.

- 2 HS kể lại câu chuyện.

- Nhận xét về nội dung, lời kể, giọng điệu, cử chỉ và điệu bộ.

+ Cô giáo.

+ Cho bạn trai mượn bút.

+ Em cảm ơn cô ạ!

+ Tập viết.

+ Ở nhà bạn trai.

+ Mẹ của bạn.

+ Nhờ có cô giáo cho mượn bút, con viết bài được điểm 10 và giơ bài lên cho mẹ xem.

+Mỉm cười và nói: mẹ rất vui.

- 2HS kể.

- 3 nhóm kể phân vai.

- Học sinh làm.

- Học sinh đọc.

-Làm bài VBT.

-3HS.

-Lớp nhận xét

- Làm việc cặp đôi:

- 1 học sinh đọc câu hỏi, 1 học sinh trả lời theo

tên các nhân vật.

-Được nhìn vào thời khoa biểu hôm sau của lớp viết vào VBT.

(30)

C. Củng cố, dặn dò( 2p) - Hôm nay lớp mình học câu chuyện gì?

- Ai có thể đặt tên khác cho truyện không?

- Học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện vừa kể và viết TKB của mình.

TKB đã lập.

-Lớp lắng nghe.

- Bút của cô giáo.

- Chiếc bút mực/ Cô giáo lớp em/...

-Lắng nghe.

_______________________________

Toán 26 + 5 I. MỤC TIÊU

* MT chung

1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng dạng 26 + 5.

- Củng cố giải toán đơn về nhiều hơn và cách đo đoạn thẳng.

2 . Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 26 + 5 và giải toán đơn về nhiều hơn.

3. Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

* MT riêng: (HS Thắng Khả năng nghe, viết của Thắng chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số và giải toán kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Thực hiện đúng phép cộng dạng 6+5 dạng đơn giản bằng que tính dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán.

c)Thái độ: Có hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng học toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Thắng A. Kiểm tra bài cũ: 3p

+ 3 Học sinh đọc thuộc lòng các công thức 6 cộng với một số.

+ 2 học sinh tính nhẩm:

6 + 5 + 3 6 + 7 + 4

- HS và GV nhận xét.

B. Bài mới:

- Học sinh thực hiện, dưới lớp chú ý theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.

-Lắng nghe. 2HS nhắc lại tên

-Láy bảng con làm:

6+5=

-Nhìn lên bảng đọc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu

* MT riêng: (HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời

Phim ho¹t

Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt.. Trẻ em có quyền được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó

Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ... Bác Hồ đi

- Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên. - Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng. b - Tích của hai số

ĐỘNG HỌC NHẢ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC TRONG ĐẤT CỦA PHÂN BÓN URE NHẢ CHẬM VỚI VỎ BỌC POLYME.. Trần Quốc Toàn 1* , Đặng