• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 8

Thời gian xây dựng kế hoạch: 22/10/2021 Thời gian thực hiện: 25/10/2021

Lớp: 2D Buổi chiều:

Toán:

Bài 26: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

-Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, bảng nhóm, giáo án điện tử, phấn màu, … 2. Học sinh: SHS, phiếu bài tập, bút , …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài.

- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học. VD :

+ Minh có 5 cái bút chì màu, Nam có 7 cái bút chì màu. Đố bạn biết Minh và Nam có tất cả bao nhiêu cái bút chì màu?

-GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- Gv kết hợp giới thiệu bài.

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

-HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học.

+ Minh và Nam có tất cả 12 cái bút chì màu.

- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS ghi tên bài vào vở.

(2)

Mục tiêu: Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

Bài 4/51:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo cặp đôi phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi tiếp để lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5/51:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo nhóm 4 phân tích bài toán và làm bài giải vào phiếu thảo luận nhóm.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.

- GV gọi đại diện các nhóm nêu tóm tắt và giải bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

H: Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV liên hệ GDHS tư thế khi ngồi

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo cặp đôi hỏi đáp lẫn nhau.

+ Bài toán cho biết mẹ mua cho Phú 12 chiếc bút bi, Phú đã dùng hết 6 chiếc.

+ Bài toán hỏi Phú còn lại bao nhiêu chiếc bút bi?

- 2 cặp HS hỏi đáp nêu tóm tắt bài toán.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS làm việc theo cặp đôi ghi bài giải vào PBT.

Bài giải

Phú còn lại số chiếc bút chì là:

12 - 6 = 6 ( chiếc)

Đáp số: 6 chiếc bút chì - HS các nhóm báo cáo .

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo nhóm 4 hỏi đáp lẫn nhau phân tích bài toán, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận, thư ký viết bài giải vào phiếu.

+ Bài toán cho biết lớp 2C có 28 bạn, sau khi được bác sĩ kiểm tra thì có 5 bạn cận thị.

+ Bài toán hỏi lớp 2C có bao nhiêu bạn không bị cận thị?

Bài giải

Lớp 2C có số bạn không bị cận thị là:

28 - 5 = 23 ( bạn) Đáp số: 23 bạn

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

- Số bạn không bị cận thị lớp 2C có

(3)

học, viết bài để không bị cận thị.

Bài 6/51:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK/50 và phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

H: Để biết gia đình Vân ở tầng bao nhiêu em làm phép tính nào?

- GV cho HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV chấm 5 vở chấm và nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV nhận xét, tuyên dương.

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Em ôn lại những gì đã học ”

là:

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

+ Bài toán cho biết trong cùng 1 tòa nhà, gia đình Khánh ở tầng 15, gia đình Vân ở vị trí thấp hơn gia đình Khánh 4 tầng.

+ Bài toán hỏi gia đình Vân ở tầng bao nhiêu?

- Phép tính trừ.

- HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

Bài giải

Gia đình Vân ở tầng số:

15 - 4 = 11

Đáp số: Gia đình Vân ở tầng số 11 - HS nhận xét bài làm của bạn.

- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nêu câu trả lời

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Đạo đức:

BÀI 4. YÊU QUÝ BẠN BÈ ( Tiết 1)

(4)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được một số biểu hiện của sự yêu quý bạn bè.

Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè.

Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Em đã làm những gì để thể hiện sự yêu quý, kính trọng thầy cô giáo?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- 2 HS nêu

2. Bài mới 2.1. Khởi động

- YCHS hát bài ” Lớp chúng ta đoàn kết”

- Tình cảm của các bạn trong bài hát được thể hiện như thế nào?

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới:

- GV ghi lên bảng tên bài Yêu quý bạn bè

- HS hát - HSTL

- HS nghe và viết vở 2.2. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu một bài học quý về tình bạn.

- GV yêu cầu HS mở sách giáo khoa, trang 18 và nêu nhiệm vụ: Các em hãy đọc câu chuyện Sẻ và Chích.

Nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

+ Sẻ đã làm gì khi nhận được hộp kê?

+ Chích đã làm gì khi nhặt được những hạt kê?

+ Em có nhận xét gì về việc làm của Chích và Sẻ?

+ Sẻ đã nhận được từ chích bài học gì về tình bạn?

- GVYC HS đọc truyện - GV YC HS thảo luận.

