• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ HÀNG NGÀY THÁNG 01/2021

TUẦN 20

Thứ 5 ngày 21/01/2021 tại lớp MG 4 tuổi B3 TÊN HOẠT ĐỘNG: TỔ CHỨC ĐÓN TRẺ 1- Mục đích – Yêu cầu.

- Trẻ biết quy định của lớp.

- Giáo dục trẻ thói quen nền nếp, ngăn nắp.

- Giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch bệnh covit -19 - Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.

- Trẻ biết vị trí của các góc chơi.

2- Chuẩn bị:

- Nước rủa tay, dung dịch sát khuẩn - Giá để đồ dùng cá nhân sạch sẽ.

- Đồ dùng đồ chơi trong các góc.

3. Tổ chức thực hiện:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Giáo viên đón trẻ với thái độ ân cần vui vẻ,

niềm nở, dắt trẻ vào lớp , nhắc nhở trẻ chào cô chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân, thân thiện với trẻ và phụ huynh.

- Gần gũi nhiều với trẻ mới đi học, tiếp xúc và làm quen với trẻ hay khóc.

- Cho trẻ rửa tay sát khuẩn

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.

- Hướng dẫn trẻ vào các hoạt động chơi

- Trẻ chào hỏi lễ phép mọi người.

- Hướng trẻ tới nơi cất đồ dùng các nhân

- Trẻ chơi.

(2)

TÊN HOẠT ĐỘNG: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY 1. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Trẻ biết nêu gương những việc làm tốt của mình, của bạn trong ngày.

- Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng trẻ nói mạch lạc, diễn đạt được ý của mình.

+ Rèn trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, biết tham gia giữ gìn môi trường lớp sạch sẽ, biết ý thức bảo vệ môi trường.

- Thái độ:

+ Trẻ thích thú tham gia hoạt động nêu gương.

+ Trẻ mong muốn được cắm hoa bé ngoan.

2. Chuẩn bị:

- Bảng bé ngoan, hoa bé ngoan.

- Nhạc bài hát: Hoa bé ngoan, Cả tuần đều ngoan.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Chúng mình ơi vào cuối ngày thì chúng mình mong đợi điều gì nhất?

- Để cho giờ nêu gương cuối ngày được vui tươi sôi nổi hơn thì bây giờ chúng mình cùng cô hát một bài thật là hay nhé.

- Cho trẻ về chỗ ngồi theo tổ.

* Hoạt động 2: Nêu gương cuối ngày

- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nói rằng khi các con ngoan các con sẽ trở thành hoa bé ngoan đấy.

- Để trở thành bé ngoan các con còn phải chăm ngoan và làm được nhiều việc tốt nữa đấy!

- Bây giờ ai giỏi kể cho cô xem hôm nay các con đã làm được việc gì nào?

=> Cô nhắc lại công việc của các bạn.

- Cho trẻ quan sát ống kính diệu kỳ.

- Trẻ trả lời

- Cả lớp hát

- Trẻ trả lời

(3)

+ Hình ảnh đầu tên các con thấy ai?

+ Bạn đang làm gì? (Hình ảnh bạn biết chào cô giáo khi đến lớp)

+ Ai đây? Các bạn đang làm gì? ( Các bạn chăm sóc cây xanh tưới nước cho cây, lau lá cho cây)

- Tiếp tục cô cho trẻ xem hình ảnh cất đồ chơi…

- Các con ơi hôm nay cô thấy lớp mình rất nhiều bạn nhiều ngoan, nhiều bạn làm được việc tốt đấy nhưng ống kính diệu kỳ của cô chưa kịp ghi hết.

- Bây giờ ai phát hiện ra bạn nào còn làm được nhiều việc tốt trong ngày nữa?

- Cô kể thêm một số việc tốt của các bạn các hoạt động trong ngày.

- Hàng ngày các con làm những việc tốt thì đến cuối ngày các con sẽ được làm gì?

- Tất cả các bạn làm những việc tốt và ngoan hôm nay đều xứng đáng được cắm hoa bé ngoan.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện cắm hoa bé ngoan - Và bây giờ sẽ chuyển sang giây phút hết sức hồi hộp, mong đợi là đứng lên cắm hoa các con có thích không nào?

- Cô mời những gương mặt xuất sắc tiêu biểu của lớp lên cắm cờ đầu tiên.

- Tiếp theo cô mời lần lượt trẻ ngoan lên cắm hoa.

- Cả lớp chúng mình đã được lên cắm hoa hết chưa?

Còn những bạn nào chưa được lên cắm hoa ? - Vì sao các bạn không được cắm hoa?

=> Cô nhận xét và động viên những trẻ không được cắm hoa.

- Cô đố chúng mình biết hàng ngày chúng mình ngoan cuối ngày được cắm hoa thì cuối tuần chúng mình sẽ được cô giáo thưởng cho gì nào?

=> Giáo dục trẻ cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi và làm nhiều việc tốt để được nhận phiếu bé ngoan.

* Kết thúc: Hát bài hát “ Cả tuần đều ngoan”

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp quan sát và trả lời

- 2-3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời

- Trẻ lên cắm cờ

- Lần lượt trẻ lên cắm cờ - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và VĐ nhẹ nhàng

(4)

Thứ 6 ngày 22/01/2021 tại lớp MG 4 tuổi B3 TÊN HOẠT ĐỘNG

Tạo hình: “Xé dán đàn cá bơi”

Hoạt động bổ trợ: Bài hát: “Cá vàng bơi”

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

Trẻ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng đã học như: cách gấp và xé lượn vòng cung tạo thành hình con cá với nhiều hình dáng khác nhau, xé nhích dần tạo các chi tiết phụ (mắt, mang, vây).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, khả năng ghi nhớ cho trẻ.

- Phát triển kỹ năng gấp, xé nhích dần theo hình lượn cung, kỹ năng phết hồ và dán cân đối.

- Rèn sự khéo léo của đôi tay cho trẻ.

3. Giáo dục:

Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sống của cá, giữ gìn nguồn nước sạch.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Tranh mẫu.

- Bài hát “Cá vàng bơi”, bể cá.

- Giấy màu các loại, hồ dán, khăn lau cho trẻ.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức , giới thiệu bài:

- Cho trẻ ra góc thiên nhiên quan sát bể cá.

- Trò chuyện:

+ Đây là con gì?

+ Con cá sống ở đâu?

+ Con cá có những bộ phận nào?

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sống của cá, giữ gìn nguồn nước sạch, không vứt rác xuống sông ,suối, ao, hồ .

- Trẻ ra góc thiện nhiên nhiên.

-Trẻ trả lời

(5)

- Gio học ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con xé dán đàn cá nhé!

2. Nội dung:

2.1. Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại

*Quan sát tranh đàn cá bơi:

+ Bức tranh gì?

+ Vì sao gọi là đàn cá?

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh xé dán đàn cá bơi

Cô gợi ý:

+ Hình dáng của các chú cá như thế nào?

+ Cá bơi được là nhờ gì?

+ Mắt cá như thế nào?

+ Cá thở được nhờ có gì? (Cô chỉ vào mang cá) mang cá là 1 nét cong.

+ Các chú cá bơi như thế nào?

+ Cá màu đỏ (vàng..) đang làm gì?

+ Cá ở gần bờ thì như thế nào? Cá ở xa thì ra sao?

2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn xé dán: “Cá vàng bơi”.

- Trước tiên gấp đôi tờ giấy, xé bấm một đường cong, gần đến mép giấy ta xé bấm 2 đường xiên tạo thành đuôi cá. Sau đó các con lấy bút vẽ một nét con làm mang cá, vẽ thêm một hình tròn làm mắt cá, vẽ nhiều nét cong ở thân cá làm vảy cá. Tiếp đến lấy 1 ngón tay trỏ phết hồ vào thân con cá và dán vào giấy.

- Cô xé dán thêm nhiều con cá tạo thành 1 đàn cá đang bơi dưới nước.

- Hỏi ý tưởng của trẻ:

+ Con sẽ xé dán đàn cá như thế nào ? + Con sẽ làm gì trước tiên?

2.3. Hoạt động 3:Trẻ thực hiện

- Trẻ xé dán cô bật nhạc bài hát “Cá vàng bơi”.

- Đàn cá

- Vì có nhiều con cá.

- Trẻ nhận xét.

- Dài

- Vây, đuôi - Tròn - Mang cá

- Ngoi lên, lặn xuống - Cá ở gần to hơn cá ở xa

- Trẻ lắng nghe và quan sát

- Trẻ trả lời - Gấp đôi tờ giấy

- Trẻ xé dán

(6)

- Cô đến từng bàn gợi ý, giúp đỡ trẻ còn yếu.

- Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ.

2.4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm

- Trẻ xé dán xong cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.

- Trẻ nhận xét bài của mình của bạn

+Con thích bài nào nhất? Vì sao con thích?

- Cô nhận xét chung.

3. Kết thúc:

- Các con vừa xé dán gì?

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình - Nhận xét, tuyên dương.

- Cho trẻ gài vào túi sản phẩm của mình. Trẻ chưa hoàn thành sẽ thực hiện tiếp trong hoạt động góc.

- Trẻ trưng bày sản phẩm - Trẻ trả lời

- Đàn cá bơi”.

TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GÓC Góc âm nhạc, Góc xây dựng, Góc phân vai

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận vai chơi, nhập vai chơi 1 cách tự nhiên.

- Đóng được vai bố, mẹ, con, cô giáo, hs, người bán và mua hàng.

- Trẻ XD được nhà và xếp đường về nhà bé; xây công viên.

- Trẻ hát, vận động mạnh dạn, tự tin.

- Rèn khả năng nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

2. Chuẩn bị:

- Đồ chơi GĐ: bàn ghế, đồ dùng trong bếp, trang phục...

- Gạch hàng rào, chậu, cây, hoa,...

- Loa, nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục.

3. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định, trò chuyện:

Cô trò chuyện với trẻ về buổi chơi.

2. Giới thiệu góc chơi:

- Cô giới thiệu góc chơi của ngày hôm đó.

- Giới thiệu nội dung từng góc chơi.

3. Trẻ tự chọn vai chơi:

- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ lắng nghe.

(7)

Cho trẻ tự bàn bạc và chọn góc chơi.

4. Trẻ tự phân vai chơi:

- Cho trẻ tự phân công công việc của từng bạn.

- Trẻ tự thỏa thuận vai chơi.

- Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

5. Quá trình chơi:

- Cô đến từng góc chơi gợi ý hướng dẫn trẻ chơi, giúp trẻ nhập vai chơi.

- Nhập vai chơi cùng trẻ.

- Giúp trẻ liên kết giữa các góc chơi - Cô bao quát các nhóm chơi, góc chơi.

6. Nhận xét sau khi chơi:

- Nhận xét thái độ chơi của từng góc chơi, vai chơi.

- Giáo dục trẻ bảo vệ sản phẩm của mình tạo ra.

7. Kết thúc:

- Cho trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi.

- Hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định

- Trẻ chọn góc chơi.

- Trẻ phân công công việc và thỏa thuận vai chơi.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ cất đồ chơi.

TUẦN 21

ĐƯỢC GIẢM TRỪ VÌ THAM GIA ĐOÀN KIỂM TRA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC ĐỐI VỚI TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG QUẾ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC (Ngày 27/01/2021).

(theo Quyết định số 22/QĐ-PGD&ĐT ngày 14/01/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô cho trẻ đi tham quan trường mầm non Sao Mai và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô

- Yêu cầu trẻ cùng quan sát nêu ý kiến nhận xét về bài của mình và của bạn. + Cô tổng hợp ý kiến nhận xét tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp và nhắc nhở những

Trẻ thực hiện.. tương tự với khối trụ, vuông, chữ nhật) - Hãy chọn bạn chơi và chồng các khối của 2 bạn lên nhau. + Kết quả

- Cô cho trẻ quan sát trường mầm non và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô bác

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

-> Tàu thủy được làm bằng sắt, dùng để chở người và chở hàng đấy, tàu thủy chạy được nhờ có động cơ và chạy trên mặt nước và là phương tiện giao thông đường

Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dán đèn, cánh buồm cho các PTGT đường thủy, cách chăm sóc

- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thuỷ.. - Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao