• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 34: TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện: 4 tuần Tên chủ đề nhánh 3: Lớp học của bé

Thời gian thực hiện: từ ngày 09/05/2022

A. TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ

- THỂ

DỤC SÁNG

1. Đón trẻ

- Cô đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.

2. Trò chuyện chủ đề - Trò chuyện với trẻ về chủ đề lớp học mẫu giáo của bé.

- Trò chuyện về một số phương tiện giao thông gần gũi

- Chơi với đồ chơi trong lớp

3. Thể dục buổi sáng

4. Điểm danh

- Trẻ yêu thích đến lớp, biết sắp xếp đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về lớp học mẫu giáo sắp tới của bé - Trẻ biết trò chuyện cùng cô về một số PTGT gần gũi.

- Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng

- Phát triển sự phối hợp vận động của cơ thể.

- Biết được lợi ích của việc luyện tập thể dục.

- Trẻ biết tập các động tác theo cô

- Trẻ nhận biết được đầy đủ họ tên của mình, biết quan tâm đến các bạn trong lớp

- Biết dạ cô khi cô gọi tên

- Lớp sạch sẽ.

- Tủ đựng đồ dùng cá nhân.

- Tranh ảnh, đồ chơi các góc - Tranh ảnh về chủ đề

- Sân tập bằng phẳng, xắc xô.

- Bút, sổ điểm danh

(2)

BÉ LÊN MẪU GIÁO

từ ngày 25/04/2022 đến ngày 20/05/2022 Số tuần thực hiện 1 tuần

đến ngày 13/05/2022

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Đón trẻ

- Cô đến sớm trước 15 phút thông thoáng phòng học.

- Cô đón trẻ với thái độ ân cần niềm nở, nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ.

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định.

2. Trò chuyện với trẻ về lớp học mẫu giáo của bé:

- Cô cùng trẻ hát bài hát: “Em đi mẫu giáo”

- Các con ơi! Chúng mình vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nhắc đến lớp gì?

- Bạn nhỏ đi học khi nào?

- Đến lớp có ai nào?

- Sáng con được đưa đi học bằng phương tiện gì?

- Khi ngồi trên phương tiện đó con phải thế nào?

- Giáo dục trẻ chấp hành nghiêm chỉnh luật ATGT - Chúng mình được đi học có vui không?

- Mùa hè đến các con sắp lên mẫu giáo học rồi các con có thích không?

=> Giáo dục trẻ: Các con ơi! Khi đi học mẫu giáo chúng mình phải ngoan, vâng lời cô giáo, vâng lời ông bà bố mẹ và không khóc nhè nhé!

3. Thể dục sáng

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ.

a. Khởi động.

- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân.

- Cho trẻ xếp thành 3 hàng theo tổ.

b. Trọng động. Cho trẻ tập theo cô các động tác:

- ĐT: Hô hấp: Gà gáy ò ó o

- ĐT: Tay: Tay giơ lên cao, hạ xuống

- ĐT: Bụng: Quay người sang hai bên phải, trái - ĐT: Chân: Ngồi xuống, đứng lên

- Cô quan sát, bao quát, nhận xét tuyên dương trẻ c. Hồi tĩnh.

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quanh lớp thả lỏng cơ thể.

4. Điểm danh:

- Cô gọi tên trẻ

- Báo suất ăn cho cô nuôi

- Trẻ chào cô, chào bố mẹ.

- Trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trẻ hát cùng cô - Em đi mẫu giáo ạ

- Trẻ trả lời: Lớp mẫu giáo - Khi nắng vừa lên

- Cô giáo và các bạn ạ - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Có ạ

- Có ạ

- Vâng ạ - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện.

- Trẻ xếp hàng.

- Trẻ tập.

- Cô cho trẻ tập 2L x 4N

- Trẻ đi nhẹ nhàng

- Trẻ khoanh tay dạ cô

(3)

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT

ĐỘNG NỘI DUNG MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP

1. Hoạt động có chủ định

- Dạo quanh sân trường:

Quan sát thời tiết, quan sát lớp học mẫu giáo

2. Trò chơi vận động:

- Gieo hạt

- Dung dăng dung dẻ

3. Chơi tự do:

- Chơi với đồ chơi ngoài trời (Xích đu, cầu trượt, đu quay...)

- Trẻ biết quan sát cùng cô - Trả lời được câu hỏi của cô

- Trẻ biết cách chơi trò chơi - Phát triển kỹ năng vận động cho trẻ.

- Rèn luyện khả năng vận động linh hoạt cho trẻ và sự chú ý của trẻ

- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái

- Phát triển vận động cho trẻ

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.

- Trẻ chơi đoàn kết cùng bạn

- Địa điểm quan sát, sân trường sạch sẽ

- Sân chơi an toàn, sạch sẽ.

- Sân chơi sạch sẽ, an toàn

HOẠT ĐỘNG

(4)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Hoạt động có chủ định

- Cô kiểm tra sức khỏe, cho trẻ đội mũ đeo dép và hát bài

“Đi chơi” ra địa điểm quan sát.

- Cô cho trẻ đi dạo quanh sân trường, quan sát thời tiết:

+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?

+ Mùa này là mùa gì?

+ Với thời tiết thế này, khi đi ra ngoài trời con phải ăn mặc thế nào cho phù hợp nhỉ?

=> Giáo dục trẻ: Mùa này là mùa hè, thời tiết nắng nóng và hay có mưa, khi đi ra ngoài đường chúng mình nhớ đội mũ, nón, mặc áo dài, mang ô…và uống nhiều nước để tránh bị ốm nhé.

- Lớp con có tên là gì? Cô giáo của con tên là gì?

- Lớp con có những bạn nào?

- Trong lớp con có những đồ chơi gì?

=> Giáo dục trẻ yêu thích đến trường, yêu quý bạn bè, biết chơi đoàn kết với bạn.

2. Trò chơi vận động:

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi trò chơi.

* TC: Gieo hạt.

- Cách chơi: Cô và trẻ xếp thành vòng tròn và cho trẻ làm các động tác theo cô và đọc lời bài “Gieo hạt, nảy mầm,... lá rụng nhiều, nhiều quá”.

- Cô chơi cùng trẻ 2- 3 lần. Động viên khuyến khích trẻ.

* TC: Dung dăng dung dẻ:

- Cách chơi: Tất cả trẻ nắm tay nhau thành hàng ngang, vừa đi vừa đung đưa tay, bước về phía trước và hát theo lời đồng dao. Khi hát đến câu “Ngồi sụp xuống đây” thì tất cả cùng ngồi thụp xuống, sau một lát thì đứng dậy chơi tiếp. Ai không ngồi xuống kịp thì bị phạt.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi.

3. Chơi tự do:

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời theo ý thích.

- Giáo dục trẻ chơi với bạn đoàn kết, không tranh giành, xô đẩy nhau.

- Cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi chơi xong.

- Đi cùng cô

- Trẻ trả lời cô - Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe

- Trẻ nghe

- Trẻ chơi - Trẻ nghe

- Trẻ chơi - Trẻ chơi tự do

- Trẻ vệ sinh sạch sẽ

TỔ CHỨC CÁC

(5)

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG CHƠI

TẬP

* Góc xây dựng:

- Xếp hình theo ý thích

* Góc phân vai:

- Chơi bán hàng, nấu ăn

* Góc sách:

- Xem tranh ảnh về lớp học mẫu giáo bé

* Góc nghệ thuật:

- Hát các bài hát về chủ đề

- Trẻ biết xếp hình theo ý thích

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh sau khi chơi.

- Trẻ biết vào góc chơi.

- Trẻ biết nhập vai chơi.

- Chơi cùng với bạn đoàn kết - Rèn khả năng khéo léo, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ biết xem tranh ảnh về lớp học mẫu giáo

- Trẻ tập hát, múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề.

- Bộ đồ chơi xếp hình

- Đồ chơi bán hàng, đồ chơi nấu ăn

- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề

- Loa máy, phách, xắc xô, trống...

HOẠT ĐỘNG

(6)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Trò chuyện chủ đề:

- Cô cùng trẻ hát bài: Em đi mẫu giáo - Chúng mình vừa hát bài gì?

- Bài hát nhắc đến điều gì?

- Đến lớp bé được gặp những ai nhỉ?

- Bé đi mẫu giáo có khóc nhè không?

=> Các con ơi chúng mình sắp lên học ở lớp mẫu giáo rồi. Vì vậy chúng mình hãy nhớ chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời ông bà bố mẹ và cô giáo nhé!

1. Thỏa thuận chơi:

- Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con gồm những góc sau: Góc phân vai, góc HĐVĐV, Góc xây dựng, Góc nghệ thuật.

- Con thích chơi ở góc nào?

- Cô hướng dẫn trẻ nhận góc chơi, vai chơi.

2. Quá trình chơi

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết.

- Cô đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi.

* Góc xây dựng:

- Cô cho trẻ chơi, cô hướng dẫn trẻ cách xếp hình theo ý thích, xếp hình lớp học...

- Cô đến góc chơi gợi mở, hướng dẫn trẻ chơi.

- Con sẽ lấy khối hình gì để xếp?

- Các con còn có ý tưởng gì để trang trí lớp học cho đẹp hơn không?

* Góc phân vai:

- Trẻ nhập vai người bán hang, nấu ăn ở cửa hàng: Khi khách hàng đến muốn mua đồ ăn, chúng mình phải làm gì?

Khách hàng khi mua hàng xong phải làm gì?

- Cô đến góc chơi gợi mở, hướng dẫn trẻ chơi.

* Góc sách:

- Cô hướng dẫn trẻ cách xem tranh ảnh về chủ đề.

- Cô giáo dục trẻ cách giữ gìn sách vở.

* Góc nghệ thuật:

- Cho trẻ tập hát, múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề - Cô động viên khích lệ trẻ thể hiện.

3. Kết thúc:

- Cô nhận xét, khen ngợi quá trình chơi của trẻ.

- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi

- Trẻ hát cùng cô - Em đi mẫu giáo

- Bạn nhỏ đi học mẫu giáo - Cô giáo và các bạn ạ - Không ạ

- Trẻ nghe

- Trẻ nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe.

- Trẻ chơi - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ xem tranh ảnh

- Trẻ hát, múa

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thu dọn đồ chơi.

(7)

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT

ĐỘNG NỘI DUNG MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG

ĂN

- Trước khi ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.

- Cho trẻ rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Nước sạch, bàn ăn, khăn lau.

- Các món ăn

- Khăn lau

(8)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

+ Trước khi ăn

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 6 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch.

Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn

- Tổ chức cho trẻ rửa tay.

- Hướng dẫn trẻ rửa mặt theo các bước + Trong khi ăn

- Tổ chức cho trẻ ăn.

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, ăn hết suất.

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

+ Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ lau miệng, đi vệ sinh.

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

- Trẻ ăn không làm rơi vãi cơm

- Lau miệng và đi vệ sinh

(9)

TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGỦ

- Trước khi ngủ - Trong khi ngủ - Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy.

- Phản, chiếu, gối

HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP

* Ôn bài học buổi sáng

* Chơi theo ý thích của bé.

*Biểu diễn văn nghệ. Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần

- Trẻ nhớ lại được các bài hát, bài thơ, câu chuyện

- Trẻ biết vào góc chơi theo ý thích.

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Biết nhận xét mình, nhận xét bạn.

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Các bài hát,bài thơ, câu chuyện - Câu hỏi đàm thoại

- Đồ chơi ở các góc.

- Cờ, bảng bé ngoan

VỆ SINH TRẢ TRẺ

- Vệ sinh cá nhân cho trẻ

- Trẻ ra về

-Trẻ sạch sẽ thoải mái vui sẻ

- Trẻ biết chào cô, chào bạn trước khi về

- Trả trẻ tận tay phụ huynh

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

(10)

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Cô kê phản trải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ”.

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”.

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ vào phòng ngủ.

- Trẻ đọc - Trẻ ngủ.

- Trẻ tập.

* Ôn lại bài học buổi sáng

- Hỏi trẻ: Các con được học những bài hát, bài thơ nào, được nghe kể câu chuyện gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

+ Động viên, khuyến khích trẻ

* Chơi theo ý thích của bé.

+ Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

+ Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn.

* Biểu diễn văn nghệ về chủ đề:

+ Cô cho trẻ hát các bài hát về chủ đề + Cô động viên, khuyến khích trẻ

* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần:

- Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét

+ Cô nhận xét trẻ, tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày, phát bé ngoan cuối tuần.

- Trẻ hát

- Trẻ chơi

- Trẻ biểu diễn văn nghệ

- Nhận xét - Trẻ cắm cờ

- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.

- Trả trẻ tận tay phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.

- Nhắc trẻ chào cô và các bạn trước khi về. - Trẻ chào

(11)

B. HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH

Thứ 2 ngày 09 tháng 05 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục

VĐCB: Đi trên ghế thể dục TCVĐ: Thi xem ai nhanh

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Nghe hát bài: Tập thể dục buổi sáng

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên vận động, thực hiện được vận động đi trên ghế thể dục.

- Trẻ tập được bài tập PTC.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Phát triển tính dẻo dai cho cơ thể, khả năng giữ thăng bằng và phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể.

- Rèn kỹ năng hợp tác với bạn.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ ý thức thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi cho giáo viên và trẻ:

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng - Sàn nhà sạch sẽ, thoáng mát.

- Ghế thể dục, rổ đựng, bóng.

- Xắc xô, phấn để vẽ con đường hẹp.

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ nghe bài hát “Tập thể dục buổi sáng”.

- Các con vừa nghe bài hát có tên là gì?

- Bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì nhỉ?

- Các con có thích tập thể dục không?

- Giáo dục trẻ: Tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể chúng mình phát triển cân đối và khỏe mạnh, giúp chúng ta có sức khỏe dẻo dai cho các hoạt động hàng ngày.

2. Giới thiệu bài:

- Các con ơi, để cho cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn chúng mình phải thường xuyên tập thể dục và ăn đầy đủ

- Tập thể dục buổi sáng - Tập thể dục

- Có ạ

- Trẻ lắng nghe

- Lắng nghe

(12)

các chất dinh dưỡng đấy. Hôm nay cô cùng các con học bài vận động Đi trên ghế thể dục nhé!

- Chúng mình đã sẵn sàng vận động cùng với cô chưa nào?

- Kiểm tra sức khỏe của trẻ: Hôm nay có bạn nhỏ nào bị ốm hay đau tay, đau chân không nào?

3. Hướng dẫn a. Khởi động:

- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp xoay cổ tay, cổ chân, đi nhanh đi chậm, kết hợp nhạc bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.

b. Trọng động:

- Tập bài tập phát triển chung: Cô hướng dẫn trẻ tập theo cô các động tác:

- ĐT: Tay: Tay giơ lên cao, hạ xuống

- ĐT: Bụng: Quay người sang hai bên phải, trái - ĐT: Chân: Ngồi xuống, đứng lên

- Cô quan sát bao quát trẻ thực hiện.

- Vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục.

+ Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc.

+ Cô giới thiệu vận động: Đi trên ghế thể dục.

+ Cô thực hiện mẫu lần 1: Chậm, không phân tích + Cô thực hiện mẫu lần 2: Kết hợp giải thích động tác.

TTCB: Đứng trước ghế.

TH: Bước từng chân một lên ghế, hai tay giang ngang để giữ thăng bằng rồi bước đi trên ghế thể dục, đi khéo léo không bị ngã, khi đi đến đầu ghế bên kia thì hạ tay xuống và bước từng chân một xuống. Sau đó cô đi về phía cuối hàng đứng.

- Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu.

- Cô lần lượt cho trẻ thực hiện 2- 3 lần

- Cô quan sát sửa sai cho trẻ, giúp đỡ trẻ thực hiện - Động viên khuyến khích trẻ tập.

* Trò chơi vận động: Thi xem ai nhanh

- Vừa rồi cô thấy các con chạy rất giỏi và khéo léo đấy.

Bây giờ cô sẽ thưởng cho cả lớp trò chơi mang tên “Thi xem ai nhanh”, các con có thích không?

- Cách chơi: Cô chia cả lớp làm 2 đội. Nhiệm vụ của các đội chơi là lấy bóng từ trong rổ này chạy thật nhanh qua con đường hẹp cô đã vẽ ở đây sao cho không dẫm

- Sẵn sàng - Không ạ

- Khởi động cùng cô

- Trẻ tập theo cô - 2 lần x 4 nhịp - 2 lần x 4 nhịp - 2 lần x 4 nhịp

- Quan sát lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Lắng nghe

(13)

vào vạch kẻ, mang bóng về để vào rổ của đội mình.

- Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào mang về được nhiều bóng hơn là đội chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Nhận xét động viên khuyến khích trẻ chơi.

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng giả làm chú chim bay về tổ.

4. Củng cố:

- Hôm nay các con được tập bài vận động gì?

- Được chơi trò chơi gì?

- Giáo dục trẻ luyện tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ để có cơ thể khỏe mạnh.

5. Kết thúc:

- Nhận xét - Tuyên dương - Cho trẻ ra chơi

- Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng

- Đi trên ghế thể dục - Thi xem ai nhanh - Lắng nghe

- Ra chơi

* Đánh giá trẻ hằng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………

………...

...

………

………

Thứ 3 ngày 10 tháng 05 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC

Thơ: Đi học ngoan

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ:

Bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được sự hớn hở, vui vẻ khi được đi học.

- Trẻ biết đọc theo cô từng câu của bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nghe, ghi nhớ có chủ định.

(14)

- Luyện phát âm, đọc chuẩn câu thơ - Phát triển vốn từ cho trẻ

3. Thái độ:

- Trẻ yêu quý trường lớp và cô giáo, quý trọng tình cảm bạn bè, thích được đến trường mỗi ngày.

II- CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Tranh minh hoạ thơ: Đi học ngoan.

- Đĩa nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”

2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát này, bạn nhỏ học ở đâu?

- Khi ở trường bạn ấy là bạn nhỏ như thế nào?

- Ở trường, cô giáo và các bạn nhỏ như thế nào?

- Các con thấy trường chúng mình đang học có giống trường của bạn nhỏ trong bài hát không?

=> Giáo dục trẻ: Các con ơi! Khi đi học mẫu giáo chúng mình phải ngoan, vâng lời cô giáo, vâng lời ông bà bố mẹ và không khóc nhè nhé!

2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay cô có một bài thơ rất hay muốn đọc cho chúng mình cùng nghe, đó là bài thơ “Đi học ngoan”

của nhà thơ Thiêm Xuân. Chúng mình hãy ngồi ngoan, ngồi đẹp nghe cô đọc bài thơ này nhé.

3. Hướng dẫn tổ chức:

* Hoạt động 1: Cô đọc thơ trẻ nghe - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm

+ Giới thiệu tên bài thơ “Đi học ngoan” của nhà thơ Thiêm Xuân.

+ Cô cho trẻ đọc tên bài thơ 2- 3 lần.

+ Mời cá nhân trẻ đọc tên bài thơ (2 - 3 trẻ đọc).

- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa.

- Cô giảng nội dung: Bài thơ nói về niềm vui của bạn

- Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời

- Ở trường mầm non ạ - Ngoan, múa hát hay - Cô là mẹ và các cháu là con

- Có ạ - Lắng nghe

- Vâng ạ

- Lắng nghe.

- Trẻ nghe - Trẻ đọc

- Quan sát tranh - Lắng nghe

(15)

nhỏ khi được đi học, như chú chim nhỏ líu lo hát ca làm vui cả nhà. Từ khi đi học bạn trở nên ngoan hơn, biết vâng lời, lễ phép với mọi người.

- Lần 3: Cho trẻ nghe bài thơ qua các slide trình chiếu.

* Hoạt động 2: Đàm thoại

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ có tên là gì?

- Sáng bạn nhỏ đi học thì thế nào?

- Chiều bạn nhỏ đi học về thì thế nào?

- Từ ngày đi học bạn nhỏ như thế nào?

- Đi học bạn nhỏ biết làm những gì?

- Các con thấy bạn nhỏ có ngoan không?

- Chúng mình khi đi học có ngoan như bạn nhỏ không?

- Giáo dục trẻ: Khi đi học mẫu giáo chúng mình phải ngoan, vâng lời cô giáo, vâng lời ông bà bố mẹ và không khóc nhè.

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô dạy trẻ đọc từng câu đến hết bài 2-3 lần.

- Cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân đọc.

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích tuyên dương trẻ đọc to rõ ràng).

4. Củng cố:

- Các con vừa cùng cô học bài thơ gì?

- Về nhà chúng mình hãy đọc lại cho ông bà và bố mẹ cùng nghe bài thơ này nhé.

5. Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ - Cho trẻ ra chơi

- Trẻ quan sát, lắng nghe - Đi học ngoan ạ

- Hớn hở - Hát ca - Ngoan lắm

- Biết vâng, “dạ”, lễ phép - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc

- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.

- Bài Đi học ngoan ạ - Vâng ạ

- Ra chơi

* Đánh giá trẻ hằng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………

………...

...………

Thứ 4 ngày 11 tháng 05 năm 2022

TÊN HOẠT ĐỘNG:

Trò chuyện về đồ chơi lớp mẫu giáo HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ:

(16)

Bài hát “Em đi mẫu giáo”

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên đồ chơi của lớp mình, biết 1 số đặc điểm của đồ chơi.

- Biết cách sử dụng, công dụng của đồ chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn óc quan sát, tư duy ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển kỹ năng phối hợp với bạn khi chơi trò chơi.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp.

- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn nhau khi chơi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Đồ chơi trong lớp: lắp ghép, búp bê, vòng, vở, sáp màu, đất nặn....

- Nhạc bài hát.

2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức:

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Em đi mẫu giáo” của nhạc sĩ Dương Minh Viên.

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát này, nắng vừa lên bạn nhỏ đi đâu?

- Cô giáo khen bạn nhỏ như thế nào?

- Ở trường, cô giáo dạy các bạn nhỏ như thế nào?

- Các con thấy trường chúng mình đang học có giống trường của bạn nhỏ trong bài hát không?

=> Giáo dục trẻ: Các con ơi! Khi đi học mẫu giáo chúng mình phải ngoan, vâng lời cô giáo, vâng lời ông bà bố mẹ và không khóc nhè nhé!

2. Giới thiệu bài:

- Các con ơi hàng ngày đi học chúng mình được gặp cô giáo, bạn bè, được chơi với rất nhiều đồ chơi, biết thêm rất nhiều bài học thú vị phải không nào? Ngày hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm hiểu kĩ hơn về một số đồ chơi trong lớp mình nhé.

3. Hướng dẫn tổ chức:

a. Hoạt động 1. Trò chuyện về 1 số đồ chơi trong lớp

- Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Đi mẫu giáo ạ - Chăm học

- Chăm ngoan đi học đều

- Có ạ - Lắng nghe

- Vâng ạ

(17)

- Cô có 1 chiếc hộp kỳ diệu các con hãy đoán xem trong hộp quà là gì?

- Mời 1 trẻ lên bóc hộp quà.

- Tặng mỗi trẻ 1 đồ chơi.

- Bạn nào có đồ chơi là búp bê?

- Búp bê dùng để làm gì?

- Đồ chơi búp bê chơi ở góc nào? Khi chơi các con phải chơi như thế nào?

- “Lắng nghe, lắng nghe”

- Ai có đồ chơi là lắp ghép?

- Đồ chơi lắp ghép được làm bằng nguyên liệu gì? Lắp ghép có ở góc nào của lớp mình?

- Ai có nhận xét gì về búp bê và lắp ghép (có gì giống và khác nhau?).

- Ai có đồ dùng học tập?

+ Con có đồ dùng gì?

+ Con có nhận xét gì về đồ dùng đó?

+ Đồ dùng đó được làm bằng gì? Dùng để làm gì?

- Cho trẻ so sánh nhận xét đồ dùng đó.

- Ngoài những đồ dùng, đồ chơi đó ra trong lớp còn có đồ dùng đồ chơi gì khác?

- Mỗi khi chơi hoặc khi sử dụng phải như thế nào?

- Cô giáo dục trẻ khi chơi phải biết chơi đoàn kết, nhường nhịn bạn bè, biết cất gọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong.

b. Hoạt động 2: Trò chơi “Thi xem ai nhanh”.

- Cách chơi: Cô nói tên đồ chơi nào, trẻ giơ lên nói nhanh tên đồ chơi đó hoặc cô tả hình dạng, công dụng trẻ nói tên đồ chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô động viên khuyến khích trẻ 4. Củng cố

- Hôm nay các con được trò chuyện về cái gì?

- Giáo dục trẻ chăm ngoan nghe lời người lớn, biết chơi đoàn kết với bạn

5. Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học tuyên dương và cho trẻ ra chơi

- Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Nghe gì? Nghe gì?

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Đồ chơi trong lớp

- Trẻ ra chơi

* Đánh giá trẻ hằng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………

………...

(18)

...

………

………

Thứ 5 ngày 12 tháng 05 năm 2022

HOẠT ĐỘNG: KNS:

Dạy trẻ kỹ năng nhận biết một số vật dụng nguy hiểm

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Bài thơ “Đi học ngoan”

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết một số vật dụng, đồ chơi nguy hiểm và cách phòng, tránh vật dụng, đồ chơi nguy hiểm.

- Trẻ biết chơi đồ chơi đúng cách.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ghi nhớ, quan sát, trả lời câu hỏi của cô giáo, phát triển vốn từ cho trẻ.

- Rèn cho trẻ một số kỹ năng khéo léo khi chơi và cách sử dụng các đồ chơi.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi, biết tránh, không chơi những vật dụng, đồ chơi nguy hiểm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Que chỉ, các hình ảnh liên quan đến chủ đề, đồ dùng cho trẻ quan sát.

- Tranh chưa tô màu phù hợp với trò chơi, sáp màu, vòng xâu từ hạt nhựa - Máy tính, loa đài

2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ đọc bài thơ “Đi học ngoan”

- Trong bài thơ khi được đi học, bạn nhỏ thế nào?

- Từ ngày đi học bạn nhỏ thế nào?

- Chúng mình thấy bạn nhỏ có ngoan không?

- Đi học chúng mình có ngoan như bạn nhỏ không?

=> Giáo dục: Khi đi học mẫu giáo chúng mình phải ngoan, vâng lời cô giáo, vâng lời ông bà bố mẹ và đi học vui vẻ, không khóc nhè nhé!

2. Giới thiệu bài:

- Đọc thơ - Hát ca vui vẻ

- Ngoan hơn, biết vâng dạ, nghe lời

- Có ạ - Có ạ - Lắng nghe

(19)

- Hàng ngày, khi đến trường chúng mình được gặp bạn bè và được chơi thật nhiều đồ chơi thú vị đấy. Các con có thích không nào?

- Các con ạ! Xung quanh trường, lớp của chúng mình có rất nhiều vật dụng, đồ dùng, đồ chơi. Tuy nhiên có những vật dụng, đồ chơi an toàn và một số đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm.

- Thế bạn nào biết vật dụng, đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm là như thế nào?

(đồ dùng làm chảy máu, đau, gây ảnh hưởng đến cơ thể) - Vậy bây giờ cô mời các con cùng tìm hiểu về một số vật dụng, đồ chơi gây nguy hiểm cho cơ thể chúng mình để chúng mình tránh xa các đồ dùng, đồ chơi đó nhé.

3. Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1: Bé khám phá về một số vật dụng, đồ chơi nguy hiểm

* Cho trẻ xem hình ảnh một bạn dùng kéo cắt tóc bạn.

- Các con nhìn xem bạn nhỏ đang làm gì?

- Bạn làm như vậy có đúng không?

- Theo các con ở lớp kéo dùng để làm gì? (để cắt giấy, cắt hoa)

- Vậy kéo nếu không sử dụng đúng cách có thể gây nguy hiểm như thế nào? (gây chảy máu, đứt tay….)

- Khi lỡ không may các con dùng kéo bị đứt tay thì các con phải làm gì? (nhờ người lớn giúp đỡ).

- Các con ạ, kéo dùng để cắt các hình vẽ, cắt giấy theo yêu cầu của cô chứ các con không được dùng kéo cắt tóc bạn. Khi cắt xong các con phải cất cẩn thận, không cầm kéo để chơi đùa, đuổi nhau các con nhớ chưa nào.

* Phát cho trẻ mỗi bạn một chiếc vòng được xâu từ hạt nhựa:

- Các con thấy chiếc vòng này có đẹp không?

- Cô dùng gì để làm ra chiếc vòng này nhỉ?

- Cô dùng dây để xâu các hạt nhựa lại với nhau tạo thành chiếc vòng đấy. Các con có muốn tự mình xâu được chiếc vòng giống như thế này không?

- Khi dùng hạt để xâu vòng chúng mình phải chú ý gì nhỉ? (không cho vào miệng, tai, mũi mình hoặc bạn, không dùng để trêu đùa, ném nhau…)

- Làm như vậy sẽ gây ra hậu quả gì nhỉ?

- Chúng mình nhớ nhé, chúng mình khi chơi với hạt nhựa và các loại hạt. hột nhỏ chúng mình không được

- Có ạ - Trẻ nghe

- Trẻ trả lời - Trẻ nghe

- Quan sát - Cắt tóc bạn - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời - Trẻ nghe

- Có ạ

- Hạt nhựa ạ - Trẻ lắng nghe - Có ạ

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời - Trẻ nghe

(20)

cho vào miệng, tai, mũi… của mình và của bạn vì như vậy có thể làm chúng mình bị đau, bị chảy máu, ngạt thở… gây nguy hiểm đến tính mạng chúng mình nhớ chưa nào?

- Mở rộng: Cho trẻ xem thêm các hình ảnh khác như: trẻ cầm dao tự gọt hoa quả, trẻ thò tay vào lồng quạt đang quay, sờ tay vào nguồn điện… và giáo dục trẻ: không được chơi với các đồ chơi sắc, nhọn, không lại gần các nguồn điện và thiết bị điện khi không có người lớn bên cạnh,… sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đúng cách và tránh lại gần những vật dụng, đồ chơi nguy hiểm…

b. Hoạt động 2: Trò chơi củng cố: Ai thông minh hơn - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi trò chơi.

- Cách chơi: Cô phát cho trẻ tranh trong đó có 2 hình vẽ một bạn đang ngồi cầm hạt nhựa xâu vòng, một bạn đang cầm hạt nhựa cho vào miệng mình. Yêu cầu trẻ trong thời gian một bài hát phải chọn và tô màu vào tranh bạn nhỏ có hành động đúng.

- Luật chơi: Ai tô nhanh và đúng là người chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, chú ý quan sát hướng dẫn trẻ cầm bút và tô màu vào tranh

- Trẻ nào chưa thực hiện được cô giúp trẻ.

- Cô động viên, khuyến khích, nhận xét kết quả của trẻ.

4. Củng cố:

- Hôm nay các con được học gì?

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi thật cẩn thận, chơi đoàn kết cùng bạn bè trong lớp, không tranh giành đồ chơi của bạn.

5. Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ ra chơi

- Trẻ nghe

- Trẻ nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ nghe - Trẻ trả lời - Trẻ nghe

- Trẻ ra chơi

*Đánh giá trẻ hằng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………

………...

...

Thứ 6 ngày 13 tháng 05 năm 2022 TÊN HOẠT ĐỘNG: CVĐV:

Chơi với đất nặn

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Bài hát “Em đi mẫu giáo”

(21)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết được đất nặn.

- Trẻ làm quen với đất nặn, biết các thao tác làm mềm đất.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định

- Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, linh hoạt cho đôi bàn tay 3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Biết yêu quí sản phẩm do mình làm ra.

- Biết vệ sinh sau giờ hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng - đồ chơi của cô và trẻ:

- Nhạc bài hát, máy tính kết nối ti vi.

- Đất nặn, bảng con, dao chia đất đủ cho số lượng trẻ.

- Một số sản phẩm mẫu của cô từ đất nặn.

2. Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Cô cùng trẻ hát bài hát: “Em đi mẫu giáo”

- Các con ơi! Chúng mình vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nhắc đến lớp học gì?

- Bạn nhỏ đi học khi nào?

- Đến lớp có ai nào?

- Chúng mình được đi học có vui không?

- Mùa hè đến các con sắp lên mẫu giáo học rồi các con có thích không?

=> Giáo dục trẻ: Các con ơi! Khi đi học mẫu giáo chúng mình phải ngoan, vâng lời cô giáo, vâng lời ông bà bố mẹ và không khóc nhè nhé!

2. Giới thiệu bài:

- Các con ơi, hôm nay cô có món quà muốn tặng chúng mình, đó là đất nặn đấy. Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau chơi với đất nặn nhé.

3. Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại - Cô mở hộp quà và lấy đất nặn ra. Hỏi trẻ:

- Con biết đây là gì không?

- À đây là hộp đất nặn đấy. Trong đây có đất nặn với rất nhiều màu khác nhau.

(Cho trẻ gọi tên đất nặn)

- Cho trẻ ấn tay vào viên đất nặn và nêu nhận xét.

- Trẻ hát cùng cô - Em đi mẫu giáo - Lớp mẫu giáo - Khi nắng vừa lên - Cô giáo và các bạn - Có ạ

- Có ạ

- Vâng ạ

- Vâng ạ

- Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc tên - Trẻ thực hiện

(22)

- Các con có thích món quà này không?

b. Hoạt động 2: Cô làm mẫu

- Cô đang cầm trên tay viên đất nặn màu đỏ đấy các con ạ.

Các con cùng nhìn xem cô có thể làm điều gì với viên đất nặn này nhé!

- Cô bóp đất và hỏi trẻ các con có biết cô đang làm gì với đất nặn không? (Cô đang bóp đất đấy)

- Khi được cô bóp khối đất nặn của cô như thế nào? (mềm ra, thay đổi hình dạng)

- Sau khi đất mềm cô có thể dùng đất này để nặn ra rất đồ vật với nhiều hình thù khác nhau.

- Cô nặn mẫu cho trẻ xem một sản phẩm.

- Các con thấy chơi với đất nặn có thú vị không?

- Chúng mình có muốn chơi với đất nặn không?

- Vậy các con hãy ngồi ngoan để cùng nhận quà của mình nhé.

c. Hoạt động 3: Trẻ chơi với đất nặn - Cho trẻ ngồi vào bàn.

- Chia cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng, bảng con và dao nhựa.

- Cho trẻ chơi với đất nặn theo ý thích bản thân.

- Cô đi quan sát hướng dẫn trẻ chơi.

-Trong khi trẻ thực hiện cô mở nền nhạc không lời bài hát

“Trường chúng cháu là trường mầm non”.

d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm

- Sau giờ học ngày hôm nay con làm được gì từ đất nặn?

- Trẻ nào có sản phẩm cô nhắc trẻ mang lên trưng bày.

- Cô nhận xét một số sản phẩm tiêu biểu 4. Củng cố:

- Giờ học hôm nay cô cho các con chơi với cái gì nhỉ?

- Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp và ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn.

5. Kết thúc:

- Cô nhận xét chung sau giờ học, cho trẻ thu dọn đồ dùng và đi rửa tay.

- Chuyển hoạt động.

- Có ạ

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát, trả lời - Trẻ lắng nhe

- Trẻ quan sát

- Trẻ ngồi vào bàn - Trẻ chơi

- Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Đất nặn

- Trẻ ra chơi

* Đánh giá trẻ hằng ngày (Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………

………...

...………

(23)

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ biết về ngày tết cổ truyền của Việt Nam - Các con sẽ cùng cô đến với góc chơi ngày hôm nay nào B1: Thỏa thuận chơi?. - Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi

+ Hàng ngày ở trường các con được tham gia vào các hoạt động đầy thú vị và ý nghĩa cùng cô giáo và các bạn như: Cùng ăn, cùng ngủ, cùng học, cùng chơi,Và bây giờ các

- Các con à đến trường lớp chúng mình được học nhiều điều , được chơi cung các bạn rất nhiều bạn vì vậy chúng mình phải cố gắng ngoan ngoãn nghe lời cô chơi đoàn

-Các con ạ ở lớp 4 tuổi các con được cô thương yêu chăm sóc dạy học,có các bạn cùng học cùng chơi và rất nhiều đồ chơi vì vậy khi đến trường các con phải ngoan ,chơi

- À có bạn sẽ được bố mẹ đưa đi học, có bạn thì ông bà đưa đi học đấy và khi đến trường các con được chơi cùng các bạn được cô giáo dạy học bài, học hát rất là vui

- Hàng ngày thì bố mẹ cũng như cô giáo cho chúng mình ăn rất nhiều các loại rau củ quả và hôm nay đến học với lớp chúng mình thì cô cũng mang đến một số loại củ quả

- Các con à đến trường lớp ngoài các đồ đùng cá nhân ra chúng mình còn được học nhiều điều , được chơi cung các bạn rất nhiều bạn vì vậy chúng mình phải cố gắng

=> Giáo dục trẻ hàng ngày các con phải biết chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn,khi đi học phải biết chào cô và các