• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT TUẦN 11 NGHỈ COVID – 19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ÔN TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT TUẦN 11 NGHỈ COVID – 19"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT TUẦN 11 NGHỈ COVID – 19 MÔN TOÁN

Ngày 13/4/2020.

ĐỀ SỐ 1 Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

1. Số thập phân gồm 3 chục, 6 đơn vị, 5 phần mười và 2 phần nghìn được viết là :

A. 36,52 B. 345,2 C. 3,452 D. 36,502

2. Số thập phân 512,49 được đọc là :

A. Năm một hai phẩy bốn chín. B. Năm trăm mười hai phẩy bốn chín.

C. Năm trăm mười hai phẩy bốn mươi chín. D. Năm mười hai phẩy bốn mươi chín.

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : Một hình tròn có đường kính là 7,2dm. Vậy :

a) Bán kính của hình tròn đó là ……… dm.

b) Chu vi của hình tròn đó là ……… dm.

c) Diện tích của hình tròn đó là ……… dm2.

Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

a) 7,28 × 10 = 72,8 b) 7,28 : 10 = 72,8

c) 0,9 × 100 = 0,900 d) 0,9 : 100 = 0,009

Bài 4. Tính giá trị của biểu thức :

a) 7,92 + 5,86 × 4,5 b) 62,5 : (13,8 + 6,2) Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a) 10,5m = ……… cm b) 10,5m2 = ……… cm2

Bài 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : Cho hình vẽ sau :

a) Hình bên có tất cả ……… hình vuông.

b) Hình bên có tất cả ……… hình chữ nhật.

(2)

Bài 7. Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) 48,25 + 12,72 + 51,75 + 87,28 b) 0,087 + 1,123 + 0,913 + 0,877

Bài 8. Một hình thang có đáy lớn 6,5cm ; đáy bé 4,8cm và chiều cao 3,5cm. Tính diện tích của hình thang đó.

Bài 9. Bác Hai mua một con cá nặng 1,5kg hết 54000 đồng. Bác Ba cũng mua một con cá loại đó có cân nặng 1,2kg. Hỏi bác Ba phải trả bao nhiêu tiền ?

Bài 10. Lớp 5A quyên góp được 45 quyển sách. Lớp 5B quyên góp được số sách bằng 45 số sách của lớp 5A. Số sách của lớp 5C nhiều hơn một nửa số sách của lớp 5B 8 quyển.

Hỏi cả ba lớp quyên góp được bao nhiêu quyển sách ?

Ngày 14/4/2020.

ĐỀ SỐ 2 Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

1. Phân số 34510 được viết thành số thập phân là :

A. 345,10 B. 34,5 C. 10,345 D. 3,45

2. Hỗn số 2 1009 được viết thành số thập phân là :

A. 2,9100 B. 29,100 C. 2100,9 D. 2,09

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a) Một hình tam giác có độ dài đáy là 5,6cm ; chiều cao 4,8cm. Diện tích của hình tam giác đó là ……… cm2.

b) Một hình thang có tổng độ dài hai đáy là 10,8dm ; chiều cao là 75cm. Diện tích của hình thang đó là ……… dm2.

Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

a) 99×0,001 = 0,99 b) 99 × 0,001 = 0,099

c) 3,58:0,1 = 35,8 d) 3,58 : 0,1 = 0,358

Bài 4. Tìm x, biết :

a) x + 12,96 = 3,8 × 5,6 b) 312 : x = 100 – 99,2 Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

(3)

a) 8500kg = ……… tấn b) 72,5 dag = ……… kg Bài 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

Cho hình vẽ sau :

Hình bên có tất cả ……… hình tam giác.

Bài 7. Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) 0,92 × 324 + 0,92 × 678 b) 4,9 × 3,3 – 4,8 × 3,3

Bài 8. Một cái sàng gạo hình tròn có bán kính 7dm. Tính chu vi, diện tích của cái sàng gạo đó.

Bài 9. Một nền căn phòng hình chữ nhật được lát kín bằng 80 tấm gạch hình vuông có cạnh 5dm. Tính diện tích nền nhà đó theo đơn vị mét vuông.

Bài 10. Năm nay, tổng số tuổi của bố và con là 34 tuổi. Sau 3 năm nữa, tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi bố hiện nay.

Ngày 15/4/2020.

ĐỀ SỐ 3 Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

1. Chữ số 5 trong số 2,953 thuộc hàng nào ?

A. Hàng chục B. Hàng phần mười C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn

2. Chữ số 8 trong số thập phân 32,879 có giá trị là :

A. 108 B. 1008 C. 10008 D. 800

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a) Tỉ số phần trăm của hai số 7,5 và 25 là ……….

b) 40,5% của 200 là ……….

c) Biết 8% của số x là 2,4. Vậy số x là ……….

(4)

Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

a) 12,89 > 12,9 b) 34,725 < 34,73

c) 3,9 = 3,09 d) 27,99 > 28,11

Bài 4. Tính giá trị của biểu thức :

a) 43,2 : 12 × 0,5 + 4,789 b) 50 – 3,4 × (87 : 25) Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a) 4km 360m = ……… km b) 3ha 400m2 = ……… ha

Bài 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : Cho hình vẽ sau :

Hình bên có tất cả ……… hình thang.

Bài 7. Tìm các số tự nhiên x, biết :

a) x < 3,001 b) 10,99 < x < 14,99

Các số tự nhiên x cần tìm là ………...Các số tự nhiên x cần tìm là

………

Bài 8. Lan mua 3 bịch bánh hết số tiền là 19500 đồng. Hỏi Bình mua 12 bịch bánh loại đó hết bao nhiêu tiền ?

Bài 9. Tổng của hai số là 48,72. Hiệu của hai số đó là 13,32. Tìm hai số đó.

Bài 10. Tìm x, biết : 460 : x : 0,4 = 92

Ngày 16/4/2020.

ĐỀ SỐ 4 Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

1. Biết 79,462 = 70 + 9 + 0,4 + … + 0,002. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là :

A. 6 B. 60 C. 0,06 D. 0,60

2. Số nào bé nhất trong bốn số 0,395 ; 0,48 ; 0,3 ; 0,359 ?

(5)

A. 0,395 B. 0,3 C. 0,48 D. 0,359 Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a) Một hình tam giác có diện tích là 7,2dm2, chiều cao là 3,6dm. Độ dài đáy của hình tam giác đó là ………dm.

b) Một hình tam giác có diện tích là 40cm2, độ dài đáy là 10cm. Chiều cao của hình tam giác đó là ……… cm.

Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

a) 3,6 + 12 = 4,8 b) 3,6 + 12 = 15,6

c) 40 – 3,2 = 36,8 d) 40 – 3,2 = 0,8

Bài 4. Đặt tính rồi tính :

a) 5,734 + 77,09 b) 47,7 – 38,19 c) 19,5 × 3,04 d) 21,924 : 2,7 Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a) 4,25 tạ = ………… tạ ………… kg b) 10,05dm2 = ………… dm2…………

mm2

Bài 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : Cho hình vẽ sau :

a) Hình bên có tất cả ……… hình tam giác.

b) Hình bên có tất cả ……… hình thang.

Bài 7. Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) 0,2 × 7,97 × 5 c) 2,4 × 0,25 × 40

Bài 8. Một người gửi tiết kiệm 20 000 000 đồng với lãi suất 0,6% mỗi tháng. Hỏi sau một tháng người đó nhận được bao nhiêu tiền lãi ?

Bài 9. Một vườn cây có tất cả là 120 cây cam và bưởi. Số cây bưởi bằng 23số cây cam. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây bưởi, bao nhiêu cây cam ?

(6)

Bài 10. Một hình vuông có chu vi 10dm và có diện tích bằng diện tích của một hình tam giác có chiều cao 5dm. Tính độ dài cạnh đáy của hình tam giác đó.

Ngày 17/4/2020.

ĐỀ SỐ 5 Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

1. Số thập phân 0,725 được viết thành tỉ số phần trăm là :

A. 0,725% B. 7,25% C. 72,5% D. 725%

2. Số thập phân 4,5 bằng số nào dưới đây ?

A. 4,500 B. 4,05 C. 4,050 D. 4,005

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a) Một hình tròn có chu vi 16,328cm. Đường kính của hình tròn đó là ………

cm.

b) Một hình tròn có chu vi 254,24dm. Bán kính của hình tròn đó là ………

dm.

Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

a) 12% của 345kg là 414kg b) 12% của 345kg là 41,4kg Bài 4. Đặt tính rồi tính :

a) 315,8 + 96,27 b) 615,4 – 109,28 c) 28,58 × 6,2 d) 13 : 125 Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a) 38kg = ……… g b) 2320 km2 = ……… ha Bài 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

Cho hình vẽ sau :

a) Hình bên có tất cả ……… hình bình hành.

b) Hình bên có tất cả ……… hình tam giác.

Bài 7. Tính bằng cách thuận tiện nhất :

(7)

a) 1,1 × 24,9 + 1,1 × 75,1 c) 82,5 : 25 : 4

Bài 8. Một thửa đất hình chữ nhật có chiều dài 65m, chiều rộng 40m. Người ta trồng rau trên thửa đất đó, cứ 100m2 người ta thu hoạch được 45kg rau. Hỏi trên cả thửa đất đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ rau ?

Bài 9. Một tấm bìa hình thang có tổng độ dài hai đáy là 24dm, diện tích là 102dm2. Tính chiều cao của tấm bìa hình thang đó.

Bài 10. Tính nhanh :

4,1 + 4,3 + 4,5 + 4,7 + 4,9 + 5,1 + 5,3 + 5,5 + 5,7 + 5,9

MÔN TIẾNG VIỆT Ngày 13/4/2020.

ĐỀ SỐ 1 Nôi dung ôn tập:

- Kiểm tra đọc – hiểu

- Luyện từ và câu: Biện pháp nghệ thuật, cấu trúc ngữ pháp của câu, từ trái nghĩa - Tập làm văn: Tả người

I..Đọc thầm bài: Cái áo của ba và chọn câu trả lời đúng nhất hoặc trả lời cho mỗi câu hỏi sau:

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh.Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

(8)

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi.Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ) A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thấy chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ) A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4.Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ) Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

- Chủ ngữ là:...

- Vị ngữ là:...

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ) Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

2. Tập làm văn:

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

ĐÁP ÁN:

I. Đọc hiểu

Câu 1. C Câu 2: B Câu 3 : D Câu 4: So sánh

Câu 5: Vì bạn nhỏ như cảm thấy có vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương... dựa vào lồng ngực ấm áp của ba..

(9)

- Noi gương ba để trở thành người chiến sĩ.

Câu 6: Bảo vệ Tổ quốc Câu 7. Cổ áo

Câu 8. CN: Chiếc áo; cuộc sống của chúng tôi VN: còn nguyên như ngày nào; có nhiều thay đổi Câu 9. Khéo / vụng

Câu 10. Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

II. Tập làm văn

• Mở bài: Giới thiệu được người định tả

• Thân bài:

• Nội dung: Tả được những đặc điểm nổi bật của đối tượng, bài viết có trọng tâm.

• Kĩ năng: Câu văn gãy gọn, dùng từ ngữ có hình ảnh

• Cảm xúc: Thể hiện được tình cảm yêu mến, đoàn kết với bạn bè.

• Kết bài: Nêu được tình cảm của mình với bạn của em

• Chữ viết, chính tả.

• Dùng từ, đặt câu.

• Sáng tạo: Có sáng tạo để bài viết có hình ảnh gợi tả, gợi cảm làm cho hình ảnh được tả sinh động, có cảm xúc.

Ngày 14/4/2020.

ĐỀ SỐ 2.

Nôi dung ôn tập:

- Kiểm tra đọc – hiểu

- Luyện từ và câu: Cặp quan hệ từ, lien kết câu - Tập làm văn: Cảm thụ

I. Đọc thầm đoạn văn và trả lời câu hỏi

Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa

Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người.Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp.Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng.Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây.Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy.Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu.Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng,

(10)

hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình.Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng.

Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa.

Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu.Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời.

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1.Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người?

A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người.

B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người.

C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt.

D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người.

Câu 2. Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào?

A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý.

B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời.

C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn.

D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Câu 3.Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành?

A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho.

C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa.

D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa?

A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian.

B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.

C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa.

D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại.

Câu 5.Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống.

Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa?

Câu 7.Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nàoBảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.

A. người dân B. dân tộc C. nông dân D. dân chúng

(11)

Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:

Prô-mê-tê … vi hành xuống hạ giới, Thần … thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi.

A. vừa … đã B. càng … càng C. tuy … nhưng

D. không những … mà còn Câu 9.

a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây:

Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. ... lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.

(Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta)

b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm)

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng.Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

Câu 10.Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm) Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa?

2. Tập làm văn:

Em hãy tả một cây cho bóng mát trên sân trường em.

ĐÁP ÁN Câu 1. Chọn câu trả lời A

Câu 2. Chọn câu trả lời D Câu 3. Chọn câu trả lời A Câu 4. Chọn câu trả lời C Câu 5. Gợi ý:

Lửa có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp con người ăn chín, uống sôi, giảm bệnh tật, là nguồn nhiệt năng lượng trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Câu 6. Gợi ý:

Thưa thần, chỉ vì hành động sai trái của một số người mà ngọn lửa đã hủy hoại thiên nhiên, chúng con xin nhận lỗi và hứa sẽ sử dụng ngọn lửa hợp lí và bảo vệ thiên nhiên.

Câu 7. Chọn câu trả lời A Câu 8. Chọn câu trả lời A Câu 9.

a) Trả lời đúng:

- Từ ngữ thích hợp “Nàng”.

Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. Nàng lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.

b)

(12)

Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng.Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.

- Từ ngữ liên kết: Ông (thay thế cho từ “Thần Prô-mê-tê” ở câu trước).

Câu 10.

Gợi ý:

Thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa vì ông nhìn thấy hai đứa trẻ đang ngồi sưởi ấm.

II. Tập làm văn

- Viết đúng cấu trúc bài văn tả cây cối - • Mở bài: Giới thiệu được cây định tả - • Thân bài:

- • Nội dung: Tả được những đặc điểm nổi bật của đối tượng, bài viết có trọng tâm.

- • Kĩ năng: Câu văn gãy gọn, dùng từ ngữ có hình ảnh

- • Cảm xúc: Thể hiện được tình cảm yêu mến, gắn bó với cây.

- • Kết bài: Nêu được tình cảm, sự chăm sóc bảo vệ của mình với cây - • Chữ viết, chính tả.

- • Dùng từ, đặt câu.

- • Sáng tạo: Có sáng tạo để bài viết có hình ảnh gợi tả, gợi cảm làm cho hình ảnh được tả sinh động, có cảm xúc.

Ngày 15/4/2020.

ĐỀ SỐ 3.

* Đọc thầm và chọn câu trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi sau:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát.Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.“Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”

- Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?

Hoàng Phương Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

(13)

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5điểm) A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.

B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.

C. Vì cô không có quần áo đẹp.

D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng , cũ và bẩn.

Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5điểm) A. Suy nghĩ và khóc một mình.

B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.

C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.

Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5điểm)

A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.

B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.

D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5điểm) A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.

B. Cụ già tốt bụng.

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1điểm)

...

...

Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1điểm)

...

...

Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5điểm)

Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

(0,5điểm) A. Lặp từ ngữ.

B. Thay thế từ ngữ C Thay thế và lặp từ ngữ

D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1điểm) Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu

Câu 10. Đặt câu: (1điểm)

a). Câu ghép có cặp quan hệ từ : Vì ....nên....

……….

……….

(14)

b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : ...càng...càng...

……….

……….

Câu 11. Em hãy tả một người thân trong gia đình của em.

ĐÁP ÁN Câu 1:B

Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: D

Câu 5: Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng.

Câu 8: A

Câu 9: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Câu 11: Viết đúng cấu trúc bài văn tả người.

Ngày 16/4/2020.

ĐỀ SỐ 4

* Đọc thầm và chọn câu trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi sau:

HÃY THA LỖI CHO EM

Giờ giảng văn đầu tiên.Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.

Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!

Cô Vân đứng lặng người.Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được.Giờ học hôm đó kết thúc muộn.

Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:

- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.

Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường.Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.

Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:

- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?

(15)

- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.

Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:

- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.

Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.

Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang

Câu 1: Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào ? A. nét chữ nắn nót rất đẹp.

B. nét chữ run run, không thẳng hàng.

C. nét chữ run run.

D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng

Câu 2: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào ? A. Chê bai chữ viết của cô.

B. Xì xầm nói xấu cô.

C. Chăm chú theo dõi cô viết.

D. Không nghe cô giảng bài.

Câu 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :

Mảnh đạn còn trong ……….. … cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi ………. là vết thương lại tấy lên rất đau.

Câu 4: Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi ? Câu 5: Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên ?

Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.

D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 7: Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: " Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu."

A. buồn B. thương C. trách

(16)

D. ghét

Câu 8: Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”

2 từ có thể thay thế là:...………….

Câu 9: Viết lại câu văn sau cho hay hơn ( bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,…) :

“ Đôi mắt bé nhìn tôi cười toe toét.”

Câu 10: Hãy tả cô giáo (thầy giáo) mà em yêu quý.

ĐÁP ÁN 1. B

2. A

3. Điền lần lượt từ: cánh tay, trở trời 4.

- Cô Vân là người chăm chỉ, kiên trì vượt khó, thương yêu học sinh.

- Cô Vân luôn cố gắng trong công việc và có lòng bao dung với học sinh.

- Cô Vân là người phụ nữ dũng cảm, giỏi giang và hiền dịu.

- …..

5. VD: Bài học được rút ra:

- Phải biết cố gắng vươn lên trong học tập và biết yêu thương, giúp đỡ mọi người.

- Phải biết tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

- Phải kính yêu thầy cô giáo, sẵn sàng nhận lỗi khi mình làm sai.

- ...

6. A 7. C

8. VD thay từ: vội vàng, vội vã, vội, ….

9. VD: Câu văn sau khi viết lại.

- Đôi mắt bé sáng long lanh nhìn tôi cười toe toét.

- Đôi mắt bé đen láy, tròn như hai viên bi nhìn tôi cười toe toét.

- Đôi mắt bé trong veo nhìn tôi cười toe toét.

- ...

10. Tập làm văn

Mở bài : Giới thiệu được thầy(cô) giáo sẽ tả.

Thân bài :

+ Tả được những nét khái quát về thầy(cô) giáo mình yêu quý.

+ Tả được một vài chi tiết nổi bật về thầy(cô) giáo.

+ Biết sử dụng được từ hai biện pháp nghệ thuật trở lên để tả.

Kết bài : Nêu được suy nghĩ và cảm nghĩ đối với thầy(cô) giáo vừa tả.

(17)

Ngày 17/4/2020.

ĐỀ SỐ 5

Bài 1. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại từ :

Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân

“phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻlớn lên / với / nắng, nước mặn và gió biển.

Từ loại Từ

Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ

Bài 2. Tìm hai từ thích hợp để điền vào ô trống : a)

Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa

nhanh nhẹn giữ gìn anh dũng

b) Đặt câu với một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa em tìm được ở bài tập 2.

Bài 3. Xếp các từ sau vào bảng cho thích hợp :

y tá, thuốc, bút chì, hát hò, đau đớn, nhà cửa, thước, mập, mập mạp, ngoan, nhảy nhót, che chở, che chắn, khóc, buồn

Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy

(18)

Bài 4.Tìm hai từ thích hợp để điền vào ô trống : a)

Từ Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa

đẹp đẽ khổ cực ngốc nghếch

b) Đặt câu với một từ

Bài 5. Viết thêm một vế câu để hoàn chỉnh các câu ghép sau :

a) Tiếng trống trường vang lên, ...

b) Mùa hè đã đến, ...

c) Em vừa về đến nhà thì ...

d) Ai cũng ngưỡng mộ Nam vì ...

e) Mặc dù bài tập rất nhiều nhưng ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bác đánh cá nhanh tay lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình rồi vứt nó trở lại biển sâu. Con quỷ độc ác vĩnh viển nằm lại dưới

Trong số những vị vua, các thiền sư thời Trần, thì Trần Nhân Tông (1279-1293) nổi lên không chỉ với tư cách là nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng, là một anh

Văn bản giới thiệu về sự xuất hiện của các vị thần sáng tạo thế giới và giải thích về nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên như vì sao đất trời lại được.. phân đôi, vì sao

Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện Thần Trụ trời được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các thần khác

Bởi: Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê là hai nhân vật có xuất thân đặc biệt, là những vị thần đầu tiên trên thế gian, họ có sức mạnh và khả năng kì lạ (có khả năng tạo ra “vũ

- Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người như thế nào.. -Ông Mạnh tượng trưng

- Tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động của phản xạ này.. ** Hoạt động cả lớp: Nêu ví dụ về một số phản xạ thường gặp

d) Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động suy nghĩ đó của