• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 30/10/2020 Tiết: 17 Ngày dạy:3/11

Bài 20: THU HOẠCH , BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được khái niệm về thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

- Biết được mục đích, yêu cầu và các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

2. Về kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng phân biệt các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản và ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp.

- Vận dụng kiến thức đã học lấy ví dụ liên hệ thực tế về sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi loại sản phẩm.

* Riêng với HSKT: Rèn kĩ năng chú ý tập trung quan sát hình ảnh.

3. Về thái độ:

- Có ý thức cùng gia đình thu hoạch, bảo quản sản phẩm cây rau, màu đúng kỹ thuật để tăng giá trị kinh tế.

- Cẩn thận khi thực hiện thao tác thu hoạch, bảo quản một số sản phẩm.

* Đối với HSKT: Có ý thức ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức: Biết quý trọng sản phẩm nông nghiệp gia đình mình làm ra.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập, tích hợp kiến thức môn vật lí, sinh học....

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập, nội dung kiến thức bài học...

III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- ƯDCNTT – Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp:( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút) Câu hỏi:

1. Em hãy kể tên các biện pháp chăm sóc cây trồng?

(2)

2. Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?

Trả lời:

1. Các biện pháp chăm sóc cây trồng: Tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới, tiêu nước và bón phân thúc.

2. Mục đích của việc làm cỏ, vun xới: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn và chống đổ.

3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động: (02 phút)

Trong nông nghiệp, người nông dân nào cũng muốn cây trồng của mình đạt năng suất cao và phẩm chất tốt. Ngoài yếu tố giống và kỹ thuật canh tác thì thu hoạch, bảo quản cũng là khâu cuối cùng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Vậy, làm thế nào để thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đạt hiệu quả cao thì đó chính là nội dung bài học hôm nay “ Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.”

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp thu hoạch nông sản

- Mục tiêu: Biết được thời gian và cách thu hoạch nông sản đúng kĩ thuật.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp và theo nhóm.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ...

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh và đưa ra ví dụ: Lúa

ở các giai đoạn:

+ Hạt vừa và chắc.

+ Hạt chín, vàng đều.

+ Hạt chín, bông rủ.

-> Theo em, nên thu hoạch lúa ở giai đoạn nào là tốt nhất? Vì sao?

HS: Hạt chín, vàng đều. Vì, thu hoạch vào thời điểm này sẽ đảm bảo về số lượng và chất lượng nông sản.

GV: Qua VD trên, em hiểu gì về thu hoạch?

HS: Là thu lượm, gặt hái những nông sản đã già, đạt độ chín.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Thu hoạch nông sản cần đảm bảo các yêu cầu gì?

HS: Đúng độ chín, nhanh gọn, cẩn thận.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

I. Thu hoạch:

- Là thu lượm, gặt hái những nông sản đã già, đạt độ chín.

1. Yêu cầu:

- Phải thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.

2. Các phương pháp thu hoạch:

- Tuỳ theo từng loại cây, có các cách thu hoạch khác nhau như:

Hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới.

(3)

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy giải thích ý nghĩa của các yêu cầu đó?

HS: Suy nghĩ, trả lời.

GV: Chiếu hình ảnh và chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 03 phút:

- Em hãy kể tên các phương pháp thu hoạch nông sản và loại cây trồng tương ứng với các phương pháp đó?

+ N1: Nghiên cứu hình a.

+ N2: Nghiên cứu hình b.

+ N3: Nghiên cứu hình c.

+ N4: Nghiên cứu hình d.

HS: Thảo luận, cử thư kí, nhóm trưởng trình bày.

GV: Mời các nhóm trình bày, góp ý =>

Đưa ra kết quả thảo luận:

+ Ha: Hái.

+ Hb: Nhổ.

+ Hc: Cuốc.

+ Hd: Cắt.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình, em đã được thu hoạch những loại cây trồng nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp bảo quản nông sản

- Mục tiêu: Biết bảo quản nông sản đúng cách, phù hợp với mỗi sản phẩm.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:

- Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì?

HS: Hạn chế sự hao hụt về số lượng và chất lượng nông sản.

GV: Muốn để nông sản được lâu cần đảm bảo các điều kịên gì?

HS: Với hạt: Phơi khô…

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Có mấy phương pháp bảo quản nông sản? Đó là những phương pháp nào?

II. Bảo quản:

1. Mục đích:

- Để hạn chế sự hao hụt về số lượng và chất lượng của nông sản.

2. Các điều kiện để bảo quản tốt:

- Với các loại hạt: Cần phơi khô để trong bao hay kho kín.

- Với rau xanh, quả tươi: Phải sạch sẽ, không giập nát, để vào chỗ

(4)

HS: 3 phương pháp.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Bảo quản lạnh được áp dụng cho loại nông sản nào?

HS: Rau xanh, quả tươi.

GV: Vì sao các loại rau xanh cần giảm tỉ lệ nước và để nơi thiếu ôxy?

HS: Hạn chế hoạt động sinh lí và vi khuẩn hiếu khí phá hại.

lạnh.

- Kho bảo quản phải xây dựng nơi cao ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió.

3. Phương pháp bảo quản:

- Bảo quản thông thoáng.

- Bảo quản kín.

- Bảo quản lạnh.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp chế biến nông sản - Mục tiêu: Biết được các phương pháp chế biến nông sản.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:

- Mục đích của chế biến nông sản là gì?

HS: Làm tăng giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

GV: Nông sản được chế biến bằng những phương pháp nào?

HS: Phương pháp sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua và đóng hộp.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Hãy kể tên các loại rau, củ, quả thường được sấy khô?

HS: Vải, khoai, sắn, củ cải.

GV: Đối với loại nông sản nào người ta chế biến thành bột mịn hay tinh bột?

HS: Khoai, sắn, gạo.

GV: Gia đình em thường muối chua những loại nông sản nào?

HS: Rau quả.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:

- Lò sấy thủ công thường được áp dụng để sấy những loại nông sản nào?

HS: Vải, sắn…

GV: Gia đình và địa phương em đã thực hiện phương pháp chế biến nào?

III. Chế biến:

1. Mục đích:

- Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

2. Phương pháp chế biến:

- Sấy khô

- Chế biến thành bột mịn hay tinh bột

- Muối chua - Đóng hộp.

(5)

HS: Liên hệ, trả lời.

C. Luyện tập – Vận dụng: (04 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu:

Câu 1: Rau ngót, rau muống, quả ớt được thu hoạch bằng phương pháp nào?

Trả lời: Thu hoạch bằng phương pháp hái.

Câu 2: Hoa hồng, rau xanh, quả thanh long được bảo quản bằng phương pháp nào?

Trả lời: Bảo quản lạnh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ/SGK/T49”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút) - Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước và nghiên cứu “ Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ”

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày soạn: 30/10/2020 Tiết: 18 Ngày dạy: 7/11

Bài 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ.

- Hiểu được tác dụng của phương thức luân canh, xen canh, tăng vụ.

2. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân biệt luân canh, xen canh và ưu, nhược điểm của chúng.

- Vận dụng kiến thức đã học đề xuất kế hoạch luân canh, xen canh, tăng vụ trên đất trồng trọt ở địa phương.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tham gia cùng gia đình luân canh, xen canh, tăng vụ trong trồng trọt.

(6)

* Đối với HSKT: Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức HS: Biết quý trọng và có trách nhiệm sử dụng đất canh tác hợp lý và có ý thức bảo vệ đất.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút) Câu hỏi:

1. Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận?

2. Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

1. Phải thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận : Để đảm bảo số lượng và chất lượng nông sản.

2. Bảo quản nông sản nhằm mục đích : Bảo quản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản.

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động: ( 03 phút)

Trong trồng trọt, luân canh, xen canh là những phương thức canh tác tiến bộ có tác dụng hạn chế được sâu, bệnh phá hại, tăng thêm độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng. Để hiểu rõ hơn về những phương thức canh tác này thì bài học hôm nay, cô cùng các em sẽ nghiên cứu: “ Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ”.

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về luân canh

- Mục tiêu: Hiểu được phương thức canh tác luân canh.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Đưa ra câu hỏi yêu cầu HS liên hệ

thực tế: I. Luân canh:

(7)

- Trên ruộng của gia đình em đang gieo trồng cây gì?

HS: Trồng lúa vụ mùa.

GV: Khi gặt lúa xong sẽ trồng tiếp cây gì?

HS: Cây ngô.

GV: Thu hoạch ngô xong sẽ trồng cây gì?

HS: Trồng lúa vụ xuân.

GV: Trong một năm mảnh ruộng đó đã trồng lúa mùa – ngô – lúa xuân. Đó chính là hình thức luân canh. Vậy, luân canh là gì?

HS: Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Đưa ra một số VD về luân canh và hỏi: Theo em, có mấy loại hình luân canh?

HS: Có 2 loại hình.

GV: Nhận xét, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy lấy VD về loại hình luân canh mà gia đình em đã áp dụng?

HS: Liên hệ, lấy VD.

GV: Theo em, luân canh có lợi ích gì về kinh tế, kỹ thuật?

HS: Suy nghĩ, trả lời:

Giữ cân đối độ phì nhiêu, tăng tổng sản lượng thu hoạch.

GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Gia đình em đã sử dụng loại hình luân canh nào?

HS: Vận dụng, trả lời.

- Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

- Có hai loại hình luân canh:

+ Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau như: Ngô với đậu tương.

+ Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước như: Ngô, đỗ với lúa mùa.

- Luân canh làm cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu, điều hoà dinh dưỡng, giảm sâu bệnh và tăng tổng sản lượng thu hoạch.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về xen canh

- Mục tiêu: Hiểu được phương thức canh tác xen canh.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 08 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát hình ảnh và hỏi:

- Bức hình này trồng loại cây nào và em hãy cho biết nội dung của bức tranh này?

HS: Quan sát, trả lời.

II. Xen canh:

(8)

GV: Theo em, xen canh là gì?

HS: Là trồng hai loại hoa màu cùng một lúc.

GV: Bổ sung: Chú ý dấu hiệu khái niệm xen canh: Trồng xen loại cây thứ hai, tận dụng không gian, tăng thu hoạch.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Theo em, xen canh có tác dụng gì?

HS: Tăng sản lượng thu hoạch.

GV:Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy lấy VD về xen canh các loại cây trồng mà em biết?

HS: Liên hệ thực tế trả lời.

- Là trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian ngắn để tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng.

- Xen canh có tác dụng làm tăng sản lượng thu hoạch của một vụ trong năm, sử dụng hợp lý đất đai, tận dụng được ánh sáng và giảm sâu, bệnh.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tăng vụ

- Mục tiêu: Hiểu được phương thức canh tác tăng vụ.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 12 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hiểu gì về tăng vụ?

HS: Tăng số vụ gieo trồng.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy lấy VD về tăng vụ?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: Ở địa phương em, một năm đã gieo trồng được mấy vụ trên một mảnh ruộng?

HS: Liên hệ thực tế trả lời.

GV: Tăng vụ có tác dụng gì?

HS: Tăng thêm tổng sản lượng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em thường áp dụng phương thức canh tác nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

GV: YCHS thảo luận cặp đôi trong thời gian 02 phút:

- Em hãy phân biệt ba phương thức: Luân canh, xen canh, tăng vụ?

HS: Thảo luận, cử nhóm trưởng trình bày:

+ Luân canh: Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một

III. Tăng vụ:

- Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất.

- Tăng vụ sẽ góp phần tăng thêm tổng sản phẩm thu hoạch.

(9)

diện tích.

+ Xen canh: Là trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian ngắn để tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng.

+ Tăng vụ: Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất.

GV: Nhận xét, cho điểm miệng nhóm có câu trả lời chính xác và nhanh nhất.

C. Luyện tập – Vận dụng: (02 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ/SGK/T51”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (01 phút) - Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.”

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

………

………....

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Làm nương rẫy là hình thức canh tác lạc hậu, công cụ thô sơ, cho năng suất thấp.. 2.LÀM RUỘNG, THÂM CANH

• Hoạch toán toàn phần giúp phân tích yếu tố nào của chi phí ảnh hưởng đến mức độ thu nhập của mô hình canh tác, để từ đó xem xét các giải pháp kỹ thuật làm giảm chi

NCHTCT táûp trung vaìo nhæîng mäúi liãn hãû häù tæång , phuû thuäüc giæîa mäi træåìng tæû nhiãn vaì con ngæåìi, giæîa nhæîng thaình pháön cáúu taûo hãû thäúng

Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm virus trừ sâu hại cây trồng Khám phá trang 91 Công nghệ 10: Quan sát Hình 18.3 mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi rút

Người dân nơi đây sống bao bọc bởi rừng, cộng với những khó khăn như đã trình bày ở trên thì việc sử dụng cây thuốc lấy từ rừng là điều tất yếu, điều này đã giúp cho

Yêu cầu hs thảo luận nhóm, ghi vào vở bài tập tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh theo

Thí nghiệm nhằm khảo sát khả năng phân hủy Chlorpyrifos ethyl được thực hiện trên đất phèn (Phụng Hiệp-Hậu Giang) trong điều kiện có và không có

Nhiều qui trình nút TMC cửa gây phì đại gan trước phẫu thuật đã được áp dụng tại nhiều trung tâm phẫu thuật cắt ghép gan lớn trên thế giới, đến thời điểm hiện tại