• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hóa 10 Bài 4: Ôn tập chương 1 | Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hóa 10 Bài 4: Ôn tập chương 1 | Giải Hóa học 10 Kết nối tri thức"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 4. Ôn tập chương 1 I. Hệ thống hóa kiến thức

Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trang 26 SGK Hóa học 10.

Trả lời:

- Nguyên tử có kích thước: vô cùng nhỏ bé, khối lượng: me + mp + mn; Z = số proton = số electron.

Hạt neutron Hạt proton Hạt electron Khối lượng 1,675.10–27 kg 1,672.10–27 kg 9,109.10–31 kg

Điện tích 0 +1 -1

- AO s có dạng hình cầu; AO p gồm AO px, AO py, AO pz; AO p có dạng hình số 8 nổi.

n 1 2 3 4

Lớp electron K L M N

Phân lớp

1s 2s và 2p 3s, 3p và 3d

4s, 4p, 4d và 4f

Số AO 1 4 9 16

Số electron tối đa 2 8 18 32

- Thứ tự năng lượng các phân lớp từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s … - Cấu hình electron:

Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng

Số electron 1, 2, 3 4 5, 6, 7 8

Loại nguyên

tố Kim loại

Kim loại hoặc phi

kim

Thường là

phi kim Khí hiếm

+ Nguyên lí vững bền: Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao 1s 2s 2p 3s 3p 4s …

(2)

+ Nguyên lí Pauli: Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.

+ Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau.

- Nguyên tố hóa học:

+ Số khối (A) = Z + N + Kí hiệu nguyên tử: AZX

+ Đồng vị baXvà daX⇒ 1 2

1 2

b x d x

A x x

 + 

= + với x1 và x2 lần lượt là phần trăm số nguyên tử của 2 đồng vị.

(3)

II. Luyện tập

Câu 1 trang 27 SGK Hóa học 10: Số proton, neutron và electron của 3919Klần lượt là

A. 19, 20, 39.

B. 20, 19, 39.

C. 19, 20, 19.

D. 19, 19, 20.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

39

19K có:

Số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron = 19 A = Z + N ⇔ N = A – Z = 39 – 19 = 20

Vật số proton, neutron và electron của 3919Klần lượt là 19, 20, 19

Câu 2 trang 27 SGK Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng?

A. 2311Na B. 147N C. 2713Al D. 126C Trả lời:

Đáp án C

- Cấu hình electron của Na (Z = 11) là 1s22s22p63s1

⇒ Nguyên tử Na có 1 electron lớp ngoài cùng.

- Cấu hình electron của N (Z = 7) là 1s22s22p3

⇒ Nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng.

(4)

- Cấu hình electron của Al (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1

⇒ Nguyên tử Al có 3 electron lớp ngoài cùng.

- Cấu hình electron của C (Z = 6) là 1s22s22p2

⇒ Nguyên tử C có 4 electron lớp ngoài cùng.

Câu 3 trang 27 SGK Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là

A. 8 B. 9 C. 11 D. 10 Trả lời:

Đáp án D

Cấu hình electron của potassium là 1s22s22p63s23p64s1

Cấu hình electron của potassium được biểu diễn theo ô orbital như sau:

⇒ Potassium có 10 orbital chứa electron.

Câu 4 trang 27 SGK Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố sodium (natri) (Z = 11) có cấu hình electron là

A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p53s2. Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Cấu hình electron của nguyên tử sodium (natri) (Z = 11) là 1s22s22p63s1.

(5)

Câu 5 trang 27 SGK Hóa học 10: Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. X là A. Cl.

B. Ca.

C. K.

D. S.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là p, n và e.

Theo bài ta có:

Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 58

⇒ p + e + n = 58 (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18

⇒ (p + e) – n = 18 (2)

Nguyên tử trung hòa về điện

⇒ p = e (3)

Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta được: p = e = 19; n = 20

⇒ Số proton = số electron = số hiệu nguyên tử Z = 19

⇒ Vậy X là K (Z = 19)

Câu 6 trang 27 SGK Hóa học 10: Nguyên tố chlorine có Z = 17. Hãy cho biết số lớp electron, số electron thuộc lớp ngoài cùng, số electron độc thân của nguyên tử chlorine.

Trả lời:

Cấu hình electron của chlorine (Z = 17) là 1s22s22p63s23p5.

⇒ Nguyên tử chlorine có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng.

Cấu hình electron theo ô orbital là

(6)

⇒ Số electron độc thân bằng 1.

Câu 7 trang 27 SGK Hóa học 10: Nguyên tử khối trung bình của vanadium (V) là 50,94. Nguyên tố V có 2 đồng vị trong đó đồng vị 5023Vchiếm 0,25%. Tính số khối của đồng vị còn lại.

Trả lời:

Giả sử đồng vị còn lại của V có số khối là A

Phần trăm đồng vị A23Vbằng 100% - 0,25% = 99,75%

⇒ 50.0, 25 A.99,75 50,94

100

= +

⇒ A ≈ 51

Vậy đồng vị còn lại là 5123V

Câu 8 trang 27 SGK Hóa học 10: Cấu hình electron của:

- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1; - Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4.

a) Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?

b) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.

c) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?

d) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?

e) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Trả lời:

a) Nguyên tử X chứa 19 electron, nguyên tử Y chứa 16 electron.

b) Số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron.

⇒ Số hiệu nguyên tử của X là 19 Số hiệu nguyên tử của Y là 16

(7)

c) Các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo năng lượng từ thấp đến cao.

Trong nguyên tử X: Lớp electron thứ 4 có mức năng lượng cao nhất.

Trong nguyên tử Y: Lớp electron thứ 3 có mức năng lượng cao nhất.

d) Dựa vào cấu hình electron của X và Y, ta có:

- Nguyên tử X có 4 lớp electron và 6 phân lớp electron (1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s).

- Nguyên tử Y có 3 lớp electron và 5 phân lớp electron (1s, 2s, 2p, 3s, 3p).

e) Nguyên tử X có 1 electron lớp ngoài cùng nên X là kim loại.

Nguyên tử Y có 6 electron lớp ngoài cùng nên Y là phi kim.

Câu 9 trang 27 SGK Hóa học 10: Nguyên tố X được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, bền, dùng trong nhiều lĩnh vực: hàng không, ô tô, xây dựng, hàng tiêu dùng, .... Nguyên tố Y ở dạng YO34, đóng vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như DNA và RNA. Các tế bào sống sử dụng YO34 để vận chuyển năng lượng.

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p3. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. Tính số electron trong các nguyên tử X và Y.

Nguyên tố X và Y có tính kim loại hay phi kim?

Trả lời:

- Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p1. + Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p1.

+ Nguyên tố X có 13 electron trong nguyên tử.

+ Lớp ngoài cùng có 3 electron. ⇒ Nguyên tố X là kim loại.

- Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p3. + Cấu hình electron nguyên tử của Y là 1s22s22p63s23p3.

+ Nguyên tố Y có 15 electron trong nguyên tử.

+ Lớp ngoài cùng có 5 electron. ⇒ Nguyên tố Y là phi kim.

(8)

Câu 11 trang 27 SGK Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số electron, số neutron và số khối của X.

Trả lời:

Gọi số hạt proton, electron, neutron lần lượt là p, e, n.

Tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49

⇒ p + e + n = 49 (1)

Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện

⇒ 53,125

n (p e)

= 100 + (2)

Mặt khác, nguyên tử trung hòa về điện

⇒ p = e (3)

Giải hệ (1), (2), (3) ta được: p = e = 16; n = 17

Vậy số proton = số electron = 16 hạt, số neutron = 17 hạt

Điện tích hạt nhân là +16 và số khối A = số proton + số neutron = 16 + 17 = 33

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lớp thứ nhất (lớp electron trong cùng, gần hạt nhân nhất) của các nguyên tử đều có 2 electron, đã đạt số electron tối đa. Số electron lớp ngoài cùng của carbon,

về khối lượng Biết phân tử khối của hợp chất bằng 160 đvC. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron và nơtron

tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.. tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt electron trong

Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình lectron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn

Năm 1932, J.Chadwick (chat-uých, người Anh), cộng sự của Rutherford, đã phát hiện ra hạt neutron khi bắn phá beryllium bằng các hạt α. Các loại hạt cấu tạo nên nguyên

Vùng không gian xung quanh hạt nhân tìm thấy electron có thể hình dung như một đám mây electron, được gọi là orbital nguyên tử (kí hiệu là AO).?. - Trong nguyên

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

Ngược lại, nếu AO chứa đủ hai electron thì các electron đó gọi là electron ghép đôi (kí hiệu bởi hai mũi tên ngược chiều nhau ↑↓). Hình thành kiến thức mới 10 trang 30