• Không có kết quả nào được tìm thấy

53. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Gang Thép - Thái Nguyên (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "53. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Gang Thép - Thái Nguyên (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN THPT GANG THÉP

(Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 059 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (b) Sục khí F2 vào nước.

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.

(e) Cho Si vào dung dịch NaOH. (g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4. Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

Câu 42: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?

A. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. B. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.

C. Ngâm trong dung dịch HCl.

D. Ngâm trong dung dịch HgSO4.

Câu 43: Thuốc thử nào sau đây được dùng để nhận biết các dung dịch muối NaCl, FeCl2, FeCl3, MgCl2, AlCl3?

A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch H2SO4.

C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl.

Câu 44: Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dung dịch trên?

A. Dung dịch AgNO3/NH3. B. Nuớc Br2.

C. Cu(OH)2. D. Na kim loại.

Câu 45: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. CH3CHO. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C2H5OH.

Câu 46: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?

A. Thanh Fe có màu đỏ và màu xanh dung dịch nhạt dần.

B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu nâu đỏ.

C. Thanh Fe có màu trắng và màu xanh dung dịch nhạt dần.

D. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.

Câu 47: Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, ta có thể dùng chất nào sau đây?

A. Giấm ăn. B. Muối ăn bão hoà. C. Ancol etylic. D. Nước ozon.

Câu 48: Tại bệnh viện hay các viện dưỡng lão người ta hay trồng nhiều thông vì

A. Giúp tăng nồng độ oxi để không khí trong lành, quang cảnh xung quanh đẹp mắt hơn.

B. Tạo bóng mát cho bệnh viện.

C. Tạo ra một lượng nhỏ ozon có tính sát trùng làm không khí trong lành hơn.

D. Không vì lí do gì.

Câu 49: Dùng khí CO khử sắt (III) oxit, sản phẩm khử sinh ra có thể có những chất nào?

A. Fe, FeO và Fe3O4 và Fe2O3. C. Fe và FeO.

B. Fe. D. Fe, FeO và Fe3O4.

Câu 50: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo.

Hai loại axit béo đó là

A. C15H31COOH và C17H35COOH. B. C17H33COOH và C15H31COOH.

C. C17H31COOH và C17H33COOH. D. C17H33COOH và C17H35COOH.

Câu 51: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 13,44 khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

(2)

A. 21,6 gam Al va 9,6 gam Al2O3. B. 5,4 gam Al và 23,8 gam Al2O3. C. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3. D. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3.

Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75 : 1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76 gam O2 trong cùng điều kiện. Biết X chứa vòng benzen trong phân tử. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với X?

A. X không làm mất màu dung dịch Br2 nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 đun nóng.

B. X có thể trùng hợp thành PS.

C. X tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.

D. X tan tốt trong nước.

Câu 53: X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam khí cacbonic. Công thức của X là

A. C3H6(OH)2. B. C3H5(OH)3. C. C2H4(OH)2. D. C3H7OH.

Câu 54: Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl axetat, benzyl acrylat, anlyl axetat, metyl metacrylat, etyl fomat, triolein. Số chất trong dãy khi vừa tác dụng với dung dịch brom, vừa thủy phân trong dung dịch NaOH (dư) đun nóng sinh ra ancol là:

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 55: Có thể dùng bình bằng nhôm để chuyên chở các hóa chất nào sau đây A. Dung dịch KOH, NaOH. B. Dung dịch HCl, H2SO4.

C. Dung dịch HNO3 đặc, H2SO4 đặc. D. Dung dịch loãng HNO3, H2SO4.

Câu 56: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y.

Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là:

A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO. B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3. C. hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3. D. hỗn hợp Fe2O3 và BaSO4. Câu 57: Kim cương và than chì là các dạng

A. đồng hình của cacbon. B. đồng vị của cacbon.

C. đồng phân của cacbon. D. thù hình của cacbon.

Câu 58: Cho sơ đồ chuyển hoá:

INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2021/02/2010a8.png" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE

"http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2021/02/2010a8.png" \* MERGEFORMATINET

Tên của Z là

A. axit oleic. B. axit linoleic. C. axit stearic. D. axit panmitic.

Câu 59: Kim loại kiềm có thể được bảo quản bằng phương pháp nào sau đây?

