• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 19

Ngày soạn: 8 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2021

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Tiết 37 - 19:

Hai Bà Trưng

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu nội dung : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân ta .( Trả lời được các câu hỏi SGK )

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, rành mạch bài.Biết ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện .

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

3. Thái độ

- HS thêm tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của Hai Bà Trưng

* GD KNS: KN lắng nghe tích cực, tư duy sáng tạo

* GD ANQP: Nêu gương những người mẹ Việt Nam đã anh hùng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc.

Máy tính, máy chiếu - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.

- Nhận xét chung.

B. Bài mới : 1. Giới thiệu: (1’)

Giới thiệu khái quát ND chương trình sách Tiếng Việt 3/2.

-GV: Đất nước ta đã có hơn 4000 năm lịch sử. Để giữ gìn được non sông gấm vóc tươi đẹp, tự do như ngày nay bao đời cha ông ta đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ đất nước. Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc mở đầu chương trình học kì II sẽ giúp các em hiểu thêm về lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, ý chí đánh giặc kiên cường, bất khuất của cha ông ta.

-Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và

- Học sinh báo cáo..

-HS lắng nghe.

-Bức tranh vẽ cảnh Hai Bà Trưng ra

(2)

hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

-Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh minh hoạ này?

GV: Bài học hôm nay giúp các em hiểu về Hai Bà Trưng, hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

-GV ghi tựa lên bảng.

2. Hướng dẫn luyện đọc: (25’) - Giáo viên đọc mẫu một lần.

- Gv giới thiệu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, mạnh mẽ. Chú ý nhấn giọng ở một số từ ngữ tả hoạt động đánh giặc của Hai Bà Trưng: chém giết, lên rừng, xuống biển,...

- Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn.

- Đọc nối tiếng câu lần 2 -HD Đọc từng đọan .

-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. GV giải thích thêm một số từ khó nữa là: ngọc trai (loại ngọc quí lấy trong con trai, dúng làm đồ trang sức);

thuồng luồng (là con vật trong truyền thuyết không có thật giống như con rắn to rất hung dữ, độc ác và hay hại người); nuôi chí là giữ một chí hướng, ý chí trong thời gian dài và quyết tâm thực hiện; đồ tang trang phục mặc trong lễ tang; phấn kích (vui vẻ, phấn khởi); cuồn cuộn (nổi lên thành từng cuộn, từng lớp tiếp nối nhau như sóng); hành quân đi từ nơi này đến nơi khác có tổ chức;... HS đặt câu với từ: cuồn cuộn,...

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài trong nhóm.

- GV theo dõi các nhóm đọc bài.

- GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (17’)

* GDKNS

trận.

- HS xung phong phát biểu.

VD: Khí thế của quân ta thật anh dũng./ Hai Bà Trưng thật oai phong./

……

-1 HS nhắc lại.

-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu.

-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.

-Học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên (2 lượt).

-4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.

VD: “Chúng thẳng tay . . . . xâm lược”; “Bấy giờ . . . . non sông”.

-HS trả lời theo phần chú giải SGK.

-Sóng dâng cuồn cuộn.

-Dòng người cuồn cuộn đổ về quảng trường.

- Học sinh đọc theo nhóm . - Đại diện nhóm lên đọc.

- Học sinh nhận xét.

* HS đọc đoạn 1:

(3)

- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta?

- Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy nhân dân ta rất căm thù giặc?

- Em hiểu thế nào là oán hận ngút trời?

- Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?

-Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?

- Chuyện gì xảy ra trước lúc trẩy quân?

- Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì?

-Theo em, vì sao việc nữ chủ tướng ra trận mặc áo giáp phục thật đẹp lại có thể làm cho dân chúng thấy thêm phấn khích, còn quân giặc trông thấy thì kinh hồn.

- Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đạt kết quả như thế nào?

- Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?

-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.

- Chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ.

Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, bao người bị thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng.

- Câu: Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

- Là lòng oán hận rất nhiều, chồng chất cao đến tận trời xanh.

* HS đọc đoạn 2:

- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông.

* HS đọc đoạn 3.

-Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù giặc đã gây bao tội ác cho dân lại còn giết chết ông Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc.

- Có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang.

-Nữ tướng nói: Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thấy thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

-Vì áo giáp phục sẽ làm cho chủ tướng thêm oai phong, lẫm liệt, làm cho dân cảm thất vui vẻ, phấn chấn tin váo chủ tướng, còn giặc thì sợ hãi.

-Hai Bà Trưng mặc áo giáp phục thật đẹp bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà Trưng, tiếng trống đồng dội lên, đập vào sườn đồi, theo suốt đướng hành quân.

-HS đọc đoạn cuối bài.

-Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

-Vì Hai Bà Trưng là người lãnh đạo nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai

(4)

4. Luyện đọc lại (10’) - Hs đọc nt hết bài.

- Hs hoặc Gv đọc chọn đoạn hay.

- Gv đọc diễn cảm đoạn của bài . - Gọi 1 hs đọc.

- Giáo viên yêu cầu 3 học sinh thi đọc lại đoạn văn.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Kể chuyện ( 20’) 1. Xác định YC:

-Treo các tranh minh hoạ truyện Hai Bà Trưng. Gọi 1 HS đọc YC SGK.

2. Kể mẫu:

-Bức tranh vẽ những gì?

- GV gọi HS khá kể mẫu tranh 1. Nhắc HS kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện, kể ngắn gọn, không nên kể nguyên văn như lời của truyện.

-Nhận xét phần kể chuyện của HS.

3. Kể theo nhóm:

-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. Dựa vào các bức tranh còn lại.

4. Kể trước lớp:

-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

-Nhận xét và đánh giá HS.

C. Củng cố-Dặn dò: 3’

-Truyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?

*GD ANQP:Truyện Hai Bà Trưng không chỉ cho các em có thêm hiểu biết về hai vị anh hùng chống giặc

vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 học sinh thi đọc lại đoạn văn . - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

-1 HS đọc YC: Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng.

+Vẽ một đoàn người, đàn ông cởi trần, đóng khố, đàn bà quần áo vá đang khuân vác rất nặng nhọc; một số tên lính tay cầm gươm, giáo, roi đang giám sát đoàn người làm việc có tên vung roi đánh người.

-1 HS kể cả lớp theo dõi và nhận xét.

-Từng cặp HS kể.

-3 hoặc 4 HS thi kể trước lớp.

-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng kể hay nhất.

-Truyện ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

-Lắng nghe.

HS quan sát hình ảnh

(5)

ngoại xâm đầu tiên của nước ta, mà còn cho chúng ta thấy dân tộc Việt Nam ta có một lòng nồng nàn yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay.

Có rất nhiều mẹ Việt Nam đã chiến đấu và bảo vệ Tổ Quốc. (GV chiếu hình ảnh người phụ nữ trong công cuộc bảo vệ tổ quốc qua các thời kì)

-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe -Về nhà học bài, chuẩn bị bài học tiếp theo.

-Nhận xét tiết học.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = =

Buổi chiều:

TOÁN Tiết 91:

Các số có bốn chữ số

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0).

- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số trong (trường hợp đơn giản).

*Giảm tải: BT3 trang 93 ý a, b không yêu cầu viết số, chỉ yêu cầu trả lời 2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn toán II. CHUẨN BỊ

- GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông, PHTM

- HS: VBT, Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông.

(xem hình SGK)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) - GV nhận xét bài kiểm tra.

B. Bài mới : 32’

1. Giới thiệu bài: (1’)

-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.

-Lắng nghe.

-Nghe giới thiệu.

(6)

2. Giới thiệu số có bốn chữ số: (8’) VD: số 1423.

- GV cho HS lấy ra 1 tấm bìa (như hình vẽ SGK), rồi quan sát, nhận xét cho biết mỗi tấm bìa có mấy cột? Mỗi cột có mấy ô vuông? Mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?

- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nhận xét để biết: Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông?

- Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế vậy nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông?

-Nhóm thứ ba chỉ có hai cột, mỗi cột có 10 ô vuông vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông?

- Nhóm thứ tư có mấy ô vuông?

- Như vậy trên hình vẽ có bao nhiêu ô vuông tất cả?

- GV cho HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. GV HD HS nhận xét, chẳng hạn: coi 1 là một đơn vị thì ở hàng đơn vị có 3 đơn vị, ta viết 3 ở hàng đơn vị; coi 10 là một chục thì ở hàng chục có 2 chục, ta viết 2 ở hàng chục; coi 100 là một trăm thì ở hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm;

coi 1000 là một nghìn thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 ở hàng nghìn.

- GV nêu: Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị được viết và đọc như thế nào? (Ghi bảng)

- GV HD HS phân tích số 1423.

- Số 1423 là số có mấy chữ số?

- Em hãy phân tích số 1423 từ trái sang phải?

-Cho HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu tương tự như trên (theo thứ tự từ hàng nghìn đến hàng đơn vị hoặc ngước lại

-HS làm theo HD của GV, sau đó trả lời: Mỗi tấm bìa có 10 cột. Mỗi cột có 10 ô vuông. Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.

-HS quan sát sử dụng phép đếm thêm từ 100, 200, 300,.... 1000 trả lời:

Nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông.

-....có 400 ô vuông.

-....có 20 ô vuông.

-...có 3 ô vuông.

-...Có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.

-HS quan sát trên bảng và lắng nghe GV giảng bài.

Hàng

Nghìn Trăm Chục Đơn vị 1000 100

100 100 100

10 10

1 1 1

1 4 2 3

Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.

Viết là: 1423.

Đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba

-Là số có bốn chữ số.

-Kể từ trái sang phải: Chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị.

-HS thực hiện theo YC của GV.

(7)

hoặc chỉ vào bất cứ một trong các chữ số của số 1423 để HS nói).

-GV cho thêm một vài số có bốn chữ số để HS phân tích. (VD: 1467, 3579, 5560,...)

3. Luyện tập: (23’) Bài 1: (7’)

-Gọi HS nêu YC của bài.

-GV HD HS nêu bài mẫu (tương tự như bài học) rồi cho HS tự làm và chữa bài.

-Lưu ý: Cách đọc các số 1,4,5 ở hàng đơn vị như cách đọc số có ba chữ số.

Bài 2: PHTM (8’) - Gọi HS đọc Y/C bài tập - Gv gửi bài cho hs

- HD HS làm

- Gv thu bài và quảng bá bài làm đúng nhất.

- Nhận xét, đánh giá

Bài 3: Không yêu cầu HS viết số.chỉ yêu trả lời ý a,b. (8’)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- YC HS làm miệng.

- Y/C HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá C. Củng cố – dặn dò : 3’

- Thu 1 số vở HS để nhận xét. – 3 HS lên bảng chữa bài.

- GV nhận xét chung bài làm

- YC HS về nhà luyện thêm cách đọc số có bốn chữ số.

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.

-HS xung phong nói trước lớp.

-1 HS nêu YC BT.

Đáp án: b. Viết: 3442. Đọc là: ba nghìn bốn trăn bốn mươi hai.

- HS đọc Y/c - HS làm bài

- HS trình bày bài làm

5947: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy

9174: Chín nghìn một trăm bảy mươi tư

2835: Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm

HS xác định đề bài - HS trả lời

- HS nhận xét

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 37:

Vệ sinh môi trường (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.

(8)

2. Kĩ năng:

Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* GD SDNLTK&HQ: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh: một số rác như rau, củ, quả, ... có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng có hiệu quả (bộ phận).( Hoạt động 1 )

* GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.

Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người. Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.

Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.

*GD TNMT BĐ: Liên hệ với môi trường vùng biển.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ, Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KIểm tra bài cũ (5’):

- Giáo viên gọi 2 học lên sinh trả lời câu hỏi sau

+ Rác có tác hại gì đối với sức khoẻ con người ?

- Hãy nêu những cách xử lý rác mà em biết ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài ( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Các hoạt động chính ( 31’)

- 2 học sinh trả lời câu hỏi, học sin khác nghe và nhận xét.

- Trong các loại rác, có các loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,…

thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.

- Đó là chôn, đốt, tái chế.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại tên bài học.

- Học sinh ghi tên bài vào vở ô ly.

(9)

a) Hoạt động 1 : Quan sát tranh (15’) - Y/C HS quan sát tranh trang 70, 71 sách giáo khoa.

- Y/C một số học sinh nói nhận xét những gì quan sát thấy trong tranh

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương ( đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu).

+ Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên?

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nghe và bổ sung thêm.

- Giáo viên nhận xét và kết luận : Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hóa và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn gà, trâu bò ) phóng uế bừa bãi.

* SDNLTK&HQ: Hiện nay các loại rác thải hay phân của gia súc người ta có thể sử dụng làm gì?

=> GVKL: Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh: một số rác như rau, củ, quả, ... có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng có hiệu quả.

b) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (16’)

- Giáo viên chia nhóm học sinh và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 sách giáo khoa và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu trong hình.

- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :

+ Ở địa phương bạn sử dụng loại nhà tiêu nào ?

+ Bạn và gia đình cần phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?

+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân

- HS quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 70, 71.

- Một số học sinh nói theo yêu cầu.

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nghe và bổ sung thêm.

- Học sinh lắng nghe.

- Các loại rác thải có thể được sử lí thành phân bón, phân gia súc có thể được chứa trong các bể lớn thành khí bioga

- HS quan sát hình 3, 4 trang 71 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm tiến hành thảo luận theo yêu cầu.

(10)

vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu cũng khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày.

- Giáo viên kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và và động vật hợp lý sẽ góp phần chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Do vậy phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Cần có biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

C. Củng cố, dặn dò (3’):

*GD TNMT BĐ: Em cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường ở vùng biển?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

- Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nghe và nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Không vứt rác bừa bãi, phân loại rác, thu gom và xử lí rác đảm bảo vệ sinh.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = Ngày soạn: 9 tháng 1năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2021 TOÁN Tiết 92:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000) 2. Kĩ năng

- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0) - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.

3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học II. HUẨN BỊ

GV: Bảng phụ HS: VBT Toán 3

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

(11)

A. Kiểm tra bài cũ : 5’

- GV kiểm tra bài tiết trước: Cho HS đọc, viết các số có bốn chữ số.

- Y/C HS nhận xét - Nhận xét-đánh giá B. Bài mới : 32’

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.

2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: (7’)

-YC HS nêu cách làm bài, sau đó làm bài.

-Gọi vài HS đọc lại các số vừa viết.

Bài 2: (8’)

- Gọi HS đọc Y/C bài tập - Y/C HS lên viết và đọc số

- GV nhận xét, đánh giá Bài 3: (8’)

-Gọi HS nêu YC của bài.

- Y/c HS làm bài vào vở - GV nhận xét, đánh giá.

* Bài 4:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Gọi 1HS lên bảng làm bài lớp làm bài vào vở.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố – Dặn dò : 3’

- Về làm bài và xem trước bài mới.

-3 HS lên bảng làm BT.

- HS nhận xét

-Nghe giới thiệu.

Đọc số Viết số

Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm 4765 Một nghìn chín trăm mười một 1911 Năm nghìn tám trăm hai mươi

mốt 5821

Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai 9462 Một nghìn chín trăm năm mươi tư 1954

- HS đọc Y/C bài - HS làm bài

6358 sáu nghìn ba trăm năm mươi tám 4444 bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn 8781 tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt 9240 chín nghìn hai trăm bốn mươi 7155 bảy nghìn một trăm năm mươi lăm

-1 HS đọc YC bài tập.

- HS làm vở.

a. 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655;

8656.

b.3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125;

3126.

c.6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499;

6500.

- 1 học sinh nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Học sinh thực hiện làm bài.

0, 1000, 2000, 3000, 4000, . . . . ., 9000 - Học sinh nhận xét.

(12)

- Nhận xét tiết học.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 37:

Hai Bà Trưng

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS biết phân biết các vần iêc/iêt

- HS trình bày đúng hình thức và yêu cầu bài văn xuôi 2. Kĩ năng

- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .Bài viết sai không quá 5 lỗi chính tả.

- Làm đúng BT2 a ,3b 3. Thái độ

- HS thêm cẩn thận, tỉ mỉ khi trình bày bài viết II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.

HS: VBT Tiếng Việt

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh.

A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Giáo viên kiểm tra sách vở đồ dùng của học sinh.

- Giáo viên nhận xét.

B. Dạy bài mới : (32') 1. Giới thiệu bài ( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học . - Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết (21') a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.

- Giáo viên đọc 1 lần đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng .

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại bài.

+ Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào ?

+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả ? Các tên riêng đó viết như thế nào ?

- Giáo viên đọc 1 số tiếng khó : Lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử.

- Gv yêu cầu học sinh viết bảng con.

- Giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh.

- Học sinh nộp vở cho giáo viên kiểm tra.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe .

- 1 học sinh đọc lại , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.

- Đều viết hoa để tỏ lòng tôn kính, lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.

- Tô Định, Hai Bà Trưng, là các tên riêng chỉ người nên đều phải viết hoa. Viết hoa tất cả chữ cái đầu của mỗi tiếng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh viết vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

- Học sinh sửa lỗi.

(13)

b) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

- Giáo viên nhắc học sinh chú ý cách trình bày đúng đoạn văn ( Tên bài viết giữa trang, chữ đầu đoạn lùi vài 1 ô).

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn thêm cho c) Nhận xét, chữa bài.

- Giáo viên đọc lại bài viết cho học sinh soát lỗi.

- Giáo viên thu vở và nhận xét bài viết của học sinh.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (10) Bài tập 2

a) Điền vào chỗ trống l hay n?

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm thi điền nhanh vào chỗ trống.

- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng

Bài 3a : Thi tìm nhanh các từ ngữ : - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.

- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng

C. Củng cố, dặn dò ( 3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

Học sinh nghe và viết bài vào vở.

Học sinh dùng bút chì soát lỗi . - Học sinh nộp vở theo yêu cầu.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Lành lặn, nao núng, lanh lảnh.

- Đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh tham gia chơi trò chơi.

a)

+ Chứa tiếng bắt đầu bằng l: Lạ, lao động, liên lạc, long đong, lênh đênh , lập đông, la hét...

+ Chứa tiếng bắt đầu bằng n: nón, nông thôn, nôi, nồi, nong tằm , nóng nực,...

b) Viết, mải miết, thiết tha, da diết, diệt ruồi, tiết kiệm, kiết sức

+ Việc, xanh biếc, con diệc, mỏ thiếc, nhiếc móc, liếc mắt,.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = =

(14)

BUỔI CHIỀU

TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 38:

Vệ sinh môi trường (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.

2. Kĩ năng:

Thực hiện việc thải nước đúng nơi quy định.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

*GD TNMT BĐ: Liên hệ với môi trường vùng biển ( Hoạt động 1).

*GD SDNLTK& HQ: Giáo dục học sinh biết xử lý nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước( Hoạt động 2).

* GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.

Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người. Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.

Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 học lên sinh trả lời câu hỏi của tiết trước.

+ Ở địa phương bạn sử dụng loại nhà tiêu nào ?

+ Bạn và gia đình cần phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài ( 1’) - GV nêu mục tiêu bài học.

- HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.

- Ở địa phương em thường sử dụng nhà tự hoại.

- Nhà em thường xuyên dọn dẹp, cọ tẩy rửa cho sạch sẽ.

- HS nhận xét.

(15)

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Các hoạt động chính ( 31’)

a) Hoạt động 1: Quan sát tranh (16’) - Y/c HS quan sát hình 1, 2 trang 72 sách giáo khoa theo nhóm và trả lời theo gợi ý sau :

+ Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ?

+ Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sống không ?

- Gọi một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- GV chia nhóm yêu cầu học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi trong sách giáo khoa.

+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khỏe?

+ Theo bạn, các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy cần cho chảy ra đâu ?

- Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.

- GV phân tích cho học sinh hiểu : Trong nước thải sinh hoạt hằng ngày chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước.

- GVKL : Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh.

Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm ảnh hưởng tới các nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và sinh vật sống ở dưới nước.

* GD TNMT BĐ:

+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường tại các vùng biển?

=>GVKL: Nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. Vậy tại các vùng cửa biển cần có ý thức không xả rác bữa bãi cũng như nước thải ra nguồn nước làm

- HS quan sát hình 1, 2 trang 72 sách giáo khoa theo nhóm và trả lời.

- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- Các nhóm tiến hành thảo luận các câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Đại diện một số nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.

- HS lắng nghe.

-HS trả lời

(16)

ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như môi trường biển.

Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp b) Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh (15’) - Từng cá nhân cho biết ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy đã hợp lí chưa : Nên xử lí thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh ?

- Y/C HS quan sát hình 3, 4 trang 73 sách giáo khoa theo nhóm và trả lời câu hỏi:

- Theo bạn, hệ thống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ?

- Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ?

- Gọi các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.

- GV cần lấy ví dụ cụ thể để phân tích cho các em thấy nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người.

- GVKL : Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.

*GD SDNLTK&HQ: Các nguồn nước thải gia đình và các công ti cần xử lí như thế nào?

=> GVKL: Biết xử lý nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

- Học sinh trả lời cá nhân.

- HS quan sát hình 3, 4 trang 73 sách giáo khoa theo nhóm và trả lời câu hỏi:

- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

-HS trả lời

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = HĐNGLL

Tiết 19:

Tết yêu thương

(17)

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 37:

Đọc hiểu tuyện: Thánh Gióng

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS đọc hiểu câu truyện Thánh Gióng, trả lời được các câu hỏi của bài tập 2 - Luyện tập, củng cố mẫu câu Khi nào?

2. Kĩ năng

- Xác định được bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?

- Trả lời được câu hỏi Khi nào? có liên quan đến nội dung câu truyện.

3. Thái độ

- HS có tình cảm yêu quý nhân vật trong truyện, có ý thức và học tập lòng yêu nước bảo vệ dân tộc

II. CHUẨN BỊ

GV: - Tranh minh học bài học - Phiếu học tập

HS: VBT THTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên

A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2 tiết 1 tuần 18, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( 31’) Bài tập 1 : Đọc truyện Thánh Gióng (cả lớp) (10’)

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lượt.

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc,cách ngắt nghỉ. Phân biệt giọng nhân vật trong truyện.

Hoạt động của học sinh

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét..

Chúng tôi mò mẫm đi trong đêm , trên con đường gập ghềnh , khúc khuỷu, loay hoay dò đường đi đến bờ sông , nơi đó có một co tàu đang neo bến.Đến mờ sáng , chúng tôi đã nhìn thấy con tàu , mừng rỡ bước lên boong tàu mát lạnh.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe.

(18)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc cá nhân từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.

- Gv hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.

- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên gọi học sinh thi đọc từng đoạn.

- Giáo viên nhận xét.

Bài tập 2 : Đánh dấu tích vào ô trống thích hợp: Đúng hay sai ? (11’) (cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Gv yc hs đọc thầm bài và làm bài.

- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đáp án.

+ Nội dung bài nói lên điều gì ?

- Hs đọc nối tiếp từng câu lần 1.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh luyện đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

Học sinh đọc đoạn nối tiếp lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

Học sinh luyện đọc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên thi đọc đoạn.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh đọc thầm bài và làm bài.

- Học sinh nêu kết quả bài làm.

Đáp án đúng là :

a) Lên ba,Gióng chẳng biết nói cười,đặt đâu nằm đấy.

c) Gióng bảo sứ giả tâu đức vua đúc cho Gióng ngựa sắt,roi sắt,áo giáp sắt để Gióng đi đánh giặc.

d) Sau khi gặp sứ giả,Gióng lớn như thổi,cơm ăn mấy cũng không no,cả làng góp gạo nuôi Gióng.

g) Gióng cưỡi ngựa sắt ra trận đánh giặc.Roi sắt gãy,Gióng nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí.

Đáp án sai là :

b)Nghe tiếng loa,Gióng lớn như thổi,cất tiếng nói,đòi mẹ cho ra trận.

e) Sau khi gặp sứ giả,Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong.

h)Phá xong giặc,Gióng phi ngựa lên núi Tản Viên ,bay về trời.

- Nội dung bài: Nói lên tình yêu quê hương đất nước của Thánh

(19)

Giáo viên nhận xét và chốt đáp án.

Bài 3: Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào ? (10) (cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Y/c HS làm bài cá nhân vào vở th

Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’) - Giáo viên nhận xét giờ học

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

Gióng.Nỗi căm thù giặc của ông.Ông là một người dũng cảm sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân vào vở

- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) Đời Hùng Vương thứ sáu, giặc ân xâm lược nước ta.

b) Khi nghe tiếng loa, Gióng bỗng cất tiếng nói : “ Mẹ mời sứ giả vào đây cho con” .

c) Phá xong giặc, Gióng phi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời xanh.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = Ngày soạn: 10 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 13 tháng 1 năm 2021 TOÁN Tiết 93:

Các số có bốn chữ số (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.

2. Kĩ năng

- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chứ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó ở số có bốn chữ số.

3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

GV: Phiếu bài tập HS: VBT Toán 3

(20)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 5' )

- Giáo viên viết bảng: 4375; 7821;

9652; 3546.

- Y/C HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: ( 32' ) 1. Giới thiệu bài ( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2) Giới thiệu số có 4 chữ số , các trường hợp có chữ số 0 ( 10’)

- HD HS quan sát, nhận xét rồi tự viết số, đọc số.

- Ở dòng đầu ta phải viết số 2000 như thế nào?

- Y/C HS đọc.

- HD HS tương tự như vậy đối với những số còn lại.

- HD HS khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải( từ hàng cao đến hàng thấp)

3. Thực hành ( 21’) Bài 1: (7’)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu.

- Gọi HS đọc số theo mẫu.

- Y/C HS làm bài.

- Gọi học sinh đọc.

- Y/c HS nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta làm gì ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. (7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Y/c HS nêu cách làm.

- Y/C HS làm bài theo nhóm đôi trên

- 3HS nhìn bảng các đọc số theo yêu cầu.

4375 : Bốn nghìn ba trăm bảy mươi năm.

7821 : Bảy nghìn tám trăm hai mươi mốt.

9652 : Chín nghìn sáu trăm năm mươi hai.

3546 : Ba nghìn năm trăm bốn mươi sáu.

- HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi đầu bài.

- HS quan sát nhận xét, tự viết số,. đọc số vào bảng phần bài học trong SGK.

- Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. Rồi viết 2000 và viết ở cột đọc số: Hai nghìn.

- 3 học sinh đọc: Hai nghìn - HS lắng nghe để ghi nhớ.

- 1 học sinh nêu yêu cầu.

- 1 học sinh đọc mẫu, lớp đọc nhẩm.

– 3, 4 học sinh đọc :

3690: Ba nghìn sáu trăm chín mươi.

6504: Sáu nghìn năm trăm linh tư .

4081: Bốn nghìn không trăm tám mươi mốt 5005 : Năm nghìn không trăm linh năm.

- Học sinh nhận xét.

- 1HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS nêu cách làm bài.

- HS HS làm bài theo nhóm đôi trên phiếu

(21)

phiếu học tập

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc 3 dãy số.

Bài 3 : (7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Y/C HS nêu đặc điểm của từng dãy số.

- Y/C HS tự làm bài vào vở.

- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (3') - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

học tập

a. 5616->5617->5618-5619->5620 ->5621.

b. 8009->8010->8011->8012->8013->8014 c. 6000->6001->6002->6003->6004->6005 - HS nhận xét.

- 3 học sinh đọc dãy số.

- HS nêu yêu cầu của bài tập - HS nêu đặc điểm từng dãy số - HS tự làm bài vào vở.

- 3 học sinh lên bảng làm bài.

a. 3000; 4000; 5000; 6000; 7000; 8000 b. 9000; 9100; 9200; 9300; 9400; 9500 c. 4420; 4430; 4440; 4450; 4460; 4470 . - HS nhận xét.

= = = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = = TẬP ĐỌC

Tiết 38:

Báo cáo kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội"

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Hiểu nội dung một báo hoạt động của tổ, lớp.

2. Kĩ năng

- Đọc đúng, rành mạch bi Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học

*GD KNS: KN thu thập và xử lí thông tin, KN Thể hiện sự tự tin, KN nghe tích cực.

*GD QPAN: Kể các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện.

* DGQTE : Quyền được tham gia (báo cáo hoạt động của tổ, lớp trong cuộc học)

II. CHUẨN BỊ

GV: - 4 băng giấy ghi chi tiết nội dung các mục (Học tập, lao động, các công tác khác, khen thưởng) của báo cáo.

- Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.

HS: SGK Tiếng Việt 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(22)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV gọi hs lên bảng đọc bài và TLCH:

- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta.

-Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy nhân dân ta rất căm thù giặc?

- Y/C HS nhận xét

-Nhận xét và đánh giá cho HS.

B. Bài mới : 32’

1. Giới thiệu bài: (1’)

Ở HKI các em đã được học một số văn bản khác nhau. Văn bản là một câu chuyện, một bài thơ, một bức thư, ....Trong tiết tập đọc hôm nay, các em sẽ được học một loại văn bản khác, một bản báo cáo. Để biết được nội dung một bản báo cáo những gì? Cách đọc một bản báo cáo ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.

- Ghi tựa.

2. Luyện đọc: (14’)

- Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài một lượt.

- Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.

- Hướng dẫn đọc từng đoạn .

-HD HS chia bài thành 3 đoạn. (Đoạn 1:

3 dòng đầu; Đ 2: Nhận xét các mặt; Đ 3:

Còn lại).

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, GV theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS.

-YC HS đọc bài theo nhóm.

-Gv nhận xét.

-3 HS lên bảng TLCH.

- Chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ.

Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, bao người bị thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng.

- Câu: Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

- HS nhận xét

-Theo dõi GV đọc.

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. Đọc 1 vòng.

- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.

- HS dùng bút chì đánh dấu phân cách.

- 3 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng.(2 vòng)

- HS hiểu: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22/12).

-Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc trong nhóm.

(23)

3. Tìm hiểu bài: (10’) -HS đọc cả bài trước lớp.

-Theo em báo cáo trên là của ai?

-Bạn lớp trưởng báo cáo với những ai?

- Bản báo cáo gồm những nội dung nào?

-Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?

* GDQTE: Ai có thể tham gia báo cáo kết quả thi đua tháng?

=> Các em được quyền tham gia báo cáo kết quả thị đua hoạt động trong tháng của tổ hoặc của lớp.

4. Luyện đọc lại: (7’) - Gọi hs đọc nt đoạn.

- Chọ đoạn luyện đọc - GV đọc mẫu lần.

- YC HS tự luyện đọc lại các đoạn, sau đó gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- Nhận xét.

C. Củng cố – Dặn dò : 3’

* GD ANQP:

+ Con biết gì về công việc hàng ngày của các chú bộ đội, các chú công an?

+ Con cần phải biết ơn những người đã vất vả ngày đêm để bảo vệ hòa bình và giữu gìn an ninh cho đất nước.

- Bản báo cáo gồm có mấy nội dung?

- GV nhận xét , khen ngợi .

-Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài, nhớ những gì tổ, lớp mình đã làm được trong tháng vừa qua để chuẩn bị học tốt tiết TLV cuối tuần 20.

- Nhận xét tiết học.

-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.

- Báo cáo trên là của bạn lớp trưởng.

- Bạn báo cáo với tất cả các bạn trong lớp.

- Gồm ND: Nhận xét các mặt: Học tập, lao động, các công tác khác và Đề nghị khen thưởngnhững tập thể và cà nhân tốt nhất.

- Để tổng kết thành tích của lớp, của tổ. Để biểu dương những tập thể và cá nhân xuất sắc.

- HS trả lời

- HS theo dõi GV đọc mẫu.

-3 đến 4 HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.

- HS tự trả lời .

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 19:

Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào?

(24)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá (BT1, 2) - Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?

2. Kĩ năng

- Luyện tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3, 4)

3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng từ viết sẵn bài tập 3 trên bảng.

HS: VBT Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : 5’

- Kiểm tra sự chuẩn bị tập vở của HS.

- Nhận xét chung.

B. Bài mới : 32’

1. Giới thiệu bài: (1’)

-Nêu mục tiêu giờ học. GV ghi tựa.

b) Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài tập 1: (8’)

-Gọi HS đọc YC của bài.

-Con đom đóm được gọi bằng gì?

- Tính nết của con đom đóm được tả bằng từ nào?

- Hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào?

GV: Tác giả đã dùng từ chỉ người (Anh), những từ tả tính nết của người (chuyên cần), những từ chỉ hoạt động của của người (lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ) để tả về con đom đóm. Như vậy là com đom đóm đã được nhân hoá.

Bài tập 2: (8’)

- Gọi 1 HS đọc YC bài tập 2.

- GV nhắc lại YC: Trong bài thơ “Anh Đom Đóm”, còn những con vật nào nữa được gọi và tả như người?

-YC HS làm bài.

- HS báo cáo cho GV.

-Nghe giáo viên giới thiệu bài.

-HS đọc YC của bài tập 1. Lớp theo dõi SGK.

- 1 – 2 HS đọc bài thơ.

- Con đom đóm được gọi bằng Anh.

- Tính nết của con đom đóm được tả bằng từ chuyên cần.

- Hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ ngữ: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.

-Lắng nghe.

-HS đọc yêu cầu.

-HS làm bài theo cặp.

(25)

-YC HS trình bày trước lớp.

-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài tập 3: (8’)

-YC HS đọc YC của bài.

-YC HS làm bài vào bảng phụ theo nhóm 4

- Y/c đại diện nhóm HS trình bày

Bài tập 4: (7’)

-YC HS đọc YC của bài.

-YC HS tự làm.

- Thu 5 – 7 vở

- GV nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố –Dặn dò : 3’

- Cho 2 HS nhắc lại những điều mới học được về nhân hoá.

-Về nhà tìm các câu văn, câu thơ có sử dụng phép nhân hoá và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

-2 HS trình bày trước lớp.

-Trong bài thơ Anh Đom Đóm còn có Cò Bợ, Vạc được nhân hoá (Cò Bợ được gọi bằng Chị, Vạc được gọi bằng thím)

- Những từ ngữ tả Cò Bợ như tả người là:

Cò Bợ ru con: Ru hỡi! Ru hời!

Hỡi bé tôi ơi

Ngủ cho ngon giấc”

Thím Vạc thì lặng lẽ mò tôm.

-1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào bảng phụ theo nhóm 4

- Đại diện nhóm HS trình bày

a.Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b.Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.

c.Chúng em học bài thơ anh Đom Đóm trong học kì I.

-1 HS đọc yêu cầu.

-HS làm bài vào vở.

Câu a: Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 17/1/2005.

Lớp em bắt đầu vào học kì II từ giữa tháng 1. Lớp em bắt đầu vào học kì II từ đầu tuần trước.

Câu b: Ngày 31 tháng 5, ....

Khoảng cuối tháng 5, học kì II kết thúc.

Câu c: Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.

- Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối....bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người là nhân hoá.

(26)

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 11 tháng 1 năm 2021

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2021 TOÁN Tiết 94:

Các số có bốn chữ số (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số.

- Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

2. Kĩ năng

- Đọc được các số có bốn chữ số

- Viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị 3. Thái độ

- HS thêm yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ - HS: VBT Toán 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài; Viết tiếp các số vào chỗ chấm.

HS dưới lớp theo dõi nhận xét.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: ( 32' ) 1. Giới thiệu bài ( 1’)

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách phân tích các số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn HS viết số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị ( 10’)

- GV viết lên bảng số 5247.

- Gọi HS lên bảng đọc số : 5247.

+ Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm,

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a. 3000; 4000; 5000; 6000; 7000;

8000

b. 9000; 9100; 9200; 9300; 9400;

9500

- HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- HS theo dõi.

- 2,3 học sinh đọc.

- Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm, 4

(27)

mấy chục, mấy đơn vị ?

- Hướng dẫn HS viết số 5247 thành tổng 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7.

- Giáo viên viết tiếp số 3095.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc số 3095.

- Giáo viên hỏi : Số 3095 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy viết số này thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.

- Giáo viên hỏi : Một số bất kì cộng với 0 sẽ cho kết quả là bao nhiêu ?

- Số 0 trong tổng 3000 + 0 + 90 + 5 + Vậy ta có thể viết thành

3000 + 90 + 5

- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau lên bảng đọc, phân tích và viết các số trong phần bài học thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Thực hành( 21’)

Bài 1.Viết các số (theo mẫu) (5’) - Gọi HS nêu yêu cầu .

- Giáo viên hướng dẫn mẫu.

- Y/C HS làm bài vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- Y/C HS nhận xét.

- Bài tập này củng cố kiến thức gì ? - GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2 : (6’)

chục, 7 đơn vị.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc : Ba nghìn không trăm chín mươi lăm.

- Số 3095 gồm 3 nghìn, 0 trăm, 9 chục và 5 đơn vị.

- Học sinh viết : 3000 + 0 + 90= 5.

- Là chính số ấy.

- Học sinh nghe giảng.

- Học sinh lên bảng viết các số thành tổng.

9683 = 9000 + 600 + 80 + 3 3095 = 3000 + 90 + 5

7070 = 7000 + 70 8102 = 8000 + 100 + 2 6790 = 6000 + 700 +90 4400 = 4000 + 400 2005 = 2000 + 5 - HS nhận xét.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi.

- HS quan sát mẫu rồi tự làm bài vào vở.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

a) 1952 = 1000 + 900 + 50 + 2 6845 = 6000 + 800 + 40 + 5 5757 = 5000 + 700 + 50 +7 9999 = 9000 + 900 + 90 + 9 b) 2002 = 2000 + 2

4700 = 4000 + 700 8010 = 8000 + 10 7508 = 7000 + 500 + 8 - HS nhận xét.

- Củng cố cách viết các số thành tổng.

(28)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Y/C HS làm bài vào bảng phụ theo nhóm 4

- Gọi học sinh trình bày bài làm

- Y/C HS nhận xét.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - Giáo viên nhận xét.

Bài 3. (5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Y/C HS tự làm bài.

- Y/C HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.

- GV nhận xét và đưa ra kết quả đúng.

a) 8555 b) 8550 c) 8500 Bài 4 : (5’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV tổ chức HS thi tìm nhanh các số có bốn chữ số, các chữ số của mỗi số đều giống nhau.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu.

- HS theo dõi và quan sát mẫu.

- HS làm bài vào bảng phụ theo nhóm 4

- Học sinh trình bày bài làm a) 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567 3000 + 600 + 10 + 2 = 3612 7000 + 900 + 90 + 9 = 7999 8000 + 100 + 50 + 9 = 8159 5000 + 500 + 50 + 5 = 5555 b) 9000 + 10 + 5 = 9015

4000 + 400 + 4 = 4404 6000 + 10 + 2 = 6012 2000 + 20 = 2020 5000 + 9 = 5009 - HS nhận xét.

- Củng cố cách viết các số thành tổng.

- 1HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS tự làm bài.

- HS đổi vở kiểm tra chéo.

a) 8555 b) 8550 c) 8500

- HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS thi tìm nhanh các số có bốn chữ số, các chữ số của mỗi số đều giống nhau.

1111; 2222 ; 3333; 4444 ; 5555 ; 6666 ; 7777 ; 8888 ; 9999

- HS nhận xét.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = TẬP VIẾT

Tiết 19:

Ôn chữ hoa: N

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố cách viết và quy trình viêt chữ hoa N

(29)

2. Kĩ năng

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Nh), R, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Nhà Rồng (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhớ sông Lô … nhớ sang Nhị Hà (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ viết r rng , tương đối đều nt v thẳng hng ; biết nối nt giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng

3. Thái độ

- HS có tính cẩn thận, tỉ mỉ khi viết và trình bày bài viết II. CHUẨN BỊ

GV: Mẫu chữ viết hoa: N, Nh.

Tên riêng và câu ứng dụng.

HS: Vở tập viết 3 tập 2 .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

-Thu nhận xét 1 số vở của HS.

- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.

- HS viết bảng từ:

Ngô Quyền, Đường,Non.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới : 32’

1. Giới thiệu bài: (1’)

Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa N, (Nh) có trong từ và câu ứng dụng. Ghi tựa.

2. HD viết chữ hoa: (5’)

*QS và nêu quy trình viết chữ hoa : N, (Nh), R, L,C, H.

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- HS nhắc lại qui trình viết các chữ (Nh), R.

- HS viết vào bảng con chữ (Nh), R.

-GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.

3. HD viết từ ứng dụng: (5’) -HS đọc từ ứng dụng.

-Em biết gì về địa danh Nhà Rồng?

-Giải thích: Nhà Rồng là một bến cảng thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.

- QS và nhận xét từ ứng dụng:

-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng

- HS nộp vở.

- 1 HS đọc: Ngô Quyền

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.

-HS lắng nghe.

- Có các chữ hoa: N, (Nh), R, L, C, H.

- 1 HS nhắc lại. Lớp theo dõi.

-2 HS lên bảng viết, HS lớp viết bảng con: Nh, R.

-2 HS đọc Nhà Rồng.

-2 HS nói theo hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

- Chữ N, Q, g, y cao 2 li rưỡi, các chữ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về nguồn gốc cây trồng, phân biệt giữa cây trồng và cây hoang dại và những biện pháp cải tạo

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống, đặc điểm chung về cấu

- Rèn kỹ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của bài tiết, các cơ quan bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu..

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc thông tin sgk, quan sát sơ đồ để tìm hiểu sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch là động

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối với đời sống của cây, đồi sống động vật và con người. - Kĩ năng làm chủ bản

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm đặc điểm cấu tạo hoạt động sống và vòng đời của giun đũa thích nghi với đời

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác, tác hại của phân và nước tiểu, tác hại của

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khoẻ con người.. - Kĩ năng quan sát,