• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập đọc Lừa và ngựa - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập đọc Lừa và ngựa - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài lớp 3: Tập đọc Lừa và ngựa

Nội dung bài Tập đọc Lừa và ngựa

Lừa và ngựa

Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền khân khoản xin với ngựa:

- Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi.

Ngựa đáp:

- Thôi, việc ai người nấy lo. Tôi không giúp chị được đâu.

Lừa gắng quá, kiệt lực, ngã gục xuống và chết bên vệ đường. Người chủ thấy vậy bèn chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa. Ngựa bấy giờ mới rên lên:

- Ôi, tôi mới dại dột làm sao! Tôi đã không muốn giúp lừa dù chỉ chút ít, nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi.

Theo LÉP TÔN-XTÔI (Thuý Toàn dịch) Hướng dẫn giải bài Tập đọc Lừa và ngựa

Câu 1

Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau, chú ý lời nói của Lừa: Từ đầu... Tôi kiệt sức rồi.

Trả lời: Lừa khẩn khoản xin ngựa chở giúp một ít đồ đạc.

Câu 2

Vì sao ngựa không giúp lừa?

Gợi ý: Em hãy đọc lời đáp của ngựa: Ngựa đáp... giúp chị được đâu.

(2)

Trả lời: Ngựa không giúp lừa vì ngựa ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, không muốn vất vả chở thêm đồ đạc.

Câu 3

Câu chuyện kết thúc như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối của truyện.

Trả lời : Câu chuyện kết thúc một cách đáng buồn: lừa thì kiệt sức lăn ra chết, ngựa phải nai lưng ra chở hết số đồ đạc của chủ.

Câu 4

Truyện này muốn nói với em điều gì?

Gợi ý: Qua hai nhân vật lừa và ngựa, em hãy rút ra bài học cho mình.

Trả lời: Truyện này muốn nói với em: sẵn lòng giúp bạn lúc khó khăn vì giúp bạn cũng chính là giúp mình, bỏ mặc bạn là tự hại mình.

Nội dung: Bạn bè phải thương yêu giúp đỡ nhau. Giúp bạn cũng chính là giúp mình, bỏ mặc bạn là tự hại mình.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Lừa và ngựa 1. Truyện kể về những nhân vật nào?

a. Lừa và cáo b. Lừa và ngựa c. Ngựa và dê d. Ngựa và chó

2. Hoàn cảnh của lừa ra sao?

a. Lừa phải chở bao nhiêu đồ đạc nặng, lừa mệt

b. Lừa phải mang nhiều đồ đạc và bị chủ đánh thậm tệ.

c. Lừa vừa đẻ con nên không thể chở nhiều hàng hóa.

d. Lừa bị ốm và không thể chở được hàng hóa nặng.

3. Lừa đã xin với ngựa điều gì?

(3)

a. Chị xin với ông chủ cho tôi nghỉ một lát. Tôi mệt quá!

b. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi. Tôi kiệt sức rồi.

c. Chị ngựa ơi! Hay là tôi với chị bỏ trốn đi.

d. Chị ngựa ơi! Chị đi chậm thôi đợi tôi với.

4. Ngựa đã nói gì khi lừa nhờ vả?

a. Thôi thế chị chở ông chủ đi, để tôi chở hàng hóa cho.

b. Hay để tôi xin ông chủ cho chị nghỉ một mát nhé.

c. Thôi, việc ai người nấy lo. Tôi không giúp chị được đâu.

d. Ừ, chị cứ đưa qua đây, tôi mang đỡ hàng hóa cho.

5. Vì sao ngựa không giúp lừa?

a. Vì ngựa ích kỉ, chỉ biết bản thân. Không muốn vất vả chở thêm đồ đạc.

b. Vì ngựa ghét lừa. Ngựa được con người yêu quý còn lừa thì không.

c. Vì ngựa cũng đang phải chở ông chủ, cũng đủ mệt lắm rồi.

d. Vì ngựa muốn tốt cho lừa, muốn lừa tự làm mọi việc.

6. Điều gì đã xảy ra khi lừa vẫn phải tiếp tục chở đồ nặng?

a. Lừa từ đó ghét ngựa và không nói chuyện với ngựa nữa.

b. Lừa kiệt sức, trút bỏ hết đồ đạc trên lưng và chạy trốn.

c. Lừa bị gãy chân và không thể tiếp tục chở đồ đạc được nữa.

d. Lừa kiệt sức, ngã gục xuống và chết bên vệ đường.

7. Khi lừa chết, người chủ đã làm gì?

a. Chất tất cả đồ đạc lên lưng ngựa rồi đi tiếp.

b. Đem chôn con lừa

c. Bỏ lại đồ đạc và leo lên lưng ngựa đi tiếp.

d. Tất cả các ý trên

8. Câu chuyện kết thúc như thế nào?

a. Chủ chia đồ đạc để lừa và ngựa mỗi con chở một nửa.

b. Lừa kiệt sức chết, ngựa phải chở toàn bộ số đồ đạc cho chủ.

(4)

c. Chủ tự mang đồ đạc còn để lừa và ngựa thảnh thơi.

d. Lừa bị gãy chân và ngựa phải chở toàn bộ số đồ đạc của chủ.

9. Cuối truyện, ngựa đã rên lên điều gì?

a. Lừa ơi! Chị hãy sống lại đi! Tôi hứa sẽ mang đồ đạc đỡ chị mà!

b. Tôi mới dại dột làm sao! Vì không giúp lừa mà tôi phải mang nặng gấp đôi.

c. Tôi thương cho lừa quá! Rồi một ngày tôi cũng chết vì kiệt sức như lừa!

d. Tôi kiệt sức mất! Tôi không được khỏe như lừa!

10. Truyện Lừa và ngựa muốn nói với em điều gì?

a. Phải cố gắng vượt qua thử thách, không được rên la.

b. Phải giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn hoạn, vì giúp bạn cũng là tự giúp mình.

c. Phải rèn luyện sức khỏe để có thể chở được nhiều đồ đạc nặng.

d. Phải để bạn tự lực làm mọi việc, không để bạn dựa dẫm hay nhờ vả.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi đĩa phôi phủ từ ⅓ đến ½ túi noãn hoàng thì quá trình tạo phôi vị bắt đầu. Phôi vị hóa là quá trình vận động, trong đó, các khu vực của phôi nang thay đổi cấu

Kể chuyện lớp 4: Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một chủ tàu người Hoa hoặc người Pháp bao gồm 5 bài văn mẫu kể chuyện cho các bạn tham

Câu 3 (trang 62 sgk Tiếng Việt 3): Dựa vào bài Hội vật, hãy trả lời câu hỏi : a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông ?. b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt

Câu 2 (trang 71 sgk Tiếng Việt 5): Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với

Hướng dẫn chi tiết bài tập đọc Thêm sừng cho ngựa Câu 1.. Bin định vẽ

* Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông. minh dùng mẹo

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng đã đề ra nhiệm vụ phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân để góp phần đưa

Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền