• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 4: sinh_02_908_08042022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 4: sinh_02_908_08042022"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ HÓA – SINH – ĐỊA

Mã đề: 908 (Đề gồm 04 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9

Năm học: 2021 – 2022 Ngày kiểm tra: 10/3/2022 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: ………Lớp: ………….

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Tô vào một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sinh vật nào thuộc nhóm thực vật chịu hạn là

A. cây xương rồng B. cây dừa nước. C. cây lúa. D. cây phong lan.

Câu 2: Một số động vật cơ thể có kích thước lớn, lông và lớp mỡ dưới da dày là đặc trưng của động vật sống ở

A. nơi khô hạn. B. nơi lạnh giá. C. nơi bóng râm. D. nơi ẩm ướt.

Câu 3: Để tạo ưu thế lai ở động vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp nào?

A. Lai phân tích. B. Lai khác dòng. C. Lai kinh tế. D. Tự thụ phấn.

Câu 4: Giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì

A. tạo ra các cặp gen dị hợp gây hại. B. tạo ra các cặp gen dị hợp có lợi.

C. tạo ra các cặp gen trội đồng hợp gây

hại. D. tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Câu 5: Nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng nghìn kilômet đến nơi ấm áp để tránh mùa đông giá lạnh. Nhân tố nào giúp các loài chim này định hướng di chuyển trong không gian?

A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Không khí. D. Độ ẩm.

Câu 6: Dựa vào ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật, động vật được chia thành hai nhóm là

A. ưa ẩm và chịu hạn.

C. ưa sáng và ưa tối.

B. ưa sáng và ưa bóng.

D. ưa nóng và ưa lạnh.

Câu 7: Cho các đặc điểm của cơ thể lai F1:

1. Sức sống kém hơn, sinh trưởng chậm hơn.

2. Phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn.

3. Biểu hiện thấp nhất ở F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

4. Năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

Đặc điểm không phải hiện tượng ưu thế lai là

A. 2, 4. B. 1, 3. C. 1, 4. D. 2, 3.

Câu 8: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp nào?

A. Lai khác dòng. B. Lai phân tích. C. Lai kinh tế. D. Tự thụ phấn.

Câu 9: Ánh sáng không ảnh hưởng đến hoạt động nào của động vật?

A. Định hướng di chuyển trong không B. Tìm kiếm mồi.

Trang 1/4 - Mã đề 908

(2)

gian.

C. Quá trình sinh trưởng. D. Nhận biết các vật.

Câu 10: Về mùa đông giá lạnh, hiện tượng rụng lá ở các cây xanh vùng ôn đới có tác dụng làm

A. giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, giảm thoát hơi nước.

B. tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, giảm thoát hơi nước.

C. tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, tăng thoát hơi nước.

D. giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, tăng thoát hơi nước.

Câu 11: Dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật, sinh vật được chia thành hai nhóm là

A. ưa lạnh và chịu hạn. B. ưa sáng và ưa tối.

C. biến nhiệt và hằng nhiệt. D. ưa nóng và ưa lạnh.

Câu 12: Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống thực vật, thực vật được chia thành hai nhóm là

A. thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn.

B. thực vật ưa sáng và thực vật ưa tối.

C. thực vật ưa ẩm và thực vật ưa khô.

D. thực vật ưa nóng và thực vật ưa lạnh.

Câu 13: Trong chọn giống, đặc điểm nào không phải mục đích của ứng dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết?

A. Phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

B. Tập trung các gen trội có lợi vào thế hệ sau.

C. Duy trì một số tính trạng mong muốn.

D. Đánh giá kiểu gen từng dòng.

Câu 14: Môi trường sống của sinh vật là nơi

A. sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

B. sinh vật tìm kiếm thức ăn, nước uống trên mặt đất, trong nước.

C. sinh vật sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

D. sinh vật kiếm ăn và làm chỗ ở trong nước, mặt đất, trong không khí.

Câu 15: Nhóm động vật ưa sáng là

A. gà, bồ câu, dơi. B. trâu, bò, cú mèo.

C. cú mèo, ếch nhái, dơi. D. ngựa, voi, gà.

Câu 16: Biểu hiện nào không phải hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật?

A. Chết non. B. Sinh trưởng, phát triển nhanh.

C. Khả năng sinh sản giảm. D. Quái thai.

Câu 17: Giới hạn sinh thái là

A. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với môi trường sống của chúng.

B. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái hữu sinh.

C. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

D. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với tất cả các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật.

Trang 2/4 - Mã đề 908

(3)

Câu 18: Sinh vật nào là sinh vật hằng nhiệt?

A. Bò sát. B. Ếch nhái. C. Cá. D. Chim.

Câu 19: Muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp gì?

A. Nhân giống vô tính. B. Nhân giống hữu tính.

C. Lai phân tích. D. Lai kinh tế.

Câu 20: Cây ưa bóng thường sống ở

A. nơi có độ ẩm cao. B. nơi quang đãng.

C. nơi ánh sáng yếu hoặc ánh sáng tán xạ. D. nơi ánh sáng mạnh.

Câu 21: Những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu (trong nhà, dưới tán của cây khác) như cây lá lốt, cây vạn niên thanh thuộc nhóm cây

A. ưa sáng. B. ưa khô. C. ưa ẩm. D. ưa bóng.

Câu 22: Biểu hiện nào không phải hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ kế tiếp do tự thụ phấn ở cây giao phấn là

A. phát triển chậm. B. chiều cao cây và năng suất giảm dần.

C. nhiều cây bị chết. D. chiều cao cây và năng suất tăng dần.

Câu 23: Phát biểu nào sai về nhân tố sinh thái?

A. Gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

B. Là những nhân tố của môi trường tác động ít hoặc không tác động lên sinh vật.

C. Nhóm nhân tố hữu sinh được chia thành nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.

D. Là những nhân tố của môi trường tác động lên sinh vật.

Câu 24: Chim bồ câu không bị thoái hóa khi giao phối cận huyết vì A. mang những cặp gen đồng hợp không gây hại.

B. mang những cặp gen dị hợp luôn có lợi.

C. mang những cặp gen dị hợp không gây hại.

D. tất cả gen trong cơ thể đều có lợi.

Câu 25: Tại sao không dùng con lai F1 để làm giống?

A. Vì con lai F1 là cơ thể đồng hợp, nếu đem làm giống sẽ tạo ra các tổ hợp gen trội biểu hiện kiểu hình có hại.

B. Vì con lai F1 là cơ thể đồng hợp, nếu đem làm giống sẽ tạo ra các tổ hợp gen lặn biểu hiện kiểu hình có hại.

C. Vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem làm giống sẽ tạo ra các tổ hợp gen lặn biểu hiện kiểu hình có hại.

D. Vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem làm giống sẽ tạo ra các tổ hợp gen trội biểu hiện kiểu hình có hại.

Câu 26: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

A. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi.

B. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.

C. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi.

D. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.

Trang 3/4 - Mã đề 908

(4)

Câu 27: Loài xương rồng sa mạc có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 0oC đến 56oC, điểm cực thuận là 32oC. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Xương rồng sinh trưởng và phát triển kém ở nhiệt độ 32oC.

B. Xương rồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 0oC đến 56oC.

C. Xương rồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi khi nhiệt độ dưới 0oC và trên 56oC.

D. Trong khoảng từ 0oC đến 56oC xương rồng sẽ chết.

Câu 28: Phương pháp nào không dùng để duy trì ưu thế lai ở một số loài thực vật?

A. Chiết. B. Ghép cành. C. Vi nhân giống. D. Tự thụ phấn.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29 (2 điểm): Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: cây gỗ, gỗ mục, kiến, nhiệt độ, ánh sáng, rắn hổ mang, sâu ăn lá cây, thảm lá khô. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

Câu 30 (1 điểm): Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta có những biện pháp nào để tăng năng suất cây trồng?

--- (HẾT) --- (Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề)

Trang 4/4 - Mã đề 908

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

Thang đo sử dụng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của khách hàng đối với nông sản hữu cơ tại của hàng nông sản hữu cơ Susu Xanh Huế bao gồm 23 biến

- Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.. - Cách xây dựng khóa

giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với tất cả các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật.. Câu 18: Ánh sáng không ảnh hưởng đến hoạt

giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái hữu sinh.. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với môi

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón đến số lượng sinh vật hại chè và các loài thiên địch nhằm giảm thiểu hay hạn chế sự phát sinh và

Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng của phân hữu cơ thành phẩm Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học có tác dụng trong việc xử

Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự