• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THÁNG 12/2020

TUẦN 14: Thứ 4 ngày 09/12/2020 tại lớp MG 3 tuổi C1 I. Tên hoạt động: Văn học: Thơ “Làm nghề như bố”

Hoạt động bổ trợ: Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.

- Trẻ thuộc bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc thơ lưu loát cho trẻ.

- Rèn kỹ năng trả lời đủ câu.

3. Giáo dục thái độ:

Trẻ biết trân trọng nghề nghiệp của bố, mẹ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ - Tranh thơ chữ to “Làm nghề như bố”

- Hình ảnh một số nghề 2. Địa điểm: Trong lớp III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Ổn định trò chuyện.

- Hát bài Cháu yêu cô chú công nhân - Bài hát nhắc đến nghề những nghề gì?

- Cô chú công nhân làm ra những sản phẩm gì?

- Có những nghề không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, phục vụ lợi ích cho con người

- Giáo dục trẻ: Hằng ngày chúng mình phải chăm

- Trẻ hát cùng cô

- Chú công nhân đã xây nhà cao tầng…

Trẻ lắng nghe.

(2)

chỉ học tập để sau này lớn lên có công việc làm ổn định giúp đỡ bố mẹ của mình. Có một bạn đã có ước mơ sau này lớn lên làm nghề giống bố của bạn ấy. Chúng mình hãy cùng nhau nghe bài thơ này nhé

2. Nội dung:

2.1. HĐ1: Đọc thơ trẻ nghe.

- Cô giới thiệu bài Làm nghề như bố

- Cô đọc diễn cảm lần 1: cô đọc diễn cảm, nhẹ nhàng

- Cô đọc lần 2 kết hợp xem hình ảnh trên màn hình Giảng nội dung: Bài thơ nói về công việc của bố các bạn nhỏ các bạn nhỏ mơ ước lớn lên sẽ được làm nghề như bố của mình.

2.2. HĐ2. Đàm thoại.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

+ Tên bài thơ là gì? Tác giả?

+ Ai muốn làm nghề như bố của mình?

+ Em bé trong bài thơ đã mơ ước điều gì?

+ Sau này lớn lên các con có muốn làm nghề nghiệp giống bố mẹ mình không?

=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ muốn làm được nghề như bố mẹ mình thì phải học giỏi chăm ngoan...

2.3. HĐ3. Dạy trẻ đọc thơ

- Cô mời cả lớp cùng đọc bài thơ này thật hay nhé (2 - 3 lần)

- Cô mời từng tổ, nhóm

- Bây giờ bạn nào giỏi lên đọc bài thơ cho cả lớp nghe nào

- Cả lớp cùng đọc bài thơ này một lần nữa thật to và hay nhé.

3. Kết thúc.

Trẻ lắng nghe.

- Bài thơ làm nghề như bố.

- Có ạ

- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu

(3)

- Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.

- Nhận xét, tuyên dương.

II. Tên hoạt động: HỌAT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát có mục đích: Khám phá mảnh vải (Stem) Trò chơi vận động: Trò chơi: “ Gieo hạt”

Chơi tự do: “Nhặt lá rụng, rác ở sân trường”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU:

1. Kiến thức:

- Giúp trẻ biết được chất liệu, tính chất của mảnh vải. (Khoa học) - Trẻ nhận biết màu sắc của những mảnh vải (Nghệ thuật)

- Biết sử dụng những mảnh vải tạo thành các ĐDĐC hữu ích, đồ trang trí lớp học (CN).

- Biết biết sử dụng mảnh vải để tạo ra các sản phẩm (búp bê) (nghệ thuật).

-Trẻ có ý thức chơi ngoan đoàn kế bạn bè -Trẻ biết nhặt hoa là về làm đồ chơi cho lớp.

II. CHUẨN BỊ:

- Địa điểm quan sát

- Mảnh vải cho trẻ khám phastrair nghiệm.

- Sân chơisạch sẽ, thùng rác

- Trang phục gọn gàng, tâm sinh lí thoải mái.

III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động có chủ đích:

1.1. Chuẩn bị trước khi đến nơi quan sát:

- Kiểm tra tình hình sức khoẻ, trang phục đồ dùng cá nhân của trẻ, đồ chơi (mảnh vải).

1.2. Đến nơi quan sát:

- Cô cho trẻ đến địa điểm cần tổ chức hoạt động để tổ chức cho trẻ khám phá, trải nghiệm những mảnh vải.

+ Cô cho trẻ sờ ngửi xem những mảnh vải có

(4)

chất liệu gì?ảnh vải có mùi gì không?

+ Những mảnh vải này có màu gì?

+ Bạn nào biết có thể làm gì hay chơi gì với những mảnh vải này?

+ Cho trẻ tạo hình những đồ dùng đồ chơi từ những mảnh vải(búp bê…)

-Cô khái quát và giáo dục trẻ.

2. Trò chơi vận động : Gieo hạt

- Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:

“Gieo hạt Mùi hương Nảy mầm Thơm ngát

Một cây Một quả Hai cây Hai quả Một nụ Gió thổi Hai nụ Cây rụng Một hoa Lá rụng Hai hoa Nhiều lá….”

Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.

Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.

Nảy mầm: Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên Hai cây: Yêu cầu giơ cao tay phải lên

Một nụ: Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống

Hai nụ: Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống

Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay

Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay

Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp

- Trẻ quan sát – trả lời.

- Trẻ thực hiện theo ý thích

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi cùng cô

(5)

nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra

Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra

Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái

Cây rung: Nghiêng người sang phải Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống

Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A.

3. Chơi tự do : Nhặt lá, rác ngoài sân trường - Trước khi đi ra sân các con hãy xếp thành 2 hàng thật đẹp, khi ra sân các con nhớ phải đi theo hàng không được xô đẩy nhau và lắng nghe theo hiệu lệnh của cô các con đã nhớ chưa ?

- Cô cho trẻ dạo quanh sân trường vừa đi vừa hát:

đoàn tàu nhỏ xíu

- Con thấy sân trường có gì đây nhỉ?

- Lá cây có màu gì?

- Vậy hôm nay cô cháu mình cùng nhặt những chiếc lá này để chơi xếp hình nhé

- Cô cho trẻ nhặt lá để vào rổ - Cô cho trẻ xếp hình từ lá

- Cô giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn

- Vậy để sân trường luôn sạch đẹp thì các con phải làm gì?

- Các con phải biết giữ gìn vệ sinh không được vứt rác bừa bãi mà phải vứt rác vào đâu?

- Cho trẻ rửa tay.

- Trẻ xếp 2 hàng theo yêu cầu của cô

- Hát cùng cô

- Trả lời câu hỏi của cô

- Nhặt rác vứt vào thùng rác.

Thứ 6 ngày 11/12/2020 tại lớp MG 5 tuổi A3

(6)

I. Tên hoạt động: Tạo hình: “Vẽ bác sĩ” ( Tiết mẫu)

Hoạt động bổ trợ: Thơ bé làm bao nhiêu nghề

I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1- Kiến thức:

- Trẻ biết mô tả một số đặc điểm nổi bật của Bác Sĩ như: trang phục, tóc, mũ, nét mặt...

- Trẻ biết phối hợp các nét cong tròn, nét cong, nét xiên, nét thẳng, nét nằm ngang để vẽ được bác sĩ

2- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vẽ các nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng, nét nằm ngang.

- Rèn cho trẻ biết chọn màu, tô màu đều, bố cục tạo thành bức tranh đẹp giống mẫu của cô.

- Rèn cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi 3- Thái độ:

- Trẻ có thói quen nề nếp học tập, hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động.

- Trẻ biết yêu quý và kính trọng nghề thầy thuốc II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

- Ti vi, máy tính, Sildes hình ảnh về các nghề: Bác sĩ, cô giáo, nông dân - Hệ thống câu hỏi, bài thơ bé làm bao nhiêu nghề, nhạc bài hát tập làm bác sĩ - Tranh mẫu vẽ bác sĩ của cô

- Giấy A3, bút lông, sáp màu 2. Đồ dùng của trẻ

- Giấy A4, bút chì, sáp màu, rổ, bàn nghế đủ cho trẻ

- Trẻ trang phục gọn gàng, tâm thế thỏa mái để tham gia vào hoạt động.

III. TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò truyện về chủ đề nghề nghiệp

- Các con ơi tuần này chúng mình đang thực hiện chủ đề gì?

- Đúng rồi chúng mình đang thực hiện chủ đề nghề nghiệp

- Bây giờ cô và các con cùng đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” của nhà thơ Yên Thao.

- Em bé trong bài thơ được cô giáo dạy làm

- Nghề nghiệp ạ

- Trẻ đọc thơ

(7)

những nghề gì?

- Ngoài những nghề đó ra con còn biết có những nghề gì?

- Đúng rồi! Các con ạ trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau đấy.

- Chúng mình chú ý quan sát lên đây xem cô có nghề gì đây?

- Các bác nông dân đang làm gì đây?

- Cô lại có bức tranh về ai đây? Cô giáo đang làm gì?

- Cô giáo còn gọi là nghề gì?

- Cô lại có bức tranh vẽ về nghề gì đây?

- Bác sĩ đang làm gì?

- Bác sĩ mặc quần áo màu gì?

- Công việc của bác sĩ là làm gì?

- Các con phải có thái độ như thế nào với bác sĩ?

- Đúng rồi! Các con ạ Bác sĩ là người chăm sóc sức khỏe cho mọi người, chữa khỏi bệnh cho mọi người, để mọi người có sức khỏe tốt bác sĩ còn căn dặn chúng mình phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh môi trường và phải ăn hết khẩu phần cơm của mình. Nhờ có Bác sĩ mà chúng ta khỏi bệnh, khỏe mạnh nên chúng ta phải biết yêu qúy, kính trọng bác sĩ chúng mình nhớ chưa nào. Giờ học hôm nay cô dạy các con vẽ bác sĩ nhé.

2. Hoạt động 2: Vẽ Bác sĩ

2.1. Quan sát đàm thoại: Trời tối, trời sáng - Cô có bức tranh vẽ về ai đây?

- Bạn nào có ý kiến về bức tranh của cô nào?

- Bức tranh của cô vẽ về Bác sĩ có 3 phần là phần đầu, phần cổ và phần thân

- Phần đầu cô vẽ có dạng hình tròn, tóc màu đen, có 2 tai cô vẽ là những nét cong, mắt tròn màu đen, miệng cười tươi, đầu đội mũ trắng có hình chữ thập đỏ. Cổ cao, áo màu trắng.

- Các con có muốn vẽ được bác sĩ như cô không? Các con chú ý quan sát cô vẽ nhé

2.2. Cô vẽ mẫu gợi ý: Cô vừa vẽ vừa đàm thoại cùng trẻ về cách vẽ

- Thợ xây, thợ mỏ, thợ hàn, bác sĩ, cô giáo

- Trẻ kể

-Nghề nông dân ạ - Đang gặt lúa

- Cô giáo, cô giáo dạy các bạn học

- Giáo viên ạ - Bác sĩ ạ

- Khám bệnh cho em bé - Màu trắng ạ

- Chữa bệnh cho mọi người ạ

- Kính trọng bác

- Vâng ạ

- Bác sĩ ạ

- 2 - 3 trẻ nhận xét

- Chú ý lắng nghe

(8)

- Để vẽ được bác sĩ cô vẽ bằng tay nào?

Bằng mấy đầu ngón tay - Cô vẽ phần gì trước?

- Cô vẽ đầu ở đâu?

- Cô vẽ đầu như thế nào?

- Đúng rồi cô vẽ đầu là 1 nét cong tròn khép kín cô vẽ vòng từ bên trái sang bên phải

- Sau đó cô vẽ đến phần gì?

- Cô vẽ cổ là những nét thẳng đứng nối liền với phần đầu

- Sau đó đến phần gì?

- Phần thân cô vẽ là những nét cong sang bên trái và bên phải những nét cong này nối liến với phần cổ, cô vẽ nét thẳng đứng ở 2 bên làm tay bác sĩ.

- Vậy là cô đã vẽ song ba phần, bạn nảo giỏi cho cô biết trên phần đầu còn có những bộ phận nào nữa?

- Cô vẽ cho bác sĩ tai là nét cong

- Cô vẽ mắt là 1 mét cong tròn khép kín - Bên trên mắt cô vẽ thêm một nét nằm ngang làm lông mày

- Miệng là những nét gì?

- Ở mặt còn thiếu gì nữa?

- Cô vẽ mũi là 1 nét cong nhỏ

- Bây giờ cô vẽ tóc cho bác sĩ là những nét cong sang 2 bên, về phần thân cô vẽ cổ áo cho bác sĩ là nét cong từ trái sang phải làm cổ áo và những nét xiên ngắn và xiên dài gấp khúc nối liền nhau.

- Cô đã vẽ song người bác sĩ rồi đấy, bác sĩ còn có gì nữa

- Cô vẽ mũ cho bác sĩ là 2 nét thẳng đứng và một nét nằm ngang nối liền nhau, trên mũ có chữ thập là biêu tượng của ngành y đấy cô vẽ một hình chữ thập ở giữa mũ.

- Vậy là cô đã vẽ được ai rồi? Để bức tranh thêm đẹp thì chúng mình phải làm gì?

- Cô tô tóc bác sĩ màu gì? Các con nhớ tô màu đều không chờm ra ngoài.

- Tô biểu tượng mũ là màu đỏ, sau đó tô hình

- Bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay

- Vẽ đầu - Ở phía trên

- Đầu là một nét cong tròn khép kín

- Phần cổ ạ - Phần thân ạ

- Có mắt, mũi, miệng, tai, tóc

- Nét cong ạ - Mũi ạ

- Có mũ ạ

- Bác sĩ, tô màu ạ

- Tóc màu đen

(9)

nền cho đẹp nhé.

- Vậy là cô đã vẽ song bức tranh về ai rồi?

- Để vẽ được bức tranh đẹp thì các con phải cầm bút bằng tay nào, cầm bằng mấy đầu ngón tay?

- Các con phải ngồi như thế nào?

- Con phải tô màu như thế nào?

2.3. Trẻ thực hiện:

- Bây giờ các con cùng thi đua nhau vẽ bác sĩ cho thật đẹp để đến ngày 27/2 là ngày hội của bác sĩ chúng mình đem tặng bác sĩ nhé

- Cô chú ý quan sát trẻ vẽ giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn

2.4. Trưng bày sản phẩm:

- Cô cho trẻ lên nhận xét bài mình, bài bạn về màu sắc, đường nét, bố cục tranh

- Cô nhận xét khen trẻ vẽ đẹp, động viên khuyến khích trẻ vẽ chưa đẹp và cố gắng

3. Hoạt động 3. Kết thúc

- Cô thấy lớp mình vẽ rất giỏi bây giờ cô mời lớp mình đứng lên và đi rửa tay bằng xà phòng vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể luôn khỏe mạnh như lời bác sĩ dặn nào.

- Chú ý quan sát - Bác sĩ ạ

- Cầm bằng tay phả và ba đầu ngón tay

- Ngồi thẳng lưng không tì vào bàn.

- Tô không chờm ra ngoài - Trẻ vẽ

- Mang tranh lên trưng bày - trẻ nhận xét

- Chú ý lắng nghe

- Trẻ đi rửa tay

II. TÊN HOẠT ĐỘNG: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY 1. Mục đích yêu cầu:

(10)

- Kiến thức: Trẻ biết nêu gương những việc làm tốt của mình, của bạn trong ngày.

- Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng trẻ nói mạch lạc, diễn đạt được ý của mình.

+ Rèn trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, biết tham gia giữ gìn môi trường lớp sạch sẽ, biết ý thức bảo vệ môi trường.

- Thái độ:

+ Trẻ thích thú tham gia hoạt động nêu gương.

+ Trẻ mong muốn được cắm hoa bé ngoan.

2. Chuẩn bị:

- Bảng bé ngoan, hoa bé ngoan.

- Nhạc bài hát: Hoa bé ngoan, Cả tuần đều ngoan.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Chúng mình ơi vào cuối ngày thì chúng mình mong đợi điều gì nhất?

- Để cho giờ nêu gương cuối ngày được vui tươi sôi nổi hơn thì bây giờ chúng mình cùng cô hát một bài thật là hay nhé.

- Cho trẻ về chỗ ngồi theo tổ.

* Hoạt động 2: Nêu gương cuối ngày

- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nói rằng khi các con ngoan các con sẽ trở thành hoa bé ngoan đấy.

- Để trở thành bé ngoan các con còn phải chăm ngoan và làm được nhiều việc tốt nữa đấy!

- Bây giờ ai giỏi kể cho cô xem hôm nay các con đã làm được việc gì nào?

=> Cô nhắc lại công việc của các bạn.

- Cho trẻ quan sát ống kính diệu kỳ.

+ Hình ảnh đầu tên các con thấy ai?

+ Bạn đang làm gì? (Hình ảnh bạn biết chào cô giáo khi đến lớp)

- Trẻ trả lời

- Cả lớp hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp quan sát và trả lời

(11)

+ Ai đây? Các bạn đang làm gì? ( Các bạn chăm sóc cây xanh tưới nước cho cây, lau lá cho cây)

- Tiếp tục cô cho trẻ xem hình ảnh cất đồ chơi…

- Các con ơi hôm nay cô thấy lớp mình rất nhiều bạn nhiều ngoan, nhiều bạn làm được việc tốt đấy nhưng ống kính diệu kỳ của cô chưa kịp ghi hết.

- Bây giờ ai phát hiện ra bạn nào còn làm được nhiều việc tốt trong ngày nữa?

- Cô kể thêm một số việc tốt của các bạn các hoạt động trong ngày.

- Hàng ngày các con làm những việc tốt thì đến cuối ngày các con sẽ được làm gì?

- Tất cả các bạn làm những việc tốt và ngoan hôm nay đều xứng đáng được cắm hoa bé ngoan.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện cắm hoa bé ngoan - Và bây giờ sẽ chuyển sang giây phút hết sức hồi hộp, mong đợi là đứng lên cắm hoa các con có thích không nào?

- Cô mời những gương mặt xuất sắc tiêu biểu của lớp lên cắm cờ đầu tiên.

- Tiếp theo cô mời lần lượt trẻ ngoan lên cắm hoa.

- Cả lớp chúng mình đã được lên cắm hoa hết chưa?

Còn những bạn nào chưa được lên cắm hoa ? - Vì sao các bạn không được cắm hoa?

=> Cô nhận xét và động viên những trẻ không được cắm hoa.

- Cô đố chúng mình biết hàng ngày chúng mình ngoan cuối ngày được cắm hoa thì cuối tuần chúng mình sẽ được cô giáo thưởng cho gì nào?

=> Giáo dục trẻ cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi và làm nhiều việc tốt để được nhận phiếu bé ngoan.

* Kết thúc:

- Hát bài hát “ Cả tuần đều ngoan” và đi nhẹ nhàng.

- 2-3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời

- Trẻ lên cắm cờ

- Lần lượt trẻ lên cắm cờ - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và VĐ nhẹ nhàng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô thấy lớp mình vẽ được nhiều bức tranh rất đẹp cô mời tất cả con cùng đi ngắm tranh của các bạn lớp mình xem ai là người vẽ tranh đẹp nhất nào. - Cô mời trẻ nhận

- Các con ơi hôm nay cô thấy lớp mình rất nhiều bạn nhiều ngoan, nhiều bạn làm được việc tốt đấy nhưng ống kính diệu kỳ của cô chưa kịp ghi hết?. - Bây giờ ai phát hiện

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm,

+ Cô cho trẻ hát bài “ Đố bạn”.sau đó trò truyện với trẻ về tính cách của các loài vật sống trong rừng có loài hiền lành có loài hung dữ. - Chúng mình cùng kể

- Cô cho trẻ đi tham quan trường mầm non Sao Mai và đàm thoại với trẻ về: Tên, địa chỉ của trường, các khu vực lớp học, các đồ chơi ngoài sân, tên các cô

- Yêu cầu trẻ cùng quan sát nêu ý kiến nhận xét về bài của mình và của bạn. + Cô tổng hợp ý kiến nhận xét tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp và nhắc nhở những