• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

Thời gian xây dựng kế hoạch: 15/01/2022 Thời gian thực hiện: 18/01/2022

Lớp: 5C Buổi sáng:

Đạo đức:

PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI (T1) I. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện xâm hại - Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

- Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.

II. Phương tiện dạy học:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Chuẩn bị một số mẩu tin, tình huống, thu thập từ báo, đài, thời sự.

- Chuẩn bị một số tranh ảnh thể hiện các tình huống có vấn đề liên quan đến xâm hại trẻ em.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sưu tầm tranh ảnh, mẩu tin có nội dung liên quan đến xâm hại trẻ em III.Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động : (5p)

-Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi :“Vi rút”

-GV phổ biến luật chơi:

Một bạn là “Vi rút”. Hoá trang trang phục đáng sợ, vừa đi vừa nói: “Tôi là vi rút” và cố gắngchạm tay vào các bạn. Các bạn khác che mặt và tránh đi nơi khác. Bạn nào bị vi rút chạm vào sẽ trở thành vi rút và thựchiện việc đi truyền vi rút.

Kết thúc trò chơi gv hỏi:

- Khi các bạn thấy vi rút có nguy cơ chạm vào mình thìchúng ta phải làm gì?

GV dẫn dắt vào bài học.

2. Khám phá: (25p)

*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Mục tiêu: Học sinh nêu được một số tình

Học sinh nghe hướng dẫn

- Học sinh thực hiện trò chơi

-Trả lời -Lắng nghe

(2)

huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại .

-Cách tiến hành: GV đưa ra các tranh như sau:

GV yêu cầu HS thảo luận:

- Chỉ và nói nội dung từng tranh theo cách hiểu của bạn

- Bạn có thể làm gì để phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại.

GV nhận xét, chốt: Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức, như 3 tranh đã quan sát. Các em cần lưu ý trường hợp trẻ em bị đòn, bị chửi mắng cũng là một dạng bị xâm hại. Hình 3 thể hiện sự xâm hại mang tính lợi dụng tình dục.

*Hoạt động 2: Nêu được một số tác hại của tệ nạn xâm hại trẻ em

-Mục tiêu: Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.

-Cách tiến hành: GV cho học sinh xem Clip một bạn nhỏ bị bạo hành tại quán bánh xèo ở Bắc Ninh.

- Tinh thần và thân thể của bạn nhỏ sẽ như thế nào sau khi bị bạo hành?

GV kết luận: Trẻ bị xâm hại sẽ có những tổn thương về tinhthần và thân thể, có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ trong một thờigian dài.

Vì vậy chúng ta phải biết phòng tránh để không bị xâm hại.

*Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại

Mục tiêu: Nêu một số cách phòng, tránh bị xâm hại.

Cách tiến hành:

* Bước 1: GV cho HS chia sẻ một số câu chuyện, mẩu tin mà mình đã sưu tầm được qua báo, đài hoặc em được chứng kiến trong

-Quan sát video

-Lắng nghe

(3)

cuộcsống.

Thảo luận chung:

- Em có suy nghĩ gì về mẩu tin trên?

- Nhân vật trong mẩu tin gặp tình huống nguy hiểm như thếnào?

- Nhân vật ấy làm thế nào để ứng phó với tình huống nguy hiểm đó?

Sau đó GV kết luận ý kiến của HS

* Bước 2: GV yêu cầu HS trao đổi một số quy tắc an toàn cá nhân GV chốt:

- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ - Không ở phòng kín với người lạ.

- Không nhận quà hoặc nhận tiền giúp đỡ đặc biệt của ngườikhác mà không có lí do.

- Không đi nhờ xe người lạ.

- Không để người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào bạn.

Bài học rút ra:

- Xâm hại trẻ em là những hành vi gây tổn hại về thểchất,tinh thần, tình cảm, tâm lý của trẻ dưới các hình thứcbạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc.

3.Củng cố - dặn dò (5p) -Nhận xét tiết học

-Dặn dò bài sau.

Hoạt động nhóm

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1, 2, 3 và trả lời các câu hỏi

- Các nhóm trình bày và bổ sung.

-Lắng nghe

-Thực hiện yêu cầu IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Khoa học:

LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TT) I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.

2. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.

(4)

3. Thái độ: Giáo dục HS ham học, ham tìm hiểu khoa học, biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng

- GV: Hình trang 94, 95, 97 SGK

- HS : Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin một số vật bằng kim loại

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. Tổ chức các hoạt động dạy - học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS chuẩn bị - HS nghe - Hs ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.

* Cách tiến hành:

Hoạt động 3: Vật dẫn điện,vật cách điện - Yêu cầu HS đọc mục hướng dẫn thực hành trang 96, SGK

- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu thí nghiệm cho từng nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc trong nhóm, - GV hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn

- Trình bày kết quả

- HS đọc hướng dẫn thực hành trang 96, SGK

- Các nhóm thảo luận theo sự chỉ dẫn của GV.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả Vật liệu

Kết quả

Kết luận Đèn sáng Đèn không sáng

Nhựa x Không cho dòng điện chạy qua

Nhôm x Cho dòng điện chạy qua

Đồng x Cho dòng điện chạy qua

Sắt x Cho dòng điện chạy qua

(5)

Cao su x Không cho dòng điện chạy qua

Sứ x Không cho dòng điện chạy qua

Thủy tinh x Không cho dòng điện chạy qua

+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?

+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Những vật liệu nào là vật cách điện?

+ Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?

Hoạt động 4: Vai trò của cái ngắt điện, thực hành làm cái ngắt điện đơn giản - GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK trang 97.

+ Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì?

+ Nó ở vị trí nào trong mạch điện?

+ Nó có thể chuyển động như thế nào?

+ Dự đoán tác động của nó đến mạch điện?

- GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời.

- GV cho HS làm một cái ngắt điện đơn giản

- GV kiểm tra sản phẩm của HS, sau đó yêu cầu đóng mở, ngắt điện.

+ Gọi là vật dẫn điện.

+ Đồng, nhôm, sắt.

+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện.

+ Nhựa, cao su, sứ, thủy tinh, bìa,…

+ Ở phích cắm điện: nhựa bọc, núm cầm là bộ phận cách điện, dây dẫn là bộ phận dẫn điện.

+ Ở dây điện: vỏ dây điện là bộ phận cách điện, lõi dây điện là bộ phận dẫn điện.

- HS quan sát hình minh họa hoặc cái ngắt điện thật

+ Được làm bằng vật dẫn điện.

+ Nằm trên đường dẫn điện.

+ Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở.

+ Khi mở cái ngắt điện, mạch hở và không cho dòng điện chạy qua. Khi đóng cái ngắt điện mạch kín và dòng điện chạy qua được.

- HS thực hành làm cái ngắt điện.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách lắp mạch điện đơn giản.

- HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Timg hiểu thêm về vai trò các thiết bị - HS nghe và thực hiện

(6)

điện như: công tơ, cầu chì, phích điện.

công tắc, Aptomat,...

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Khoa học:

AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết tiệm điện.

2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.

3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.

4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng

- GV: Thông tin, Tranh ảnh 1số đồ vật, phiếu học tập - HS : SGK

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. Tổ chức các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi Bắn tên trả lời câu hỏi:

+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.

+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?

+ Kể tên một sốvật liệu không cho dòng điện chạy qua.

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài - Ghi bảng

- Hs chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

(7)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết tiệm điện.

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1 : Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.

- GV chia lớp thành 4 nhóm – giao nhiệm vụ cho các nhóm

+ Nội dung tranh vẽ

+ Làm như vậy có tác hại gì?

- Trình bày kết quả - GV nhận xét

+ Tìm các biện pháp để phòng tránh điện: Cho HS liên hệ thực tế

- HS nhận nhiệm vụ

- Thảo luận nhóm về các tình huống dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng bị điện giật

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

+Hình 1 : Hai bạn nhỏ đang thả diều nơi có đường dây điện đang chạy qua.

Một bạn đang cố kéo khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện. Việc làm như vậy rất nguy hiểm. Vì có thể làm đứt dây điện, dây điện có thể vướng vào người làm chết người.

+ Hình 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay vào ổ điện và người lớn kịp thời ngăn lại.

Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng, vì có thể điện truyền qua lỗ cắm trên phích điện, truyền sang người gây chết người.

+ Không sờ vào dây điện

+ Không thả diều, chơi dưới đường dây điện.

+ Không chạm tay vào chỗ hở của dây điện hoặc các bộ phận của kim loại nghi là có điện

+ Để ổ điện xa tầm tay trẻ em.

+ Không để trẻ em sử dụng các đồ điện + Tránh xa chỗ có dây điện bị đứt.

+ Báo cho người lớn biết khi có sự cố về điện.

+ Không dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi nguồn điện.

(8)

+ Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 98, SGK

* Hoạt động 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện vai trò của cầu chì và công tơ

- Cho HS thảo luận theo câu hỏi:

+ Điều gì có thể xảy ra nếu dùng nguồn điện 12v cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V

+ Cầu chì có tác dụng gì?

+ Hãy nêu vai trò của công tơ điện.

Hoạt động 3 : Các biện pháp tiết kiệm điện

- Cho HS thảo luận theo câu hỏi:

+ Tại sao phải tiết kiệm điện ?

+ Chúng ta phải làm gỡ để tránh lãng phí điện ?

+ Liên hệ việc tiết kiệm điện ở gia đình em ?

- GV giúp HS liên hệ và hướng dẫn cách tiết kiệm điện.

- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết

- HS thực hành theo nhóm : đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 99 SGK

- HS thảo luận rồi báo cáo:

- Nếu dùng nguồn điện 12v cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.

- Cầu chì có tác dụng là nếu dòng điện quá mạnh, đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt, tránh được sự cố về điện.

+ Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả

- HS thảo luận nhóm TLCH, chia sẻ:

+ Vì điện là tài nguyên Quốc gia. Năng lượng điện không phải là vô tận. Nếu chúng ta không tiết kiệm điện thì sẽ không thể có đủ điện cho những nơi vùng sâu, vùng xa.

+ Không bật loa quá to, chỉ bật điện khi thật cần thiết, khi ra khỏi phòng phải tắt điện.

- HS liên hệ

- HS đọc mục “ Bạn cần biết ” SGK 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Mỗi tháng gia đình em thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao

- HS nêu

(9)

nhiêu tiền ?

4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút)

- Về nhà tìm hiểu các thiết bị sử dụng điện của gia đình em và kiểm tra xem việc sử dụng những đồ dùng đó đã hợp lí chưa ? Em có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở nhà.

- HS nghe và thực hiện

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quan sát hình 3 và thực tế, em hãy kể tên những dụng cụ thường dùng để bày thức ăn và đồ uống trong gia

2) LËp b¶ng dù trï dông cô, vËt liÖu vµ thiÕt bÞ:.. STT Tªn dông cô vËt liÖu vµ

[r]

Câu hỏi C4 trang 56 Vật Lí 7: Hãy nhớ lại xem trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm..

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

D Một đoạn dây nhôm III.. Chaát daãn ñieän vaø chaát caùch ñieän vaø chaát caùch ñieän. II. Doøng ñieän trong kim loaïi 1. Doøng ñieän trong

ngang trước mắt sao cho không nhìn thấy bóng đèn.Bấm công tắc bật đèn pin,mắt ta có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ ánh đèn phát ra hay không..

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm