• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:3 / 9 / 2020 Tiết 1

BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức :

- Trình bày được thế nào là sống giản dị

- Liệt kê được một số biểu hiện của lối sống giản dị

- So sánh, phân biệt được giản dị với xa hoa, phô trương hình thức; với luộm thuộm cẩu thả.

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Giúp học sinh có khẳ năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập tấm gương giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị - Kĩ năng so sánh những biểu hiện của giản dị và trái với giản dị

- Kĩ năng tư duy phê phán với những biểu hiện của giản dị hoặc thiếu giản dị - Kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân về đức tính giản dị

3. Thái độ

- Giáo dục đạo đức: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TIẾT KIỆM, GIẢN DỊ - Quí trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

4. Những năng lực cơ bản cần có ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, đánh giá

* Tích hợp:

- Văn bản pháp luật: Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 1998.

- Bản Nội qui Nhà trường.

- Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành “kiệm” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

II. Tài liệu và phương tiện:

(2)

1. Giáo viên

- SGK, SGV, Chuẩn KTKN, Giáo án - Một số câu chuyện nói về giản dị - Tranh ảnh,

- Trò chơi

- Văn bản pháp luật: Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 1998 - Bản Nội qui Nhà trường

- Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành “kiệm”

2. Học sinh:

- Vở ghi, vở bài tập, Sách giáo khoa.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

+ Phương pháp nêu vấn đề, giải quyết xử

lí tình huống.

+ Nghiên cứu trường hợp điển hình.

+ Thảo luận nhóm.

+ Liên hệ và tự liên hệ.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Động não, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời - Nêu và giải quyết vấn đề

- Giải quyết tình huống - Thuyết trình.

IV. Tiến trình bày dạy:

1.Ổn định tổ chức : (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

7A 9 / 9 / 2020

7B 9 / 9 / 2020

7C 7 / 9 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

Kiểm tra sách vở của học sinh, hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà.

3.Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề

GV: Nêu tình huống (TH) cho học sinh trao đổi: (TH trình bày trên bảng phụ)

1. Gia đình Linh có mức sống bình thường (bố mẹ An đều là nông nhân) nh- ưng Linh ăn mặc rất diện, chau chuốt quá nhiều về hình thức, còn học tập thì lười biếng.

2. Gia đình Trang có cuộc sống sung túc, khá giả nhưng Trang ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm.

?Em hãy nêu suy nghĩ của em về phong cách sống của bạn Linh và bạn Nam?

(3)

HS: Trao đổi.

GV: Chốt vấn đề và giới thiệu bài học.

Sống Giản dị là một đức tính quý báu của con người, vậy sống Giản dị là sống như thế nào ? Biểu hiện của nó ra sao ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (10’)

- Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu hành vi, việc làm thể hiện sống giản dị và không biết sống giản dị

- Hình thức: dạy học tình huống

- Phương pháp: nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm, tự liên hệ

- Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm - Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV cho HS tự đọc hai câu chuyện trong SGK ,GV chia thành ba nhóm để thảo luận.

Giáo dục hợp tác

G: “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”

HS: Đọc câu hỏi thảo luận nhóm (2’)

Nhóm 1: Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?

- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su.

- Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người.

- Thái độ của Bác: Thân mật như người cha đối với các con.

- Giọng nói ấm áp, gần gũi, câu hỏi mộc mạc:

Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?

Nhóm 2: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc?

- Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi nên đã xua tan tất cả những gì còn cách xa giữa vị Chủ tịch nước và nhân dân.

- Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.

1.

Truyện đọc:

“Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”

(4)

Nhóm 3: Hãy tìm thêm một vài mẩu chuyện khác nói về cách ăn, mặc, lối sống của Bác?

- Câu chuyện nước nóng nước nguội, đạo đức ăn cơm, một bữa ăn tối của Bác.

Các nhóm nhận xét, bổ sung.

=> Gv gọi hs các nhóm cử đại diện trả lời -> GV gọi đại diện của nhóm lên chốt kiến thức của nhóm

GV đánh giá, chốt nội dung Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:

GV Chốt: Lối sống của Bác thể hiện Bác là vị Chủ tịch nước luôn sống phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Lối sống đó không làm tầm thường con người Bác mà ngược lại làm cho Bác trở nên trong sáng, cao đẹp hơn.

* . Nhận xét:

- Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi.

- Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện sống giản dị

- Hình thức: dạy học phân hóa

- Phương pháp: phát hiện và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

? Theo em, ngày khai trường chào đón năm học mới năm nay, thầy giáo mặc comle, thắt cavat ; các cô giáo mặc áo dài có phải là phù hợp không?

(So sánh với cách ăn mặc của Bác trong hoàn cảnh đất nước năm 1945)

 phù hợp với hoàn cảnh

? Từ đó, em hãy rút ra: Giản dị là gì ?

2. Nội dung bài học

(5)

- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội.

? Thế nào là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội?

? Sống giản dị được biểu hiện qua những hình thức nào?

- Ăn mặc, tác phong, lời nói

?Tính giản dị còn biểu hiện ở khía cạnh nào trong cuộc sống ?

-Không xa hoa lãng phí

- Không cầu kì kiểu cách

- Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài

- Thẳng thắn,chân thật, gần gũi với mọi người trong cuộc sống hàng ngày)

? Kể những tấm gương ở lớp, ở

trường, ngoài XH về lối sống giản dị mà em biết?

HS: Bộc lộ

- GV bằng câu chuyện: Bữa cơm của vị chủ tich nước.

- GV: Trong cuộc sống quanh ta giản dị được biểu hiện ở nhiều kía cạnh. Giản dị là cái đẹp đó là sự kết hợp giữu cái đẹp ben trong và bên ngoài.

? Trái với giản dị là gì?

- Sống xa hoa, lãng phí, phô trương về

hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp, dung những thứ đắt tiền. Không phù hợp với mức sống chung của địa phương và của toàn xã hội, tạo ra sự cách biệt với mọi người.

? Theo em, ăn mặc luộm thuộm, nếp

*. Khái niêm

- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội.

- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.

b. Biểu hiện:

- Không xa hoa lãng phí, cầu kì, kiểu cách không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

(6)

sông tùy tiện, cẩu thả, đại khái…có phải là người sống giản dị không? Tại sao?

- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ; nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn trống rỗng. Bởi đó là một con người thiếu văn hóa.

GV: (Bảng phụ)

? Tìm những biểu hiện của lối sống giản dị và không giản dị

* GV tổ chúc cho hs chơi trò chơi Thi xem ai nhanh (thời gian 3')

- GV chia lớp làm 2 tổ một tổ tìm biểu hiện trái với giản dị và 1 tổ tìm biểu hiện của giản dị

- LC: trong 3' tổ nào tìm được nhiều biểu hiện tổ đó

GV. Giới thiệu VB pháp luật: Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 1998

? Giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội ?

HS thảo luận theo nhóm: (3’)

-GV yêu cầu hs tìm nghĩa của sống giản dị đối với gia đình, với xã hội, với cá nhân.

- Cử đại diện ghi kết quả ra giấy.

- GV: Gọi các nhóm cử đại diện một số nhóm trình bày.

- HS: Các nhóm khác bổ sung.

- GV: Chốt vấn đề.

->GV nhấn mạnh kiến thức bài học

? Em hãy liên hệ trong lớp, trường mình có tấm gương nào về lối sống giản dị? Những ai còn chưa có ý thức

c. Ý nghĩa:

- Đối với cá nhân: giản dị giúp đỡ tốn tg, sức lực vào những việc không cần thiết, để làm được những việc có ích cho bản thân và mọi người; được mọi người quí mến, cảm thông, giúp đỡ.

- Đới với gia đình: lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.

- Đối với xã hội: tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành, loại trừ được thói quen xấu do xa hoa, lãng phí gây ra, làm lành mạnh xã hội.

(7)

rèn luyện đức tính đó?

- HS bộc lộ, liên hệ. GV bổ sung

? Bản thân mỗi chúng ta cần rèn luyện lối sống giản dị như thế nào để xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ?

- HS cần phải biết thực hiện giản dị trong cuộc sống như: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc quần áo trông kỳ quặc hoặc mất nhiều tiền,quá sức của cha mẹ, giữ tác phong tự nhiên

GV: Chốt vấn đề bằng nội dung bài học SGK.

d. Cách rèn luyện:

- Có ý thức rèn luyện lối sống giản dị ở mọi lúc mọi nơi cụ thể qua trang phục, tác phong, cử chỉ lời nói cụ thể như: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc quần áo trông kỳ quặc hoặc mất nhiều tiền,quá sức của cha mẹ, giữ tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ; thẳng thắn khi nói năng, không tiêu dùng nhiều tiền bạc vào việc giải trí và giao tiếp…..

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (13’)

- Mục tiêu: H nhận biết được hành vi việc làm thể hiện sống giản dị và có thái độ phê phán việc làm không giản dị. Có hành vi thể hiện sống giản dị HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: phân hóa

- Phương pháp: phát hiện và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống, thực hành - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành Treo tranh

GV: Nêu yêu cầu của bài tập HS: Làm việc cá nhân

GV: Gọi HS nhận xét tranh HS: Nhật xét

GV: Chốt ý đúng

GV: Tổ chức HS giải quyết tình huống HS: Phân vai để thực hiện.

GV: Cho HS nhập vai giải quyết tình huống:

TH1: Anh trai của Nam thi đỗ vào trường chuyên THPT của tỉnh, có giấy nhập học, anh đòi bố mẹ mua xe máy. Bố mẹ Nam rất đau lòng vì nhà nghèo chỉ đủ tiền ăn học cho các con, lấy đâu tiền mua xe máy!

TH2: Lan hay đi học muộn, kết quả học tập chưa cao nhưng Lan không cố gắng rèn luyện

3. Bài tập:

1. Bài a: Tìm bức tranh thể hiện lối sống giản dị:

- Bức tranh 3: Thể hiện đức tính giản dị: Các bạn HS ăn mặc phù hợp với lứa tuổi. Tác phong nhanh nhẹn, vui, thân mật.

2. Bài b: Đáp án:

(2) Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

(5) Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở.

(8)

mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo, giày dép, thậm chí cả đồ mĩ phẩm trang điểm.

GV: Nhận xét các vai thể hiện và kết luận:

- Lan chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài.

- Không phù hợp với tuổi học trò.

- Xa hoa, lãng phí, không giản di.

? Theo em, người học sinh cần làm gì để rèn luyện tính giản dị?

- Là HS chúng ta phải cố gắng rèn luyện để có

lối sống giản dị. Sống giản dị phù hợp với điều kiện của gia đình cúng là thể hiện tình yêu th- ương, vâng lời bố mẹ, có ý thức rèn luyện tốt.

- Sống phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình, trường lớp

- Thực hiện tốt bản nội qui của Nhà trường đề

ra...

* Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về việc thực hiện “Kiệm”:

- Kiệm là “Tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được.

Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có

thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ

của người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”.

? Bản Nội qui của Nhà trường yêu cầu hs phải thực hành lối sống giản dị như thế nào?

? Em đã học tập được gì ở tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí minh về đức tính giản dị (trang phục, lời nói, hành động,...) HS bộc lộ.

(đ) trách nhiệm của người học sinh:

(9)

4. Củng cố: (3’)

? Em hãy tổng kết lại kiến thức bài học bằng Sơ đồ tư duy.

Sống giản dị

Khái niệm Biểu hiện Ý nghĩa

Phù hợp sống đúng mực không xa hoa phân biệt với GĐ N. trường XH

với h/cảnh lãng phí luộm thuộm

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (2’)

* Hướng dẫn học bài ở nhà:

+ Học theo các đơn vị kiến thức cơ bản + Hoàn thành các bài tập trong SGK

+ Vận dụng kiến thức bài học trong cuộc sống hàng ngày

* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

+ Đọc truyện đọc, trả lời ? + Tìm hiểu khái niệm trung thực

+ Biểu hiện của lòng trung thực + Vì sao cần phải trung thực.

+ Sắm vai tiểu phẩm cho bài trung thực V. Rút kinh nghiệm.

... ...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

( Họ buôn bán, công an, giáo viên, bác sĩ, bộ đội,....).. + Em thấy cuộc sống những người sống ở thành phố và những người sống ở nông thôn có gì giống và khác nhau?..

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.. * Nhận xét về quang cảnh

buổi biểu diễn văn nghệ. Khi đó cả tổ đang làm thì Minh có vẻ không thích làm,cũng không cho ý kiến gì với các bạn.?. d) Mai được cả tổ cử sang tổ 2 để giúp đỡ các

Các bạn ở tổ 2 đã biết phối hợp với nhau trong công việc nên cây trồng ngay ngắn, thẳng hàng đúng theo yêu cầu của cô giáo.. Đó chính là một biểu hiện của việc hợp

Cách sử dụng: sử dụng thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu như máy tính, laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, kết hợp với các bản đồ số

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Haõy keå teân caùc loaïi ñöôøng giao thoâng ñoù?. Ñeå ñaûm baûo an toaøn khi ñi xe

đ) Hợp tác trong công việc giúp em học hỏi được nhiều điều hay từ bạn bè. □ b) Tích cực tham gia các hoạt động chung. □ c) Không quan tâm tới việc của người khác. □ e)