• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ HÀNG NGÀY THÁNG 01/2021

TUẦN 19: Thứ 3 ngày 12/01/2021 tại lớp MG 4 tuổi B1 TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GÓC

Góc âm nhạc, Góc xây dựng, Góc phân vai 1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận vai chơi, nhập vai chơi 1 cách tự nhiên.

- Đóng được vai bố, mẹ, con, cô giáo, hs, người bán và mua hàng.

- Trẻ XD được nhà và xếp đường về nhà bé; xây công viên.

- Trẻ hát, vận động mạnh dạn, tự tin.

- Rèn khả năng nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

2. Chuẩn bị:

- Đồ chơi GĐ: bàn ghế, đồ dùng trong bếp, trang phục...

- Gạch hàng rào, chậu, cây, hoa,...

- Loa, nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục.

3. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định, trò chuyện:

Cô trò chuyện với trẻ về buổi chơi.

2. Giới thiệu góc chơi:

- Cô giới thiệu góc chơi của ngày hôm đó.

- Giới thiệu nội dung từng góc chơi.

3. Trẻ tự chọn vai chơi:

Cho trẻ tự bàn bạc và chọn góc chơi.

4. Trẻ tự phân vai chơi:

- Cho trẻ tự phân công công việc của từng bạn.

- Trẻ tự thỏa thuận vai chơi.

- Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

5. Quá trình chơi:

- Cô đến từng góc chơi gợi ý hướng dẫn trẻ chơi, giúp trẻ nhập vai chơi.

- Nhập vai chơi cùng trẻ.

- Giúp trẻ liên kết giữa các góc chơi - Cô bao quát các nhóm chơi, góc chơi.

6. Nhận xét sau khi chơi:

- Nhận xét thái độ chơi của từng góc chơi, vai chơi.

- Giáo dục trẻ bảo vệ sản phẩm của mình tạo ra.

7. Kết thúc:

- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chọn góc chơi.

- Trẻ phân công công việc và thỏa thuận vai chơi.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

(2)

- Cho trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi.

- Hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định - Trẻ cất đồ chơi.

TÊN HOẠT ĐỘNG: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY 1. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Trẻ biết nêu gương những việc làm tốt của mình, của bạn trong ngày.

- Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng trẻ nói mạch lạc, diễn đạt được ý của mình.

+ Rèn trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, biết tham gia giữ gìn môi trường lớp sạch sẽ, biết ý thức bảo vệ môi trường.

- Thái độ:

+ Trẻ thích thú tham gia hoạt động nêu gương.

+ Trẻ mong muốn được cắm hoa bé ngoan.

2. Chuẩn bị:

- Bảng bé ngoan, hoa bé ngoan.

- Nhạc bài hát: Hoa bé ngoan, Cả tuần đều ngoan.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Chúng mình ơi vào cuối ngày thì chúng mình mong đợi điều gì nhất?

- Để cho giờ nêu gương cuối ngày được vui tươi sôi nổi hơn thì bây giờ chúng mình cùng cô hát một bài thật là hay nhé.

- Cho trẻ về chỗ ngồi theo tổ.

* Hoạt động 2: Nêu gương cuối ngày

- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nói rằng khi các con ngoan các con sẽ trở thành hoa bé ngoan đấy.

- Để trở thành bé ngoan các con còn phải chăm ngoan và làm được nhiều việc tốt nữa đấy!

- Bây giờ ai giỏi kể cho cô xem hôm nay các con đã làm được việc gì nào?

- Trẻ trả lời

- Cả lớp hát

- Trẻ trả lời

(3)

=> Cô nhắc lại công việc của các bạn.

- Cho trẻ quan sát ống kính diệu kỳ.

+ Hình ảnh đầu tên các con thấy ai?

+ Bạn đang làm gì? (Hình ảnh bạn biết chào cô giáo khi đến lớp)

+ Ai đây? Các bạn đang làm gì? ( Các bạn chăm sóc cây xanh tưới nước cho cây, lau lá cho cây)

- Tiếp tục cô cho trẻ xem hình ảnh cất đồ chơi…

- Các con ơi hôm nay cô thấy lớp mình rất nhiều bạn nhiều ngoan, nhiều bạn làm được việc tốt đấy nhưng ống kính diệu kỳ của cô chưa kịp ghi hết.

- Bây giờ ai phát hiện ra bạn nào còn làm được nhiều việc tốt trong ngày nữa?

- Cô kể thêm một số việc tốt của các bạn các hoạt động trong ngày.

- Hàng ngày các con làm những việc tốt thì đến cuối ngày các con sẽ được làm gì?

- Tất cả các bạn làm những việc tốt và ngoan hôm nay đều xứng đáng được cắm hoa bé ngoan.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện cắm hoa bé ngoan - Và bây giờ sẽ chuyển sang giây phút hết sức hồi hộp, mong đợi là đứng lên cắm hoa các con có thích không nào?

- Cô mời những gương mặt xuất sắc tiêu biểu của lớp lên cắm cờ đầu tiên.

- Tiếp theo cô mời lần lượt trẻ ngoan lên cắm hoa.

- Cả lớp chúng mình đã được lên cắm hoa hết chưa?

Còn những bạn nào chưa được lên cắm hoa ? - Vì sao các bạn không được cắm hoa?

=> Cô nhận xét và động viên những trẻ không được cắm hoa.

- Cô đố chúng mình biết hàng ngày chúng mình ngoan cuối ngày được cắm hoa thì cuối tuần chúng mình sẽ được cô giáo thưởng cho gì nào?

=> Giáo dục trẻ cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi và làm nhiều việc tốt để được nhận phiếu bé ngoan.

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp quan sát và trả lời

- 2-3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời

- Trẻ lên cắm cờ

- Lần lượt trẻ lên cắm cờ - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

(4)

* Kết thúc:

- Hát bài hát “ Cả tuần đều ngoan” và đi nhẹ nhàng. - Trẻ hát và VĐ nhẹ nhàng Thứ 6 ngày 15/01/2021 tại lớp MG 4 tuổi B3

I. TÊN HOẠT ĐỘNG: TỔ CHỨC ĐÓN TRẺ 1- Mục đích – Yêu cầu.

- Trẻ biết quy định của lớp.

- Giáo dục trẻ thói quen nền nếp, ngăn nắp.

- Giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch bệnh covit -19 - Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.

- Trẻ biết vị trí của các góc chơi.

2- Chuẩn bị:

- Nước rủa tay, dung dịch sát khuẩn - Giá để đồ dùng cá nhân sạch sẽ.

- Đồ dùng đồ chơi trong các góc.

3. Tổ chức thực hiện:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Giáo viên đón trẻ với thái độ ân cần vui vẻ,

niềm nở, dắt trẻ vào lớp , nhắc nhở trẻ chào cô chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân, thân thiện với trẻ và phụ huynh.

- Gần gũi nhiều với trẻ mới đi học, tiếp xúc và làm quen với trẻ hay khóc.

- Cho trẻ rửa tay sát khuẩn

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.

- Hướng dẫn trẻ vào các hoạt động chơi

- Trẻ chào hỏi lễ phép mọi người.

- Hướng trẻ tới nơi cất đồ dùng các nhân

- Trẻ chơi.

(5)

TÊN HOẠT ĐỘNG: Âm nhạc: Dạy hát: “ Cá vàng bơi”

Hoạt động bổ trợ: Văn học :Thơ: “ Rong và Cá”

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát “ Cá vàng bơi” biết tên tác giả “ Nguyễn Hà Hải”.

- Trẻ hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu bài hát - Chú ý nắng nghe cô hát.

- Biết cách chơi trò chơi 2. Kỹ năng;

- Phát triển thính giác, biết phân biệt giọng hát của bạn.

- Rèn sự mạnh dạn tự tin trước đám đông.

3. Giáo dục :

- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học.

- Trẻ yêu thích ca hát. Bảo vệ môi trường nước.

- Giáo dục theo chủ đề, biết sử dụng động vật làm thực phẩm hàng ngày II. Chuẩn bị:

1.Đồ dùng của giáo viên và trẻ

- Mũ chóp kín, dụng cụ âm nhạc, Trang phục múa Cái bống.

- Đài cát xét, đàn 2 . Địa điểm:

- Trong lớp

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức , giới thiệu bài :

- Cho trẻ đọc bài thơ “ Rong và cá” trò chuyện về nội dung bài thơ. Về chủ đề động vật sống dưới nước.

- Về ích lợi của thịt động vật sống dưới nước với đời sống con người.

- Có một bài hát nói về chú cá vàng rất hay muốn dạy chó cả lớp mình, chúng mình có thích không?

2. Nội dung.

2.1. Hoạt động 1: Dạy hát: “Cá vàng

- Trẻ đọc thơ và trò chuyện cùng cô

- Có ạ

(6)

bơi”

* Cô hát mẫu

- Cô giới thiệu tên bài hát, “Cá vàng bơi”

nhạc và lời Nguyễn Hải Hà.

* Cô hát mẫu lần 1. Hỏi tên bài hát, cho cả lớp nói tên bài hát, tên tác giả.

* Cô hát lần 2. Giảng nội dung bài hát.

- Bài hát nói về chú cá vàng xinh xắn với đôi vây xinh chú tự tin bơi trong bể nước, chú có nhiệm vụ bắt các con bọ gậy gây bệnh sốt rét giúp cho nguồn nước luôn sạch trong đấy.

- Cô hát lần 3. Kết hợp vận động minh họa cho trẻ quan sát.

* Dạy trẻ hát.

Cho trẻ hát truyển khẩu theo cô cho đến hết bài 3 - 4 lần .

- Cho trẻ hát theo tay nhịp của cô (cô đánh nhịp rộng thì trẻ hát to, cô đánh nhịp hẹp thì trẻ hát nhỏ)

- Động viên sửa sai cho trẻ

- Cho trẻ hát theo tổ .Từng tổ thi đua nhau hát. Tổ khác sẽ nhận xét.

- Cho các tổ hát nối tiếp nhau, cô đánh nhip về tổ nào thì tổ đó hát, cô đánh nhịp cả 2 tay thì cả lớp hát.

Cho từng nhóm lên hát.

- Cho trẻ đếm số bạn lên hát.

- Cho trẻ tự nhận xét bạn hát.

- Cho cá nhân lên hát.

Cô động viên khích lệ trẻ

2.2. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc:

“Ai đoán giỏi”.

- Cô giới thiệu trò chơi.

- Phổ biến luật chơi, cách chơi

Cách chơi: Cho một trẻ lên đội mũ chóp

- Trẻ nhắc tên bài hát và tên tác giả

- Trẻ hát theo cô 2-3 lần

-Tổ hát, nhóm,cá nhân hát

(7)

kín. Sau đó cô gọi một bạn ở dưới lên và hát 1 bài hoặc 1 đoạn trong bài hát theo chủ đề động vật. Sau đó bạn đội mũ chóp kín phải đoán được tên bạn nào vừa hát, và bạn đã hát bài gì.

Luật chơi: Nếu bạn đoán sai sẽ phải hát cho cả lớp nghe 1 bài.

Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

Gọi trẻ nhận xét bạn trả lời. thay đổi hình thức chơi cho 2 – 3 trẻ cùng lên hát.

- Cô động viên những bạn còn nhút nhát chưa hát lần sau cố gắng hơn.

- Cô tuyên dương những bạn hát to, hay..

- Giáo dục trẻ 3 . Kết thúc.

-Hỏi trẻ hôm nay học hát bài gì?

- Cho trẻ nhắc lại

- Cá vàng bơi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô thấy lớp mình vẽ được nhiều bức tranh rất đẹp cô mời tất cả con cùng đi ngắm tranh của các bạn lớp mình xem ai là người vẽ tranh đẹp nhất nào. - Cô mời trẻ nhận

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm,

+ Cô cho trẻ hát bài “ Đố bạn”.sau đó trò truyện với trẻ về tính cách của các loài vật sống trong rừng có loài hiền lành có loài hung dữ. - Chúng mình cùng kể

- Cô cho trẻ đi tham quan trường mầm non Sao Mai và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô

- Yêu cầu trẻ cùng quan sát nêu ý kiến nhận xét về bài của mình và của bạn. + Cô tổng hợp ý kiến nhận xét tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp và nhắc nhở những

- Các con ơi hôm nay cô thấy lớp mình rất nhiều bạn nhiều ngoan, nhiều bạn làm được việc tốt đấy nhưng ống kính diệu kỳ của cô chưa kịp ghi hết. - Bây giờ ai phát hiện