• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 14/09/2019

Ngày giảng: Tiết 7

SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO I. Mục tiêu

1. Kiến thức

-Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào .

- HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào.( Tăng số lượng và tăng kích thước tế bào → giúp cây sinh trưởng và phát triển).

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.

* Kĩ năng sống

- Khả năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để biết được sự lớn lên và sự phân chia của tế bào.

- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình thảo luận nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục thích môn học.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, hợp tác, giao tiếp,sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí.

- Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học.

*.Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận, giữa các bộ phận của cây , giữa thực vật với các điều kiện sống của môi trường-> Có trách nhiệm bảo vệ

thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm:

+ Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật;

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27.

- Máy chiếu

- HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: Thực hành quan sát, dạy học nhóm, trực quan tìm tòi.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật động não.

IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục 1. Ổn định tổ chức:(1’)

2. Kiểm tra 15 phút Đề:

(2)

I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Mô là gì?

A. Mô là nhóm tế bào có hình dạng giống nhau.

B. Mô là nhóm tế bào có kích thước giống nhau.

C. Mô là nhóm tế bào có hình dạng, kích thước giống nhau, thực hiện chức năng giống nhau..

D. Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

Câu 2: Tế bào của loài thực vật nào có kích thước tối đa dài nhất?

A. Tế bào sợi gai.

B. Tế bào tép bưởi

C. Thế bào thịt quả cà chua D. Tế bào mô phân sinh ngọn

Câu 3: Ai là người đầu tiên tìm ra tế bào?

A. Thomas Edison B. Isaac Newton C. Robert Hook D. Stephen Hawking II. Tự luận:

Câu 1(7 điểm)

Nêu những thành phần cấu tạo của tế bào thực vật?

---hết--- Đáp án:

I.Trắc nghiệm:

1.C 2.A 3.C II. Tự luận:

- Cấu tạo tế bào gồm:

+ Vách tế bào: Làm cho TB có hình dạng nhất định. ( 1đ) + Màng sinh chất: Bao ngoài chất TB ( 2đ) + Chất tế bào: Chứa các bào quan. ( 2đ) + Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của TB. ( 2đ)

3. Bài mới:

Các em đã nắm được hình dạng, kích thước, của tế bào thực vật và biết rằng thực vật được cấu tạo bằng tế bào vậy sự lớn lên và phân chia của tế bào diễn ra như thế nào hôm nay cô cùng các em nghiên cứu bài 8.

(3)

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào(10’) Mục tiêu: HS nắm được tế bào lớn lên nhờ trao đổi chất.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút, kĩ thuật động não.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS:

+ Hoạt động theo nhóm.

+ Nghiên cứu SGK.

+ Trả lời câu hỏi phần lệnh trang 27.

? Tế bào lớn lên như thế nào?( kĩ thuật động não.)

- GV gợi ý:

+ Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản.

+ Trên hình 8.1sự lớn lên của tế bào- phát hiện bộ phận nào tăng kích thước bộ phận nào nhiều lên.

+ Màu vàng chỉ không bào.

? Nhờ đâu tế bào lớn lên được?

- GV: từ những ý kiến HS đã thảo luận trong nhóm yêu cầu HS trả lời tóm tắt 2 câu hỏi trên. Gọi bổ sung và rút ra kết luận.

- HS đọc thông tin mục kết hợp quan sát hình 8.1 SGK trang 27.

- Trao đổi nhóm, thảo luận ghi lại ý kiến sau khi đã thống nhất ra giấy.

- Có thể HS chỉ thấy rõ: tăng kích thước.

- Từ gợi ý của GV học sinh phải thấy được vách tế bào lớn lên, chất tế bào nhiều lên, không bào to ra.

- Nhờ quá trình trao đổi chất tế bào lớn dần lên.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết:

- Tế bào con có kích thước nhỏ, lớn dần lên thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào(10’)

Mục tiêu: HS nắm được quá trình phân chia của tế bào, tế bào mô phân sinh mới phân chia.

Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.

Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK - HS đọc thông tin mục SGK trang 28 kết

(4)

theo nhóm.

- GV viết sơ đồ trình bày mối quan hệ

giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào (ở mô phân sinh) bằng sơ đồ Tế bào non → TB trưởng thành → TB non mới

- GV: yêu cầu thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi ở mục .

- GV gợi ý: sự lớn lên của các cơ quan của thực vật do 2 quá trình:

? Phân chia tế bào.

? Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?

? Kết quả của sự phân chia?

? Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá...lớn lên bằng cách nào?

- Đây là quá trình sinh lí phức tạp ở thực vật. GV có thể tổng kết toàn bộ nội dung theo 3 câu hỏi thảo luận của HS để cả lớp cùng hiểu rõ.

- GV đưa ra câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?

hợp quan sát hình vẽ 8.2 SGK trang 28, nắm được quá trình phân chia của tế bào.

- HS theo dõi sơ đồ trên bảng và phần trình bày của GV.

- HS thảo luận và ghi vào giấy.Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung

+ Quá trình phân chia: SGK trang 28

+ Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.

+ Từ 1 TB thành 2 TB con

+ Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia.

- HS ghi nhớ kiến thức.

- HS phải nêu được: sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên ( sinh trưởng và phát triển).

Tiểu kết: - Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ bắt đầu phân chia thành 2 TB con. Đầu tiên hình thành 2 nhân ,sau đó chất tế bào phân chia ,vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

- Các TB ở mô phân sinh có khả năng phân chia.

- Ý nghĩa: Sự lớn lên và phân chia của TB giúp cây lớn lên(sinh trưởng và phát triển) 4. Củng cố(7’)

- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài.

- HS làm bài tập trắc nghiệm:

Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất:

Bài tập 1: Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia trong các mô sau:

a. Mô che trở b. Mô nâng đỡ

(5)

c. Mô phân sinh Đáp án c.

Bài tập 2: Trong các tế bào sau đây tế bào nào có khả năng phân chia:

a. Tế bào non b. Tế bào trưởng thành c. Tế bào già Đáp án b

Bài tập 3: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống:

“ Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành ... sau đó chất tế bào ..., vách tế bào hình thành ... tế bào cũ thành ... tế bào non”.

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau(2’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị một số cây rửa sạch như: Cây rau cải, cây cam, cây nhãn, cây rau dền, cây hành, cây cỏ ./.

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Cơ thể sinh vật lớn lên là do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào trong cơ thể. Nhờ

Do đó mô sàn não giữa ngoại bì ống thần kinh phôi là một trong những loại mô đầu tiên được các tác giả sử dụng vì tại đây có các tế bào tiết dopamin cũng như các tế

Sử dụng mức độ đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) như là một đại diện cho hội nhập kinh tế, Bende‐Nabende, Ford, and Slater (2001) đã nghiên cứu vấn đề liệu FDI có

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đóng góp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thấp, trước hết phải kể đến là do cơ sở vật chất phục vụ

- Cơ chế gây bệnh của virut HIV: HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T 4 ) → Số lượng các tế bào miễn dịch của cơ

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Việc khai thác những tài nguyên giàu có

- Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.. - Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào

Ảnh hưởng kinetin và ảnh hưởng kết hợp của kinetin tối ưu với IBA đến sự phát sinh và sinh trưởng chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên của cây Thổ nhân sâm chuyển