• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/01/2021 Ngày dạy: 19/1

TÊN CHỦ ĐỀ: LỚP LƯỠNG CƯ Số tiết: 02 tiết (từ tiết 38 đến tiết 39) I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức:

- Trình bày được hình thái cấu tạo phù hợp với đời sống lưỡng cư của đại diện (ếch đồng). Trình bày được hoạt động tập tính của ếch đồng

- Mô tả được tính đa dạng của lớp lưỡng cư. Nêu được những đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp lưỡng cư ở Việt Nam

- Nêu được đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của lớp lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái

- Nêu được vai trò của lớp lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quý hiếm

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Hợp tác trong các hoạt động nhóm.

+ Tuyên truyền biện pháp bảo vệ sự đa dạng của Lưỡng cư.

* Năng lực chuyên biệt

- NL quan sát hình vẽ, tranh ảnh, video.

- NL tìm mối liên hệ: sự phù hợp giữa cấu tạo ngoài thích nghi với môi trường sống .

- NL phân loại: các bộ lưỡng cư.

(2)

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số hiện tượng:

+ Tại sao một số lưỡng cư có hiện tượng ngủ đông?

+ Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá; vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm; vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của chim?

3. Phẩm chất:

- Yêu quý, bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm, chăm chỉ: Chăm chỉ, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

4. Các nội dung tích hợp

* KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống, đặc điểm chung về cấu tạo, hoạt động sống và vai trò của lưỡng cư với đời sống.

- Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.

* GDĐĐ: Hoạt động sống của mỗi loài sinh vật thể hiện vai trò sinh học của chúng trong tự nhiên góp phần duy trì sự ổn định , cân bằng sinh học trong tự nhiên. Qua đó con người đánh giá được những loài động vật có ích hay có hại cho con người học sinh có trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của mỗi loài động vật, yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương, có trách nhiệm trong bảo tồn các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

* BĐKH (liên hệ vai trò của lưỡng cư): Lưỡng cư là nhóm động vật rất có ích cho nông nghiệp (thiên địch của sâu bọ gây hại thực vật). Chúng còn có giá trị làm thực phẩm, dược phẩm, làm cảnh -> Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và gây nuôi những loài lưỡng cư có ích sống gần con người.

5.Đối với học sinh khuyết tật

-Nắm được cấu tạo ngoài và vai trò của Lưỡng Cư -Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.1. Chuẩn bị của GV

- Máy chiếu, các tư liệu hình ảnh, clip về một số đại diện của Lưỡng cư.

- Phiếu học tập.

(3)

1.2. Chuẩn bị của HS

- Chuẩn bị trước nội dung của bài: Tìm hiểu trước một số loài Lưỡng cư; Vai trò của Lưỡng cư ( Báo cáo bằng tranh ảnh hoặc bài trình chiếu).

- Bảng nhóm.Sưu tầm hình ảnh, thông tin liên quan đến chủ đề.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu

- Huy động các kiến thức đã được học của HS về lớp Lưỡng cư tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.

- Tiếp cận với vấn đề thực tiễn;

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời câu đố vui : Em cho biết câu đố sau nhắc đến loài vật nào?

Giải thích những đặc điểm liên quan trong câu đố và trình bày những hiểu biết của em về loài động vật này:

Bình thường chơi ở dưới đầm Sắp khi mưa xuống kêu ầm ngoài sân

Hồi bé thì chẳng có chân Đến khi nó lớn chẳng cần có đuôi

Là con gì?

- Hs hoạt động cá nhân huy động những kiến thức đã có trả lời.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS: con ếch đồng + kiến thức đã biết của HS về ếch đồng.

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đố vui về tên động vật và hiểu biết về động vật đó.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs hoạt động cá nhân huy động những kiến thức đã có trả lời.

* Báo cáo, thảo luận

(4)

- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận

- Gv nhận xét, đánh giá hoạt động học của hs

-> Từ kết quả thảo luận trên, Gv dẫn dắt từ câu trả lời của HS để vào chủ đề: Chiếu hình ảnh về Lưỡng cư: Lớp lưỡng cư rất đa dạng bao gồm những động vật vừa ở nước, vừa ở cạn: ếch đồng, nhái bén, chẫu chàng…vv. Chúng ta cùng nghiên cứu trong chủ đề: Lớp Lưỡng cư.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

I. Ếch đồng

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm đời sống của ếch đồng (10 phút) a) Mục tiêu:

- Trình bày được hoạt động tập tính của ếch đồng.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc với sách giáo khoa, nghiên cứu thông tin trình bày đặc điểm đời sống của ếch đồng thích nghi với môi trường sống.

c. Sản phẩm

- Nêu được đặc điểm đời sống, giải thích một số hiện tượng.

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK→ thảo luận:

+ Thông tin cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng?

- GV cho HS giải thích 1 số hiện tượng :

+ Vì sao ếch thường kiếm mồi

- 1 HS phát biểu lớp bổ sung.

- HS trả lời.

- HS khác bổ sung.

1. Đời sống

- Ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn

- Kiếm ăn vào ban đêm - Có hiện tượng trú đông

(5)

vào ban đêm ?

+ Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì?

* Kết luận

- Gv nhận xét, đánh giá hoạt động học của hs

- Chốt kiến thức.

Câu hỏi dành cho HSKT Con cóc nhà có đặc điểm gì về hình dạng bên ngoài?

- Là động vật biến nhiệt.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của ếch đồng (20 phút)

a) Mục tiêu:

- Trình bày được hoạt động tập tính của ếch đồng.

- Trình bày được hình thái cấu tạo phù hợp với đời sống lưỡng cư của đại diện (ếch đồng).

b) Nội dung:

- Quan sát video trình bày hình thức di chuyển của ếch đồng.

- Học sinh làm việc với sách giáo khoa, nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ H35.1-3 hoàn chỉnh bảng tr.114 SGK, trình bày đặc điểm đời sống của ếch đồng thích nghi với môi trường sống.

c) Sản phẩm

- Trình bày được hình thức di chuyển của ếch đồng.

(6)

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với môi trường sống d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu video quá trình di chuyển của ếch đồng trên cạn và đưới nước:

? Mô tả động tác di chuyển trên cạn và trong nước của ếch đồng.

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H35.1-3 hoàn chỉnh bảng tr.114 SGK -> thảo luận:

+ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn?

+ Những đặc điểm ngoài thích nghi với đời sống ở nước?

? Yêu cầu HS giải thích các đặc điểm thích nghi.

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét hoạt động của các cá nhân, các nhóm thông qua quan sát và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- GV chốt bảng kiến thức

* Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát mô tả được

+ Trên cạn … + Dưới nước ...

- HS dựa vào kết quả quan sát tự hoàn chỉnh bảng 1

- HS thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến.

* Báo cáo, thảo luận - HS nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung

2. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển

a. Di chuyển - Ếch có 2 cách di chuyển

+ Nhảy cóc (trên cạn) + Bơi (Dưới nước) b. Cấu tạo ngoài

(7)

chuẩn.

Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi - Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối

thuôn nhọn về phía trước

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng)

- Da trần phủ chất nhày và ẩm dễ thấm khí - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón

-> Giảm sức cản của nước khi bơi

-> Khi bơi vừa thở vừa quan sát -> Giúp hô hấp trong nước

-> Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn

-> Thuận lợi cho việc di chuyển -> Tạo thành chân bơi để đẩy nước Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm sinh sản và phát triển của ếch. (10 phút) 1. Mục tiêu

- Trình bày đặc điểm sinh sản và phát triển của ếch đồng.

b) Nội dung:

- HS quan sát video; H35.4 + thông tin sgk về quá trình sinh sản và phát triển của ếch đồng trình bày đặc điểm sinh sản phát triển của ếch.

c. Sản phẩm

HS trình bày được đặc điểm sinh sản và phát triển của ếch đồng. Yêu cầu:

- Sinh sản vào cuối mùa xuân

- Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở các bờ nước - Thụ tinh ngoài đẻ trứng

- Phát triển: Trứng -> nòng nọc -> ếch con (phát triển có biến thái) d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ học tập:

3. Sinh sản và phát triển của ếch.

(8)

- GV chiếu video quá trình sinh sản và phát triển của ếch đồng và yêu cầu HS:

+ Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch?

- GV cho HS thảo luận + Trứng ếch có các đặc điểm gì?

+ Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá?

- GV chiếu H35.4 yêu cầu HS:

? Trình bày sự phát triển của ếch.

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét hoạt động của các cá nhân, các nhóm thông qua quan sát và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Chốt kiến thức.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

- HS tự thu nhận thông tin SGK tr.114 nêu được các đặc điểm sinh sản

+ thụ tinh ngoài

+ Có tập tính ếch đực ôm trứng

- HS thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- HS trình bày sự phát triển của ếch.

- Sinh sản vào cuối mùa xuân

- Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở các bờ nước

- Thụ tinh ngoài đẻ trứng - Phát triển: Trứng ->

nòng nọc -> ếch con (phát triển có biến thái)

II. Đa dạng và đặc điểm chung của lưỡng cư

(9)

Hoạt động 4: Tìm hiểu sự đa dạng của lưỡng cư (15 phút) a) Mục tiêu:

- Nêu được những đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt ba bộ lưỡng cư ở Việt Nam.

Từ đó thấy được môi trường sống ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của từng bộ.

- Giải thích được sự ảnh hưởng của môi trường tới tập tính và hoạt động của lưỡng cư.

b) Nội dung:

- HS nghiên cứu thông tin + quan sát hình vẽ sgk + thông tin video trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập, bảng trang 121 GSK để tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống và tập tính của Lưỡng cư.

c. Sản phẩm

- Nội dung phiêu học tập và bảng kiến thức chuẩn bảng trang 121 GSK.

d) Tổ chức thực hiện:

* NV1: Đa dạng về thành phần loài

* Chuyển giao nhiệm vụ

? Kể tên một số đại diện của lớp lưỡng cư mà em biết.

- GV chiếu một số hình ảnh về lớp lưỡng cư.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin làm bài tập:

Hoàn chỉnh đoạn thông tin còn thiếu sau đây:

Trên thế giới có khoảng

………. loài lưỡng cư. Lưỡng cư được phân thành 3 bộ: bộ Lưỡng cư

………….., bộ Lưỡng

cư…………bộ Lưỡng

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS dựa vào hiểu biết của mình nêu một số đại diện của lớp lưỡng cư.

1. Đa dạng của lưỡng cư a. Đa dạng về thành phần loài

(10)

cư………

- GV yêu cầu làm phiếu học tập sau:

* Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi.

- Hoàn chỉnh đoạn thông tin.

- Hoàn thành bảng.

- GV gọi các nhóm báo cáo, nhận xét theo KT 3 lần 3:

nêu ra 3 điểm tốt, 3 điểm chưa tốt, 3 đề nghị/ đề xuất đến nhóm bạn.

- Thông qua bảng, GV phân tích mức độ gắn bó với môi trường nước khác nhau ->

ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài từng bộ.

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét hoạt động của các cá nhân, các nhóm thông qua quan sát và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Chốt kiến thức.

- Yêu cầu HS làm bài tập:

Sử dụng các câu hỏi để đánh

- Cá nhân tự thu nhận thông tin về đặc điểm 3 bộ lưỡng cư thảo luận nhóm để hoàn thành bảng.

- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Lưỡng cư có 4000 loài chia làm 3 bộ:

+ Bộ lưỡng cư có đuôi + Bộ lưỡng cư không đuôi + Bộ lưỡng cư không chân.

(11)

giá HS: GV chiếu một số hình ảnh về một số loài lưỡng cư có đánh STT(1-

>9). Yêu cầu HS xếp vào các bộ tương ứng.

- GV: Lưỡng cư đa dạng về số loài, cấu tạo và môi trường sống khác nhau nhưng vẫn mang những đặc điểm chung nhất. Vậy đặc điểm chung của chúng là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu mục III.

* NV1: Đa dạng về môi trường và tập tính

* Chuyển giao nhiệm vụ

? Ngoài sự đa dạng về thành phần loài lớp Lưỡng cư còn thể hiện sự đa dạng như thế nào.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.

b. Đa dạng về môi trường và tập tính

Bảng. Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư (Tr121 SGK)

(12)

- GV cho HS quan sát đoạn video về môi trường sống và tập tính (H37.1 sgk), thảo luận nhóm trong 2,5phút và lựa chọn câu trả lời điền vào bảng trang 121 GSK.

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét.

- GV thông báo kết quả đúng để HS theo dõi.

- Yêu cầu các nhóm còn lại trao đổi chéo kết quả, nhận xét.

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét hoạt động của các cá nhân, các nhóm thông qua quan sát và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Chốt kiến thức.

* Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác theo dõi, trao đổi chéo kết quả, nhận xét.

Bảng: Một số đặc điểm sinh học của lưỡng cư

Tên loài Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ Cá cóc Tam Đảo - Chủ yếu sống trong nước - Chủ yếu về

ban ngày

- Trốn chạy ẩn nấp Ễnh ương lớn - Ưa sống ở nước hơn - Ban đêm - Doạ nạt

Cóc nhà - Chủ yếu sống trên cạn - Chiều và đêm

- Tiết nhựa độc

Ếch cây - Chủ yếu sống trên cây, bụi cây.

- Ban đêm - Trốn chạy, ẩn nấp

Ếch giun - Sống chui luồn trong hang đất

- Cả ngày và đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

(13)

? Qua bảng trên em có nhận xét gì về tập tính và môi trường sống của các loài lưỡng cư..

? Sự đa dạng về môi trường sống và tập tính được thể hiện như thế nào.

- Gv chiếu hình ảnh và thông tin, yêu cầu HS nghiên cứu mục “em có biết”:

? Qua thông tin đó cho em biết thêm tập tính gì ở lưỡng cư.

- HS trả lời.

- HS quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi. Yêu cầu nhận biết tập tính chăm sóc và bảo vệ trứng.

* Hoạt động 5: Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư (7 phút) 1. Mục tiêu: Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư.

b) Nội dung:

- HS hoạt động cá nhân tự nhớ lại kiến thức đã học về Lưỡng cư thảo luận nhóm rút ra đặc điểm chung nhất của lưỡng cư.

c) Sản phẩm

- Câu trả lời của HS về đặc điểm chung của Lưỡng cư. Yêu cầu:

- Lưỡng cư là ĐVCXS thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

+ Da trần và ẩm ướt.

+ Di chuyển bằng 4 chi.

+ Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

+ Là động vật biến nhiệt.

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ học tập:

2. Đặc điểm chung của lưỡng cư:

(14)

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư về môi trường sống cơ quan di chuyển, đặc điểm sinh sản, phát triển, nhiệt độ cơ thể.

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét hoạt động của các cá nhân, các nhóm thông qua quan sát và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Chốt kiến thức.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật.

- Cá nhân tự nhớ lại kiến thức thảo luận nhóm rút ra đặc điểm chung nhất của lưỡng cư.

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- Lưỡng cư là ĐVCXS thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

+ Da trần và ẩm ướt.

+ Di chuyển bằng 4 chi.

+ Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

+ Là động vật biến nhiệt.

* Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của lớp Lưỡng cư (11 phút) 1. Mục tiêu: Trình bày vai trò của Lưỡng cư.

b) Nội dung:

- Các nhóm báo cáo thuyết trình về vai trò của Lưỡng cư (đã chuẩn bị trước ở nhà).

(15)

HS thực hiện theo KT khăn trải bàn giải quyết tình huống thực tiễn đề ra biện pháp bảo vệ Lưỡng cư.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HS về vai trò chung của Lưỡng cư. Yêu cầu:

* Vai trò của lưỡng cư

- Trong đời sống con người: cung cấp thực phẩm, dược liệu, vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học

- Trong tự nhiên: diệt sâu bọ phá hại mùa màng, diệt sinh vật trung gian gây bệnh.

d) Tổ chức thực hiện:

NV1: Vai trò của lưỡng cư

* Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm báo cáo thuyết trình về vai trò của Lưỡng cư (đã chuẩn bị trước ở nhà).

- Vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của chim?

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét hoạt động của các cá nhân, các nhóm thông qua quan sát và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Chốt kiến thức.

NV2: Biện pháp bảo vệ Lưỡng cư (Tích hợp giáo dục đạo đức, BĐKH : Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và gây nuôi những loài

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Nhóm chuẩn bị nội dung thuyết trình (đã giao về nhà)

* Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm báo cáo theo phân công.

- Nhận xét chéo, bổ sung.

3. Vai trò của lưỡng cư

- Trong đời sống con người: cung cấp thực phẩm, dược liệu, vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học

- Trong tự nhiên: diệt sâu bọ phá hại mùa màng, diệt sinh vật trung gian gây bệnh.

(16)

lưỡng cư có ích sống gần con người)

* Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu hoạt động theo nhóm (6 HS / nhóm) giải quyết tình huống sau:

Theo báo mạng Khoa Học.

TV có đưa tin:

“Ếch và các loài lưỡng cư khác đang bị xóa sổ với tốc độ chóng mặt ở châu Á. Do đó một số loài có thể bị tuyệt chủng trước cả khi chúng bị phát hiện bởi lí do ô nhiễm môi trường dịch bệnh, săn bắt quá mức,…”

Nếu em là chủ tịch huyện của vùng có số lượng loài lưỡng cư đang bị giảm sút và có nguy cơ tuyệt chủng một cách nhanh chóng, em sẽ hành động như thế nào?

- GV yêu cầu cá nhân viết vào ô mang số của mình câu trả lời. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 1,5 phút.

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi và viết vào ô trả lời của mình.

- Trao đổi thống nhất ý kiến.

(17)

- Nhóm trưởng viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa giấy A0.

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét hoạt động của các cá nhân, các nhóm thông qua quan sát và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

-> Gv chốt kiến thức.

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét.

C. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.

b) Nội dung:

- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy điền Đ vào đáp án đúng hoặc S vào đáp án sai trong các câu sau?

1. Ếch đồng sống ở gần bờ nước.

2. Ếch giun sống hoàn toàn dưới nước.

3. Cá cóc Tam Đảo sống ở suối nước.

4. Ễnh ương ưa sống trong nước hơn trên cạn.

5. Ếch cây sống chui luồn trong hang đất gần ao, hồ.

Câu 2: Lớp Lưỡng cư gồm các bộ

A. Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.

B. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không chân.

C. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chân.

D. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.

Câu 3: Đại diện nào sau đây thuộc bộ lưỡng cư không đuôi?

A. Cóc, nhái, cá cóc Tam Đảo.

B. Cóc, ếch, ễnh ương , ếch giun.

C. Cóc, ngóe, cá cóc Tam Đảo, ếch giun

(18)

D. Cóc, nhái, ễnh ương, ếch đồng.

Câu 4. Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?

A. Bộ Lưỡng cư có đuôi.

B. Bộ Lưỡng cư không chân.

C. Bộ Lưỡng cư không đuôi.

Câu 5. Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người?

A. Làm thực phẩm.

B. Làm vật thí nghiệm.

C. Tiêu diệt côn trùng gây hại.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6. Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư?

A. 4000 B. 5000 C. 6000 D. 7000

Câu 7. Hãy đánh dấu ( X ) vào câu trả lời đúng trong các câu sau về đặc điểm chung của lưỡng cư:

1. Là động vật biến nhiệt

2. Thích nghi với đời sống ở cạn

3. Thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn 4. Di chuyển bằng 4 chi

5. Di chuyển bằng cách nhẩy cóc 6. Da trần ẩm ướt

7. Phát triển qua biến thái

Câu 8. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?

A. Giúp chúng dễ săn mồi.

B. Giúp lẩn trốn kể thù.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.

D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.

Câu 9: Vai trò của các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) của ếch là

A. Giúp hô hấp trong nước dễ dàng B. Khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát C. Giảm sức cản của nước khi bơi D. Tạo thành chân bơi để đẩy nước c) Sản phẩm:

Câu trả lời của HS.

(19)

Đáp án:

1. Ếch đồng sống ở gần bờ nước. Đ

2. Ếch giun sống hoàn toàn dưới nước. S

3. Cá cóc Tam Đảo sống ở suối nước. Đ

4. Ễnh ương ưa sống trong nước hơn trên cạn. Đ 5. Ếch cây sống chui luồn trong hang đất gần ao, hồ. S 2-B, 3-D, 4-C, 5-D, 6-A, 8-C, 9-D.

Câu 7. Hãy đánh dấu ( X ) vào câu trả lời đúng trong các câu sau về đặc điểm chung của lưỡng cư:

( X ) 1. Là động vật biến nhiệt 2. Thích nghi với đời sống ở cạn

( X ) 3. Thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn ( X ) 4. Di chuyển bằng 4 chi

5. Di chuyển bằng cách nhẩy cóc ( X ) 6. Da trần ẩm ướt

( X ) 7. Phát triển qua biến thái d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cá nhân để làm BT trắc nghiệm.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS vận dụng kiến thức đã học, làm BT.

* Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời, HS khác nhận xét.

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét, GV cho điểm nếu HS làm tốt.

D. Hoạt động4: Vận dụng (7 phút)

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

(20)

b) Nội dung:

- HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành báo cáo tìm hiểu về sự đa dạng của Lưỡng cư ở địa phương và đề xuất biện pháp bảo vệ.

c) Sản phẩm

- bài báo cáo của HS d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học hoạt động theo nhóm hoàn thành báo cáo tìm hiểu về sự đa dạng của Lưỡng cư ở địa phương và đề xuất biện pháp bảo vệ theo các gợi ý:

Liên hệ về lưỡng cư trong thực tế ở địa phương:

? Em có nhận xét gì về sự đa dạng của lớp Lưỡng cư hiện nay ở địa phương?

? Tìm hiểu về các đại diện của lớp lưỡng cư có ở địa phương em?

? Nếu có sự giảm sút số lượng hãy nêu nguyên nhân?

? Nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng của lớp lưỡng cư ở địa phương?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS vận dụng kiến thức đã học, làm báo cáo.

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày vào đầu giờ học sau.

* Kết luận

- Đánh giá, nhận xét, GV cho điểm nếu HS làm tốt.

* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.

- Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

- Đọc trước bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài.

- Xem lại đặc điểm đời sống của ếch đồng theo nội dung phiếu học tập:

Đặc điểm đời sống Thằn lằn Ếch đồng

1. Nơi sống và hoạt động

(21)

2. Thời gian kiếm mồi 3. Tập tính

Ngày soạn: 16/01/2021 Ngày dạy:23/1

Tiết 40

BÀI 38 : LỚP BÒ SÁT THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm được những đặc điềm về đời sống của thằn lằn. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

- Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, hoạt động nhóm . 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

5.Đối với học sinh khuyết tật

-Nắm được cấu tạo ngoài và vai trò của Thằn lằn -Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư.

- Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày .

3. Bài mới:

A. Khởi động. ( 5’)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1:GV chiếu video giới thiệu thằn lằn bóng đuôi dài HS quan sát và trả lời câu hỏi:

Đây là con gì? Nó thường sống ở đâu?

HS quan sát trả lời: con thằn lằn

(22)

B2:GV dẫn dắt: So với ếch đồng sống phụ thuộc vào môi trường nước, thì thằn lằn bóng đuôi dài có đời sống hoàn toàn trên cạn. Vậy thằn lằn có cấu tạo ngoài như thế nào để thích nghi với đời sống ở cạn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

B. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Giáo viên giới thiệu chương, bài.

Hoạt động 1: Đời sống

Mục tiêu: - Nắm được các đặc điểm đời sống của thằn lằn.

- Trình bày được đặc điểm sinh sản của thằn lằn

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK làm

bài tập: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng

- Qua bài tập: Thằn lằn bóng thường sinh sống ở đâu?

B2: Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm + Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn?

+ Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít?

+ Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống ở cạn?

- Học sinh nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức và hoàn thành phần bài tập so sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

B3: Đại diện một vài cá nhân trình bày, giáo viên cho học sinh nhận xét và thông báo đáp án đúng.

B4: Giáo viên hướng dẫn học sinh rút kết luận

Câu hỏi dành cho học sinh khuyết tật

? Con Thằn lằn sống ở đâu

? Em thấy da chúng có đặc điểm gì

- Đời sống:

+ Thằn lằn ưa sống nơi khô ráo.

+ Thích phơi nắng, ăn sâu bọ.

+ Có tập tính trú đông.

+ Là động vật biến nhiệt.

- Sinh sản: Thụ tinh trong, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, trứng phát triển trực tiếp.

Đáp án : So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng với ếch đồng.

Đặc điểm so sánh Thằn lằn Ếch đồng

Nơi sống và hoạt động

Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo

Sống và bắt mồi ở nơi ẩm ướt, cạnh các khu vực nước

(23)

Thời gian kiếm mồi

Bắt mồi về ban ngày Bắt mồi lúc chập tối hoặc đêm.

Tập tính Thích phơi nắng, trú đông trong các hố đất khô ráo

Thích ở nơi tối hoặc có bóng râm.

Trú đông trong hốc đất ẩm bên bờ vực nước hoặc trong bùn.

Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển

Mục tiêu: Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm B1:GV yêu cầu HS đọc bảng tr.125 SGK

đối chiếu với hình cấu tạo ngoài →ghi nhớ các đặc điểm cấu tạo

B2: GV yêu cầu HS đọc câu trả lời chọn lựa→hoàn thành bảng tr.125 SGK

B3:GV chốt lại đáp án

So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn?

B4: GV chốt lại kiến thức.

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài

(Nội dung ở bảng)

Đáp án: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn TT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi

1 Da khô có vảy song bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

2 Có cổ dài Phát huy được vai trò các giác quan

trên đầu và bắt mồi dễ dàng.

3 Mắt có mí cử động , có nước mắt Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô.

4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

5 Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển 6 Bàn chân có 5 ngón và có vuốt Tham gia sự di chuyển ở cạn

- Học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ và nêu thứ tự các bước của thằn lằn khi di chuyển.

- Thân và đuôi có vai trò gì trong di

2. Di chuyển

- Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục, phối hợp với các chi làm con vật tiến lên phía

(24)

chuyển? trước.

4. Củng cố

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

- Thằn lằn di chuyển như thế nào ? 5.Vận dụng và tìm tòi mở rộng . 3’

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

?Em hãy kể tên những động vật có đặc điểm cấu tạo giống với con thằn lằn bóng đuôi dài?

? Nêu các đặc điểm chứng minh thằn lằn tiến hóa hơn so với ếch đồng?

6. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học kĩ bài, hoàn thành phần bài tập - Đọc mục em có biết

- Tìm hiểu cấu tạo trong của thằn lằn.

* Rút kinh nghiệm bài học:

………

…………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về nguồn gốc cây trồng, phân biệt giữa cây trồng và cây hoang dại và những biện pháp cải tạo

Bên cạnh những đặc điểm chung, từng loài lưỡng cư cũng có những đặc điểm về nơi sống, hoạt động và tập tính khác nhau tạo nên sự đa dạng về môi trường sống và tập

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của động vật.. - Kĩ năng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu sự đa dạng về cấu tạo, tập tính trong sự thích nghi với môi trường

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống; đặc điểm chung về cấu tạo, hoạt

Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thong tin thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật.. - Kĩ

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thong tin thu nhận được về các loại cây, con vật; Khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật.. - Kĩ