• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17 Ngày soạn: Ngày 27/12/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 30/12 /2019 1C- Tiết 1; 1B- Tiết 3 Thứ 4/ 1/1 /2020 1A- Tiết 2

Bài 17: Vẽ tranh NGÔI NHÀ CỦA EM

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết cách tìm hiểu nội dung đề tài.

- Học sinh biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà.

- Tập vẽ bức tranh có hình ngôi nhà.

- Yêu ngôi nhà của mình có ý thức vệ sinh nhà cửa II. Đồ dùng dạy- học:

GV: Ba bức tranh có ngôi nhà và cây. Hình minh hoạ cách vẽ nhà, cây. Bài vẽ của học sinh năm trước.

HS : Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.

III. Các hoạt đông dạy - học:

1.Tổ chức lớp. (1’’) 2.Kiểm tra bài cũ: ( 2’) - Nêu cách vẽ lọ hoa?

-Gv gọi 1 hs trả lời sau đó nhận xét.

3.Bài mới:

* Giới thiệu bài (1’) Cho cả lớp hát 1 bài hát về ngôi nhà.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tìm hiểu nội dung đề tài ( 5’)

- Giới thiệu các tranh hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

- Bức tranh này có những hình ảnh gì?

- Em hãy kể tên những phần chính của ngôi nhà?

- Nhà dùng để làm gì?

- Em có yêu ngôi nhà của em không? - Em đã làm gì để ngôi nhà của em thêm đẹp?

- Ngoài ngôi nhà, tranh còn vẽ thêm những gì?

- Trong tranh có những màu sắc chính gì?

- Màu sắc của những ngôi nhà có giống nhau hay không?

*GV tóm tắt: Để vẽ được ngôi nhà đẹp các em cần quan sát và nhớ lại hình ảnh, màu sắc của ngôi nhà và khung cảnh xung quanh mà mình thích. Em có thể

+Quan sát- Trả lời câu hỏi.

+ Tranh vẽ những ngôi nhà, cây,..

+ Mái nhà, tường nhà, cửa sổ và cửa ra vào

+ Để ở, che mưa, nắng, gió + Quét dọn, lau chùi nhà cửa + Cây cối, mây, ông mặt trời,…

+ Nâu, đỏ, xanh, vàng,..

+ Khác nhau

- Hs lắng nghe.

(2)

vẽ 1 - 2 ngôi nhà khác nhau, vẽ thêm cây, đường đi...và vẽ màu theo ý thích.

Chú ý sắp xếp hình vẽ nhà, cây sao cho cân đối, thuận mắt.

2.Cách vẽ: (5’)

Gv hướng dẫn cách vẽ lên bảng:

- Vẽ hình ngôi nhà cân đối với khổ giấy: Vẽ mái nhà, tường nhà, cửa ra vào.

- Vẽ thêm hình phụ: Cây, ông mặt trời, mây, bờ rào,…

- Vẽ màu vào hình ngôi nhà, cây, màu nền,..

+ Lưu ý: Vẽ màu nhẹ nhàng, không vẽ nhoèn màu ra ngoài, vẽ màu sắc khác nhau có đậm có nhạt.

- Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ.

3. Thực hành ( 17’)

- Gv đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở hs vẽ bài;

- Hs quan sát.

- 3 hs nhắc lại cách vẽ.

+ HS tập vẽ bức tranh có hình ngôi nhà vào vở bài tập.

4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- GV hướng dẫn HS nhận xét những bài vẽ đẹp về:

+ Hình, màu

+ Cách sắp xếp các hình ảnh.

- Gv nhận xét chung tiết học.

5.Dặn dò HS: ( 1’)

- Quan sát cảnh nơi mình ở Ngày soạn: 27/ 12/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 30/ 12/ 2019 2D- T2 Thứ 4 /1/ 1/ 2020 2A- T4

Thứ 6/3/ 1/ 2020 2B- T1; 2C-T3

Bài 17: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ

(Tranh Phú quý, Gà mái)

I. Mục tiêu

(3)

+ Hs bình thường:

- Học sinh làm quen, tiếp xúc tranh dân gian Việt Nam.

-Tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian.

- Yêu thích tranh dân gian.

+ Hs khuyết tật:

- Với sự gợi ý, giúp đỡ của gv, hs tập nêu một số hình ảnh trong tranh dân gian

II. Chuẩn bị:

- GV: - Máy tính, máy chiếu, phông chiếu. Tranh Phú quý, gà mái. Một số tranh dân gian khác.

- HS :- Vở tập vẽ 2

III. Hoạt động dạy – học:

1.Tổ chức lớp. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp.

2.Kiểm tra đồ dùng.( 1’)

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.

3.Bài mới Giới thiệu bài ( 1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT Hoạt động của HSKT 1. Giới thiệu vài nét về tranh dân gian VN

( 7’)

- GVgiới thiệu một số tranh dân gian trên phông chiếu và gợi ý HS nhận biết : +Tranh dân gian là loại tranh thường có nội dung phản ánh cảnh sinh hoạt của nhân dân, được lưu truyền lâu đời và rộng rãi trong dân gian.

+ Tranh dân gian có giá trị nghệ thuật truyền thống cao, các em cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc

+ Có 3 dòng tranh dân gian tiêu biểu đó là:

Dòng tranh Hàng trống: Thường dành cho giới thượng lưu. Dòng tranh làng sinh: Đến nay dòng tranh này gần như bị mai một.

Dòng tranh tiêu biểu nhất là dòng tranh Đông Hồ: vì dòng tranh này khá gần gũi với người dân Việt Nam nhất là nhân dân lao động.

+ Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời, thường được treo vào dịp tết nên còn gọi là tranh tết.

+ Tranh do các nghệ nhân làm Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

+HS quan sát tranh - Lắng nghe

+HS quan sát tranh - Lắng nghe

(4)

sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ (khắc bản nét, bản mảng màu) trên mặt gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công (in bằng tay) mỗi màu là một ván in, cuối cùng in nét màu đen..

+ Tranh dân gian Đông Hồ thường phản ánh các đề tài gần gũi với nhân dân lao động như: Lao động, sản xuất, lễ hội, chúc tụng, phê phán tệ nạn xã hội, lịch sử,…

2. Xem tranh ( 20’)

- GV giới thiệu tranh trên phông chiếu, cho HS xem tranh và đặt câu hỏi:

*Tranh Phú quý:

- Tranh có những hình ảnh nào ? + Hình ảnh chính trong bức tranh ? + Hình em bé được vẽ như thế nào?

+ Ngoài hình ảnh em bé, trong tranh còn có hình ảnh nào?

+ Hình con vịt được vẽ như thế nào?

+ Màu sắc của những hình ảnh này ? - Giáo viên nhấn mạnh: Tranh Phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý.

* Tranh Gà mái

- Yêu cầu hs quan sát tranh

+ Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ? + Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào ? + Những màu nào có trong tranh ? GV nhấn mạnh: Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang chạy quây quần quanh gà mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đàn con.

Bức tranh nói lên sự yên vui của "gia đình" nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân..

-Xem tranh- Trả lời

- Lắng nghe

- Xem tranh và trả lời:

- Lắng nghe

-Xem tranh- tập trả lời

- Lắng nghe

- Xem tranh và tập trả lời:

- Lắng nghe

3. Nhận xét,đánh giá.( 3’)

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi học sinh tích cực phát biểu.

4. Dặn dò: ( 1’)

- Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian.

- Sưu tầm tranh thiếu nhi.

(5)

Ngày soạn: 29/12/2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 1/1/2020 3C- T1; 3A -T3 Thứ 6 ngày 3/1/2020 3B -T2

Bài 17: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI CÔ, CHÚ BỘ ĐỘI

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- Học sinh biết cách tìm hiểu nội dung đề tài.

- Hiểu đề tài Chú bộ đội.

- Biết cách vẽ tranh đề tài Chú bộ đội.

- Tập tranh đề tài Chú bộ đội - Học sinh yêu qúy chú bộ đội.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của gv, hs tập vẽ hình ảnh chú bộ đội đơn giản.

II. Chuẩn bị:

GV: - Tranh, ảnh về đề tài bộ đội.

- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.

III. Hoạt động dạy-học:

1.Tổ chức lớp. (1’) 2.Kiểm tra đồ dùng ( 1’) 3.Bài mới:

Giới thiệu bài ( 1’)

Cho hs hát bài hát về đề tài chú bộ đội, từ đó liên hệ cho học sinh biết nhiệm vụ của các chú bộ đội qua đó giáo dục cho các em bết yêu quý các chú bộ đội.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT + HS Hà Anh

Hoạt động của HSKT 1. Tìm, chọn nội dung đề tài ( 5’)

- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận biết:

- Tranh vẽ về đề tài cô, chú bộ đội thường có hình ảnh chính nào?

- Trang phục của các cô, chú bộ đội như thế nào ?

- Trang bị, vũ khí và phương tiện quân đội gồm có những gì ?

- Tranh vẽ về đề tài quân đội có những nội dung nào?

- Em hãy chọn nội dung vẽ tranh đề tài cô, chú bộ đội?

+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Cô, chú bộ đội

+Mũ, quần, áo thường có màu xanh. khác nhau dựa vào các binh chủng

+ Súng, xe, pháo, tàu chiến, máy bay.

+Bộ đội tập luyện, hành quân, chiến đấu chống quân xâm lược,

+Chân dung, bộ đội với thiếu nhi, đứng gác, gặt lúa,…

+ HS quan sát và lắng nghe

(6)

2. Cách vẽ tranh ( 6’)

- GV yêu cầu HS chọn nội dung vẽ tranh.

- Gợi ý HS cách vẽ: Gv vẽ lên bảng theo các bước:

+ Chọn nội dung vẽ tranh

+ Phân mảng chính, phụ trong tranh + Vẽ hình ảnh chính trước.

+ Vẽ hình phụ.

+ Sửa hình cho cân đối, rõ nội dung, vẽ màu. Vẽ màu. Thường là màu xanh phù hợp với màu sắc quân đội.

Phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt.

- Gv cho học sinh tham khảo tranh của học sinh các lớp trước để tạo niềm tin cho các em.

- Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ.

3. Thực hành ( 17’)

- Quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa khi cần thiết.

- Chọn nội dung

- HS quan sát và nắm được cách vẽ:

- Vẽ hình ảnh chính là chú bộ đội

- Vẽ hình ảnh phụ: Xe, vũ khí, cây cối, núi…

- Quan sát

- 3 hs nhắc lại cách vẽ - Tập vẽ tranh về đề tài Chú bộ đội

+ HS quan sát và lắng nghe

- Vẽ theo hướng dẫn và giúp đỡ của cô giáo

4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- GV cùng HS nhận xét, xếp loại bài vẽ về: Nội dung, hình ảnh, màu sắc.

- GV nhận xét chung giờ học.

5.Dặn dò HS. ( 1’) -Về nhà quan sát cái lọ hoa - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.

Ngày soạn : 28/12/2019

(7)

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 31/ 12 /2019 4C-T1 Thứ 5 ngày 2/1/2020 4A- T2; 4B-T3

Bài 17: Vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

- Học sinh biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó.

- Học sinh biết cách trang trí hình vuông.

- Học sinh trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài.

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.

+ Hs khuyết tật:

- Tập trang trí hình vuông đơn giản với sự giúp đỡ của giáo viên.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, hình minh họa.

- HS : - SGK, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III/ Hoạt động dạy - học 1.Tổ chức lớp. (2’) 2.Kiểm tra đồ dùng.(1’) 3.Bài mới:

*Giới thiệu bài ( 1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+ Hs Hà Anh

Hoạt động của HSKT 1.Quan sát, nhận xét ( 5’)

- Gv giới thiệu một số bài trang trí hình vuông:

+ Mảng chính được vẽ ở đâu?

+ Mảng phụ được vẽ ở đâu?

+ Mảng chính, phụ được vẽ bằng những họa tiết gì?

+ Vị trí và kích thước của hoạ tiết chính so với hoạ tiết phụ?

+ Màu sắc của những hoạ tiết giống nhau?

-Nhận xét câu trả lời của hs và bổ sung thêm

2.Cách trang trí hình vuông ( 6’)

- Nêu cách trang trí hình vuông?

- GV nhận xét và hướng dẫn qua các bước:

+ Kẻ hình vuông cho phù hợp.

Kẻ trục.

+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí

+Vẽ phác hoạ tiết chính trước,

+ HS quan sát tranh và trả lời:

- ở giữa

- Ở bốn góc xung quanh - Họa tiết hoa, lá..

- To hơn hoạ tiết phụ và được trang trí ở giữa

- Hoạ tiết giống nhau tô cùng màu.

- Lắng nghe

- Quan sát trong SGK- nêu

+ HS quan sát, lắng nghe

- Lắng nghe

- Quan sát

(8)

hoạ tiết phụ sau.

+ Vẽ chi tiết và vẽ màu tự chọn.

Nên vẽ từ 3 đến 5 màu.

- Yêu cầu hs nhắc lại cách trang trí.

- Giáo viên cho xem một số bài trang trí hình của lớp trước để các em học tập cách trang trí.

3. Thực hành: ( 17’)

- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh vẽ bài:

- Quan sát gv vẽ trên bảng

- Nhắc lại.

- Tham khảo bài vẽ của các hs lớp trước.

- Vẽ bài theo hướng dẫn

- Quan sát gv vẽ trên bảng

- Lắng nghe - Quan sát

- Vẽ bài theo hướng dẫn

4. Nhận xét,đánh giá ( 3’)

- Giáo viên cùng học sinh tìm chọn một số bài vẽ có những ưu điểm và nhược điểm điển hình để cùng đánh giá, xếp loại về:

+ Cách vẽ hoạ tiết.

+ Màu sắc.

- Gv nhận xét chung tiết học.

5. Dặn dò: ( 1’)

- Quan sát hình dáng, màu sắc của các loại lọ và quả.

Ngày soạn: 28/ 12 / 2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 31 /12/2019 5C- T1 Thứ 4 ngày 1/ 1/ 2020 5A- T3 Thứ 5 ngày 2/1/2020 5B- T5

Bài 17 : Thường thức mĩ thuật XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN

I. Mục tiêu:HSBT+ HS Phương Linh

- HS hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

- HS tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.

- HS có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn.

II.Chuẩn bị:

GV - Tranh Du kích tập bắn, SGV, SGK

- Ứng dụng các thiết bị của Phòng học thông minh HS - Vở tập vẽ 5

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Tổ chức lớp ( 1’)

(9)

2. Kiểm tra bài cũ:(2,) - Đồ dùng học tập

- Nêu cách vẽ theo mẫu có hai vật mẫu ? - GV gọi 2 hs trả lời sau đó nhận xét.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: (1,)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HSBT+

HS Phương Linh 1. Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ

Nguyễn Đỗ Cung. ( 10’)

GV chiếu mục 1- SGK trên phông chiếu. Yêu cầu HS đọc mục 1-SGK và trả lời câu hỏi:

- Nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung ?

- Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung ?

- Ông có đóng góp gì cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam ?

- GVbổ sung: - SGV- 72

Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá V ( 1929- 1934) trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội hoạ vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc.

- Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ (1946)

- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ đã cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ, kịp thời sáng tác, góp công sức vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Bức tranh Du kích tập bắn ra dời trong hoàn cảnh đó.

2. Xem tranh Du kích tập bắn ( 17’) Gv giới thiệu tranh trên phông chiếu.

Gửi phiếu câu câu hỏi vào máy tính bảng cho học sinh. Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo nhóm các câu hỏi sau:

- Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? - Tư thế của các nhân vật ra sao ? - Hình ảnh phụ của bức tranh là những

- 2 HS đọc mục 1 sgk.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

- Hs thành lập nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm các câu hỏi gv đưa.

(10)

hình ảnh nào ?

- Tranh vẽ bằng chất liệu gì ?

- Em có thích bức tranh này không?Vì sao ?

- Có những màu chính nào trong tranh ?

- Yêu cầu các nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung.

- Yêu cầu hs nêu cảm nhận về bức tranh:

GV tóm tắt lại:

(Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế khác nhau rất sinh động: Người bò, người trườn, người ngồi như chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào. Phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời tạo cho bố cục chặt chẽ, sinh động.

Màu vàng của nền đất, màu xanh thẫm của nền trời, màu trắng bạc của mây diễn tả cái nắn chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ; Màu sắc có đậm, nhạt rõ ràng)

GVKL: Đây là một tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng.

(SGV- 73)

- Yêu cầu HS xem một số tranh khác của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung: Bộ đội Nam tiến .

- Cho hs thi giới thiệu tranh.

- GV cùng hs nhận xét.

- Đại diện các nhóm trả lời.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS nêu cảm nhận riêng.

- lắng nghe

- Lắng nghe - Xem tranh

- Hs tham gia thi.

3. Nhận xét, đánh giá ( 2’)

- Nhận xét chung tiết học. Động viên hs tích cực xây dựng bài 4. Dăn dò: ( 1’)

- Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật

- Quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí : cái khăn, thảm...

Ngày soạn: 21/12/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 24/12/2019 3B- T3

TIẾT 17: CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ

I. Mục tiêu:

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

(11)

- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng, cân đối.

- HS khéo tay: Kẻ, cắt dán được chữ VUI VẺ, các nét chữ thẳng và đều nhau.

Chữ dán phẳng, cân đối.

- HS yêu thích cắt, dán chữ.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Mẫu chữ Vui Vẻ cắt đã dán và mẫu chữ Vui Vẻ cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ Vui Vẻ.

- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1') 2. KT đồ dùng học tập ( 1') 3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài ( 1')

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 1. Quan sát nhận xét ( 5')

- GV giới thiệu mẫu các chữ Vui Vẻ và hướng dẫn HS quan sát nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ.

- Nêu cách kẻ, cắt các chữ V, U. I, E - GV nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ.

2. Hướng dẫn cách thực hiện ( 7')

* Bước 1: Kẻ, cắt các chữ Vui Vẻ và dấu hỏi (?) – SGV tr. 226.

* Bước 2: Dán thành chữ Vui Vẻ – SGV tr.227.

3. Thực hành ( 17')

- GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt chữ V.

U. I. E và dấu ?

- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.

- Gv lưu ý cho học sinh: Khi dán chữ các chữ cái cách nhau bằng 1/3 độ rộng của một chữ cái. Khoảng cách chữ VUI cách chữ VẺ là bằng 2/3 độ rộng của một chữ cái.

4. Nhận xét- đánh giá (3')

- GV gợi ý cho Hs đánh giá sản phẩm thực hành của bạn.

- GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS và khen ngợi những em làm được

- HS quan sát chữ mẫu.

- Nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ.

- Nêu cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E - Lắng nghe, quan sát

- Quan sát- lắng nghe

- Thực hành

- Nhận xét, đánh giá - Lắng nghe

(12)

sản phẩm đẹp.

* Dặn dò: ( 1')

- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.

- Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau

- Lắng nghe

Ngày soạn: 28/12/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 31/ 12/ 2019 4C- T2; 4B- T3 Thứ 5 ngày 2/1/2020 4A- T1

TIẾT 17: CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( 3) TIẾT 17: CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( 3)

I. Mục tiêu:

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

- Rèn luyện cho học sinh tính kiên trì, bèn bỉ khi thực hành.

- Yêu thích sản phẩm do mình làm ra.

+ Hs khuyết tật:

- Tập cắt sản phẩm với sự hướng dẫn của gv.

- Tập cắt sản phẩm với sự hướng dẫn của gv.

II. Đồ dùng dạy học:

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: các mẫu khâu, thêu đã học, bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu.

- Học sinh: Dụng cụ cắt khâu, thêu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp : ( 1') 2. Kiểm tra bài cũ ( 3')

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - GV nhận xét

3. Giới thiệu bài: ( 1')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT Hoạt động của HSKT 1. Thực hành : (25’)

- Yêu cầu hs chọn sản phẩm thực hành.

- Sản phẩm chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật căt, khâu, thêu đã học.

- GV gợi ý: Khâu khăn vuông bằng các mũi khâu thường hoặc mũi khâu đột thưa. Khâu , thêu túi dây đựng bút, Váy áo búp bê, gối ôm...

- Hs chọn

- Hs lắng nghe

- Hs thực hành với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.

Hs tập cắt sản phẩm đơn giản.

(13)

-Giáo viên quan sát hướng dẫn hs thực hành

2. Nhận xét - đánh giá: (3’) - Giáo viên cùng hs nhận xét một số sản phẩm của hs vừa thực hiện - Gv nhận xét tiết học

3. Dặn dò: (2’)

- Nhắc học sinh chuẩn bị dụng cụ cho giờ sau

- Hs thực hành

- Nhận xét - Lắng nghe

- Lắng nghe- ghi nhớ

- Lắng nghe

- Lắng nghe Ngày soạn: 28/12/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 31/ 12/ 2019 5A- T4 ( S); 5B- T2 ( C) Thứ 4 ngày 2/1/2020 5C- T1

TIẾT 17 : THỨC ĂN NUÔI GÀ ( Tiết 1)

I. Mục tiêu: HSBT+ HS Phương Linh.

I. Mục tiêu: HSBT+ HS Phương Linh.

- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

II. Đồ dùng dạy học:II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, SGV, Tranh minh họa một số thức ăn chủ yêu nuôi gà - HS: SGK, STHKT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Tổ chức lớp ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’)

+ Nêu tên một số giống gà được nuôi ở nước ta ? - Giáo viên nhận xét, đánh giá

3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1,)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+

HS Phương Linh 1. Tìm hiểu tác dụng thức ăn nuôi gà (3’)

- Yêu cầu học sinh đọc 1 trong sgk và đặt câu hỏi

- Gv đặt câu hỏi

+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển ?

+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu

- Gv nhận xét bổ sung

- Giáo viên kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đủ các loại thức ăn thích hợp

2. Tìm hiểu một số loại thức ăn nuôi gà (3’) - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những loại thức ăn nuôi gà theo thực tế hoặc gia

- Học sinh trả lời

- Nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dướng

- Lấy từ nhiều loại thức ăn khác nhau

- lắng nghe - lắng nghe

- Học sinh kể tên một số loại thứ ăn ở gia đình mình nuôi hay thực

(14)

đình mình nuôi

- Giáo viên nhắc tên các loại thức ăn nuôi gà : thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, rau xanh, tép, ốc, vừng, bột khoáng,…

3. Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà (20’)

- Yêu cầu học sinh đọc nội dung 2 trong sgk

Giáo viên đặt câu hỏi:

+ Thức ăn của gà được chia làm mấy loại ? kể tên các loại thức ăn.

-Giáo viên nhận xét và tóm tắt, bổ sung các ý trả lời của học sinh: Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn, người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm : Nhóm cung cấp thức ăn cung cấp chất bột đường, nhóm thức ăn cung cấp chất đạm, nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng, nhóm thức ăn cung cấp vitamin và thức ăn tổng hợp. Trong các nhóm thức ăn trên thì nhóm cung cấp thức ăn chất bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều, và là thức ăn chính. Các nhóm thức ăn khác cũng phải thường xuyên cung cấp đủ cho gà ( riêng nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng cho gà chỉ cho gà ăn một lượng rất ít ).

- Giáo viên chia 4 nhóm thảo luận thảo luận 15’ về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà.

+ Nhóm 1: Nêu tên nhóm thức ăn. Nêu cách sử dụng thức ăn tổng hợp?

+ Nhóm 2 : Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm?

+ Nhóm 3: Người ta dùng thức ăn nào để cung cấp các chất bột đường Cho gà ? + Nhóm 4: Ở địa phương hoặc gia đình em đó dựng những thức ăn nào để cung cấp chất chất khoáng và vitamin cho gà?

4. Nhận xét- đánh giá (3’)

- Gv nhận xét giờ học và thu kết quả thảo tế

- Học sinh đọc nội dung 2 -Được chia làm 5 loại

-Thức ăn cung cấp chất bột đường -Thức ăn cung cấp chất đạm -Thức ăn cung cấp chất khoáng -Thức ăn cung cấp vi-ta-min -Thức ăn hỗn hợp ( thức ăn tổng hợp )

- Lắng nghe

- Học sinh thành lập và hoạt động theo nhóm

( 4 nhóm )

Học sinh thảo luận nhóm theo nhiệm vụ, vị trí được phân công

- Học sinh lắng nghe

(15)

luận của các nhóm sẽ trình bày vào tiết 2 5. Nhận xét- đánh giá (1’)

- Về nhà hoàn thành phiếu học tập để tiết sau trình bày

- Mang đủ đồ dùng học tập cho tiết sau

- Hoàn thành ở nhà

- Mang đủ sách vở học tập

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). - Có ý

Lược đồ sông ngòi để nêu tên và chỉ trên bản đồ một số sông ở nước ta như sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Cả, sông

Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất nói về điều gì.. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự

Với Chùm nho phẫn nộ, Steinbeck đã tiếp biến các huyền thoại Kitô giáo để tạo sinh một ngụ ngôn hiện đại; tích hợp thể loại phi hư cấu và hư cấu để đa bội hóa

Để làm cầu bắt qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào?. ta sử dụng vật

- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử

Khi nuôi thuỷ sản thâm canh năng suất cao, thức ăn nhân tạo nào là yếu tố rất quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế

Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng trị bệnh cho vật nuôi.. Chăm sóc chu đáo cho từng loại