• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Ngày soạn: Ngày 20/12/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 23/12 /2019 1C- Tiết 1; 1B- Tiết 3 Thứ 4/ 25/12 /2019 1A- Tiết 2

Bài 16: Vẽ theo mẫu VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA

I. Mục tiêu:

- Học sinh cảm nhận được đẹp của một số lọ hoa.

- Biết cách vẽ hoặc xé dán lọ hoa

-Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản.

*GDBVMT: HS có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh nơi công cộng.

II. Đồ dùng dạy- học:

GV: - Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số lọ hoa có hình dáng khác nhau.

- Một số lọ hoa có hình dáng, chất liệu, màu sắc khác nhau.

- Bài vẽ của học sinh năm trước.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu, giấy xé dán.

III. Các hoạt đông dạy - học:

1.Tổ chức. (1’)

2.Kiểm tra bài cũ: ( 1’)

Nêu các bước vẽ cây? ( Vẽ thân cây, cành cây, vẽ vòm lá, vẽ chi tiết, vẽ màu..)

Gv gọi 2 hs trả lời sau đó nhận xét.

3.Bài mới.

*Giới thiệu bài : (1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Quan sát nhận xét ( 5’)

- GV giới thiệu lọ hoa và đặt câu hỏi:

- Hình những lọ hoa này giống nhau hay khác nhau?

- Lọ hoa có những bộ phận nào?

- So sánh sự khác nhau giữa các lọ hoa?

- Màu sắc của chúng như thế nào?

- Lọ hoa được trang trí bằng những hình ảnh nào?

- Em thích lọ hoa nào nhất ?

+Tóm lại: Lọ hoa có rất nhiều kiểu dáng khác nhau: - Có lọ hoa dáng thấp, tròn. Có lọ hoa dáng cao, thon. Có lọ hoa dáng cao,thân phình to ở dưới đáy.

+ HS quan sát và trả lời:

+ Khác nhau

- Miệng, cổ, thân, đáy

- Có lọ hoa dáng thấp, tròn.

- Có lọ hoa dáng cao, thon.

- Có lọ hoa dáng cao,thân phình to ở dưới đáy.

+ Khác nhau

+ Hoa lá, con vật, cây, thyền,...

+ HS tự chọn - Lắng nghe

- Cắm hoa hoặc trang trí nhà cửa

(2)

- Lọ hoa dùng để làm gì? ( Liên hệ việc hs phải thường xuyên lau chùi lọ hoa cũng như đồ đạc trong nhà)

2. Hướng dẫn cách vẽ ( 6’)

Gv hướng dẫn cách vẽ, xé dán và vẽ lên bảng cho hs quan sát, sau đó yêu cầu hs nhắc lại.

* Cách vẽ - Vẽ miệng lọ.

- Vẽ nét cong của thân lọ (có thể trang trí đường diềm, hoa)

- Vẽ màu

* Cách xé dán:

+GV dùng giấy hướng dẫn mẫu.

-Gấp đôi tờ giấy

-Vẽ nét một nửa lọ hoa -Xé thân lọ theo nét vẽ -Dán và trang trí.

* Gv lưu ý hs có thể dùng giấy báo cũ để xé dán lọ hoa sau đó vẽ màu cho đẹp. Hướng dẫn hs biết tiết kiệm vật liệu khi thực hành

- Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ, cách xé dán

3. Thực hành: ( 17’)

- Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước.

- Yêu cầu học sinh vẽ, xé dán lọ hoa vào phần giấy ở vở tập vẽ.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS vẽ, xé dán lọ hoa sao cho phù hợp, hài hoà, đẹp mắt.

- Nhắc hs vệ sinh sạch sẽ quanh chỗ ngồi sau khi xong bài.

+ HS quan sát

- Lắng nghe

- HS nhắc lại cách vẽ, xé dán.

- Quan sát

+ HS làm bài ở vở tập vẽ 1

+ Vẽ hoặc xé dán lọ hoa vào phần giấy ở vở tập vẽ.

4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- GV hướng dẫn HS nhận xét những bài vẽ, xé dán đẹp về hình và màu.

- GV nhận xét chung tiết học.

5. Dặn dò HS: ( 1’)

- Quan sát ngôi nhà của em.

(3)

Ngày soạn: 20/ 12/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 23/ 12/ 2019 2D- T2 Thứ 4 /25/ 12/ 2019 2A- T4

Thứ 6/27/ 12/ 2019 2B- T1; 2C-T3

Bài 16: Tập nặn tạo dáng tự do NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- Học sinh hiểu cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.

- Biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.

- Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.

- Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật.

* GDBVMT: Có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh nơi công cộng.

+ Hs khuyết tật:

Dưới sự giúp đỡ của GV, Hs tập vẽ hoặc nặn con vật đơn giản II. Chuẩn b:ị

GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về con vật. Đất nặn hoặc giấy màu cũ hoặc báo cũ.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy,màu. Đất nặn, giấy màu.

III. Hoạt động dạy-học chủ yếu:

1.Tổ chức. (1’)

2.Kiểm tra đồ dùng- Bài cũ. ( 1’)

Nêu cách vẽ con vật? ( Vẽ đầu, mình, chân, đuôi, vẽ chi tiết, vẽ màu) 3.Bài mới

Giới thiệu bài ( 1’)

Cho hs hát bài về con vật.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh BT

Hoạt động của

HSKT 1. Quan sát,nhận xét ( 5’)

- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh con vật:

+ Tên con vật?

+ Các bộ phận của con vật?

+ Đặc điểm của con vật?

+ Hình dáng của con vật khi hoạt động?

+ Màu sắc của con vật có giống nhau hay không?

+Em thích con vật nào nhất?

- Con vật có ích lợi gì?

- Em cần làm gì để chăm sóc bảo vệ con vật?

- GV chốt kiến thức.

+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:

- Chó, mèo, gà…

- Đầu, mình, chân, đuôi - Con trâu có sừng cong, con gà có mào,..

- Thay đổi khi hoạt động..

- màu sắc khác nhau….

- HS trả lời

- Lắng nghe

+ HS

quan sát, lắng nghe, tập trả lời

- Lắng nghe

(4)

2. Cách năn con vật( 7’)

GV hướng dẫn cách nặn: 2 cách + Nặn rời các bộ phận rồi ghép dính lại

+ Từ một thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật.

Khi nặn xong tạo dáng cho con vật đi, đứng, chạy,…

- Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.

GV hướng dẫn cách vẽ con vật Yêu cầu hs nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật. GV vẽ trên bảng qua các bước.

GV hướng dẫn cách xé dán con vật

+ Chọn màu giấy phù hợp với màu con vật.

+ Xé bộ phận chính trước, xé chi tiết sau.

+ Sắp xếp cân đối trên giấy sau đó dán.

+ Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ, xé, nặn con vật

3. Thực hành( 17’)

- GV đến từng bàn để hướng dẫn.

- Yêu cầu các em hoàn thành bài tại lớp.

*GV hướng dẫn hs có thể dùng giấy báo cũ, cần tiết kiệm giấy khi làm bài.

Vệ sinh sạch sẽ quanh chỗ ngồi sau khi xong bài.

- Hs quan sát giáo viên nặn mẫu.

- Hs quan sát

=> Vẽ các bộ phận chính trước: Đầu, mình, chân, đuôi.-> Vẽ chi tiết-> vẽ màu.

- Quan sát gv xé dán.

- 3 hs nhắc lại

HS có thể nặn hoặc vẽ, xé dán con vật theo ý thích.

HS có thể thực hành theo nhóm.

- Hs thu gọn sạch sẽ xung quanh chỗ ngồi sau khi thực hành

- Hs quan sát

- Hs quan sát

- Quan sát gv xé dán.

- Lắng nghe

HS thực hành với sự giúp đỡ của GV

4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)

- GV cùng Hs nhận xét, đánh giá một số bài tập về:

+ Hình dáng; Đặc điểm con vật; tạo dáng hoạt động; Màu sắc phù hợp; Biết tiết kiệm vật liệu cũ khi xé dán…

+ Tìm ra một số bài đẹp.

GV đánh giá xếp loại và nhận xét tiết học.

5. Dặn dò HS: ( 1’)

- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.

- Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ

(5)

Ngày soạn: 22/12/2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 25/12/2019 3C- T1; 3A -T3 Thứ 6 ngày 27/12/2019 3B -T2

Bài 16: Vẽ trang trí

VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN

(Đấu vật - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường:

- Học sinh hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam.

- Học sinh biết cách chọn màu, tô màu phù hợp.

- Tô được màu vào hình có sẵn.

- Học sinh yêu thích nghệ thuật dân tộc.

+ Hs khuyết tật:

- Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của gv, hs tập tô màu vào tranh.

II. Chuẩn bị:

GV: - Tranh dân gian. Một số bài tập vẽ màu của học sinh các lớp trước.

HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy, màu.

III. Hoạt động dạy-học chủ yếu:

1.Tổ chức lớp. (1’) 2.Kiểm tra bài cũ.( 1’)

- Nêu cách nặn con vật? ( Gọi hs trả lời 2 cách nặn con vật) - GV nhận xét- tuyên dương

3.Bài mới.

*Giới thiệu bài ( 1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT Hoạt động của

HSKT 1. Giới thiệu tranh dân gian ( 5’)

- GV giới thiệu một số tranh và đặt câu hỏi;

- Con hiểu thế nào là tranh dân gian Việt Nam?

- Nổi bật nhất là dòng tranh dân gian nào?

- Tranh dân gian thể hiện những đề tài nào?

- Nêu một số tên tranh dân gian mà em biết?

* Gv tóm tắt:

+ Tranh dân gian có nhiều đề tài

- Quan sát và trả lời

+ Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền thống từ đời này qua đời khác.

+Nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh.

- Phê phán thói hư tật xấu, ca ngợi anh hùng dân tộc, lao động, sản xuất,..

- Tranh đấu vật, gà mái, lợn nái, phú quý,…

- Lắng nghe

- Quan sát và lắng nghe

(6)

khác nhau như: Tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, ngợi ca các anh hùng dân tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng, tranh thờ, tranh trang trí, ...

+ Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in, bán và dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.

2.Cách vẽ màu ( 6’)

- GV cho HS xem tranh đấu vật.

- Tranh vẽ những gì?

- Gợi ý học sinh tìm màu theo ý thích để vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền, ...

- Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu có các hình người sau hoặc ngược lại, ...

+ GV cho hs quan sát một số tranh mẫu của hs năm trước 3.Thực hành ( 17’)

- GV theo dõi hs làm bài - GV đến từng bàn để hướng dẫn, nhắc nhở hs làm bài

- HS quan sát tranh

+ các dáng người ngồi, các thế vật,

- Hs quan sát tham khảo thêm.

Học sinh tự vẽ màu vào hình theo ý thích.

- Vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ. Vẽ màu có đậm có nhật

- HS quan sát tranh- lắng nghe

- Hs quan sát

- Vẽ theo hướng dẫn

4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)

- GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại các bài vẽ màu đạt, chưa đạt.

- GV nhận xét chung giờ học, khen gợi những hs có bài vẽ đẹp.

5.Dặn dò HS: ( 1’)

- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.

- Tìm tranh, ảnh về đề tài bộ đội.

Ngày soạn : 21/12/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 24/ 12 /2019 4C-T1

Thứ 5 ngày 26/12/2019 4A- T2; 4B-T3

Bài 16: Tập nặn tạo dáng

TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh

- Học sinh hiểu cách tạo dáng con vật, hoặc ô tô bằng vỏ hộp.

(7)

- Học sinh biết cách tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp - Học sinh tập tạo dáng con vật hoặc ô tô đơn giản.

*BVMT: Có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh nơi công công cộng - Học sinh ham thích tư duy sáng tạo.

+ Hs khuyết tật:

Tập tạo dáng hình đơn giản với sự hỗ trợ của giáo viên.

II. Chuẩn bị:

GV: - SGK, các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, vật liệu và dụng cụ cần thiết để tạo dáng III. Hoạt động dạy - học:

1.Tổ chức lớp. (1’) 2.Kiểm tra đồ dùng. ( 1’) 3.Bài mới.

* Giới thiệu bài ( 1’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT + Hs Hà Anh

Hoạt động của

HSKT 1. Quan sát, nhận xét ( 5’)

- Gv giới thiệu H.1, tr.38- SGK gợi ý để hs nhận biết:

+ Tên của hình tạo dáng?

+ Các bộ phận của chúng?

+ Nguyên liệu để làm?

- Giáo viên nêu tóm tắt chung:

Các loại vỏ hộp, nút chai, bìa cứng,… với nhiều hình dáng, kích cỡ, màu sắc khác nhau, ta có thể sử dụng chúng để tạo thành nhiều sản phẩm đồ chơi theo ý thích.

Muốn tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng các vật liệu trên ta cần phải biết được hình dáng đặc điểm của chúng để tìm chất liệu tạo dáng cho phù hợp.

2. Cách tạo dáng: ( 6’)

GV làm mẫu các bước tạo dáng một sản phẩm để hs quan sát:

* Cách tạo dáng:

+ Chọn hình để tạo dáng.

+ Tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động.

+ Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù

+ HS quan sát tranh và trả lời:

- Con mèo, ô tô

- Đầu, mình, chân, đuôi…

- Hộp giấy + Hs lắng nghe

- Hs quan sát.

+ HS quan sát, lắng nghe

- Hs quan sát.

(8)

hợp. Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính.

+ Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn.

+ Dính các bộ phận bằng tăm, hồ, băng dính, ...

-Yêu cầu hs nhắc lại cách tạo dáng

3. Thực hành: ( 17’)

- Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm.

- Giáo viên gợi ý cho các nhóm.

+Chọn con vật, ô tô để tạo dáng.

+Thảo luận, tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm.

+Chọn vật liệu

+Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận.

+ GV nhắc nhở hs có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh không vất giấy, vỏ hộp bừa bãi ra lớp học

- 3 hs nhắc lại cách tạo dáng.

* HS làm việc theo (4 nhóm) + Các nhóm tập tạo dáng con vật hoặc ô tô đơn giản theo sự hướng dẫn của GV.

- HS thu gom rác xung quanh chỗ ngồi của mình.

- Lắng nghe.

- HS thu gom rác xung quanh chỗ ngồi của mình.

4. Nhận xét, đánh giá. ( 3’)

- Giáo viên gợi ý học sinh bày sản phẩm và nhận xét về:

+ Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp).

+ Các bộ phận, chi tiết (hợp lý, sinh động).

+ Màu sắc (hài hoà, tươi vui, ...)

- Học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng.

- Giáo viên tóm tắt và khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp.

5. Dặn dò HS: ( 1’)

- Tìm và xem những đồ vật có trang trí hình vuông.

Ngày soạn: 21/ 12 / 2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 24 /12/2019 5C- T1 Thứ 4 ngày 25/ 12/ 2019 5A- T3 Thứ 5 ngày 26/12/2019 5B- T5

Bài 16 :Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU

I. Mục tiêu: HSBT+ HS Phương Linh.

- HS hiểu được hình dáng, đặc điểm của mẫu.

- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu

- HS tập vẽ hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.

- HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.

(9)

II.Chuẩn bị

GV - Mẫu vẽ : Quả dừa, xô đựng nước ( Cái chai, cái chén, lọ hoa và quả.) - Tranh tĩnh vật ở bộ đồ dùng.

- Hình hướng dẫn cách vẽ HS – SGK, Vở tập vẽ 5, chì, màu III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:

1. Tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra:(2) - Đồ dùng học tập

- Nêu cách vẽ tranh đề tài Quân đội?

- GV gọi 2 hs trả lời sau đó nhận xét.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (1,) GV giới thiệu trực tiếp.

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HSBT + HS Phương Linh 1. Quan sát, nhận xét ( 5’)

+ Giáo viên bày mẫu để HS quan sát:

- Mẫu có mấy đồ vật?

Gồm các đồ vật gì?

- Nhận xét cho cô cái chai và cái chén có đặc điểm và hình dáng như thế nào?

- So sánh cho cô tỉ lệ chiều ngang của cái chén so với chiều ngang của cái chai như thế nào?

- So sánh cho cô tỉ lệ chiều cao của cái chén so với chiều cao của cái chai như thế nào?

- Hai vật mẫu nằm trong khung hình gì?

- Quan sát ở vị trí của mình vật nào đứng trước, vật nào đứng sau? Các vật mẫu có che khuất

nhau không?

- Vật mẫu có độ đậm nhạt như thế nào?

*GV Kết luận:

- Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi người cần vẽ đúng vị trí quan sát mẫu của mình.

2. Cách vẽ ( 6’)

- Nêu cách vẽ theo mẫu có hai vật mẫu ? - GV nhận xét.

*GV vẽ trực tiếp lên bảng cho hs quan sát qua các bước.

+ HS quan sát và trả lời:

- Mẫu gồm hai đồ vật Đó là cái chai và cái chén.

- Hai vật có dạng hình trụ. Chai có màu xanh gồm các bộ phận miệng, cổ, thâm, đáy,..

- Trả lời (Tùy vào vị trí nhìn)

- Chiều cao của cái chén sấp xỉ bằng 1/5 chiều cao của cái chai.

- Nằm trong khung hình chữ nhật đứng.

- Trả lời theo vị trí nhìn.

- Trả lời.

- Lắng nghe

- HS nêu.

- Lắng nghe - HS quan sát

+Bước 1: Ước lượng tỉ lệ vẽ khung

(10)

- Giới thiệu thêm một số bài của hs năm trước.

- Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ.

3. Thực hành ( 17’)

- GV quan sát lớp, nhắc nhở HS vẽ:

+ Sắp xếp bố cục cân đối, tránh vẽ quá to, quá nhỏ, lệch bố cục.

+ GV đến từng bàn quan sát sửa bài khi cần thiết.

hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.

+Bước 2: Tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu qua các đường trục.

+Bước 3: Vẽ phác hình bằng nét thẳng.

+Bước 4: Vẽ nét vẽ chi tiết cho giống mẫu.

+Bước 5: Vẽ màu đậm, nhạt cho bài vẽ sinh động.( Dùng màu hoặc chì đen)

- Quan sát - Hs nhắc lại.

- HS tập vẽ theo mẫu theo các bước GV hướng dẫn.

4. Nhận xét, đánh giá ( 3’)

- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp, đính lên bảng. Gợi ý HS nhận xét xếp loại bài về:

+ Bố cục.

+ Hình vẽ.

+ Các sắc độ đậm nhạt.

- GV nhận xét bổ sung và chỉ rõ bài vẽ đẹp và vẽ chưa đẹp trước khi xếp loại.

- Nhận xét chung tiết học.

5. Dăn dò ( 1’)

- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo.

Ngày soạn: 21/12/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 24/12/2019 3B- T3

TIẾT 16: CẮT, DÁN CHỮ E

I. Mục tiêu:

- Kẻ, cắt, dán được chữ E các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- HS khéo tay: Kẻ, cắt dán được chữ E, các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng

- HS yêu thích cắt, dán chữ.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng.

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E.

- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. Các hoạt động dạy – học:

(11)

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1') 2. KT đồ dùng học tập ( 1') 3. Bài mới:

+ Giới thiệu bài ( 1')

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh 1. Quan sát nhận xét ( 5')

- GV giới thiệu mẫu các chữ E và hướng dẫn HS quan sát – SGV tr. 223.

- Yêu cầu Hs nhận xét về độ rộng, chiều cao của chữ

2. Hướng dẫn cách thực hiện ( 7')

* Bước 1: Kẻ chữ E – SGV tr. 224.

* Bước 2: Cắt chữ E – SGV tr. 224.

* Bước 3: Dán chữ E – SGV tr. 224.

3. Thực hành ( 17')

- GV tổ chức cho HS tập kẻ cắt chữ E.

- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.

4. Nhận xét- đánh giá (3')

- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi những em làm được sản phẩm đẹp.

* Dặn dò: ( 1')

- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.

- Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau

- HS quan sát chữ mẫu.

- Nêu nhận xét về độ rộng, chiều cao của chữ.

- Lắng nghe, quan sát

- Nhắc lại cách cắt, dán chữ E

- Thực hành

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Ngày soạn: 21/12/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 24/ 12/ 2019 4C- T2; 4B- T3 Thứ 5 ngày 26/12/2019 4A- T1

TIẾT 16: CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( 2) TIẾT 16: CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( 2)

I. Mục tiêu:

I. Mục tiêu:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

+ Hs bình thường+ Hs Hà Anh:

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

- Rèn luyện cho học sinh tính kiên trì, bèn bỉ khi thực hành.

- Yêu thích sản phẩm do mình làm ra.

+ Hs khuyết tật:

- Tập cắt sản phẩm với sự hướng dẫn của gv.

- Tập cắt sản phẩm với sự hướng dẫn của gv.

II. Đồ dùng dạy học:

II. Đồ dùng dạy học:

(12)

- Giáo viên: các mẫu khâu, thêu đã học, bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu.

- Học sinh: Dụng cụ cắt khâu, thêu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định lớp : ( 1') 2. Kiểm tra bài cũ ( 3')

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - GV nhận xét

3. Giới thiệu bài: ( 1')

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT Hoạt động của HSKT 1. Thực hành : (25’)

- Yêu cầu hs chọn sản phẩm thực hành.

- Sản phẩm chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật căt, khâu, thêu đã học.

- GV gợi ý: Khâu khăn vuông bằng các mũi khâu thường hoặc mũi khâu đột thưa. Khâu , thêu túi dây đựng bút, Váy áo búp bê, gối ôm...

-Giáo viên quan sát hướng dẫn hs thực hành

2. Nhận xét - đánh giá: (3’) - Giáo viên cùng hs nhận xét một số sản phẩm của hs vừa thực hiện - Gv nhận xét tiết học

3. Dặn dò: (2’)

- Nhắc học sinh chuẩn bị dụng cụ cho giờ sau

- Hs chọn

- Hs lắng nghe

- Hs thực hành

- Nhận xét - Lắng nghe

- Lắng nghe- ghi nhớ

- Hs thực hành với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.

Hs tập cắt sản phẩm đơn giản.

- Lắng nghe

- Lắng nghe Ngày soạn: 21/12/2019

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 24/ 12/ 2019 5A- T4 ( S); 5B- T2 ( C) Thứ 4 ngày 25/12/2019 5C- T1

TIẾT 16: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA TIẾT 16: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA

I. Mục tiêu: HSBT+ HS Phương Linh.

I. Mục tiêu: HSBT+ HS Phương Linh.

- Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

- Có ý thức nuôi gà

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

GV: - SGK. SGV, Tranh minh họa đặc điểm hình dáng của một số giống gà - Phấn màu, phiếu học tập

HS: SGK. STHKT

(13)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Tổ chức lớp ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’)

+ Nêu lợi ích của việc nuôi gà ?

+ Kể tên một số món ăn được chế biến từ trứng gà em biết ? + Kể tên một số món ăn được chế biến từ thịt gà mà em biết ? - Giáo viên nhận xét, đánh giá

3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1,)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HSBT+ HS Phương Linh

1. Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta ( 5’ )

- kể tên những giống gà mà em biết ( qua xem truyền hình, đọc sách, quan sát thực tế ) ? - Có nhiều giống gà nuôi nhiều ở nước ta, có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác,… có giống gà nhập nội như gà Tam Hoàng, gà lơ- go, gà rốt. Có giống gà lai như gà rốt

2. Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. (20’)

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi:

- Nêu đặc điểm, hình dáng một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta?

- Nêu đặc điểm của một giống gà đang được nuôi nhiều ở địa phương em ( hoặc đặc điểm của giống gà mà em biết)?

- Yêu cầu các nhóm đại nhiệm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm

- Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm

- Giáo viên nêu tóm tắt đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm chủ yếu của từng giống gà theo nội dung sách giáo khoa

- Giáo viên kết luận nội dung bài học: Ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà.Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm riêng.

Khi nuôi gà cần căn cứ vào mục đích nuôi ( nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt hoặc vừa lấy trứng và lấy thịt ) và điều kiện chăn nuôi của gia đình để lựa chọn giống gà nuôi cho phù hợp.

3. Đánh giá kết quả học tập (3’)

- Hs kể - Lắng nghe

- Học sinh thành lập nhóm và hoạt động theo nhóm

- Các nhóm cử đại nhiệm lên trình bày, học sinh khác quan sát theo dõi và bổ sung ý kiến

- Lắng nghe - Lắng nghe

(14)

+Vì sao gà ri được nuôi nhiều ở nước ta + Em hãy kể tên một số giống gà đang được nuôi ở gia đình hoặc địa phương em

- Giáo viên nhận xét và bổ sung 4. Củng cố- dặn dò: (2’)

Giáo viên nhận xét tinh thần học tập - Về nhà học thuộc phần ghi nhở - Chuẩn bị bài sau

- Học sinh trả lời

- Lắng nghe - Lắng nghe - Về nhà học bài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

*TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ GV hướng dẫn học sinh quan sát vở tập vẽ trang 68 đọc và trả lời các câu hỏi trong vở?. - Có những hình ảnh nào trong mỗi

Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.. -