- GV nhận xét kết quả trả lời, NX, bổ sung, Tuyên dương

- HS mở SGK theo yêu cầu của GV

- HS nghe

- HS đọc truyện - HS thảo luận.

- HS NX

Hoạt đông 2: Tìm hiểu những việc em cần làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè.

(5)

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh.

HS thảo luận nhóm 4

Nhiệm vụ: Quan sát tranh trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?

- GV đi tới các nhóm, hỗ trợ cho nhóm gặp khó khăn trong thảo luận

- - YC Đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận.

- - GV nhận xét, kết luận GV hỏi:

- Em hãy kể thêm những việc cần làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè?

- GV nhận xét, kết luận: Một số việc khác thể hiên sự yêu quý bạn bè như: Lắng nghe, chúc mừng khi bạn có niềm vui, hỏi han khi bạn có chuyện buồn…

- HS TL nhóm, trả lời câu hỏi

- Đại diện nhóm trả lời - HS khác nhận xét

- HS làm việc cá nhân, suy

nghĩ, trả lời

3. Củng cố dặn dò

- Nêu những việc cần làm để thể hiện sự yêu quý bạn bạn bè?

- Về nhà các em chuẩn bị sắm vai xử lý 2 tình huống theo tổ.

- HS TL

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 23/10/2021

Thời gian thực hiện: 25/10/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều :

Tự nhiên và xã hội :

Bài 6: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC I. MỤC TIÊU

- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

-Đánh giá được việc giữ vệ sinh của HS khi tham gia các hoạt động ở trường.

- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường, II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

(6)

a. Đối với giáo viên - Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

b. Đối với học sinh - SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

- Khẩu trang, găng tay, túi đựng rác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS nghe và hát bài hát về giữ vệ sinh trường học (Ví dụ: Không xả rác).

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe bài hát Không xả rác, vậy các em có biết những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường là gì không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Giữ vệ sinh ở trường học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường

a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến

- HS hát bài Không xả rác.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

- Những việc nên làm:

+ Hình 2: Lớp học gọn gàng sạch sẽ.

+ Hình 3: Bạn nữ vứt vỏ chuối vào thùng rác.

+ Hình 4: Các bạn thu gom rác sau khi vui liên hoan đón tết Trung thu.

+ Hình 6: Các bạn xếp dọn sách vở và làm vệ sinh sau giờ học trong thư viện.

(7)

Hình 6và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên không nên làm

để giữ vệ sinh .Khi tham gia các hoạt động ở trường trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn.

- GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. GV yêu

cầu HS quan sát các hình trong mục Chuẩn bị SGK trang 33 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường.

+ Giải thích tại sao lại cần phải sử dụng những dụng cụ đó.

Bước 2: Làm việc cả lớp

-GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

-GV phân công các nhóm thức hiện việc thu gom rác ở một số khu vực phù hợp trong sân trường và tổ chức cho HS thực hành thu gom rác.

3.Củng cố - dặn dò ( 5p ) -Nhận xét tiết học

-Dặn dò về nhà.

- Những việc không nên làm:

+ Hình 1: HS đánh rơi sách vở, bút xuống sàn nhưng không nhặt lên phải để cô giáo nhắc nhở.

+ Hình 3: Bạn nam vứt rác ra sân.

+ Hình 5: Các bạn xả rác xuống gầm bàn trong thư viện.

- HS trả lời: Những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường:

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường:

khẩu trang, găng tay, túi đựng rác.

+ Cần phải sử dụng những dụng cụ đó: Khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe;

găng tay tránh tay bị bẩn trong quá trình thu gom rác; túi đựng rác để thu gom rác vào một chỗ chờ xử lí.

- HS thực hành hoạt động thu gom rác tại sân trường.

HS rửa tay sạch sẽ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

(8)

Thời gian xây dựng kế hoạch: 24/10/2021 Thời gian thực hiện: 27/10/2021

Lớp: 2D Buổi chiều:

Tiếng việt:

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1+2) I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học, đồng thời đọc thêm những văn bản mới.

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện.

- Củng cố kĩ năng vận dụng Tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, phân biệt từ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm. Viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ .

- Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho lớp hát bài hát.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung bài

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:

+ Đưa hình ảnh cánh hoa bên trong( màu vàng) là tên 5 bài tập đọc được chọn trong các tuần từ tuần 1 – 8.

+Cánh hoa bên ngoài ( màu hồng) là nội dung các bài đọc.

- HS thảo luận nhóm 4- Đọc nội dung và lựa chọn đáp án đúng.

- Đáp án : 1 – c ; 2- a; 3 –e; 4-d; 5 – b

(9)

- GV yêu cầu thảo luận nhóm 4- Ghép nội dung với tên bài đọc.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét- tuyên dương

* Hoạt động 2: Chọn đọc một bài và trả lời câu hỏi.

- GV tổ chức hái hoa dân chủ. GV chuẩn bị 6 lá thăm tương ứng với 6 bài tập đọc đã học. ( Đính thăm trên 1 chậu cây/ hoa ) . - Cho HS làm việc nhóm đôi đọc lại 6 văn bản đã học, trả lời các câu hỏi có trong bài.

- Mời đại diện các nhóm lên hái hoa và làm theo yêu cầu có trong thăm, trình bày trước lớp.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét- tuyên dương – chốt đáp án đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS nghe.

- HS làm việc nhóm đôi- Đại diện nhóm lên hái hoa và thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét.

-Hs trả lời -Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam.

- Rèn luyện khả năng quan sát.

- Giúp HS thực hành sử dụng tiền để mua hàng hoá.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ thẻ Mệnh giá tiền Việt Nam.Một số đồ dùng (hoặc bao bì thực phẩm hoặc ảnh) kèm giá hàng, các thẻ ghi tiền, có ghi mệnh giá: 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng.

- HS: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p):

- GV chiếu trên màn hình các đồng - HS quan sát.

(10)

tiền Việt Nam.

-GV mời HS quan sát các đồng tiền và giới thiệu mệnh giá, đồng thời đề nghị HS nhận xét đặc điểm khác biệt của tờ tiền đó (màu sắc, chữ số, hình ảnh được in trên tờ tiền).

- GV chia lớp thành 2 nhóm sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

+ Cách chơi: GV đưa tờ tiền thật lên.

Nhóm nào nhận ra thì giơ tay, nói đúng mệnh giá đồng tiền nhanh nhất thì thắng. Nhóm nào có số lần nói đúng mệnh giá đồng tiền nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (5p):

*Hoạt động : Tìm hiểu về đồng tiền việt Nam

- YCHS thảo luận nhóm 2. Mỗi nhóm chọn 1 tờ tiền để quan sát. GV giao nhiệm vụ:

- HS quan sát đồng tiền và mô tả các hình ảnh trên mặt trước và mặt sau tờ tiền đó (hình ảnh Bác Hồ, danh lam thắng cảnh,...).

- GV quan sát hổ trợ học sinh

- Mỗi nhóm phân công HS chuẩn bị trình bày những nhận xét của nhóm mình.

Kết luận:

- GV đề nghị HS đưa ra kết luận về những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đồng tiền Việt Nam.

- GV chia sẻ về ý nghĩa những hình ảnh trên đồng tiền – giới thiệu về đất nước, cảnh đẹp Việt Nam, nhân vật lịch sử − lãnh tụ của nhân dân.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

- HDHS tham gia trò chơi : Đi chợ - Sau trò chơi, HS chia sẻ cảm xúc và ấn tượng về trò chơi:

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS thực hiện đọc nối tiếp.

- HS thảo luận nhóm 2.

- HS trình bày

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(11)

+ Em đã mua được món đồ nào? Vì sao em chọn mua món đồ đó?

+ Em đã chi bao nhiêu tiền? Em tính tiền có nhầm lẫn gì không? Em có kiểm tra lại hàng khi mua không? Em để tiền ở đâu? Em có mang túi đi mua hàng không?

+ Nhận xét xem người bán, người mua có lịch sự không?

Kết luận: GV cùng HS đọc đoạn thơ:

“Nhờ công sức lao động Mới làm ra đồng tiền Em giữ gìn, quý trọng Học tiêu tiền thông minh!”

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ, người thân quan sát, nhận xét, tìm hiểu thêm các tờ tiền Việt Nam khác.

- Về nhà em hãy xung phong đi chợ cùng người thân, xin phép được tự chọn một món đồ và tự tay trả tiền cho người bán hàng, kiểm tra món đồ sau khi mua.

- HS lắng nghe và tham gia trò chơi - HS trả lời

- 2-3 HS trả lời.

- HS đọc nối tiếp.

- HS thực hiện

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung