• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán Chuyên 7. ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN. LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán Chuyên 7. ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN. LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG 10:

Chuyên đề7. ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN.

LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY.

A. Kiến thức cần nhớ

1. Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.

2. Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy. Đảo lại, trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy (h.7.1).

3. Trong một đường tròn:

 Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm;

 Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

4. Trong hai dây của một đường tròn:

 Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn;

 Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn (h.7.2).

B. Một số ví dụ

Ví dụ 1. Cho nửa đường tròn đường kínhABvà ba dâyAC AD AE, , không qua tâm. Gọi HK lần lượt là hình chiếu của D trên ACAE. Chứng minh rằng HKAB.

Giải Gọi I là trung điểm của AD.

Ta có .

2 IHIKIAIDAD

Suy ra bốn điểm K, H, A, D cùng nằm trên một đường tròn đường kính AD.

Mặt khác, HAK90nên KH là dây cung không qua tâm của đường tròn đường kính AD.

Trong đường tròn, đường kính là dây lớn nhất nên HKAD. Mặt khác, ADAB nên HKAB.

;

. OH AB OK CD

AB CD OH OK

 

  

(2)

Nhận xét: Phương pháp giải ví dụ này là dùng AD làm trung gian, AD là đường kính của đường tròn này nhưng lại là dây cung của đường tròn khác.

Ví dụ 2. Cho đường tròn (O), hai dây AB, CD bằng nhau và song song. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D là bốn đỉnh của hình chữ nhật.

Giải

Tứ giác ABCDAB // CDABCD nên là hình bình hành.

Suy ra AC // BDACBD.

Qua O vẽ một đường thẳng vuông góc với AC tại H, cắt BD tại K.

AC // BD nên OKBD.

Ta có 1 1

2 ; 2

HAAC KBBD(tính chất đường kính vuông góc với dây cung).

Suy ra HAKB (vì ACBD).

Tứ giác ABKH có hai cạnh đối song song và bằng nhau nên là hình bình hành.

Hình bình hành này có H 90nên là hình chữ nhật, suy ra A90. Do đó hình bình hành ABDC là hình chữ nhật.

Nhận xét: Dễ thấy, tứ giác ABCD là hình bình hành. Chỉ còn phải chứng minh A90. Muốn vậy, qua O ta vẽ HK vuông góc với ACBD. Bây giờ phải chứng minh ABKH là hình chữ nhật để suy ra A90.

Ví dụ 3. Cho đường tròn (O) và một điểm M ở trong đường tròn

M O

. Qua M vẽ hai dây, dây ABOM và dây CD bất kì không vuông góc với OM. Chứng minh rằng ABCD.

Giải Vẽ OHCD.

Xét HOMvuông tại HOHOM ( cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền).

Suy raCDAB( dây nào gần tâm hơn thì lớn hơn).

Do đó ABCD.

Nhận xét: Trong các dây đi qua một điểm M ở bên trong đường tròn (O), dây ngắn nhất là dây vuông góc với OM.

(3)

Ví dụ 4. Cho đường tròn (O; R) và một điểm M cách O một khoảng 2

R. Trên đường tròn lấy một điểm A. Tìm giá trị lớn nhất của góc OAM.

Giải Vẽ dây AB đi qua M.

OAB

 cân tại O nên 180 .

2 AB   AOB

A lớn nhất  AOB nhỏ nhất.

AB

 nhỏ nhấtABOM.

Khi đó 1

sin ; .

2 2

A=OM R OAR

Suy ra A30 .

Vậy max A30khi AMOM.

Ví dụ 5. Cho đường tròn (O), dây AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ hai dây AC, BD bằng nhau, cắt nhau tại E. Chứng minh OEAB.

Giải Vẽ OHAC OK; BD.

ACBD nên OHOK.

Ta có HOE KOEHOEKOE; HOA KOBHOAKOB; Do đó AOEBOE;

Xét AOBcân tại O, có OE là đường phân giác nên OE đồng thời là đường cao.

Suy ra OEAB.

C. Bài tập vận dụng

Đường kính và dây cung

7.1. Chứng minh rằng trong một đường tròn hai dây không đi qua tâm không thể cắt nhau tại trung điểm của mỗi dây.

7.2. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên các bán kính OA, OB lần lượt lấy các điểm MN sao cho OMON. Từ M N vẽ hai tia song song cắt nửa đường tròn lần lượt tại CD.

Chứng minh rằng MCCD.

(4)

7.3. Cho đường tròn (O; R) đường kính AB và dây CD nằm về một phía của AB (C, D không trùng với A hoặc B). Gọi H K lần lượt là hình chiếu của A B trên đường thẳng CD. Chứng minh rằng:

a) HK nằm ngoài đường tròn (O);

b) CHDK

7.4. Cho đường tròn (O; R). Một dây AB chuyển động trong đường tròn sao cho AOB120 . Gọi M là trung điểm của AB. Hỏi điểm M đi động trên đường nào?

7.5. Cho bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên đường tròn (O; R) theo thứ tự đó. Tìm giá trị lớn nhất của diện tích tứ giác ABCD.

Khoảng cách từ tâm đến dây

7.6. Cho đường tròn (O; 5cm) và hai dây AB, CD song song với nhau, cách nhau 7cm. Biết AB = 6cm, tính diện tích tứ giác có bốn đỉnh là A, B, C, D.

7.7. Cho đường tròn (O; 10cm). Hai dây AB, CD song song với nhau, tâm O cách dây AB8cm và cách dây CD6cm. Biết dây AB và tâm O thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ CD, tính chu vi tứ giác có bốn đỉnh là A, B, C, D.

7.8. Cho đường tròn (O; 5cm) và một điểm P sao cho OP = 3cm. Qua P vẽ một dây có độ dài là một số nguyên. Hỏi vẽ được tất cả bao nhiêu dây như vậy?

Dựng hình

7.9. Cho đường tròn (O) và một điểm A ở bên trong đường tròn . Dựng hình thoi ABCD sao cho B, C, D nằm trên đường tròn (O).

7.10. Cho đường tròn (O; R) và một đoạn thẳng AB < 2R. Hãy dựng dây CD sao cho bốn điểm A, B, C, D là bốn đỉnh của một hình bình hành.

7.11. Cho đường tròn (O; R) và một đoạn thẳng AB sao cho ba điểm A, O, B không thẳng hàng.

Qua A B hãy dựng hai đường thẳng song song cắt đường tròn lần lượt tại C, D, E, F sao cho bốn điểm C, D, E, F là bốn đỉnh của một hình chữ nhật.

7.12. Cho đường tròn (O) và 100 đường kính. Tại mỗi đường kính viết một trong các số tự nhiên từ 1 đến 99. Chứng minh rằng tồn tại bốn điểm A, B, C, D là các đầu đường kính đã vẽ mà AB = CDa + b = c + d (a, b, c, d là các số được viết tương ứng tại A, B, C, D).

(5)

HƯỚNG DẪN GIẢI - ĐÁP SỐ

7.1. Giả sử hai dâyABCD cắt nhau tại trung điểm mỗi dây.

Khi đóOMAB OM; ⊥CD (tính chất đường kính đi qua trung điểm của một dây).

Điều này vô lí vì qua điểm M có hai đường thẳngABCD cùng vuông góc vớiOM .

(6)

7.2. Gọi H là trung điểm của CD.

Khi đó OH là đường trung bình của hình thang MCND,

Suy raOH / /MC.

Ta cóOHCD (đường kính đi qua trung điểm của một dây).

Suy raMCCD. 7.3.

a) Ta cóAH / /BK (vì cùng vuông góc với CD).

Suy ra OAH+OBK=180 .

Do đó OAH hoặcOBK có số đo lớn hơn hoặc bằng90 .

Giả sử OAH ≥90 .

Xét∆OAH có góc OAH là góc lớn nhất nên OH là cạnh lớn nhất.

Suy ra OH>OA=R. Vậy điểm H nằm ngoài đường tròn (O).

VẽOMCD ta đượcOM / /AH/ /BK. Mặt khác,OA=OBnênMH=MK.. Xét∆OHKOM vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến nên là tam giác cân. Suy raOK =OH>R. Do đó điểm K nằm ngoài đường tròn (O).

b) Ta cóMH=MK MC; =MD(tính chất đường kính vuông góc với dây).

Suy raMHMC=MKMD hayCH =DK. 7.4. Ta cóMA=MB suy raOMAB.

Xét∆AOBcân tại O;AOB=120 nênA=30 . Xét∆AOM vuông tạiMA=30 nên:

1 1

2 2 .

OM = OH = R

Vậy điểmM di động trên đường tròn 1

; .

O 2R

 

 

 

  7.5. GọiE là giao điểm củaACBD.

Vẽ AHBD CK; ⊥BD. Ta cóAHAE CK; ≤CE.

(7)

Suy raAH+CKAE+CE=AC. Diện tích tứ giácABCD là:

1 1

. .

2 2

ABD CBD

S=S +S = BD AH+ BD CK

1 1

( ) . .

2BD AH CK 2BD AC

= + =

Ta cóACBD là các dây cung của đường tròn( ; )O R nên AC≤2 ;R BD≤2 .R

Do đó 1 2

.2 .2 2 .

S≤2 R R= R Dấu “=” xảy ra khi

2 2 BD R AC R H K E

 =

 = ⇔

 ≡ ≡



ACBD là hai đường kính.

Vậy maxS=2R2.

7.6. VẽOHAB. Đường thẳngOHcắtCDtạiK Khi đóOKCD (vìAB/ /CD)

Suy raHA=3cm và 1 2 . CK= CD

Ta cóOH2=OA2HA2=52−32=42 4( ).

OH cm

⇒ =

Do đó OK = − =7 4 3(cm).

Ta cóCK2=OC2OK2=52−32=16

4( ) 8 .

CK cm CD cm

⇒ = ⇒ =

Diện tích hình thangABCD là: 1

( )

1

(

6 8 7

)

49

(

2

)

.

2 2

S= AB+CD HK= + = cm

7.7. VẽOHAB cắtCD tạiK. VìAB/ /CD nênOHCD Ta cóOH=8cm OK; =6cm suy raHK=2cm.

Vẽ AECDthìAE=HK=2cm. Ta cóHA2=OA2OH2=102−82=36

2 2 2 2 2

6( ) 12 .

10 6 64

8( ) 16

HA cm AB cm KC OC OK

KC cm CD cm

⇒ = ⇒ =

= − = − =

⇒ = ⇒ =

Ta cóCE=KCKE= − =8 6 2(cm).

Xét∆AEC vuông tạiEAC2=AE2+CE2=22+22=8.

(8)

Suy raAC= 8=2 2(cm). Tương tựBD=2 2cm.

Vậy chu vi tứ giácABCD là:12+16+2.2 2=28+4 2(cm).

7.8. QuaP vẽ đường kínhCD và dâyABOP .

Ta đượcCDlà dây dài nhất vàAB là dây ngắn nhất (quaP ).

Ta cóCD=10cm

2 2 2 2 2

5 3 16 4( )

PB =OBOP = − = ⇒PB= cm . Do đóAB=8cm.

Khi dâyAB quay quanhP , độ dài của nó thay đổi và nhận mọi giá trị thực từ 8 đến 10.

Giá trịAB=9 nhận được hai lần( do tính đối xứng quaCD ) Vậy số dây có độ dài là một số nguyên là:1 1+ + =2 4(dây).

7.9.

a) Phân tích:

Giả sử đã dựng được hình thoiABCD, hai đường chéo cắt nhau tạiK .

Ta cóAC là đường trung trực củaBDBD là đường trung trực củaAC, do đóAC đi quaO . b) Cách dựng:

- Dựng đường thẳngOA cắt đường tròn tạiCC'.

- Dựng đường trung trực củaAC cắt đường tròn tạiBD. - NốiAB BC CD DA, , , ta được tứ giácABCD là hình thoi.

c) Chứng minh:

Bạn đọc tự giải.

d) Biện luận:

Bài toán có hai nghiệm hình là hình thoiABCDAB C D' ' '. 7.10.

a) Phân tích:

Giả sử đã dựng được hình bình hànhABCD thỏa mãn đề bài, ta cóAB/ /CDAB=CD Vẽ đường kính vuông góc với đường thẳngAB tạiH, cắtCD tạiK .

(9)

Vẽ dâyPQ=AB và vẽOEPQ . Khi đóPQ=CDOE=OK b) Cách dựng:

- Dựng dâyPQ=AB và dựngOEPQ . - Dựng đường thẳng vuông góc vớiAB tạiH. Trên đường thẳng này lấy điểmK sao choOK =OE -QuaK dựng dây CDOH

Khi đó bốn điểmA B C D, , , là bốn đỉnh của một hình bình hành.

c) Chứng minh:

Ta có CD=PQ (vì hai dây này cách đều tâm).Do đóCD=AB, Mặt khác,CD/ /AB (vì cùng vuông góc vớiOH).

Vậy bốn điểmA B C D, , , là bốn đỉnh của một hình bình hành.

d) Biện luận:

- NếuOHOK thì bài toán có hai nghiệm hình.

- NếuOH =OK thì bài toán có một nghiệm hình.

7.11.

* Cách dựng:

- Dựng trung điểm M của AB.

- Dựng đường thẳngMO.

- QuaAB dựng hai đường thẳng song song vớiOM , chúng cắt đường tròn lần lượt tạiC D E, , vàF. Khi đóCDEF là hình chữ nhật.

* Chứng minh:

QuaO vẽ một đường thẳng vuông góc vớiCD tạiH, cắtEF tạiK. DoAH / /BKMA=MB nên tứ giác

CDEFlà hình chữ nhật ( xem ví dụ 2).

7.12. Hiệu hai số ở đầu đường kính có giá trị nhỏ nhất là 0 ( nếu hai số ở hai đầu đường kính bằng nhau), có giá trị lớn nhất là 98 ( vì 99 1− =98 ) .

Có 99 hiệu và 100 đường kính, theo

(10)

nguyên lí Đirichlê, tồn tại hai đường kính có hiệu số ở hai đầu bằng nhau.

Gọi hai đường kính đó làACBD. Ta có|a− = −c| |b d|

Giả sửac d; ≥b thế thì a− = − ⇒ + = +c d b a b c d.

Tứ giácABCD có hai đường chéo bằng nhau, cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình chữ nhật. Do đóAB=CD.

Nhận xét. Phương pháp giải bài toán trên là sử dụng nguyên lí Đirichlê. Ưu điểm của phương pháp này là nó khẳng định được một sự kiện nào đó mà không cần một mô hình cụ thể.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cho đường tròn (O) đường kính bằng 6cm và dây MN bằng 2cm. Trên nửa mặt phẳng bờ BC có chứa điểm A, vẽ nửa đường tròn tâm O đường kính BH cắt AB tại E; vẽ nửa đường

- Trường hợp hai tâm thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa dây chung. Trên đường tròn nhỏ lấy một điểm A cố định và một điểm M di động. Qua A vẽ dây BC của đường

ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN. I/ SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. Định nghĩa đường tròn. Điểm thuộc và không thuộc đường tròn. Đường kính của đường tròn. Tâm O

Vẽ đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác DBC. Cho hình thoi ABCD. Vẽ đường tròn tâm A bán kính AD. Vẽ đường tròn tâm C, bán kính CB.. Cho đường tròn tâm O.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I). Các tia AI; BI; CI cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại D, E, F. Dây EF cắt AB, AC lần lượt tại M và N.. a) Vì

A. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn vẽ các tiếp tuyến Ax , By.. Chứng minh I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC ... Tính độ dài đoạn thẳng BC.

HD: a) Chứng minh MAB cân, MH, MO là các tia phân giác của  AMB ... Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Từ một điểm M trên nửa đường tròn ta vẽ tiếp tuyến xy.

Cho đường tròn (O) có dây AB khác đường kính. a) Chứng minh CB là tiếp tuyến của đường tròn. Tính độ dài đoạn thẳng OC. Cho đường tròn tâm O có bán kính OA = R, dây BC