A. Ngâm trong nước. B. Ngâm trong ancol.

C. Ngâm trong dầu hỏa. D. Ngâm trong dung dịch H2O2.

Câu 60: Este tạo bởi ancol no đơn chức mạch hở và axit no đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).

C. CnH2nO (n ≥ 2). D. CnH2nO2 (n ≥ 1).

Câu 61: Hoà tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,376 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 9,72. B. 3,24. C. 4,32. D. 5,40.

Câu 62: Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là

A. PVA. B. PVC. C. PP. D. PS.

Câu 63: Đồng trùng hợp đivinyl và acrylonitrin (vinyl clahua) thu được cao su Buna-N có công thức cấu tạo

A. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(CN)-CH2-)n. B. (-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-CH2-)n. C. (-CH2-CH2-CH=CH-CH(CN)-CH2-)n. D. (-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(CN)-CH2-)n.

Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn 14,48 gam hỗn hợp X chứa C3H6, C3H4, C4H8, C4H6 và H2 thu được khối lượng H2O là 20,16 gam. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X trên rối nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 18,1. Biết các chất trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ dung dịch Y vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

(3)

A. 0,2. B. 0,4. C. 0,1. D. 0,3.

Câu 65: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:

A. C2H6O2, C3H8O2. B. C2H6O, CH4O. C. C3H6O, C4H8O. D. C2H6O, C3H8O.

Câu 66: Dung dịch nào sau đây làm quì tím hoá đỏ?

A. Axit α-amino propionic. B. Axit phenic.

C. Axit 2,3-diamino butyric. D. Axit glutamic.

Câu 67: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. nâu đỏ. B. hồng. C. xanh tím. D. vàng.

Câu 68: Bột Cu có lẫn tạp chất là bột Zn và bột Pb. Dùng hóa chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất?

A. Dung dịch AgNO3 dư. B. Dung dịch CuCl2 dư.

C. Dung dịch Cu(NO3)2 dư. D. Dung dịch Pb(NO3)2 dư.

Câu 69: Cho 10 ml dung dịch HCl có pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất, thu được dung dịch có pH 4.

Giá trị của x là

A. 10 ml. B. 100 ml. C. 40 ml. D. 90 ml.

Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Fe trong khí O2 cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) tạo thành một oxit sắt. Công thức phân tử của oxit đó là công thức nào sau đây?

A. FeO. B. Không xác định được.

C. Fe3O4. D. Fe2O3.

Câu 71: Cho hỗn hợp X gồm Na, K, Ba tác dụng với O2, sau một thời gian, thu được 26,55 gam hỗn hợp Y (chứa 6,03% oxi về khối lượng). Hòa tan Y vào nước, thu được V lít khí H2 và 300ml dung dịch Z. Cho 200ml dung dịch H2SO4 1,5M vào Z, thu được 500ml dung dịch có pH = 1 và 23,3 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 10,64 lít CO2 vào 300ml Z thì thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m và V là A. 39,075 và 3,92. B. 26,151 và 5,04. C. 43,850 và 5,04. D. 45,850 và 3,92.

Câu 72: Hỗn hợp X chứa 3 peptit mạch hở, có tổng liên kết peptit là 7, được tạo bởi glyxin, alanin và valin. Trong đó có hai peptit cùng số mắt xích và tỉ lệ mol là 10 : 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,795 mol X cần dùng 144,72 gam O2, thu được CO2, H2O và N2, trong đó số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,085 mol.

Phần trăm khối lượng của peptit có phân tử khối nhỏ nhất trong hỗn hợp X là

A. 169,11. B. 78,18%. C. 87,18%. D. 68,29%.

Câu 73: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O dư thu được dung dịch X. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch X, qua quá trình khảo sát người ta lập được đồ thị như sau:

INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2018/03/DL01.png" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2018/03/DL01.png" \

* MERGEFORMATINET Giá trị của x là:

A. 0,025. B. 0,020. C. 0,040. D. 0,050.

Câu 74: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là

A. 8,88 gam. B. 13,92 gam. C. 6,52 gam. D. 13,32 gam.

Câu 75: Cho hỗn hợp bột A gồm Fe, Mg, Al2O3 và một oxit của kim loại X hóa trị 2 không đổi. Lấy 19,74 gam A cho tan hết trong dung dịch HCl thì thu được khí B. Đốt cháy hoàn toàn B bằng một thể tích không khí thích hợp, sau khi đưa về đktc thể tích còn lại 14,784 lít (biết trong không khí thể tích O2 chiếm

(4)

20%). Lấy 19,74 gam A cho tác dụng hết với HCl tạo ra H2, trong đó thể tích H2 do Mg tạo ra bằng 1,2 lần do Fe sinh ra. Lấy m gam Mg và m gam X cùng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thể tích khí H2 sinh ra do Mg nhiều hơn trên 2,5 lần do X sinh ra. Để hòa tan hoàn toàn lượng oxit trong 19,74 gam A phải dùng hết 60ml dung dịch NaOH 2,5M. Xác định phần trăm khối lượng của oxi kim loại X trong A?.

A. 12,16%. B. 31,69%. C. 12,31%. D. 18,47%.

Câu 76: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm: CuO, Al(OH)3, Na2CO3, MgCO3, Mg, Al và Fe (trong E thì CuO chiếm 27,1% về khối lượng) cần dùng dung dịch chứa 0,3262 mol HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X có chứa 6689m/3200 gam muối và 0,1 mol hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 là 5,2. Phần trăm khối lượng của Al(OH)3 trong E là

A. 25,3. B. 23,4. C. 25,2. D. 24,2.

Câu 77: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế isoamyl axetat (Y) theo sơ đồ hình vẽ dưới:

INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2019/04/chungcat.png" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE

"http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2019/04/chungcat.png" \* MERGEFORMATINET

Cho các phát biểu sau:

(1) Các chất điều chế trực tiếp Y gồm CH3-COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2-OH (2) Nước trong ống trên hình vẽ có tác dụng làm lạnh để ngưng tụ chất Y (3) Phản ứng trong bình cầu là phản ứng thuận nghịch

(4) Trong bình cầu cần thêm axit sunfuric đặc nhằm hấp thụ nước và xúc tác cho phản ứng (5) Chất lỏng Y được sử dụng làm hương liệu trong sản xuất bánh kẹo

(6) Có thể sử dụng giấm ăn (dung dịch CH3-COOH 2%) cho quá trình điều chế trên Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic và glixerol (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng oxi dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,7 mol Ba(OH)2 thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại thấy kết tủa xuất hiện. Cho 23,8 gam hỗn hợp X tác dụng với 300 ml KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn có khối lượng là

A. 16,6 gam. B. 27,8 gam. C. 22,2 gam. D. 30,8 gam.

Câu 79: Đốt cháy hoàn toàn 12,78 gam hỗn hợp E (gồm X (CnH2n-8O2), Y, Z có cùng công thức tổng quát CmH2m-2O4 (MY < MZ)), thu được 0,555 mol CO2 và 7,56 gam H2O. Mặt khác, cho 0,06 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH, thu được hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và 10,02 gam hỗn hợp T chứa 3 muối (mỗi phân tử chứa không quá 7 nguyên tử cacbon). Cho hỗn hợp hai ancol vào bình chứa Na dư thì có 1,008 lít khí thoát ra và khối lượng bình Na tăng 2,85 gam. Phần trăm khối lượng của Z trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 69%. B. 46%. C. 16%. D. 66%.

Câu 80: Cho các phát biểu sau:

(1) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit nhưng xenlulozơ có thể kéo thành sợi, còn tinh bột thì không.

(2) Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (mì chính hay bột ngọt).

(5)

(3) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài, không phân nhánh.

(4) Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

(5) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.

(6) Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit (chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) có (n - 1) liên kết peptit.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41B 42D 43C 44C 45D 46A 47A 48C 49D 50D

51C 52A 53B 54C 55C 56D 57D 58C 59C 60A

61C 62B 63A 64D 65D 66D 67C 68C 69D 70C

71A 72B 73A 74B 75C 76B 77A 78B 79A 80D

Câu 41:

(a) SO2 + H2S —> S + H2O (b) F2 + H2O —> O2 + HF

(c) KMnO4 + HCl —> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O (d) CO2 + NaOH —> Na2CO3 + H2O

(e) Si + H2O + NaOH —> Na2SiO3 + H2

(g) Na2SO3 + H2SO4 —> Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 42:

Ăn mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học nên A, D nhanh hơn B, C.

Cặp điện cực có tính khử càng chênh lệch thì cực âm bị ăn mòn càng mạnh —> D ăn mòn mạnh hơn A vì Hg có tính khử yếu hơn Cu.

Câu 43:

Dùng dung dịch NaOH dư để nhận biết:

+ Có kết tủa keo trắng, sau tan là AlCl3 + Có kết tủa trắng là MgCl2

+ Có kết tủa trắng xanh là FeCl2 + Có kết tủa nâu đỏ là FeCl3 + Không có kết tủa là NaCl

Câu 44:

Dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, sau đó đun nóng:

+ Phức xanh lam ở nhiệt độ thường, có kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là glucozơ.

+ Phức xanh lam ở nhiệt độ thường, không thay đổi khi đun nóng là glyxerol.

+ Không có hiện tượng gì ở nhiệt độ thường, có kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là fomanđehit.

+ Không có hiện tượng gì ở cả nhiệt độ thường và khi đun nóng là etanol.

Câu 45:

(6)

Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và C2H5OH:

C6H12O6 —> 2CO2 + 2C2H5OH

Câu 46:

Hiện tượng: Thanh Fe có màu đỏ (do Cu bám vào) và màu xanh dung dịch nhạt dần (do Cu2+ giảm dần):

Fe + Cu2+ —> Fe2+ + Cu

Câu 47:

Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, ta có thể dùng giấm ăn.

Mùi tanh do một số amin gây ra, giấm ăn chứa axit CH3COOH sẽ chuyển amin thành dạng muối tan, dễ bị rửa trôi nên mùi tanh giảm.

Câu 48:

Tại bệnh viện hay các viện dưỡng lão người ta hay trồng nhiều thông vì thông tạo ra một lượng nhỏ ozon có tính sát trùng làm không khí trong lành hơn.

Câu 49:

Có thể tạo 3 sản phẩm khử với số oxi hóa của Fe thấp hơn +3 là Fe, FeO và Fe3O4.

Câu 50:

nC3H5(OH)3 = 0,5 —> n(RCOO)3C3H5 = 0,5

—> M = 888

—> 3R = 715

Vậy tổng 3 gốc axit béo là 715, trung bình là R = 238,3

Dễ thấy C17H33- = 237 và C17H35- = 239 thỏa mãn do 237 + 239.2 = 715

—> Cặp axit béo là C17H33COOH và C17H35COOH.

Câu 51:

Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + 1,5H2 Al2O3 + 2NaOH —> 2NaAlO2 + H2O nH2 = 0,6 —> nAl = 0,4 —> mAl = 10,8

—> mAl2O3 = 31,2 – 10,8 = 20,4

Câu 52:

nCO2 : nH2O = 1,75 : 1 —> C : H = 7 : 8 n hiđrocacbon = nO2 = 0,055 —> M = 92

—> X là C7H8 (X là toluen: C6H5-CH3)

A đúng, C6H5-CH3 không tác dụng với dung dịch Br2 nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 đun nóng:

C6H5CH3 + KMnO4 —> C6H5COOK + KOH + MnO2 + H2O

Câu 53:

nCO2 = 0,15 —> Số C = 3 nH2O = nCO2 + nX = 0,2

Bảo toàn O —> nO(X) = 0,15 —> Số O = 3

(7)

Vậy X là C3H8O3 hay C3H5(OH)3.

Câu 54:

phenyl axetat

CH3COOC6H5 + NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O vinyl axetat

CH3COOCH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH3CHO benzyl acrylat

CH2=CH-COO-CH2C6H5 + NaOH —> CH2=CH-COONa + C6H5CH2OH anlyl axetat:

CH3COO-CH2-CH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH2=CH-CH2OH metyl metacrylat

CH2=C(CH3)-COOCH3 + NaOH —> CH2=C(CH3)-COONa + CH3OH etyl fomat

HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH triolein

(C17H33COO)3C3H5 + NaOH —> C17H33COONa + C3H5(OH)3

Câu 55:

Có thể dùng bình bằng nhôm để chuyên chở các hóa chất: dung dịch HNO3 đặc, H2SO4 đặc vì Al thụ động trong 2 axit đặc này.

Câu 56:

X chứa Al2(SO4)3, FeSO4, H2SO4 dư Y gồm Fe(OH)2, BaSO4

Z gồm Fe2O3, BaSO4.

Câu 57:

Kim cương và than chì là hai đơn chất khác nhau của cùng nguyên tố cacbon —> Đây là hai dạng thù hình của cacbon.

Câu 58:

(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 C17H35COONa + HCl —> C17H35COOH + NaCl

—> Z là axit stearic.

Câu 59:

Để bảo quản kim loại kiềm, người ta phải ngâm kim loại kiềm trong dầu hỏa vì kim loại kiềm không tác dụng với dầu hỏa và chìm trong dầu hỏa tạo thành lớp ngăn cách với môi trường ngoài.

Câu 61:

2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2

nH2 = 0,24 —> nAl = 0,16 —> mAl = 4,32 gam

(8)

Câu 64:

mY = mX = 14,48 và MY = 18,1.2 = 36,2 —> nY = 0,4 nH2O = 1,12 —> nCO2 = (mY – mH)/12 = 1,02

nY = (nH2O + nBr2) – nCO2 —> nBr2 = 0,3

Câu 65:

nM = nH2O – nCO2 = 0,125

—> Số C = nCO2/nM = 2,4

Khi nM = 0,25 thì nH2 < 0,15 —> M đơn chức.

—> C2H6O và C3H8O

Câu 68:

Dùng dung dịch Cu(NO3)2 dư sẽ loại bỏ được tạp chất vì:

Zn + Cu2+ —> Zn2+ + Cu Pb + Cu2+ —> Pb2+ + Cu

Không dùng AgNO3 vì tạo tạp chất mới là Ag, không dùng CuCl2 vì tạo tạp chất mới là PbCl2, không dùng Pb(NO3)2 vì không loại được Pb.

Câu 69:

Trước khi pha loãng:

pH = 3 —> [H+] = 0,001 —> nH+ = 10^-5 Sau khi pha loãng:

pH = 4 —> [H+] = 10^-4

Lượng H+ vẫn không đổi là 10^-5 nên V = 10^-5/10^-4 = 0,1 lít = 100 ml

—> x = 100 – 10 = 90 ml

Câu 70:

nFe = 0,3; nO = 2nO2 = 0,4

—> nFe : nO = 3 : 4 —> Oxit là Fe3O4

Câu 71:

nO = 26,55.6,03%/16 = 0,1

—> mX = mY – mO = 24,95 nH2SO4 = 0,3 —> nH+ = 0,6

pH = 1 —> [H+] = 0,1 —> nH+ dư = 0,05

—> nOH-(Z) = nH+ phản ứng = 0,6 – 0,05 = 0,55 nOH- = 2nO + 2nH2 —> nH2 = 0,175

—> V = 3,92 lít

nBaSO4 = 0,1 < nSO42- nên Ba2+ đã kết tủa hết

—> Z chứa nBa2+ = 0,1

nCO2 = 0,475 và nOH- = 0,55 —> Tạo CO32- (0,075) và HCO3- (0,4)

—> nBaCO3 = 0,075 và dung dịch còn lại chứa Na+, K+, Ba2+ dư và HCO3- (0,4) m chất tan = (mX – 0,075.137) + mHCO3- = 39,075

(9)

Câu 72:

Quy đổi X thành C2H3ON (a), CH2 (b) và H2O (0,795) nO2 = 2,25a + 1,5b = 4,5225

nCO2 – nH2O = (2a + b) – (1,5a + b + 0,795) = 0,085

—> a = 1,76; b = 0,375

—> mX = 119,88

Số N = a/0,795 = 2,21 —> Có đipeptit.

Tổng -CONH- là 7 —> Tổng N là 10

Có 2 mắt xích có cùng số mắt xích nên có 2 trường hợp:

(Bấm hệ nN, nX và tỉ lệ mol 10 : 7 để tính số mol các peptit)

TH1: (Gly)2.xCH2 (0,71 mol), (Gly)4.yCH2 (0,05 mol) và (Gly)4.zCH2 (0,035 mol) nCH2 = 0,71x + 0,05y + 0,035z = 0,375

—> 142x + 10y + 7z = 75

—> x = 0, y = 4, z = 5 là nghiệm duy nhất

—> %(Gly)2 = 78,18%

TH2: (Gly)2.xCH2, (Gly)2.yCH2 và (Gly)6.zCH2 (Làm tương tự) Bản word phát hành từ website Tailieuchuan.vn

Câu 73:

X chứa nCa(OH)2 = nCaO = 0,2

Khi nCO2 = x —> nCaCO3 = x và Ca(OH)2 dư.

Khi nCO2 = 15x —> nCaCO3 = x và nCa(HCO3)2 = 0,2 – x Bảo toàn C:

nC = 15x = x + 2(0,2 – x)

—> x = 0,025

Câu 74:

nMg = 0,09 & nNO = 0,04

Bảo toàn electron: 2nMg = 3nNO + 8nNH4NO3

—> nNH4NO3 = 0,0075

—> m muối = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 13,92

Câu 75:

nN2 = 0,66 —> nO2 = nN2/4 = 0,165

nFe = a; nMg = 1,2a —> nH2 = a + 1,2a = 0,165.2

—> a = 0,15

—> m oxit trong A = mA – mMg – mFe = 7,02 nMg > 2,5nX ⇔ m/24 > 2,5m/X —> X > 60

Nếu chỉ Al2O3 tan trong NaOH thì nAl2O3 = nNaOH/2 = 0,075

—> mAl2O3 = 7,65 > 7,02: Vô lý. Vậy XO cũng tan trong NaOH.

Đặt nAl2O3 = u và nXO = v

—> 102u + v(X + 16) = 7,02 nNaOH = 2u + 2v = 0,15

(10)

Khi u = 0 thì X = 77,6 —> u > 0 thì X < 77,6

Vậy 60 < X < 77,6, vì XO tan trong dung dịch NaOH nên chọn X = 65: X là Zn

—> u = 0,045; v = 0,03

—>%ZnO = 12,31%

Câu 76:

T gồm CO2 (0,02) và H2 (0,08) Đặt nCuO = a và nAl(OH)3 = b mCuO = 80a = 27,1%m

nHCl = 2a + 3b + 0,02.2 + 0,08.2 = 0,3262 m muối = m kim loại + mCl-

⇔ m – 16a – 17.3b – 0,02.60 + 0,3262.35,5 = 6689m/3200

—> a = 0,0271; b = 0,024; m = 8

—> %Al(OH)3 = 78b/8 = 23,4%

Câu 77:

(1) Đúng (2) Đúng (3) Đúng (4) Đúng

(5) Đúng, Y là thành phần của dầu chuối (tạo hương chuối)

(6) Sai, phải hạn chế tối đa sự có mặt H2O trong bình 1 để phản ứng tạo este thuận lợi.

Câu 78:

nBaCO3 = 0,5 —> nBa(HCO3)2 = 0,7 – 0,5 = 0,2

—> nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,9

nC2H3COOH = nC2H5COOH —> Gộp thành C4H8(COOH)2 X gồm C4H8(COOH)2 (a) và C3H5(OH)3 (b)

mX = 146a + 92b = 23,8 nCO2 = 6a + 3b = 0,9

—> a = b = 0,1

nC4H8(COOH)2 = 0,1 và nKOH = 0,3 —> Chất rắn gồm C4H8(COOK)2 (0,1) và KOH dư (0,1)

—> m rắn = 27,8 gam

Câu 79:

Trong phản ứng đốt cháy: Đặt nX = u và nY + nZ = v nCO2 = nu + mv = 0,555

nH2O = u(n – 4) + v(m – 1) = 0,42 mE = u(14n + 24) + v(14m + 62) = 12,78

—> u = 0,015; v = 0,075

—> nE = 0,09 và ME = 142

Xà phòng hóa 0,06 mol E (ứng với mE = 0,06.142 = 8,52) nH2 = 0,045 —> Ancol dạng R(OH)r (0,09/r mol)

m tăng = (R + 16r).0,09/r = 2,85

(11)

—> R = 15,67r

1 < r < 2 —> 15,67 < R < 31,34

Hai ancol cùng C nên các gốc hơn kém 1 đơn vị

—> C2H5OH (0,01) và C2H4(OH)2 (0,04)

Y, Z tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 và nE : nNaOH = 1 : 2 nên X là este của phenol.

Bảo toàn khối lượng:

mE + mNaOH = m muối + mAncol + mH2O

—> nH2O = 0,02

nE = 0,06 nên nếu E gồm A(COOC2H5)2 (0,005) và (BCOO)2C2H4 (0,04) và RCOOP (0,015) thì nH2O

= 0,015: Vô lý Vậy E gồm:

C2H5-OOC-A-COOH: 0,01 mol (BCOO)2C2H4: 0,04 mol BCOOP: 0,01 mol

Các muối gồm A(COONa)2 (0,01), BCOONa (0,09) và PONa (0,01) m muối = 0,01(A + 134) + 0,09(B + 67) + 0,01(P + 39) = 10,02

—> A + 9B + P = 226

—> A = 14, B = 15, P = 77 hoặc A = 0, B = 15, P = 91 Trong cả 2 trường hợp thì Z đều là (CH3COO)2C2H4 (0,04)

—> %Z = 68,54%

Câu 80:

(1) Đúng

(2) Sai, muối mononatri glutamat mới được dùng làm gia vị thức ăn.

(3) Sai, chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C, khoảng từ 12 – 24C và không phân nhánh.

(4) Đúng, hiđro hóa hoàn toàn triolein (C17H33COO)3C3H5 hoặc trilinolein (C17H31COO)3C3H5 đều thu được tristearin (C17H35COO)3C3H5.

(5) Sai, cao su có tính đàn hồi.

(6) Đúng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 89,86 gam muối sunfat trung hòa và 3,36 lít khí X gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa

Lọc tách kết tủa, đun nóng phần dung dịch cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,7 gam kết tủa nữa.. Sau khi hản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giản

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắnA. Giá trị m tối

Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắn.. Amino axit là

Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic và glixerol (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axitcacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp

Câu 77: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước sau:.. Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1