• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 177 sgk Lịch Sử 12: Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ tiếp sau thắng lợi Vạn Tường (8 - 1965). Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường?

Lời giải

1. Sau chiến thắng Vạn Tường, nhân dân ta tiếp tục chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và giành thắng lợi trên cả hai mặt trận quân sự và chính trị:

* Trên mặt trận quân sự

- Liên tiếp trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân dân ta đánh bại nhiều cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ và quân đội Sài Gòn khi chúng đánh vào miền Đông Nam Bộ, Liên khu V và Bắc Tây Ninh. Thắng lợi trong hai mùa khô đã làm thất bại âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong việc tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

- Quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam (từ đêm 30 rạng sáng 31/1/1968 đến tháng 9/1968). Kết quả, buộc Mĩ phải tuyên bố “ phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam (Tức thừa nhận thất bại của CTCB), chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari.

* Trên mặt trận chính trị

- Thành thị: Đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ

- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

2. Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường.

- Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

- Chiến thắng này đã chứng tỏ rằng: quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại

“Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ về quân sự.

(2)

2

Câu hỏi trang 177 sgk Lịch Sử 12: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa?

Lời giải

* Hoàn cảnh:

- Sau thắng lợi ở Vạn Tường và hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, Đảng Lao động Việt Nam nhận định, bước sang năm 1968 so sánh lực lượng đã có lợi cho cách mạng miền Nam, chúng ta có thể mở cuộc Tổng tiến công để tiêu diệt quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

- Năm 1968 là năm Mĩ tiến hành bầu cử Tổng thống, những nước Mĩ có nhiều mâu thuẫn nội bộ liên quan đến chiến tranh Việt Nam.

- Đảng chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nội dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, nhằm ba mục tiêu chính: Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ; đánh đòn manhhj vào chính quyền và quân đội Sài Gòn để giành chính quyền về tay nhân dân; buộc Mĩ phản đàm phán với ta và rút quân về nước.

* Diễn biến:

- Ngày 31 - 1 - 1968, cuộc tập kích của quân chủ lực vào các đô thị miền Nam đã mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

- Diễn ra qua 3 đợt: từ đêm 30 - 1 đến ngày 25 - 2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9 - 1968.

- Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 64/242 quận lị và ở hầu khắp các “ấp chiến lược”, các vùng nông thôn.

- Tại Sài Gòn, Quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch... phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng.

* Kết quả, ý nghĩa:

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã đạt được mục đích đề ra là tiêu diệt được một bộ phận lớn quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

- Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc (ngày 01/11/1968) và Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

(3)

3

Hình ảnh Tổng tiến công và nổi dậy 1968

Câu hỏi trang 180 sgk Lịch Sử 12: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1968 như thế nào?

Lời giải

* Âm mưu của Mĩ:

- Phá tiềm lực quốc phòng, kinh tế và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.

- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

- Uy hiếp, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền.

* Thủ đoạn:

- Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

- Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” (ngày 5 - 8 - 1964).

- 7/2/1965, chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Câu hỏi trang 180 sgk Lịch Sử 12: Miền Bắc đã lập được những thành tích gì trong sản xuất và chiến đấu chống tranh phá hoại của Mĩ từ năm 1965 đến năm 1968?

Lời giải

* Trong chiến đấu:

- Thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào lắp công sự, hầm hào...

(4)

4

- Chống lại hành động phá hoại của kẻ thù bằng các phương tiện, vũ khí hiện đại của lực lượng tự vệ, dân quân và toàn dân với vũ khí thông thường.

- Dấy lên phong trào thu đua chống Mĩ cứu nước, thể hiện sáng ngời chân lí “ không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

* Trong sản xuất:

- Trong nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên.

- Trong công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

- Giao thông vận tải được bảo đảm thường xuyên và thông suốt.

Câu hỏi trang 183 sgk Lịch Sử 12: Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973)?

Lời giải - Âm mưu:

+ Dùng người Việt đánh người Việt.

+ Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

 Thay màu da trên xác chết, giảm thiệt hại của Mĩ trên chiến trường.

- Thủ đoạn:

+ Mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Lào, Campuchia. Bắt tay với Liên Xô, Trung Quốc. Nhằm cô lập cuộc kháng chiến của ta.

+ Rải bom và chất độc hóa học.

Câu hỏi trang 183 sgk Lịch Sử 12: Nêu những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược

“Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)?

Lời giải

- Mặt trận quân sự:

+ Ngày 30 - 4 đến 30- 6 - 1970, quân dân Việt Nam - Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.

(5)

5

+ Từ 12 - 2 đến 23 - 3 - 1971, quân dân Việt Nam - Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.

- Mặt trận chính trị - ngoại giao: Ngày 24 đến 25 - 4 – 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.

Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương

Câu hỏi trang 185 sgk Lịch Sử 12: Miền Bắc đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1969 đến năm 1973?

Lời giải

- Nông nghiệp:

+ Chính phủ đề ra chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi là ngành chính.

+ Các hợp tác xã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật với nhiều biện pháp thâm canh, năng suất tăng đạt từ 6 đến 7 tấn trên một hécta.

+ Việc cải tiến quản lí hợp tác xã có bước tiến đáng kể.

- Công nghiệp:

(6)

6

+ Nhiều cơ sở công nghiệp bị máy bay Mĩ tàn phá được khôi phục nhanh chóng và đi vào hoạt động.

+ Đầu tư xây dựng nhiều công trình nhà máy thủy điện. Các ngành công nghiệp trọng điểm có bước phát triển, giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142%.

- Giao thông vận tải: tiếp tục được sửa chữa và làm mới thêm, đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ cho công tác vận chuyển,….

- Văn hóa, giáo dục, y tế: nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

Câu hỏi trang 185 sgk Lịch Sử 12: Trận “Điện Biên Phủ trên không” đã diễn ra như thế nào từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972? Nêu kết quả và ý nghĩa?

Lời giải

* Diễn biến:

- Để xoay chuyển tình thế trên chiến trường và trên bàn hội nghị, Mĩ đã tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến ngày 29 - 12 - 1972).

- Với tinh thần bất khuất, quyết đánh quyết thắng, Đảng và nhân dân ta đã đánh trả Mĩ những đòn đích đáng.

* Kết quả và ý nghĩa:

- Kết quả: quân ta bắn rơi được 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng, lập nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

- Ý nghĩa: “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranhh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973).

(7)

7

Hình ảnh bộ đội bắn rơi máy bay Mĩ

Câu hỏi trang 187 sgk Lịch Sử 12: Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định?

Lời giải

1. Bối cảnh lịch sử:

- Sau đòn tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân năm 1968, ngày 31/3/1968, Tổng thống Nicxon phải tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc.

- Ngày 13 - 5 - 1968, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa hai bên là: đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì.

- Ngày 25 - 1 - 1969, Hội nghị Pari họp với sự có mặt của bốn bên là: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) và Hoa Kì.

(8)

8

- Năm 1972, thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973).

2. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

3. Ý nghĩa:

- Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận đầy đủ nhất các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Hiệp định Paris là sự thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh trên các mặt trận quân sự - chính trị - ngoại giao của ta.

- Với thắng lợi này ta đã cơ bản đánh cho “Mĩ cút”, tạo thời cơ thuận lợi để tiếp tục đánh cho “Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam.

(9)

9

Lễ kí Hiệp định Pari

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 trang 188 sgk Lịch Sử 12: Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Lời giải:

* Giống nhau:

- Tính chất: đều là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới nhằm chiếm đất giành dân và đặt ách thống trị thực dân mới của Mĩ.

- Thủ đoạn: đều tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, đồng thời phá hoại miền Bắc, có sự phối hợp trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

* Khác nhau:

Đặc điểm Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

(10)

10

Lực lượng tham chiến

Gồm 3 loại quân: quân Mĩ (giữ vai trò quan trọng), quân Đồng Minh và quân đội Sài Gòn

Gồm 3 loại quân: quân đội Sài Gòn (chủ yếu), quân Mĩ và quân Đồng Minh (tham chiến giai đoạn đầu) Vai trò của

người Mĩ trên chiến trường

Chỉ huy, cố vấn, tham chiến trực tiếp Chỉ huy, cố vấn, tham chiến (giai đoạn đầu)

Quy mô, mức độ ác liệt

- Quy mô lớn hơn “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.

- Ác liệt hơn “chiến tranh đặc biệt” giai đoạn trước đó.

- Quy mô lớn hơn, toàn diện hơn

“chiến tranh cục bộ”, mở rộng ra toàn Đông Dương và thế giới (bằng thủ đoạn ngoại giao).

- Ác liệt nhất

Câu 2 sgk Lịch Sử 12: Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973?

Lời giải:

* Giai đoạn 1965 - 1968:

- Khẩu hiệu: “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

- Xây dựng tuyến đường vận chuyển Bắc - Nam và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Cung cấp hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác…cho miền Nam.

* Giai đoạn 1968 - 1973:

- Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam và cho cả chiến trường Lào, Campuchia.

- Trong 3 năm (1969 - 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi là nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia; khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó...

(11)

11

Câu 3 sgk Lịch Sử 12: Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam – Lào – Camphuchia? Kết quả ra sao?

Lời giải:

* Thủ đoạn của Mĩ:

- Sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), sang Lào (1971), nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Mĩ đã chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia ngày 18 - 3 - 1970, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương

* Kết quả:

- Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia (từ tháng 4 đến 6 - 1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân.

- Cuộc hành quân của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719” nhằm án ngữ Đường 9 Nam Lào, chia cắt chiến trường Đông Dương đã bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan, buộc quân Mĩ và quân Sài Gòn rút khỏi Đường 9 Nam Lào, hành lang chiến lược Đông Dương được giữ vững.

- Ở Việt Nam, trên hai miền Nam - Bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi...

- Âm mưu của Mĩ phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương đã bị thất bại hoàn toàn vào năm 1975.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Sau chiến thắng Vạn Tường, quân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi lớn nào trong thời kì chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.. ☐ Đánh bại 5

☐ Công nhân, cán bộ, bộ đội, trí thức tình nguyện về nông thôn giúp nông dân sản xuất nông nghiệp;.. ☐ Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân

- Đại hội III đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; đồng thời phân tích, làm rõ vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

☐ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của

Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực

– Năm 1952: Mở cuộc vận động lao động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm; Đề ra chính sách chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.

– Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông

- Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết