• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 29/11/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 61: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 -8

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8. Biết tự lập bảng trừ 14 trừ đi một số. Vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải bài toán có một phép trừ dạng 14- 8.

- Học sinh vận dụng thành thạo, thuộc bảng công thức trừ 14 trừ đi một số.

- Học sinh tích cực tự giác, cẩn thận trong tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: 1 thẻ một chục que tính và 14 que tính rời.

- HS: bộ đồ dùng học toán, SGK, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm ra nháp.

73 – 15 63 – 48 13 – 6 83 – 27

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu giờ học.

b. Giới thiệu phép trừ 14 – 8:

- Giáo viên nêu bài toán: Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm như thế nào?

- GV ghi phép tính lên bảng: 14 – 8 - GV chốt lại cách bớt hợp lí nhất.

- 14 que tính, bớt đi 8 que tính còn lại bao nhiêu que tính?

- GV yêu cầu HS thao tác đặt tính và tính trên bảng gài.

- Vậy 14 – 8 bằng bao nhiêu? Làm như thế nào để được 6?

Đặt tính và tính:

73 63 13 83 - - - - 15 48 6 27

58 15 7 56 - HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- 1HS nhắc lại bài toán.

- HS nêu.

- Thực hiện phép tính: 14 – 8

- HS thao tác trên que tính tìm kết quả - HS nêu cách bớt của mình

- 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại 6 que tính.

- HS thao tác trên bảng gài.

- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.

(2)

- Gv nhận xét- Ghi lại:

14 - 8 6

14 – 8 = 6 - Gọi nhiều HS nhắc lại.

Bảng công thức 14 trừ đi một số:

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc bằng cách xóa dần bảng.

c. Thực hành

Bài 1/ cột 1+2: Tính nhẩm - Nêu y/c của bài.

- Chữa bài:

- Nhận xét kết quả hai phép tính 8 + 6 và 6 + 8?

- Trong phép tính cộng nếu đổi chỗ các số hạng đổi thì tổng của chúng như thế nào?

- Từ 1 phép tính cộng có thể lập được mấy phép tính trừ?

GV: Qua bài tập 1 các em cần nắm được trong phép cộng khi ta đổi chỗ các số hạng thì KQ không thay đổi. Trong phép cộng và phép trừ có liên quan với nhau, khi ta lấy tổng trừ đi số hạng này thì được số hạng kia

Bài 2/ cột 1,2,3: Tính

14 + 4 không trừ được 8, lấy 14 - 8 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1.

6 + 1 trừ 1 bằng 0. Vậy 14 trừ 8 bằng 6

- Hs nhắc lại

- HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ:

- HS đọc bảng trừ.

14 – 5 = 9 14 – 6 = 8 14 – 7 = 7 14 – 8 = 6 14 – 9 = 5

Tính nhẩm:

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

a) 9 + 5 = 14 6 + 8 = 14 5 + 9 = 14 8 + 6 = 14 14 - 9 = 5 14 - 8 = 6

14 - 5 = 9 14 - 6 = 8

b) 14 – 4 - 2 = 8 14 – 4 -5 = 5 14 – 6 = 8 14 – 9 = 5 - HS đọc bài làm.

- HS nhận xét

- Trong phép tính cộng nếu đổi chỗ các số hạng thì tổng của chúng không thay đổi.

- ...2 phép tính trừ, khi ta lấy tổng trừ đi số hạng này thì được số hạng kia

- 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân.- 3HS lên bảng 14 14 14

(3)

- Chữa bài :

- Khi thực hiện phép tính em cần chú ý điều gì?

- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra - GV kiểm tra cả lớp.

GV: Khi thực hiện phép tính em cần thực hiện từ phải sang trái

Bài 3/a,b: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

- Bài 3 y/c gì?

- Muốn tính hiệu cần thực hiện phép tính gì?

- Gọi Hs nêu cáchđặt tính và thực hiện tính?

- Gv nhận xét.

Bài 4:

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt bài toán lên bảng.

Tóm tắt

Có : 14 quạt điện Bán: 6 quạt điện Còn: ... quạt điện ?

Chữa bài :

- Nêu cách đặt lời giải khác.

GV: Em đã biết vận dụng dạng phép tính vừa học nào để giải. Lưu ý lựa chọn câu lời giải phù hợp.

- - - 6 9 7 8 5 7 - HS trả lời

- HS đổi chéo vở kiểm tra

- 1HS đọc y/c

- Đặt tính rồi tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ

- Muốn tính hiệu cần thực hiện phép tính trừ

14 14 - - 5 7 9 7 - Hs nêu cách đặt tính và thực hiện tính - Nhận xét.

- 1HS đọc đề bài.

- HS phân tích bài toán

- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- HS làm bài

Bài giải

Cửa hàng đó còn lại số quạt điện là:

14 – 6 = 8 ( quạt điện) Đáp số: 8 quạt điện - HS đọc bài làm.

- Lớp nhận xét

- Lời giải khác: Số quạt điện cửa hàng còn lại là:

(4)

3. Củng cố - Dặn dò:

- Gọi HS học thuộc bảng trừ.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- HS xung phong học thuộc bảng trừ.

- Nhận xét

________________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 37 + 38: BÔNG HOA NIỀM VUI

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ : sáng tinh mơ, Niềm vui, lộng lẫy… biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc đúng giọng của nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, hiếu thảo, đẹp mê hồn. Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.

- Học sinh kính yêu và biết ơn cha mẹ.

* Tích hợp: GDBVMT

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: hiểu được hoàn cảnh của người khác, cảm thông với nỗi buồn của bạn nhỏ trong bài.

- Kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng tự nhận thức về bản thân. Tìm kiếm sự hỗ trợ.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ viết câu văn dài.

- HS : GSK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Tiết 1

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ.

- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

- Gv nhận xét, đánh giá 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK.

- Bức tranh vẽ những gì?

- GV giới thiệu vào bài.

2. Luyện đọc:

Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc toàn bài.

- Hướng dẫn cách đọc: +Lời người kể thong thả.

+ Lời Chi cầu khẩn.

+ Lời cô giáo dịu dàng, trìu mến.

Đọc câu nối tiếp:

- Lần 1: Đọc nối tiếp câu

Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc từng câu

- HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ.

- HS tự giải thích – Nhận xét

- HS quan sát tranh minh họa SGK

- HS lắng nghe và theo dõi.

- HS đọc nối tiếp câu

- HS đọc nối tiếp câu

(5)

- Lần 2: Đọc nối tiếp câu

Gv viết bảng các từ cần luyện đọc: Sáng tinh mơ, lộng lẫy, dân chủ.

Đọc từng đoạn trước lớp:

- Lần 1: 4 Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- Lần 2: HS đọc lần lượt từng đoạn kết hợp ngắt nghỉ, nhấn giọng câu dài.

- Giáo viên hướng dẫn đọc một số câu.

Em hãy hái thêm hai bông nữa Chi ạ. //

Một bông cho em / vì trái tim nhân hậu//

Một bông cho mẹ/ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo. //

- Lần 3: HS đọc lần lượt từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.

- GV giải nghĩa thêm.

Cúc đại đóa: Loại cúc to gần bằng cái chén ăn cơm.

Sáng tinh mơ: sáng sớm.

Dịu cơn đau: giảm cơn đau thấy dễ chịu hơn.

Trái tim nhân hậu: tốt bụng, yêu thương Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu Hs đọc trong nhóm. Các HS khác nghe, góp ý.

Thi đọc giữa các nhóm

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương Đọc đồng thanh

-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 - Gv nhận xét - chuyển tiếp

- HS luyện đọc từ khó.

- 4 Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- HS đọc lần lượt từng đoạn kết hợp ngắt nghỉ, nhấn giọng câu dài.

- Nêu cách đọc – Nhận xét - HS đọc

- HS đọc chú giải SGK: Lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.

- HS trao đổi cách đọc - Các nhóm thi đọc đoạn.

- Lớp nhận xét, tuyên dương - Lớp đọc đồng thanh 1 lần

Tiết 2:

c. Tìm hiểu bài:

Đoạn 1

- Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?

- GV giảng: Dịu cơn đau

GV: Mong muốn của Chi giúp bố chóng khoẻ, Chi đến trường thật sớm để hái những bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố.

* Tình cảm của em dành cho bố mẹ như

- HS đọc đoạn 1.

- Chi tìm bông hoa NiềmVui để đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu cơn đau của bố.

- Luôn yêu quý, kính trọng bố mẹ

(6)

thế nào?

Đoạn 2.

- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm vui?

* Em có nhận xét gì thái độ của Chi?

* Các em cần làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh mình?

- GV: Học sinh biết yêu và bảo vệ cảnh vật thiên nhiên xung quanh chúng ta.Chi có ý thức chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp.

Đoạn 3

- Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?

- Giảng từ: + Nhân hậu + Hiếu thảo

- Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?

GV: Xúc động trước việc làm tốt đẹp của Chi, cô giáo đã tặng Chi những bông hoa Niềm Vui may mắn.

Đoạn 4

- Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?

* Con học tập bạn Chi trong bài những đức tính gì?

=> Chúng ta cần biết dành tình yêu thương đối với cha mẹ thể hiện qua những việc làm thiết thực và luôn tôn trọng các nội quy chung.

d. Luyện đọc lại:

- Gọi H/s đọc nối tiếp đoạn - Nêu giọng đọc của bài?

- Các nhóm HS tự phân vai, đọc toàn truyện.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?

GV: Việc làm tốt đẹp của Chi chứng tỏ

và làm cho bố mẹ vui lòng...

- HS đọc đoạn 2.

- Theo nội quy của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.

- Bạn ấy biết nghe lời thầy cô, có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công.

- Hs nêu

- HS đọc đoạn 3

- Em hãy hái thêm hai bông nữa.

Một bông cho em vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

- Cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi em.

- HS đọc đoạn 4

- Chi thương bố, tôn trọng nội quy của nhà trường và thật thà.

- HS phát biểu

- HS đọc cá nhân.

- Hs nêu

- HS phân vai: + Người dẫn chuyện + Chi

+ Cô giáo

- Các nhóm đọc trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS tự nêu cảm nghĩ của mình – Bổ sung

(7)

bạn rất yêu quý trường lớp, biết giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh trường, không hái hoa ở vườn trường. Các em cần học tập bạn Chi, thi đua giữ gìn, bảo vệ trường lớp.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dăn: Chuẩn bị bài “ Quà của bố”.

________________________________________

Chiều

LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 25: ĐỌC HIỂU – CHUYẾN DU LICH ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU

- Hs đọc truyện sau chuyến du lịch đầu tiên và làm các bài tập dạng trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài.

- Rèn kỹ năng đọc bài lưu loát, biết làm bài tập dạng trắc nghiệm.

- Giáo dục học sinh học tập nghiêm túc, ý thức tự giác ôn tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ.

- Hs: Vở bài tập thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi Hs đọc bài tập 2 – tiết 3 - GV nhận xét- đánh giá.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của tiết học b)Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: Đọc truyện sau chuyến “ du lịch”

đầu tiên

? Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp câu - Gv chia truyện thành các đoạn Đoạn 1: .... Bông tự đi.

Đoạn 2: .... cổng bệnh viện Đoạn 3: .... rất nhiều

Đoạn 4: Còn lại.

- Gọi Hs đọc bài nối tiếp đoạn

? Vì sao mẹ cũng thơm bông rất nhiều?

- GV nhận xét

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng

? Bài tập yêu cầu làm gì?

- Tổ chức cho Hs trao đổi nhóm 4

- 2Hs đọc

- Lớp nghe, nhận xét.

- HS đọc yêu cầu - Hs nêu yêu cầu - Hs đọc nối tiếp câu

- Hs đọc nối tiếp đoạn - 2 Hs đọc toàn bài

- Vì mẹ cảm động, thấy Bông rất yêu mẹ

- Lớp nhận xét - HS đọc yêu cầu.

- Chọn câu trả lời đúng

- Hs trao đổi nhóm 4 hoàn thành

(8)

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng

a) Vì Bông nhớ mẹ mà không được đi thăm mẹ

b) Đường xa, trời nắng, dép đứt, đá sỏi đâm vào chân.

c) Bông chạy khắp các phòng bệnh.

d) Vì Bông khóc ầm ĩ trong bệnh viện..

e) Vì mẹ cảm động, thấy Bông rất yêu mẹ g) Là gì?.

3. Củng cố, dặn dò

-Là một người con ngoan cần làm gì?

- GV nhận xét giờ học - Dặn HS hoàn thành bài.

bài tập

Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung

- Học tập chăm ngoan, giúp đỡ bố, mẹ

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 30/11/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 62: 34 - 8

I. MỤC TIÊU:

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8.

- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ. Biết giải toán về ít hơn.

- GDHS yêu thích học Toán, tính cẩn thận cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng công thức 14 trừ đi một số.

- Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 14 – 8.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Tiết học hôm nay chúng ta học bài:

34 - 8

b. Hình thành kiến thức mới : - GV đưa ra phép tính 34 - 8

+ Em có nhận xét gì về các thành phần trong phép trừ?

- GV nêu: Đây là phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số dạng 34 – 8

- HS đọc

- HS thực hiện.

- 1 HS đọc phép tính.

- Số bị trừ là số có hai chữ số, số trừ là số có một chữ số.

(9)

- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và thực hiện phép tính.

- Gọi đại diện các nhóm nhắc lại.

- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện vào bảng con.

- Gọi HS nhắc lại cách làm.

+ Muốn thực hiện phép trừ dạng 34 - 8 ta làm như thế nào?

- GV đưa ra ví dụ: 94 – 7 yêu cầu HS thực hiện vào bảng con

- Yêu cầu HS so sánh phép trừ 14 – 8 và 34 – 8

c. Luyện tập Bài 1. Tính:

- Yêu cầu HS nêu đề bài.

+ Các phép tính ở bài 1 được viết theo cột hàng nào?

+ Kết quả của phép tính này được viết ở đâu?

+ Khi viết kết quả ta cần lưu ý gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 94 – 7; 53 – 8

- Nhận xét, chữa bài.

- Khi thực hiện phép tính ta thực hiện như thế nào?

GV : Khi thực hiện phép tính ta thực hiện từ phải sang trái

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận tìm cách đặt tính và thực hiện phép tính của phép trừ.

- Đại diện 2-3 nhóm nhắc lại.

- HS làm bảng con, 1 HS lên bảng làm.

34 - 8 26

- 3 – 4 HS nhắc lại cách làm.

- HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- HS làm bài trên bảng nêu lại cách làm.

- Ta đặt tính rồi thực hiện phép tính từ phải sang trái.

- 2-3 HS nhắc lại

- HS thực hiện bảng con - HS nhắc lại cách làm - HS so sánh

- HS nêu

- Viết theo cột hàng dọc

- Kết quả được viết dưới dấu gạch ngang

- Viết các hàng thẳng cột với nhau - 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

- 94 - 64 - 44

7 5 9

87 59 35

- 72 - 53 - 74

9 8 6

63 45 68

- Đọc và tự phân tích đề bài.

(10)

- GV tóm tắt.

Tóm tắt

Nhà Hà nuôi : 34 con gà.

Nhà Ly nuôi ít hơn : 9 con gà.

Nhà Ly nuôi :….con gà?

-Yêu cầu HS làm bài

- Chữa bài:

+ Nhận xét đúng - sai?

- Nêu câu lời giải khác?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào

GV: Khi giải bài toán có lời văn ta cần chú ý xác định đúng dạng toán, chọn lời giải đúng. Chú ý cách trình bày bài cho cân đối.

Bài 4.( a) Tìm x:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu

- GV nhận xét.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

GV: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia

3. Củng cố- dặn dò:

- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 34 – 8.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò Hs chuẩn bị bài 54 - 18

- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.

Bài giải

Số con gà nhà bạn Ly nuôi là:

34 – 9 = 25 con gà) Đáp số: 25 con gà.

- 2-3 HS dưới lớp đọc bài giải.

- HS nhận xét - HS nêu

- Bài toán ít hơn

- Hs đọc yêu cầu

- 1 HS lên bảng làm bài a. x + 7 = 34

x = 34 – 7 x = 27 - HS nêu.

- Hs nêu

KỂ CHUYỆN

Tiết 13: BÔNG HOA NIỀM VUI

I. MỤC TIÊU:

- Biết kể đoạn mở đầu câu truyện theo 2 cách: theo trình tự trong câu truyện và thay đổi một phần trình tự. Dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại nội dung chính của truyện. (đoạn 2, 3) Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối câu truyện.

- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

- Học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường, kính yêu cha mẹ.

(11)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện của tiết học trước.

- GV nhận xét - Đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu nội dung, yêu cầu của giờ học.

b. Hướng dẫn kể chuyện:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn học sinh tập kể theo từng cách, chú ý cách 2 để nối kết các ý với nhau cần thêm từ ngữ hay câu chuyển ý.

Cách 1: đúng trình tự câu chuyện.

Cách 2: đảo vị trí các ý của đoạn.

- Yêu cầu HS kể theo cặp - Gọi HS trình bày trước lớp - Nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và nêu nội dung tranh.

Tranh 1: Chi vào vườn hoa của trường để tìm bông hoa niềm vui.

Tranh 2: Cô cho phép Chi hái 3 bông hoa.

- Yêu cầu HS kể trong nhóm

- GV đưa ra tiêu chí để HS bình chọn - Gv nhận xét, tuyên dương.

Bài 3

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện của tiết học trước.Sự tích cây vú sữa - HS nhận xét

- HS đọc yêu cầu.

Kể đoạn mở đầu theo 2 cách:

Ví dụ:

Bố của Chi bị bệnh phải nằm viện, chi rất thương bố. Em muốn hái tăng bố 1 bông hoa niềm vui trong vườn trường, hi vọng bông hoa sẽ giúp bố mau khỏi bệnh. Vì vậy, mới sáng sớm tinh mơ....

- HS thảo luận cặp - Trình bày trước lớp - Nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu

- Dựa vào tranh kể lại đoạn 2 bằng lời của mình.

- HS tập kể trong nhóm.

- Đại diện nhóm thi kể trước lớp.

- Lớp nhận xét, góp ý.

- HS nêu yêu cầu.

- Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng lời cảm

(12)

- Nhiều học sinh nối tiếp nhau kể đoạn cuối, lớp và GV nhận xét, khen ngợi những học sinh kể sáng tạo.

3. Củng cố - Dặn dò:

* Em học được những đức tính gì đáng quý ở bạn Chi?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

ơn của bố Chi.

Ví dụ:

Chẳng bao lâu, bố của Chi khỏi bệnh. Ra viện được 1 ngày, bố đã cùng Chi đến trường cảm ơn cô giáo. Hai bố con đem theo 1 khóm cúc đại đóa màu tím rất đẹp. Bố cảm động nói với cô giáo: Cảm ơn cô đã cho phép cháu Chi hái những bông hoa.

- Thương bố, tôn trọng nội quy và thật thà.

_______________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 13: GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở

I. MỤC TIÊU

- Biết được ích lợi và công việc cần làm để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.

- Thực hiện giữ gìn vệ sinh xung quanh khu nhà ở (Sân, vườn, nhà tắm...) - Nói và thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở cùng các thành viên trong gia đình.

* Tích hợp: GDMT, SDNLTKHQ, GDBVMTBĐ

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để giữ gìn sạch môi trường xung quanh nhà ở.

- Kĩ năng tự phê phán: phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Kĩ năng hợp tác: hợp tác với mọi người tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.Có trách nhiệm thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.

III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

-GV: Phấn màu. Các hình vẽ trong SGK tranh 28,29.

- HS: VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ

+ Em hãy kể 1 số đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?

+ Để giữ gìn những đồ dùng bằng gỗ ta phải làm gì?

- GV nhận xét, tuyên dương 2. Dạy bài mới

- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô giáo

- HS nhận xét

(13)

a. Giới thiệu bài

+ Xóm em ở có sạch sẽ không?

- GV giới thiệu vào bài.

b.Các hoạt động

Hoạt động 1: Làm việc với SGK.

Mục tiêu: HS quan sát tranh nêu đúng các hoạt động của từng người trong tranh.

Cách tiến hành

Bước 1: HS quan sát tranh vẽ.

- Thảo luận nhóm.

- Trong tranh 1, 2, 3, 4, 5 mọi người đang làm gì? Làm như thế nhằm mục đích gì?

Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận - Đại diện các nhóm phát biểu.

- Lớp nhận xét.

+ Những người trong tranh sống ở những vùng nào hoặc nơi nào?

+ Các việc làm này có tác dụng gì?

*Nơi em ở là vùng nào? Em đã làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nơi mình ở?

* Đối với những bạn sống ở vùng biển chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường biển?

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

Mục tiêu : HS hiểu những việc cần làm để giữ sạch môi trường.

Cách tiến hành

Bước 1: Thảo luận nhóm bàn

+ Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ, bạn đã làm gì?

- HS trả lời

- HS quan sát tranh, làm việc theo nhóm tổ

+ H1: Các bạn quét rác trên hè phố để hè phố sạch sẽ, thoáng mát.

+ H2: Chặt hết cành cây, phát quanh bụi râm làm cho ruồi muỗi không có chỗ ẩn nấp gây bệnh.

+ H3: Dọn sạch chuồng nuôi lợn để giữ vệ sinh môI trường xung quanh.

+ H4: Dọn rửa nhà cửa để giữ vệ sinh môI trường xung quanh.

+ H5: Dọn sạch cỏ quanh giếng để giếng sạch sẽ không làm bẩn nguồn nước.

+ H2 + H5: Mọi người sống ở nông thôn.

+ H1: Mọi người sống ở thành phố.

+ H3 + H4: Mọi người sống ở miền núi.

- Sống ở vùng nông thôn, miền núi hay thành phố

- Làm cho môi trường sống xung quanh nhà ở luôn sạch sẽ, thoáng mát.

- HS trả lời

- Không vất rác bừa bãi xuống biển, không dùng mìn đánh bắt cá…

- HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi

(14)

Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận - Đại diện nhóm trình bày.

=> GV kết luận: Dù sống ở đâu cũng phải giữ gìn môi trường quanh ta sạch sẽ giúp ta phòng tránh được nhiều bệnh tật. Quét dọn thường xuyên, chặt bớt cành cây, phát quang bụi rậm.

Hoạt động 3: Thi ứng xử nhanh - GV đưa ra tình huống.

- Bạn Hà vừa quét rác xong bác hàng xóm lại vứt rác ra ngay cửa nhà.

- Bạn góp ý thì bác bảo: “Bác vứt ra cửa nhà bác chứ bác có vứt rác ra cửa nhà cháu đâu”.

*Nếu em là Hà thì em sẽ nói hoặc làm gì khi đó?

- Đại diện nhóm thi trả lời.

- GV chọn và khen cách ứng xử hay nhất.

3. Củng cố dặn dò

+ Nêu những việc cần làm để giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày

- HS thảo luận nhóm.

- HS nêu

- HS nêu

_______________________________________

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG Bài 4: CÂY BỤT MỌC

I. MỤC TIÊU:

- Cảm nhận được tình yêu cây xanh, môi trường sống của Bác Hồ.

- Thực hành, vận dụng bài học về tình yêu cây xanh, môi trường sống của HS.

- GDHS tình yêu cây xanh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh, tài liệu về Bác Hồ.

- Hs : Sách Bác Hồ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: Bác nhường chiếc

đèn sưởi cho đồng chí bảo vệ

- Qua câu chuyện Bác nhường chiếc đèn sưởi cho đồng chí bảo vệ chúng ta học tập được ở Bác những đức tính quý báu nào?

- Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới:

- 2 HS trả lời cá nhân

(15)

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Đọc hiểu

- GV đọc đoạn văn “cây bụt mọc”( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr13)

Hoạt động cá nhân - Gv gọi hs đọc đoạn văn

-GV cho HS thảo luận nhóm 4 TLCH - Vì sao Bác đặt tên cây thông này là cây bụt mọc?

- Khi phát hiện ra cây bụt mọc bị mối xông đến quá nửa, anh em phục vụ định làm gì ?

- Bác Hồ nói gì và bày cách gì để cứu cây? Kết quả ra sao?

- GV nhận xét, kết luận Hoạt động nhóm

- Các em hãy trao đổi về ý nghĩa câu chuyện?

- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 2: Thực hành - ứng dụng Hoạt động cá nhân

- Mỗi khi đến nơi nào có nhiều cây xanh, em cảm thấy không khí thế nào?

- Em đã bao giờ tự tay trồng một cây xanh ở đâu chưa?

- Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở nhà, ở trường hay trên đường em đi học?

Hoạt động nhóm

- Cùng nhau trao đổi cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở nhà, ở trường và trên đường em đi học?

3. Củng cố - Dặn dò:

- Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở

- HS lắng nghe

- 2 hs đọc

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

- Vì những cây thông này có bộ rễ trồi cao khỏi mặt đất, tựa như những pho tượng phật.

- Anh em phục vụ sợ cây đổ gây nguy hiểm, nên đề nghị Bác cho chặt bỏ.

- Bác Hồ nói: “Chặt bỏ một cây thì dễ dàng nhưng trồng được một cây mới thì rất khó, các chú hãy tìm cách chữa cho nó.” Bác đã bày cách chữa cho cây. Kết quả là cây đã sống và phát triển bình thường.

- HS thảo luận câu hỏi nhóm 4, ghi vào bảng nhóm.

Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- Lắng nghe

- Không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu,...

- Hs nêu

- Tưới nước, bắt sâu, không bẻ cảnh, ngắt hoa, nhắc nhở các bạn không được bẻ cành, ngắt hoa…

- Hs thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- Tưới nước, bắt sâu, không bẻ cảnh,

(16)

nhà, ở trường hay trên đường em đi học?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn Hs chuẩn bị bài sau.

ngắt hoa, nhắc nhở các bạn không được bẻ cành, ngắt hoa…

_________________________________________

Chiều

LUYỆN TOÁN

Tiết 25: LUYỆN DẠNG 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ. GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS luyện tập phép trừ dàng 13 trừ đi một số, luyện giải toán.

- Rèn kĩ năng làm phép tính trừ

- Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu bài tập

- HS: VTHKT TV và TOÁN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2hs lên bảng Đặt tính rồi tính:

13- 8= 13-6 = - Nhận xét

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 2.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự làm bài

- Gọi HS đọc bài

- Chữa bài,củng cố cách thực hiện.

Bài 3.

- Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài

- Gọi HS đọc bài

- Chữa bài, củng cố cách làm.

Bài 4.

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp làm nháp

- 1HS đọc bài toán

- Làm bài vào vở, 1HS làm trên bảng 13 13 13 13 13 - - - - - 7 4 8 9 6 6 9 5 4 7 - 1 HS đọc yêu cầu

- Nhắc lại yêu cầu

- Làm bài vào vở, 3HS làm trên bảng x- 6=6 x- 7=15 x- 18=24 x= 6+6 x= 15+7 x= 24+8 x= 12 x= 22 x= 32 - 1 HS đọc bài

- Hs đọc bài toán

(17)

- Gọi HS đọc bài toán - Phân tích bài toán - Yêu cầu HS làm bài

3. Củng cố - dặn dò:

- Củng cố bài học - Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- Phân tích đề - Làm bài vào vở

Bài giải

Số học sinh tham gia học đàn là:

13- 4= 9(học sinh ) Đáp số : 9 học sinh - Lắng nghe

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 01/12/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 4tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 63: 54 - 18

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 54 – 18. Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 54 – 18 để giải các bài toán liên quan. Củng cố tên gọi, các thành phần và kết quả trong phép trừ.

- Vận dụng thành thạo các bài tập, tính kết quả nhanh chính xác.

- Học sinh tích cực tự giác, cẩn thận trong tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: 5 bó 1 chục que tính và 24 que tính rời.

- HS: Bộ đồ dùng học toán, SGK, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên làm bài trên bảng.

74 – 6 44 – 5

- Lớp làm nháp và nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của giờ học.

b. Giới thiệu phép trừ 54 – 18:

- GV nêu bài toán: Có 54 que tính, bớt đi 18 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu q.tính ta

- 2 hs lên bảng

74 44 - -

6 5

68 39

- HS nhận xét.

- HS nêu lại bài toán.

- HS nghe và phân tích bài toán.

- Hs nêu.

- Thực hiện phép tính trừ:

(18)

làm thế nào?

- GV ghi : 54 – 18 Tìm kết quả:

- HD cách hợp lí nhất: bớt 4 que tính rời trước, tháo bó 1 chục que tính, bớt tiếp 4 que tính còn 6 que tính rời, bớt tiếp bó 1 chục que tính. Vậy còn 3 bó que tính với 6 que tính rời là 36 que tính.

- Vậy 54 que tính bớt 18 que tính còn bao nhiêu que tính?

- Đặt tính và tính:

- GV yêu cầu HS đọc: 54 – 18 =

- Nêu tên thành phần của phép tính trên?

- Gọi vài HS nhắc lại cách trừ:

- Vậy 54 – 18 = ?

- Nêu cách thực hiện các phép trừ dạng 54 – 18?

c. Thực hành:

Bài 1/a(63)

- Gọi HS nêu y/c bài.

54 - 18

- HS lấy 5 bó que tính và 4 que tính rời. Thực hiện thao tác bớt 18 que tính để tìm kết quả của phép tính trên.

- HS nêu cách bớt của mình.

- 54 que tính bớt 18 que tính còn 36 que tính.

- HS đọc.

- HS nêu.

- 1Hs lên bảng đặt tính và tính, lớp làm bảng con.

+ Bước 1: Viết 54 rồi viết 18 sao cho 4 đơn vị thẳng với 8 đơn vị, 1 chục thẳng cột với 5 chục. Viết dấu trừ và kẻ dấu gạch ngang.

54 - 18 36

+ Bước 2: Tính từ phải sang trái: 4 không trừ được 8 lấy14 trừ 8 bằng 6 viết 6 nhớ 1.1 thêm 1 bằng 2. 5 trừ 2 bằng 3 viết 3.

Vậy 54 - 18 = 36

- Hs nêu cách thực hiện - 54 - 18 = 36

- Thực hiện theo 2 bước:

+ Bước 1: đặt tính.

+ Bước 2: thực hiện tính từ phải qua trái.

- HS đọc yêu cầu.

- 1 HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm vào vở.

74 24 84 64 44 - - - - - 26 17 39 15 28

(19)

- Chữa bài:

- Nêu cách thực hiện tính?

GV: Củng cố cách thực hiện tính.

Bài 2/a,b(63): Đặt tính rồi tính hiệu, biết SBT và ST lần lượt là:

a, 74 và 47; b, 64 và 28

- Gv chữa

- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính?

GV: Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính dạng 54 – 18.

Bài 3: (63)

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt bài toán lên bảng.

Tóm tắt

Mảnh vải màu xanh : 34 dm.

Mảnh vải màu tím ngắn hơn: 15 dm.

Mảnh vải màu tím dài : ... dm?

- Muốn biết mảnh vải màu tím dài bao nhiêu đề - xi mét ta làm như thế nào?

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S.

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

GV : Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.

Bài 4: (63) Vẽ hình theo mẫu.

48 7 45 49 16 - Lớp nhận xét.

- Thực hiện tính từ phải qua trái.

- HS đọc yêu cầu.

- 2 HS làm bảng con, lớp làm VBT.

- HS đọc bài làm.

74 64 - -

47 28

27 36 - HS nhận xét, bổ sung.

- Thực hiện theo 2 bước:

+ Bước 1: đặt tính.

+ Bước 2: thực hiện tính từ phải qua trái.

- Học sinh đọc bài toán.

- HS phân tích bài toán.

- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán

- Hs nêu

- 1 HS lên làm bảng phụ, lớp làm bài - HS đọc bài làm.

Bài giải

Mảnh vải màu tím dài số đề - xi – mét là:

34 – 15 = 19 (dm) Đáp số: 19 dm - Lớp nhận xét.

- Bài thuộc dạng bài toán về ít hơn.

- 1HS đọc yêu cầu

(20)

- Bài yêu cầu gì?

- GV quan sát mẫu trên bảng - Hỏi: Mẫu là hình gì?

- Yêu cầu HS làm bài, hướng dẫn những HS còn lúng túng.

- Hình tam giác có đặc điểm gì?

GV: Củng cố cách nhận dạng hình tam giác.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hãy nêu cách thực hiện phép trừ dạng 54 – 18?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- Vẽ hình theo mẫu.

- HS quan sát mẫu - Mẫu là hình tam giác

- Hình tam giác là hình có ba cạnh khép kín, 3 góc.

- Thực hiện theo 2 bước:

+ Bước 1: đặt tính.

+ Bước 2: thực hiện tính từ phải qua trái.

- HS theo dõi.

____________________________________________

CHÍNH TẢ ( TẬP CHÉP)

Tiết 25: BÔNG HOA NIỀM VUI

I. MỤC TIÊU:

- Chép lại đúng chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Bông hoa Niềm Vui”.

Làm đúng các bài tập phân biệt iê/yê; r/d; thanh hỏi/thanh ngã.

- Trình bày đúng một đoạn văn có lời đối thoại. Viết đúng chính tả - Học sinh có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp, viết đúng chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng lớp chép sẵn bài tập chép.

- HS: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu giờ học và tên bài lên bảng.

b. Hướng dẫn tập chép Củng cố nội dung:

- GV đọc đoạn chép trên bảng.

- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con Lặng yên Ngọn gió

Tiếng nói Lời ru Đêm khuya

- Nhận xét

- Lắng nghe - 2 HS đọc lại.

(21)

- Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông nữa cho những ai? Vì sao?

- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?

Hướng dẫn viết 1 số chữ khó + hãyhái # hấp háy

+ dạy dỗ # mặt rỗ.

+ hiếu thảo ( h + iêu + dấu sắc) Viết tiếng khó bảng con.

- GV sửa sai (nếu có)

c. Học sinh chép bài vào vở:

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

d. Thu bài, chữa bài:

- GV thu bài 1 số em, chữa bài.

- Nhận xét bài viết của học sinh.

e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 1: Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV chốt lời giải đúng.

a) Trái nghĩa với khỏe: Yếu.

b) Chỉ con vật nhỏ, sống thành đàn, rất chăm chỉ: Kiến.

c) Cùng nghĩa với bảo ban: Khuyên.

Bài 3: Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV chữa bài.

Rối – dối

- Cuộn chỉ bị rối.

- Bố rất ghét nói dối.

b. Rạ - dạ

- Mẹ lấy rạ đun bếp.

- Lan dạ một tiếng rõ to.

- Một bông cho Chi vì tấm lòng nhân hậu, một bông cho mẹ vì mẹ đã dạy dỗ Chi thành người con hiếu thảo.

- Chữ cái đầu câu: Em, Một.

- Tên riêng nhân vật: Chi

- Tên riêng bông hoa: Niềm vui.

- HS nêu - đọc lại

- HS luyện viết bảng con một số từ ngữ.

+ hăng hái, trái tim, dạy dỗ, hiếu thảo.

- HS viết bài - HS thu bài

- HS đổi vở kiểm tra.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS đọc thầm lại, tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê đúng với nghĩa a, b, c

- 1 HS nêu yêu cầu

- 2 HS đặt câu hỏi phân biệt 1 cặp từ làm mẫu.

- Lớp tự làm bài vào

(22)

3. Củng cố - Dặn dò:

- Hãy nêu cách trình bày bài viết này?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS nêu – Nhận xét _________________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 39: QUÀ CỦA BỐ

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ dễ lẫn:lao xao, lần nào,thao láo, niềng niễng…

Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu có dấu hai chấm và nhiều dấu phẩy. Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên.

- Hiểu nghĩa các từ mới: thúng câu, cà cuống, niềng niễng, cá sộp, xập xành, muỗm, mốc thếch. Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.

- Giáo dục học sinh kính trọng và biết ơn cha mẹ.

* Tích hợp: GDBVMT

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động cuả thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc bài cũ: Bông hoa niềm vui.

- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm vui?

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu tranh - Bức tranh vẽ những gì?

- Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.

Quà của bố b. Luyện đọc:

Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc toàn bài.

- Hướng dẫn cách đọc: giọng vui, nhẹ nhàng, tự nhiên:

Đọc câu nối tiếp:

- Giáo viên hướng dẫn HS đọc từ khó:

Lần nào, niềng niễng, thao láo, xập xành, ngó ngoáy

Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn:

- HS đọc cá nhân

- Theo nội quy của nhà trường không ai được ngắt hoa trong vườn

- HS nhận xét

- Học sinh quan sát tranh minh họa SGK

- Hs theo dõi.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- Hs đọc từ khó phát âm.

(23)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến thao lỏo.

+ Đoạn 2: Cũn lại

- Lần 1: 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn.

- Lần 2: HS đọc lần lượt từng đoạn kết hợp ngắt nghỉ, nhấn giọng cõu dài.

- Giỏo viờn hướng dẫn đọc cõu.

Mở thỳng cõu ra / là cả một thế giới dưới nước // Cà cuống, / niễng niễng đực, / niềng niễng cỏi / bũ nhộn nhạo.//

- Lần 3: HS đọc lần lượt từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ và ngắt nghỉ

- Giới thiệu tranh:

- Con biết gỡ về hai con vật vừa quan sỏt?

- GV giới thiệu thờm hỡnh ảnh: cỏ sộp - Con biết gỡ về loài cỏ này?

- Gọi HS đọc đoạn 2

- Giảng từ khú: Xập xành, muỗm.

- Cho HS quan sỏt tranh Đọc từng đoạn trong nhúm:

Thi đọc giữa cỏc nhúm:

- Tổ chức đọc đoạn 2

- GV nhận xột, tuyờn dương.

Đọc đồng thanh c. Tỡm hiểu bài:

Đoạn 1.

- Quà của bố khi đi cõu về cú những gỡ?

- Vỡ sao cú thể gọi đú là cả “một thế giới dưới nước”?

+ Giảng từ :Thế giới dưới nước GV: Quà của bố khi đi cõu về bao nhiờu con vật mới lạ hiện ra trong thỳng cõu của bố. Đú là một thế giới con vật đặc trưng của vựng sụng nước.

Mún quà đú vụ cựng hấp dẫn với hai anh em.

Đoạn 2

- Quà của bố khi đi cắt túc về cú những gỡ?

- Vỡ sao cú thể gọi đó là “một thế giới mặt đất?

- 2HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn.

- HS đọc lần lượt từng đoạn kết hợp ngắt nghỉ, nhấn giọng cõu dài.

- HS trao đổi cỏch đọc - HS nờu cỏch đọc - HS nhận xột - Hs đọc nối tiếp - HS quan sỏt

- Những con vật nhỏ cú cỏnh, sống ở dưới nước.

- Hs quan sỏt

- Loài cỏ này sống ở nước ngọt, thõn trũn dài, gần giống cỏ chuối.

- HS đọc đoạn 2.

- HS quan sỏt tranh - HS đọc theo cặp

- Cỏc HS khỏc nghe, gúp ý.

- Đại diện cỏc nhúm thi đọc đoạn 2.

- Lớp nhận xột, bỡnh chọn.

- Cả lớp đọc ĐT 1 lần - 1 HS đọc đoạn 1

- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen vàng, cỏ sộp, cỏ chuối.

- Quà của bố gồm rất nhiều con vật và cõy cối sống ở dưới nước.

- HS đọc đoạn2 + trả lời cõu hỏi

- Con xập xành, con muỗm, những con dế đực cỏnh xoăn.

- Quà gồm rất nhiều con vật sống trờn mặt đất.

(24)

+ Giảng từ: Thế giới mặt đất

- Những từ nào, câu nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố?

- Vì sao quà của bố giản dị, đơn sơ mà các con lại cảm thấy “giàu quá”?

+ Giảng từ : Giàu quá

- Quà của người bố mang về cho con thể hiện điều gì?

- Em hiểu vì sao tác giả nói: quà của bố làm anh em tôi giầu qúa ?

GV: Hai anh em rất hài lòng với những món quà đặc biệt mà đơn so của bố mang về sau những ngày đi làm vất vả.Tình cảm yêu thương của người bố qua những mòn quà đơn sơ dành cho các con.

* Em làm gì để bảo vệ các loại cây cối và con vật?

* Em có yêu quý bố mẹ mình không?

Yêu quý bố mẹ em phải làm gì?

=> Bài văn dùng nhiều hình ảnh, sự vật rất phong phú và đa dạng cho ta thấy được bố rất quan tâm đến các con … d. Luyện đọc lại:

- Gọi HS đọc lại bài.

- Nêu giọng đọc của bài?

- Gọi h/s đọc nối tiếp bài - Gv đánh giá

3. Củng cố - Dặn dò:

- Bài văn nói lên điều gì?

GV: Quà của bố khi đi câu và đi cắt tóc về dành cho các con đã thể hiện được tình cảm yêu thương của người bố dành cho con

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài “Câu chuyện bó đũa”.

- Hấp dẫn nhất là .... quà của bố làm anh em tôi giàu quá.

- Vì bố mang về những con vật mà trẻ em rất thích. Có đủ “cả một thế giới dưới nưới” và “cả một thế giới mặt đất” – Có đầy đủ các sự vật của môi trường thiên nhiên và tình yêu thương của bố dành cho các con

- Bố rất yêu thương và quan tâm đến các con.

- HS nêu

- HS nêu

- HS đọc lại bài - Hs nêu

- HS đọc cá nhân - HS nhận xét

- Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.

- Lắng nghe

__________________________________________________________________

(25)

Ngày soạn: 02/12/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2019

TOÁN

Tiết 64: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về: Phép trừ có nhớ dạng 14 – 8; 34 – 8; 54 – 18 Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong 1 hiệu. Giải bài toán có lời văn bằng phép tính trừ.

- Thuộc bảng 14 trừ đi một số, đặt tính thực hiện tính chính xác.

- Học sinh tích cực tự giác, cẩn thận trong tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi ND bài tập.

- HS : SGK, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên làm bài trên bảng, lớp làm ra nháp.

- GV nhận xét - đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

b. Luyện tập:

Bài 1(64): Tính nhẩm - Gọi HS nêu yêu cầu.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- Gv chữa

- Em vận dụng kiến thức nào làm bài tập này?

- GV: Vận dụng bảng 14 trừ đi một số làm bài tập này.

Bài 2/cột 1,3(64): Đặt tính rồi tính

- 2 HS lên làm bài trên bảng, lớp làm ra nháp.

Đặt tính rồi tính:

54 – 17 64 – 29 - HS nhận xét

1 HS đọc yêu cầu

- Tính nhẩm rồi ghi kq vào chỗ chấm - 2 HS lên làm bảng phụ, lớp làm bài 1 4 – 5 = 9 14 – 7 = 7 14 – 9 = 5 14 – 6 = 8 14 – 8 = 6 13 – 9 = 4 - Lớp nhận xét.

- Bảng 14 trừ đi một số

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 4 HS làm bảng con.

- Lớp làm vở.

84 74 62 60

- - - -

47 49 28 12

37 25 34 48

(26)

- Chữa bài

- Em có nhận xét gì các phép tính ở bài tập 2?

- GV: Chốt cách đặt tính và tính, phép trừ có nhớ.

Bài 3/a(64): Tìm x:

- Gọi 1 HS nêu y/c bài.

- x trong các phép tính trừ là thành phần nào ?

- Gọi 1HS lên bảng, lớp làm vào vở

- Chữa bài

- Nêu cách tìm số bị trừ?

GV: Củng cố cách tìm số bị trừ.

Bài 4 : (64 )

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì?

Tóm tắt

Máy bay và ô tô : 84 cái Ô tô : 45 cái

Cửa hàng đó có: ... máy bay?

- GV chữa bài

- Em tìm được số máy bay bằng cách nào?

- GV: Ta cần dựa vào tổng số số ô tô và số máy bay để tìm số máy bay chưa biết. Khi trình bày bài toán ta cần phải trình bày sao cho cân đối

3. Củng cố – Dặn dò:

- Bài học hôm nay củng cố cho chúng ta những kiến thức gì?

- Đọc kết quả + Nhận xét Đ - S.

- Hs nêu

- HS nêu yêu cầu.

- Số bị trừ

- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp làm vở

a) x – 24 = 34

x = 34 + 24 x = 58 - HS nhận xét.

- Đổi vở kiểm tra

- Tìm số bị trừ: Lấy hiệu cộng với số trừ.

- 1 HS đọc bài toán

- Máy bay và ô tô có 84 cái - Cửa hàng đó có ... máy bay?

- Hs nhìn tóm tắt nhắc lại bài toán - Lớp làm vở- 1 HS làm bảng phụ.

- HS đọc bài làm.

Bài giải

Cửa hàng đó có số máy bay là:

84 – 45 = 39 (cái)

Đáp số: 39 cái máy bay - HS nhận xét.

- Hs nêu

- HS nêu – Nhận xét

(27)

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài “15, 16, 17, 18 trừ đi một số”

______________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 13: TỪ NGỮ VỀ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH. KIỂU CÂU AI LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh mở rộng và hệ thống vốn từ chỉ hoạt động (Công việc gia đình).

Nắm chắc cách đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu ai Làm gì? Luyện tập về kiểu câu:

Ai- làm gì? thành thạo, sử dụng từ về công việc gia đình phù hợp với văn cảnh.

- Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ thành thạo khi nói và viết.

- Học sinh tích cực chăm làm việc nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ viết 4 câu văn ở bài 2.

- HS: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các từ ngữ chỉ tình cảm?

- Đặt câu có từ ngữ nói về tình cảm:

- GV nhận xét, đánh giá 2/ Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu nội dung của tiết học

“ Từ ngữ về công việc gia đình. Câu Ai – Làm gì?”

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Kể tên những việc em đó làm ở nhà giúp cha mẹ:

- Hướng dẫn Hs làm

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp - Gọi HS trình bày

- Gv chữa bài.

=> Tên các công việc em làm giúp đỡ cha mẹ là những từ nói về công việc gia đình.

- Em thường quét nhà, nhặt rau , chơi với em, vào lúc nào?

- HS nêu:

Yêu thương Kính yêu Thương yêu Kính mến Yêu quý Yêu mến - Con rất yêu thương cha mẹ.

Cháu kính yêu ông bà.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài theo cặp.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Quét nhà Rửa bát Trông em Tưới cây Nấu cơm. Lau bàn ghế

- Hs nêu

(28)

- Em hay tưới cây vào thời gian nào?

- Bố mẹ có thái độ ra sao về việc làm của em?

GV: Công việc trong gia đình có rất nhiều. Em nên tham gia giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức của mình để bố mẹ các em vui lòng.

Bài 2: Tìm các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ai - Làm gì?”

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi 1 HS nêu mẫu.

- Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai?”

- Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi: “Làm gì?”

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Bộ phận câu nói về hoạt động của sự vật trả lời cho câu hỏi nào?

- Mẫu câu “Ai làm gì?” thường sử dụng các từ ngữ nào để đặt câu?

GV: Các câu trong bài thuộc kiểu câu Ai- làm gì? Trong câu, bộ phận đầu thường trả lời cho câu hỏi Ai(con gì, cái gì?), bộ phận sau trả lời cho câu hỏi “ làm gì?”.

Bài 3: Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS các từ ở 3 nhóm trên có thể tạo nhiều câu.

- Gv chữa:

- Những từ ở nhóm 1 chỉ gì, trả lời cho câu hỏi nào?

- 1 HS đọc yêu cầu

- 1 HS đọc mẫu và phân tích mẫu.

M: Chi đến tìm bông cúc màu xanh.

- Chi.

- Đến tìm bông cúc màu xanh.

- Lớp làm bài cá nhân.

+ Cây xoà cành ôm cậu bé.

+ Em học thuộc đoạn thơ.

+ Em làm ba bài tập toán.

- HS nêu kết quả và nhận xét - Làm gì?

- Mẫu câu “Ai làm gì?” thường sử dụng các từ chỉ hoạt động để đặt câu.

- HS nêu yêu cầu

- HS đọc và phân tích mẫu.

Lớp làm bài cá nhân.

- Nhiều HS đọc kết quả

Ai Làm gì?

(1) (2) (3)

Em Chị em Linh Cậu bộ

Quét dọn Giặt Rửa Xếp

Nhà cửa Quần áo Bát đĩa Sách vở - Những từ ở nhóm 1 chỉ người và trả lời cho câu hỏi “Ai”?

(29)

- Những từ ở nhóm 2, 3 chỉ gì và trả lời cho câu hỏi nào?

3. Củng cố - Dặn dò:

- Em hãy kể một số từ ngữ về công việc gia đình?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- Những từ ở cột 2 chỉ hoạt động và trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”

- Những từ: quét nhà, trông em, nấu cơm, rửa bát, tưới cây,... là những từ ngữ về công việc gia đình.

` TẬP VIẾT

Tiết 13: CHỮ HOA L

I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh nắm được cách viết chữ hoa L theo cỡ chữ vừa và nhỏ. Viết được câu ứng dụng: Lá lành đùm lá rách.

Viết đúng, viết đẹp chữ L hoa. Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng: Lá lành đùm lá rách. Biết cách nối từ chữ L sang chữ liền sau.

- Học sinh tinh thần đoàn kết giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, có ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mẫu chữ đẹp đặt trong khung.

- HS: Vở Tập viết, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS viết bảng lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

b. Hướng dẫn cách viết:

Hướng dẫn viết chữ hoa:

Quan sát nhận xét:

- Chữ L hoa cỡ nhỡ có chiều cao và độ rộng mấy đơn vị chữ?

- Chữ L hoa gồm mất nét, là những nét nào?

- Chữ L hoa giống chữ hoa nào?

- GV vừa viết vừa hướng dẫn HS.

L L L L L

- 2 HS viết bảng lớp.

- Lớp viết bảng con.

K K Kề Kề - HS nhận xét

- HS theo dõi

- HS quan sát mẫu chữ.

- Chữ L hoa cỡ nhỡ cao 5 li, rộng 4 li.

- Chữ L hoa gồm 3 nét: cong trái, lượn đứng và lượn ngang nối liền nhau tạo thành nút thắt.

- Chữ L hoa giống chữ hoa S, G ở phần đầu.

(30)

L L L L L

Luyện viết bảng con:

- GV nhận xét, uốn nắn.

Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng.

- Em hiểu cụm từ trên có nghĩa là như thế nào?

- Cụm từ gồm mấy tiếng?

- Nêu độ cao của các chữ cái?

- Vị trí dấu thanh ?

- GV hướng dẫn HS nối chữ trong tiếng Lá.

- GV viết mẫu từ Lá.

Lá Lá Lá Lá Lá lành đùm lá rách - GV nhận xét sửa sai.

c. Viết vở tập viết:

- GV nêu yêu cầu viết.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

d. Thu bài - Chữa bài:

- GV thu bài 1 số em để nhận xét và sửa.

- Nhận xét bài viết của HS.

3. Củng cố - Dặn dò:

- Nêu quy trình viết chữ hoa L?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- Viết bảng con

- HS luyện viết chữ L hoa 2 lượt

- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng.

Lá lành đùm lá rách.

- Đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.

- Cụm từ gồm 5 tiếng.

+ Cao 2,5 li: L, h, l.

+ Cao 2 li: đ + Cao 1,24 li: r

+Cao 1 li: các chữ còn lại.

- Dấu sắc đặt trên chữ a trong tiếng lá.

Dấu huyền đặt trên chữ a, u trong tiếng lành, đùm.

- Nét dừng bút của chữ L hoa chạm vào nét cong của chữ a.

- HS viết bảng con chữ Lá.

- HS viết bài.

+ 1 dòng chữ cái L hoa cỡ nhỡ.

+ 2 dòng chữ cái L hoa cỡ nhỏ.

+ 2 dòng chữ Lá cỡ vừa.

+ 1 dòng chữ Lá cỡ nhỏ.

+ 2 dòng chữ dụng cỡ nhỏ.

- Lắng nghe

- Chữ L hoa gồm 3 nét: cong trái, lượn đứng và lượn ngang nối liền nhau tạo thành nút thắt.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 03/12/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2019

CHÍNH TẢ( NGHE- VIẾT)

(31)

Tiết 26: QUÀ CỦA BỐ

I. MỤC TIÊU:

- Nghe và viết đúng 1 đoạn trong bài “Quà của bố”. Củng cố quy tắc chính tả:

iê/yê; d/gi/r; dấu hỏi/dấu ngã.

- Rèn cho học sinh trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu. Làm đúng bài tập chính tả.

- Học sinh có ý thức viết đúng chính tả, viết sạch sẽ trình bày đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ chép bài tập 2 – VBT.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS viết bảng lớp, lớp viết ra nháp.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu ngắn gọn và ghi bảng.

b. Hướng dẫn HS viết chính tả:

Củng cố nội dung bài:

- GV đọc đoạn 1- đoạn văn cần viết.

- Đoạn trích nói về điều gì?

- Quà của bố khi đi câu về có những gì?

Viết tiếng khó dễ lẫn + niềng niễng # liềng liễng + giầy # dầy( bánh dầy) + thao láo # náo ( náo nhiệt) - Yêu cầu viết bảng con.

Cách trình bày:

- Đoạn trích có mấy câu? Chữ đầu câu viết như thế nào?

- Trong đoạn trích có những loại dấu câu nào?

c. Học sinh viết bài vào vở:

- GV đọc bài

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

d. Thu và nhận xét bài:

- GV đọc bài viết

- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết ra nháp:

khuyên bảo, múa rối, yếu ớt - HS nhận xét

- Lắng nghe

- 2 HS đọc lại đoạn 1.

- Những món quà của bố khi đi câu về - Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, cá sộp, cá chuối.

- HS nêu và đọc lại

- HS viết từ khó vào bảng con: niềng niễng, giầy, thao láo.

- Đoạn trích có 4 câu, chữ đầu câu viết hoa.

- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ba chấm.

- H/S viết bài vào vở - HS soát và sửa lỗi.

- Đổi chéo vở cho nhau, soát lỗi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đây là những bức tranh vẽ trường mầm non, vẽ cảnh các bạn đang chơi, vẽ lớp học thật đẹp. Chúng mình sẽ cùng vẽ những bức tranh đẹp nữa

- Các con ơi hôm nay cô thấy lớp mình rất nhiều bạn nhiều ngoan, nhiều bạn làm được việc tốt đấy nhưng ống kính diệu kỳ của cô chưa kịp ghi hết.. - Bây giờ ai

- Gia đình là nơi rất gần gũi với các con, gia đình có Bố, có mẹ, có Bé và những người thân yêu nữa, gia đình của bạn hôm nay đang nói về việc vệ sinh sạch sẽ

- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu những người thân yêu trong gia đình của chúng mình

Trong tiết Tập làm văn hôm nay, lớp mình sẽ được biết về nghề nghiệp, công việc của những người thân trong gia đình từng bạn2. - GV gọi HS

hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn... Lớp học giành cho người

- Vừa rồi chúng mình đã được quan sát bức tranh vẽ về bác sĩ, và cô đã chuẩn bị rất nhiều những bức tranh vẽ về bác sĩ ở trên bàn rồi bây giờ các con hãy cùng tô màu

- Các con ơi hôm nay cô thấy lớp mình rất nhiều bạn nhiều ngoan, nhiều bạn làm được việc tốt đấy nhưng ống kính diệu kỳ của cô chưa kịp ghi hết. - Bây giờ ai phát hiện