• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 7

Thời gian xây dựng kế hoạch: 15/10/2021 Thời gian thực hiện: 18/10/2021

Lớp: 2D Buổi chiều:

Toán:

BÀI 23 : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Luyện tập, suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

+ Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huông gần với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

a. Năng lực - Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

b. Phẩm chất:- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa Bộ ĐD học Toán 2.

2.HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt độn của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động ( 5p )

- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.

- GV nêu yêu cầu.

- GV NX, bổ sung.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: HS được ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn.

- Nêu MT của tiết học.

1. Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

- HS chia sẻ những tình huống trong thực tế có liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- HS lắng nghe.

(2)

+ Viết đáp số.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

* Bài 1:

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến ý nghĩa

“ thêm ” của phép cộng

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Tóm lại ta có:

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

* Bài 2:

Mục tiêu:

Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Tóm lại ta có:

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

* Bài 3:

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến ý nghĩa

“ gộp” của phép cộng

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ( ? ) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô ( ? ) đặt trong phần Đáp số.

Câu lời giải: Trên sân có tất cả số bạn là:

Phép tính giải: 6 + 5 = 11 ( bạn ) Đáp số: 11 bạn

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ( ? ) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô ( ? ) đặt trong phần Đáp số.

Câu lời giải: Cường còn lại số quả bóng là:

Phép tính giải:12 – 5 = 7 ( quả ) Đáp số: 7 quả bóng

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán.

- Ta có:

Bài giải

Hai đội có tất cả số bài dự thi là:

25 + 30 = 55 ( bài )

(3)

* Bài 4:

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến ý nghĩa

“ tách” của phép trừ.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

D. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu: HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- GV nêu yêu câu.

VD 1: Lan có 8 nhãn vở. Hằng có 7 nhãn vở. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu nhãn vở ?

VD 2: Hùng có 18 quả bóng xanh và đỏ. Trong đó có 9 quả bóng xanh. Hỏi Hùng có mấy quả bóng đỏ ?

E. Củng cố, dặn dò ( 5p )

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

Đáp số : 55 bài dự thi

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán.

- Ta có:

Bài giải

Còn số khóm chưa nở hoa là:

12 – 3 = 9 ( khóm ) Đáp số: 9 khóm chưa nở hoa

HS suy nghĩ trả lời.

- HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Đạo đức:

BÀI 3: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2) I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

(4)

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Nêu việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Luyện tập:

*Bài 1: Xác định việc làm đồng tình hoặc không đồng tình.

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.16, YC thảo luận nhóm đôi, nêu việc nên làm hoặc không nên làm , giải thích Vì sao.

- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh.

- GV chốt câu trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 2: Xử lí tình huống.

- YC HS quan sát tranh sgk/tr.17, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 2 tình huống của bài.

- YCHS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.

- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

*Bài 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn.

- YC HS quan sát tranh sgk/tr.13, đọc lời thoại ở mỗi tranh.

- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh:

Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

2.3. Vận dụng:

- 2-3 HS nêu.

- HS thảo luận theo cặp.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Tranh 1: đồng tình vì thể hiện sự lễ phép với thầy, cô giáo.

+ Tranh 2: không đồng tình vì các banj tranh sách vở gây ồn ào trong giờ học.

+ Tranh 3: đồng tình vì bạn nhỏ biết hỏi thăm thầy giáo khi thầy bị đau tay.

- 3 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 4:

- Các nhóm thực hiện.

- HS đọc.

- HS trả lời cá nhân:

+ Tranh 1: Về quê thường xuyên để thăm ông bà, thăm họ hàng.

+ Tranh 2: Ai cũng đều có quê hương, chúng mình cần biết chan hoà, không

(5)

- GVHD HS cách làm thiệp tặng thầy giáo, cô giáo.

- HS thực hành làm thiệp

- GV khuyến khích, động viên HS chia sẻ những việc em đã và sẽ làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

*Thông điệp:

- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.17.

- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

được chê bạn bè.

- HS chia sẻ.

-Trả lời

-Lắng nghe thực hiện yêu cầu

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 16/10/2021

Thời gian thực hiện: 19/10/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều:

Tự nhiên và xã hội : CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC BÀI 5: MỘT SỐ SỰ KIỆN Ở TRƯỜNG I. Mục tiêu

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.

-Xác định được các hoạt động của HS khi tham gia các sự kiện ở trường.

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-Chia sẻ được cảm nhận của bản thân đối với một số sự kiện ở trường.

Làm được một số việc thiết thực để chuẩn bị cho một số sự kiện sẽ được tổ chức ở trường.

II. Chuẩn bị

1. Thiết bị dạy học

(6)

a. Đối với giáo viên - Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

- Một số thẻ ghi câu đố và đáp án trong trò chơi Đố bạn.

- Một số hình ảnh về hoạt động của HS trong một số sự kiện của nhà trường.

b. Đối với học sinh - SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 2

1.Khởi động ( 5p )

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Một số sự kiện ở trường học (tiết 2).

2.Hình thành kiến thức mới ( 25p ) Hoạt động 3: Sự tham gia của học sinh trong một số sự kiện ở trường a. Mục tiêu: Nhận xét được sự tham gia của học sinh trong các sự kiện ở trường.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 SGK

trang 28 và trả lời câu hỏi: Nhận xét về sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hộiĐọc sách qua các hình.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và viết cảm nghĩ về ngày đọc sách, xung phong giới thiệu sách,...

- HS trả lời (HS trả lời tùy theo ý kiến và sở thích của từng em):

+ Em đã tham gia hoạt động quyên góp sách trong Ngày hội Đọc sách.

+ Em thích hoạt động quyên góp sách

(7)

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn.

- GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK trang 28:

+ Em đã tham gia hoạt động nào trong Ngày hội Đọc sách?

+ Em thích hoạt động nào? Vì sao?

Hoạt động 4: Trò chơi “Lựa chọn hoạt động của học sinh cho phù hợp với từng sự kiện”

a. Mục tiêu: Xác định được các hoạt động của HS phù hợp với từng sự kiện Vui Tết trung thu và Hội khỏe Phù Đổng.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm.

Các nhóm lựa chọn và viết đáp án

ra bảng con. Nhóm nào làm xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.

GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Nhận xét về sự tham gia của các bạn trong sự kiện: Vui tết Trung thu, Hội khỏe Phù Đổng, Ngày hội đọc sách.

+ Em đã tham gia hoạt động nào trong các sự kiện trên? Em cảm thấy như thế nào khi tham gia hoạt động đó?

vì: những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa sẽ có thể tiếp cận và đọc được nhiều sách hơn.

HS trả lời:

+ Các bạn tham gia sự kiện Vui tết Trung thu, Hội khỏe Phù Đổng, Ngày hội đọc sách hào hứng, tích cực, sôi nổi.

+ HS trả lời câu hỏi đã tham gia hoạt động nào tùy thuộc vào điều kiện của mỗi HS. HS có thể trả lời cảm nghĩ tham gia mỗi hoạt động đó: vui vẻ, hào hứng, phấn khích,...

(8)

Tiết 3:

1.Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Một số sự kiện ở trường học (tiết 3).

2.Hình thành kiến thức

Hoạt động 5: Một số hoạt động HS có thể làm để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

a. Mục tiêu: Kể được một số việc HS có thể làm để chuẩn bị cho Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Cách tiến hành:

Bước 1:

Làm việc theo cặp

- GV

hướng dẫn HS dựa vào các hình ảnh gợi ý trong SGK trang

30 (từ Hình 1 đến Hình 4): Hãy kể tên một số hoạt động các em có thể làm để chuẩn bị cho Ngày nhà giáo Việt Nam.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn.

- GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

3.Luyện tập vận dụng

Hoạt động 6: Chuẩn bị cho một số sự kiện được tổ chức ở trường

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

HS trả lời: Một số hoạt động các em có thể làm để chuẩn bị cho Ngày nhà giáo Việt Nam: biểu diễn văn nghệ, làm báo tường, trang trí lớp học,...

- HS lắng nghe, thực hiện.

(9)

a. Mục tiêu: Làm được một số việc thiết thực để chuẩn bị cho một số sự kiện sẽ được tổ chức ở trường.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả của hoạt động

5, mỗi nhóm lựa chọn một hoạt động phù hợp vớikhả năng của nhóm mình để chuẩn bị chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

- GV hỗ trợ HS lên kế hoạch và phân công những công việc cụ thể.

Bước 2: Làm việc cả lớp

-GV tổ chức cho các nhóm giới thiệu sản phẩm.

-GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nói về cảm nhận của em khi tham gia các hoạt động chuẩn bị cho Ngày Nhà giáo Việt Nam.

4.Củng cố - dặn dò ( 5p ) - Nhận xét tiết học

-Dặn dò học sinh.

- HS giới thiệu sản phẩm.

HS trả lời: Khi tham gia các hoạt động em cảm thấy mình học hỏi được rất nhiều điều từ các bạn, qua đó em hiểu thêm nhiều hơn về ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời qua đó em cũng gửi gắm nhiều tình cảm, lòng biết ơn của mình hơn đến quý thầy cô.

-Các nhóm đánh giá

-Lăng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

(10)

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 17/10/2021

Thời gian thực hiện: 20/10/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều:

Tiếng việt:

BÀI 14. EM HỌC VẼ I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng ,rõ ràng bài thơ.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Những hình ảnh đẹp về thiên nhiên được khắc họa trong bức vẽ của bạn nhỏ cũng như tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của bạn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ sự vật(từ chỉ đồ dùng học tập).

- Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

*GDTC: Học sinh biết vận dụng đôi tay khéo léo làm ra các sản phẩm mà mình thích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài Yêu lắm trường ơi!

- Em học được gì từ bài đọc Yêu lắm trường ơi!

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Chiếu tranh, HS giới thiệu bức tranh.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc vui vẻ, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

- HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

(11)

lung linh, nắn nót, cánh diều, ông trăng, rải ánh vàng, rẽ sóng, râm ran,…

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.59.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.29.

C3. HDHDQS

- Yêu cầu HS quan sát bức tranh.

- Nhận diện những sự vật trong tranh.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- HS tìm khổ thơ có các sự vật đó?

- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc vui vẻ, diễm cảm.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.59.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.29.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Bạn nhỏ vẽ bức tranh bầu trời đêm có sao lung linh và ông trăng rải ánh vàng đầy ngõ.

C2: Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có con thuyền trắng đang giương buồm đỏ thắm để rẽ sóng ra khơi.

- HS quan sát.

- Những sự vật có trong tranh: lớp học, sân trường, cây phượng đỏ, ông mặt trời.

C3: Khổ thơ tương ứng với bức tranh là khổ thơ cuối.

C4: Các tiếng có cùng vần ở cuối các dòng thơ: sao-cao; ngõ – gió;

xanh – lành; khơi – trời; đỏ - gió.

- HS thực hiện.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

Từ ngữ chỉ sự vật: lớp học, giấy, bút, bầu trời, sao, ông trăng, ngõ, cánh diều, biển, con buồm, mặt trời, biển, sân trường,…

(12)

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.59.

- HDHS đặt câu với 1 trong 3 từ: lung linh, vi vu, râm ran.

- 1 HS đọc câu mẫu: Bầu trời sao lung linh.

- GV giải thích: những từ ngữ, lung linh, nho nhỏ, râm ran là những từ ngữ chỉ đặc điểm, khác với các từ ngữ chỉ sự vật ở câu 1.

- HS thảo luận nhóm làm bài - GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vào bài 3, VBTTV/tr.30.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc.

- HS đọc.

- - HS chia sẻ.

- HS thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 18/10/2021

Thời gian thực hiện: 21/10/2021 Lớp: 2B

Buổi sáng:

Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 7: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân gọn gàng.

- HS nêu được lợi ích của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

- Giúp HS thấy rằng để trở thành người ở gọn gàng không khó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, 4 – 5 chiếc chăn mỏng (Nếu lớp có học bán trú thì dùng chăn ở phòng ngủ HS). Thẻ chữ: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP.

- HS: Sách giáo khoa; Áo sơ-mi, áo phông III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p):

GV chia lớp thành 2 đội tham gia - HS quan sát, thực hiện theo HD.

(13)

trò chơi: Ai nhanh ai đúng - Cách chơi:Dùng thẻ (tấm bìa) có hình ảnh đồ dùng cá nhân. YCHS lựa chọn thẻ cho vào đúng chiếc hộp tương ứng để phân loại.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

*Hoạt động : Nói lời khuyên khi bạn không muốn dọn đồ sau khi sử dụng.

- GV đề nghị HS cùng nhớ lại việc làm của mình hằng ngày bằng những câu hỏi:

+ Buổi sáng, khi thức dậy, em có gấp chăn, sắp xếp giường gọn lại không?

+ Em có thể tự treo và gấp quần áo của mình chưa?

+ Đồ chơi khi chơi xong em có xếp gọn lại không?

+ Theo các em, nếu để đồ dùng cá nhân không đúng chỗ, không gọn, điều gì có thể xảy ra? Ngược lại, nếu xếp chúng gọn gàng thì sao?

- YCHS thảo luận nhóm 4 sắm vai cậu bé không muốn dọn đồ với các tình huống sau:

+ Lúc ngủ dậy: “Ôi! Tại sao lại phải gấp chăn cơ chứ! Tối đằng nào mình cũng phải ngủ nữa!”.

+ Khi quần áo thay ra không treo lên mắc: “Ôi, việc gì phải treo chứ! Vắt lên ghế tìm dễ hơn!”.

- Mời hs nhận xét - GV nhận xét

- GV mời các HS khác đưa ra lời khuyên, thuyết phục bạn bằng cách phân tích tác hại của việc không cất gọn đồ dùng sau khi sử dụng.

- GV kết luận: Nếu nhà cửa luôn gọn gàng và không phải tìm đồ dùng cá nhân khi cần, chúng ta tiết kiệm được

- 2-3 HS nêu.

- 2-3 HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm 4 đóng vai

- 2-3 HS trả lời.

(14)

thời gian. Nếu không cất đồ dùng ngăn nắp sau khi sử dụng, chúng ta sẽ luôn nhầm lẫn, mất thời gian đi tìm đồ đạc, hay bị đi muộn.

3. Luyện tập, vận dụng: (12p)

- GV mời 1 – 2 HS lên thử gấp áo sơ- mi và áo phông theo cách các em đang biết.

+ GV nhận xét và hướng dẫn cách gấp áo, gấp chăn.

- YCHS ngồi theo tổ để cùng gấp áo, gấp chăn và sắp xếp trong thời gian quy định.

+ GV nhận xét và khen tặng các tổ thực hành tốt.

- GV kết luận: Gấp áo, gấp chăn thật dễ dàng và sắp xếp gọn cũng thật vui, bạn nào cũng làm được tốt.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy sắp xếp tủ quần áo của em và của gia đình cho gọn gàng với bí kíp: “Gấp quần áo. − Xếp quần áo theo bộ hoặc theo loại. − Lọc những quần áo không dùng để ra ngoài”.

- HS lắng nghe

- 1- 2 HS thực hiện

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- Em xử sự như vậy vì học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc

Hà Nội có chong chóng Cứ tự quay trong nhà Không cần trời nổi gió Không cần bạn chạy xa.. Hà Nội có

Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có những tác động nhất định đến nền kinh tế nói chung cùng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Sự phát triển mạnh