• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dạy Thêm Hình Học 9 ôn Thi Vào Lớp 10 Chủ đề 3- SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Dạy Thêm Hình Học 9 ôn Thi Vào Lớp 10 Chủ đề 3- SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

CHỦ ĐỀ 3: SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN.

ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN.

I/ SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN.

1. Định nghĩa đường tròn.

* Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R.

* Kí hiệu: (O ; R) hoặc (O).

2. Điểm thuộc và không thuộc đường tròn.

* Điểm M ∈ (O ; R) hay M nằm trên đường tròn hay (O) đi qua M  OM = R.

* Điểm N nằm ngoài đường tròn  ON > R

* Điểm P nằm trong đường tròn  OP < R 3. Đường kính của đường tròn.

Đoạn thẳng nối hai điểm trên đường tròn và đi qua tâm O gọi là đường kính của đường tròn tâm O.

Tâm O của đường tròn là trung điểm của đường kính.

4. Cách xác định đường tròn.

Một đường tròn xác định khi biết tâm và bán kính hoặc biết đường kính.

5. Chú ý.

* Qua ba điểm không thẳng hàng A , B , C ta vẽ được một đường tròn duy nhất có tâm là giao điểm ba đường trung trực của ∆ABC.

* Qua hai điểm A , B cho trước ta vẽ được vô số đường tròn có tâm nằm trên đường trung trực của đoạn AB.

* Không vẽ được đường tròn nào đi qua ba điểm thẳng hàng.

6. Tâm đối xứng và trục đối xứng của đường tròn.

* Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.

* Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn đó

=> Một đường tròn chỉ có duy nhất một tâm đối xứng và có vô số trục đối xứng.

II/ ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN.

1. Dây của đường tròn.

Đoạn thẳng nối hai điểm bất kì trên đường tròn gọi là dây của đường tròn đó.

M

R

O P

N

A

O B

(2)

2

Ví dụ: Dây MN của (O)

Đường kính AB cũng được gọi là dây của (O).

2. So sánh độ dài đường kính và dây.

Định lý 1: Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.

3. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.

Định lý 2: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây đó.

Định lý 3: Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây đó.

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 3 I/ PHƯƠNG PHÁP.

* Trong một đường tròn đường kính là dây lớn nhất.

* Trong một đường tròn:

+ Đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây đó.

+ Đường kính đi qua trung điểm của dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây đó.

* Để chứng minh các điểm thuộc một đường tròn: cần nhớ:

+ Trong tam giác vuông trung điểm cạnh huyền là tâm vòng tròn ngoại tiếp + Trong tam giác đều , tâm vòng tròn ngoại tiếp là trọng tâm tam giác đó.

+ Trong tam giác thường:

- Tâm vòng tròn ngoại tiếp là giao điểm của 3 đường trung trực của 3 cạnh tam giác đó - Tâm vòng tròn nội tiếp là giao điểm 3 đường phân giác trong của tam giác đó

- Các đỉnh của hình chữa nhật cùng thuộc đường tròn tâm là giao điểm hai đường chéo.

- Các đỉnh của hình vuông cùng thuộc đường tròn tâm là giao điểm hai đường chéo.

=> PHƯƠNG PHÁP: Để chứng minh các điểm A , A ,..., A1 2 n cùng thuộc một đường tròn ta chứng minh các điểm A , A ,..., A1 2 n cách đều điểm O cho trước.

II/ BÀI TẬP MẪU.

Ví dụ 1. Cho tam giác đều ABCcó cạnh bằng a. AM, BN, CP là các đường trung tuyến. Chứng minh 4 điểm B,P, N, C cùng thuộc một đường tròn. Tính bán kính đường tròn đó

Giải

A

O B

M N

(3)

3

Vì tam giác ABC đều nên các trung tuyến đồng thời cũng là đường cao .

AM, BN, CP lần lượt vuông góc với BC, AC, AB.

 các tam giác BPC, BNC là tam giác vuông với BC là cạnh huyền

MPMNMBMC

 Các điểm B,P, N, C cùng thuộc đường tròn Đường kính BCa, tâm đường tròn là Trung điểm Mcủa BC

Ví dụ 2. Cho tứ giác ABCDCD90 .0 Gọi M, N,P,Q lần lượt là trung điểm của AB, BD, DC, CA. Chứng minh 4 điểm M, N,P,Q cùng thuộc một đường tròn. Tìm tâm đường tròn đó

Giải

Kéo dài AD, CB cắt nhau tại điểm T thì tam giác TCD vuông tại T.

+ Có MN là đường trung bình của tam giác ABD =>

NM / /AD

+ MQ là đường trung bình của tam giác ABC =>

MQ / /BC.

Mặt khác ADBCMNMQ.

Chứng minh tương tự ta cũng có: MNNP, NPPQ. Suy ra MNPQ là hình chữ nhật.

Hay các điểm M, N,P,Q thuộc một đường tròn có tâm là giao điểm O của hai đường chéo

NQ,MP

Ví dụ 3. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Gọi M là trung điểm của AC; G là trọng tâm của tam giác ABM. Gọi Q là giao điểm của BMGO. Xác định tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BGQ

Giải

Vì tam giác ABC cân tại A nên tâm O của vòng tròn ngoại tiếp tam giác nằm trên đường trung trực của BC.Gọi Klà giao điểm của AO

BM

Dựng các đường trung tuyến MN, BPcủa tam giác ABM cắt nhau tại trọng tâm G.Do MN / /BCMNAO. Gọi Klà giao điểm của BMAO thì K là trọng tâm của tam giác ABC suy ra GK / /AC.

O Q

P N

M

D C

B

A

T

I Q

P N

O M K G

C B

A

(4)

4

Mặt khác ta có OMAC suy ra GKOM hay K là trực tâm của tam giác OMGMKOG. Như vậy tam giác BQG vuông tại Q.

Do đó tâm vòng tròn ngoại tiếp tam giác GQB là trung điểm I của BG.

Ví dụ 4. Cho hình thang vuông ABCDAB900.BC2AD2a, Gọi H là hình chiếu vuông góc của B lên AC; M là trung điểm của HC. Tìm tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác BDM

Giải

Gọi N là trung điểm của BH thì MN là đường trung bình của tam giác HBC suy ra MNAB, mặt khác BHAM

=> N là trực tâm của tam giác ABM => ANBM. Do MN / /1BCMN / /AD

2 nên ADMN là hình bình hành Suy ra AN / /DM.

Từ đó ta có: DMBM hay tam giác DBM vuông tại M nên tâm vòng tròn ngoại tiếp tam giác

DBM là trung điểmO của BD.

Ta có RMO1BD1 AB2AD2 1 4a2a2 a 5

2 2 2 2 .

Ví dụ 5. Cho lục giác đều ABCDEF tâm O. Gọi M, N là trung điểm của CD, DE. AM cắt BN tại I. Chứng minh rằng các điểm M,I, O, N, Dnằm trên một đường tròn

Giải

ABCDEF là lục giác đều => OMCD, ONDEM, N,C, D nằm trên đường tròn đường kính OD. Vì tam giác OBN OAM nên điểm O cách đều AM, BN=> OI là phân giác trong của góc AIN

Kẻ

 1 1

OH AM

DH 2OH

DH AM (Do OH là đường trung bình của tam giác DAH1

H1

D K1

K N

O J E

A B O

H I

N M

F E

D B C

A

E O

N M

H D

B C A

(5)

5

Kẻ

 1 1

OK BN

DK 2OK

DK BN (Do

1

OK JO 1

DK JD 2 với JADNB) Do OKOHDH1DK1

=> D cách đều AM, BN hay ID là phân giác ngoài của AINOID900. Vậy 5 điểm M,I, O, N, D cùng nằm trên một đường tròn đường kính OD.

Ví dụ 6. Cho hình vuông ABCD. Gọi M là trung điểm BC, N là điểm thuộc đường chéo AC sao cho

1 AN AC

4 . Chứng minh 4 điểm M, N,C, D nằm trên cùng một đường tròn Giải

Ta thấy tứ giác MCDNMCD900 nên để chứng minh 4 điểm M, N,C, D cùng nằm trên một đường tròn ta sẽ chứng minh

0 MND 90

Cách 1: Kẻ đường thẳng qua N song song với AB cắt BC, AD

tại E,F.

Xét ∆vuôngNEM và ∆vuôngDFNEMNF1AB,ENDF1AB

4 4

=> NEM DFN =>

0

NME DNF,MNE NDF MNE DNF 90 => ∆MND vuông tại N. Suy ra 4 điểm M, N,C, D cùng nằm trên đường tròn đường kính MD

Cách 2: Gọi K là trung điểm của ID với I là giao điểm của hai đường chéo.

Dễ thấy MCKN là hình bình hành nên suy ra CK / /MN.

Mặt khác do NKCD, DKCNK là trực tâm của tam giác CDN CKNDMNND. Ví dụ 7. Cho tam giác ABC có trực tâm H. Lấy điểm M, N thuộc tia BC sao cho MNBCMnằm giữa B,C. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu vuông góc của M, N lên AC, AB. Chứng minh cácđiểm

A, D,E,H cùng thuộc một đường tròn Giải

Giả sử MD cắt NE tại K. Ta có HB / /MK do cùng

vuông góc với AC suy ra HBCKMN ( góc đồng vị) . Tương tự ta cũng có HCBKNM kết hợp với giả thiết

BCMN  BHC KMN SBHCSKMNHK / /BC.

Mặt khác ta có BCHA nên HKHA hay H thuộc đường tròn đường tròn đường kính AK. Dễ thấy E, D (AK) nên cácđiểm A, D,E,H cùng thuộc một đường tròn.

K

F E

I N

M

D B C

A

N E

M

D K B C

A

H

(6)

6

II/ BÀI TẬP TỰ LUYỆN.

Bài 1: Cho tam giác ABC có các đường cao BH và CK.

a) Chứng minh: B, K, H và C cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm đường tròn đó.

b) So sánh KH và BC.

Bài 2: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn. Vẽ (O) đường kính BC, nó cắt các cạnh AB, AC theo thứ tự ở D và E.

a) Chứng minh: CD AB; BE AC.

b) Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh: AK BC.

Bài 3: Cho hình thoi ABCD. Gọi O là giao điểm hai đường chéo. M, N, R và S lần lượt là hình chiếu của O trên AB, BC, CD và DA. Chứng minh 4 điểm M, N, R và S cùng thuộc một đường tròn.

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A điểm D thuộc cạnh AB, điểm E thuộc cạnh AC. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm của DE, DC, BC, BE. Chứng minh 4 điểm M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn.

Bài 5: Hình thoi ABCD có A60o. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh 6 điểm E, B, F, G, D, H thuộc cùng một đường tròn.

Bài 6: Cho đường tròn (O) đường kính AB. Điểm C thuộc đường (O). Đường tròn (I) đường kính OA cắt OC tại D. Vẽ CH  AB.

a) Chứng minh A, C, D, H cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh OD = OH. Từ đó chỉ ra HD // AC.

Bài 7: Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD) có CD600, CD = 2AD. Chứng minh các điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn.

Bài 8: Cho (O) đường kính MN, I thuôc OM, K thuộc ON. Qua I, K vẽ các dây AB và CD vuông góc với MN

a) C/m MN là đường trung trực của AB và CD b) C/m ABCD là hình thang cân

Bài 9: Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Gọi M là một điểm nằm trên AB (điểm M khác O). Qua M vẽ dây CD vuông góc với AB. Lấy điểm E đối xứng với A qua M.

a) Tứ giác ACED là hình gì? Vì sao?

b) Giả sử R = 6cm ; MA = 4cm. Tính CD.

c)* Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của M trên CA và CB. Chứng minh: MH MK MC R

3

.

 2 .

(7)

7

Bài 10: Cho đường tròn (O; R). Vẽ hai bán kính OA, OB. Trên các bán kính OA, OB lần lượt lấy các điểm M, N sao cho OM = ON. Vẽ dây CD đi qua M, N (M ở giữa C và N).

a) Chứng minh CM = DN.

b) Giả sử AOB900. Tính OM theo R sao cho CMMN ND.

Bài 11: Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của OA, OB. Qua M, N lần lượt vẽ các dây CD và EF song song với nhau (C và E cùng nằm trên một nửa đường tròn đường kính AB).

a) Chứng minh tứ giác CDEF là hình chữ nhật.

b) Giả sử CD và EF cùng tạo với AB một góc nhọn 300. Tính diện tích hình chữ nhật CDFE.

Bài 12: Cho hình chữ nhật ABCD, kẻ BH vuông góc với AC. Trên AC,CD ta lấy các điểm M, N sao cho AM DN

AH DC . Chứng minh 4 điểm M, B,C, N nằm trên một đường tròn.

Gợi ý: BCN900, hãy chứng minh BMN900

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

đường tròn vẽ các tiếp tuyến MA, MB với đường tròn tạo thành một góc bằng  cho trước. Trên đường tròn lấy một điểm A cố định và một điểm B di động. Từ A

B. Qua ba điểm không thẳng hàng ta vẽ được duy nhất một đường tròn qua ba điểm đó. Tâm đối xứng của đường tròn là tâm của đường tròn đó. Đường thẳng vuông góc với AC

AC = BD khi và chỉ khi BD là đường kính. Chứng minh rằng IE = KF.. Dây BC của đường tròn vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Tính độ dài BC. Do đó, H là trung

Gọi (O; r) là đường tròn nội tiếp tứ giác ABCD. S là diện tích tam giác, p là nửa chu vi. Gọi M, N là hai điểm nằm trên cạnh của tứ giác và chia tứ giác ra hai phần

+Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm + Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó thì vuông góc với đoạn thẳng nối hai

Khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” thường tiến hành qua mấy bước?. TRƯỜNG TIỂU HỌC GIANG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC

Trong thực tế, những đồ vật nào có dạng hình tròn.. Mặt đồng hồ Cái đĩa

+ Đặt đầu có đỉnh nhọn vào đúng tâm O, quay đầu bút chì.