• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 28 Ngày soạn: 25/3/2022

Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn

- Biết trừ các số có đến năm chữ số ( có nhớ), vận dụng giải bài toán có phép trừ.

- Rèn kỹ năng tính và giải toán II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

* Tổ chức trò chơi: Xì điện

- Gv phổ biến luật chơi: Lớp chia thành 2 đội để thi đua, cô chiếu một số phép tính lên bảng. Các bạn đọc một phép tính chẳng hạn 400- 200 rồi chỉ vào một em thuộc đội bạn, em đó phải nêu ngay ra kết quả. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền xì một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, ví dụ 15 - 9 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 6. Cứ như thế cô cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào đúng nhiều kết quả sẽ thắng

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 - 22 phút)

Bài 1: ( SGK -159)

- YC học sinh nêu đề bài.

+ Gv hướng dẫn mẫu - Viết bảng phép tính:

90 000 - 50 000 = ?

- Nêu cách tính nhẩm rồi tính và ghi kết quả?

Nhẩm: 9 chục nghìn - 5 chục nghìn = 4 chục nghìn

- Hs theo dõi nắm cách chơi, luật chơi - Hs tham gia chơi

- Nghe giới thiệu bài

- Hs đọc yêu cầu: Tính nhẩm

- 1- 2 HS thực hiện tính nhẩm:

(2)

Vậy: 90 000 – 50 000 = 40 000 - Yêu cầu HS làm các phần còn lại

- Nhận xét, chốt

Bài 2: ( SGK-159) - Bài tập yêu cầu gì?

- Nêu lại cách thực hiện tính trừ các số có đến năm chữ số?

- Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng

*Gv củng cố cách đặt tính và tính cho Hs

Bài 4: ( T169)

- Gọi Hs đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Tổ chức chữa bài:

- Em làm thế nào để tìm được chữ số 9?

- Trong một năm, những tháng nào có 30 ngày?

- Em chọn ý nào?

- Chốt kết quả đúng

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 8 - 10 phút)

Bài 3: ( SGK-159) - Gọi HS đọc đề bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu gì?

- Hướng dẫn tóm tắt:

- HS nêu kết quả, lớp nhận xét - HS làm vào vở

- Đổi chéo vở nhiều HS đọc kết quả bài bạn; kiểm tra

100000 - 40000 = 60000 80000 - 50000 = 30000 100000 - 70000 = 30000 - Bài tập yêu cầu đặt tính rồi tính - 1- 2 HS nêu

- HS lớp làm vở, 4 em làm bài trên bảng - HS nêu:

- Lớp nhận xét, chữa bài 81981

45245 36736

65900 245 65655

86296 74951 11345

93644 26107 67537

- Hs đọc

- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng?

- Thảo luận nhóm 2 em làm bài

- Đại diện nhóm đọc kết quả, chữa bài - Vì 2659 - 23154 = 69505 nên 2659 = 69505 + 23154 2659 = 92659

Vậy điền 9 vào /…

- Các tháng 4; 6; 9; 11 có 30 ngày

+ Tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11

- 2 HS đọc bài toán, trả lời

- Một trại nuôi ong sản xuất được 23560 lít mật ong và đã bán được 21800 lít mật ong.

- Hỏi trại nuôi ong đó còn lại bao nhiêu

- - -

-

D

(3)

Có : 23560l Đã bán : 21800l Còn lại :…? l - Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét, chốt

*Củng cố

- Bài học vừa rồi chúng ta được củng cố những kiến thức gì?

- Hệ thống bài; nhận xét giờ - Đồ dùng dạy học bài sau

lít mật ong?

- Nhìn tóm tắt 1 em đọc lại

- Lớp làm vở, 1 em làm bảng phụ Bài giải

Trại đó còn lại số lít mật ong là:

23560 – 21800 = 1760 (l)

Đáp số: 1760 l mật ong - 1- 2 HS nêu:

Tập đọc – Kể chuyện

GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Lúc-xăm-bua, sưu tầm, đàn-tơ-rưng, In-tơ-nét, hoa lệ,..

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học Lúc - xăm - bua.

(Trả lời được các CH SGK).

- Dựa vào gợi ý của SGK kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.

- Có tinh thần hữu nghị, đoàn kết và yêu quý các bạn thiếu nhi quốc tế.

*VHƯX: Giáo dục HS ý thức ứng xử văn minh với mọi người II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

- Tư duy sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: UDCNTT, nhạc bài hát Trái đất này là của chúng mình - HS: Sách giáo khoa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV bật nhạc bài hát Trái đất này là của chúng mình

+ Nêu nội dung bài hát

- Để thấy được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề

- Cả lớp hát bài Trái đất này là của chúng mình

- Bài hát nói về tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

(4)

“Ngôi nhà chung.”

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc: Tranh vẽ cảnh gì?

- Đây là cuộc gặp gỡ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS lớp 6 của một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua. Bài học hôm nay đưa các em đến tham dự cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ thú vị này.

II. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (35 Phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc và giải nghĩa từ

- Yêu cầu 1HS đọc toàn bài

- GV lưu ý và nêu cách đọc: đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc –xăm-bua, với đoàn cán bộ V.Nam. ....

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - GV đưa từ khó lên bảng

- Ngoài việc phát âm đúng khi đọc các em cần chú ý ngắt nghỉ hới sao cho phù hợp.

- GV đưa câu văn, yêu cầu HS tìm chỗ cần ngắt nghỉ, nhấn giọng

- Yêu cầu HS đọc đoạn lần thứ 2.

- Giải nghĩa các từ: Lúc – xăm – bua, lớp 6, sưu tầm, đàn tơ rưng, ...

- Gv nhận xét, tuyên dương - Yêu cầu HS đọc

- Yêu cầu HS đọc cả bài

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài - Yêu cầu đọc đoạn 1.

+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc- xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị?

- Tranh vẽ một đoàn cán bộ Việt Nam đến thăm một trường tiểu học ở nước ngoài.

- Hs đọc

- HS đọc đoạn nối tiếp

- Đọc các từ phiên âm nước ngoài Lúc- xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca

- Hs đọc

Đã đến lúc chia tay.// Dưới làn tuyết bay mịt mù, / các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người / và xe cộ tấp nập / của một thành phố châu Âu hoa lệ,/ mến khách.//

- HS đọc kết hợp giải nghĩa từ

- HS dựa vào chú giải trong SGK để giải nghĩa.

- 2 – 3 lượt

- HS đọc toàn bài

- Đọc thầm, thảo luận cặp trả lời:

- Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng Tiếng Việt, hát tặng đoàn bài hát bằng Tiếng Việt, giới thiệu với đoàn khách những vật của nước Việt mà các

(5)

+ Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?

=> Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc- xăm- bua. Tình cảm của các bạn HS dành cho thiếu nhi Việt Nam như thế nào?

- Gọi HS đọc tiếp đoạn 2.

+ Các bạn Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?

+ Em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này?

+ Em cần làm gì để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn thiếu nhi trong nước và quốc tế?

*VHƯX:

+ Khi giao tiếp với bạn bè, người xung quanh hay các vị khách nước ngoài em thể hiện thái độ thế nào?

+ Vậy nội dung bài học muốn nói với ta điều gì?

III. Hoạt động Luyện tập, thực hành (35 Phút)

HĐ 1: Luyện đọc lại

- Yêu cầu HS đọc bài nhóm 4 ( đọc theo đoạn)

- Yêu cầu nhận xét bạn đọc trong nhóm - Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt

bạn sưu tầm được, các bạn còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng Tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng đối với người Việt Nam: “ Việt Nam, Hồ Chí Minh”.

- Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt nam.

Cô thích Việt Nam nên đã dạy học trò mình nói Tiếng Việt, kể cho các em những điều tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. HS lớp 6A còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên In-tơ- nét.

- 1 HS đọc to; lớp đọc thầm:

- Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì?

- Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam./…

- HS nêu theo ý hiểu.

- 2 HS nêu.

+ 2-3 HS nêu: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

- HS đọc bài trong nhóm - HS nhận xét

- Các nhóm thi đọc - HS lắng nghe

(6)

HĐ 2: Kể chuyện

- YC học sinh đọc yêu cầu

- Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện:

- Giúp HS hiểu yêu cầu của BT:

+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?

+ Kể bằng lời của em là như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc nội dung gợi ý đoạn 1.

- Yêu cầu kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý.

- YCHS kể chuyện theo nhóm 4

- Mời đại diện các nhóm lên thi kể lại câu chuyện. Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay và đúng nhất.

- Gọi HS kể toàn bộ lại câu chuyện

* GD KNS: Khi kể chuyện các con cần sáng tạo trong cách kể kết hợp với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ.

IV. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Em sẽ làm gì nếu gặp các vị khách nước ngoài?

- GV nhận xét, bổ sung

- 1 học sinh đọc thành tiếng.

- Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.

- Kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.

- 1HS nhìn bảng đọc lại các câu hỏi gợi ý.

- 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu đoạn 1.

- HS kể chuyện theo nhóm 4

- Đại diện 3 nhóm thi kể lại câu chuyện nối tiếp theo đoạn. Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay và đúng nhất

- 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Lớp nhận xét.

- Hs nêu

Chính tả (Nghe - viết) BUỔI HỌC THỂ DỤC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Viết đúng các tên riêng nước ngoài trong truyện Buổi học thể dục (BT2).

- Làm đúng bài tập 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng - Đọc các từ: bóng ném, leo núi, cầu lông,

- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

(7)

bơi lội, luyện võ.

- Bạn viết nhanh và chính xác sẽ thắng cuộc

- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (8-10 phút)

a. Tìm hiểu nội dung bài viết - GV đọc đoạn viết 1 lượt.

+ Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người?

+ Em học được điều gì qua câu chuyện về nhân vật này?

b. Hướng dẫn cách trình bày

+ Câu nói của thầy giáo được đặt trong dấu gì?

+ Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa? Vì sao?

+ Tên riêng của người nước ngoài được viết như thế nào?

+ Tên bài viết thế nào cho đẹp?

c. Hướng dẫn viết từ khó

+ Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?

- Yêu cầu đọc và viết lại các từ trên.

- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (20 phút)

a, HS viết chính tả - GV đọc bài.

- Lưu ý tư thế ngồi, cách cầm bút.

b, Soát lỗi, chữa bài - GV đọc lại bài viết.

- GV thu 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về chính tả, chữ viết, rút kinh nghiệm trước lớp.

c, Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: Viết tên các bạn HS trong câu chuyện Buổi học thể dục.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Nêu tên các bạn học sinh có trong câu

- HS lắng nghe và ghi đầu bài.

- 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.

+ Vì cậu muốn cố gắng vượt lên mình, muốn làm những việc mà các bạn làm được.

+ Cần kiên trì tập luyện thể thao và kiên trì khi gặp khó khăn,…nỗ lực phấn đấu sẽ giúp chúng ta thành công.

+ Câu nói của thầy đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.

+ Những chữ đầu câu và tên riêng (Nen-li)

+ Viết hoa chữ đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữ các chữ.

+ Viết chữ cỡ nhỡ, lùi vào 2 ô li.

- HS tìm và nêu: Nen-li, khuỷu tay, rạng rỡ,…

- HS viết nháp, 3 HS viết bảng lớp.

- HS chữa lỗi và đọc lại các từ đó.

- HS nghe và viết bài.

- HS đổi chéo vở, sửa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- 2 HS đọc yêu cầu.

+ Đê-rốt-xi; Cô-rét-ti; Xtác-đi; Ga-rô- nê; Nen-li.

- Cả lớp viết vở; 3 HS viết bảng.

(8)

chuyện Buổi học thể dục?

- Yêu cầu HS viết, đọc tên các bạn HS trên.

+ Nêu cách viết tên riêng nước ngoài?

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.

Bài 2a: Điền vào chỗ trống…?

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Trò chơi Truyền điện: Tìm tiếng, từ có âm đầu s/x

- GDHS ghi nhớ các quy tắc chính tả.

Học thuộc các từ đã học để vận dụng vào học tập.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả và chuẩn bị bài sau

+ Viết hoa chữ đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữ các chữ.

- HS đọc kết quả; chữa bài.

+ Điền vào chỗ trống s/ x?

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

Lời giải: nhảy xa - nhảy sào - sới vật HS tham gia chơi

Sông, xinh đẹp, xẻng, sấu, ...

- HS lắng nghe, ghi nhớ

Đạo đức

CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI(tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

- Làm được những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.

- Phát triển NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GD tài nguyên môi trường biển hải đảo :

- Cây trồng, vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo .

- Giữ gìn, chăm sóc cây trồng vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên , môi trường biển , đảo.

*GD giới và QTE:

- Quyền được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và được sống trong môi trường cân bằng sinh thái.

- Quyền được tham gia bảo vệ , chăm sóc cây trồng , vật nuôi.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn

-Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.

-Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.

(9)

-Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.

-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu học tập, bảng phụ.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- Cả lớp hát bài Chị ong nâu và em bé - Kết nối bài học. Giới thiệu bài mới . Ghi bài lên bảng

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p)

a.Hoạt động 1:Trình bày KQ điều tra - Thu các phiếu điều tra của HS, yêu cầu một số em trình bày kết quả điều tra.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhà em nuôi con vật, trồng cây đó nhằm mục đích gì?

+ Em chăm sóc cây trồng, vật nuôi đó sẽ có tác dụng gì?

+ Ngược lại, nếu không chăm sóc, cây trồng, vật nuôi sẽ thế nào?

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận.

b. Hoạt động 2: Thảo luận xử lý tình huống

- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 1 và xử lí tình huống ở câu hỏi 2.

Câu hỏi 1: Viết chữ T vào ô  trước ý kiến em tán thành, viết chữ K vào ô  trước ý kiến em không tán thành.

a)  Cần chăm sóc và bảo vệ các con vật của gia đình mình.

b)  Chỉ cần chăm sóc những loại cây do con người trồng.

c)  Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng.

- Cả lớp hát

* HĐ cá nhân -> Chia sẻ trước lớp - Nộp phiếu điều tra cho GV.

- Một số HS trình bày lại kết quả điều tra.

- Trả lời câu hỏi (có liên hệ với thực tế gia đình mình). Chẳng hạn:

- Nhà em trồng cây…để lấy rau ăn hoặc bán để lấy tiền.

- Chăm sóc sẽ giúp cây, con vật lớn nhanh, tránh bị bệnh.

- Nếu không, cây/con vật dễ mắc bệnh, chậm lớn.

- Lắng nghe bạn trình bày ->nhận xét, bổ sung.

* Cặp đôi-> Chia sẻ trước lớp

+ Từng cặp học sinh nhận phiếu bài tập, cùng nhau thảo luận làm bài tập trong phiếu.

+ T + K + T

(10)

d)  Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được.

e)  Cần chăm sóc cây trồng,vật nuôi thường xuyên, liên tục.

Câu hỏi 2: Nhà bạn Dũng nuôi được mấy con gà trống choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và mổ vào mấy luống cải. Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?

- Nhận xét, kết luận:

+ Cần phải chăm sóc tất cả các con vật là vật nuôi, những cây trồng có lợi.

+ Chăm sóc cây trồng phải thường xuyên, liên tục mới hiệu quả.

=> GV nhận xét kết luận

- Khuyến khích HS M1+ M2 chia sẻ c.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lí tình huống.

- Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận xử lí các tình huống sau:

+ Tình huống 1: Lan và Đào cùng đi thăm vườn rau Thấy rau có sâu, Đào ngắt những chiếc lá có sâu vứt ở xung quanh. Nếu là Lan, em sẽ nói gì?

+ Tình huống 2: Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng loạt. Mẹ đem chôn hết gà và không cho ai biết gà bị dịch cúm. Là Minh, em sẽ nói gì với mẹ?

Theo dõi, nhận xét cách xử lí của các nhóm.

* Giáo viên kết luận: Mỗi người cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người, góp phần làm cho môi trường sống của chúng ta xanh, sạch, đẹp

- Đọc phần ghi nhớ SGK

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Nhắc lại các nội dung GDMT và sử dụng HQ & TKNL đã nêu ở Tiết 1

- Tuyền truyền mọi trong gia đình cùng + K + T

+ Rào vườn lại hoặc rào luống rau lại.

Cho gà ăn và chăm sóc chúng.

- Lắng nghe

- Các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống

* Làm việc theo nhóm 4-> cả lớp - HS đưa ra cách xử lí, có thể đóng kịch để diễn lại tình huống

+ Trường hợp 1: Nói Đào gom lá sâu lại rồi đem về nhà đốt. Nếu để lung tung, sâu sẽ bò sang vườn nhà khác. Sau đó nói bố mẹ phun thuốc.

+ Trường hợp 2: Nói mẹ làm sạch chuồng, cho gà uống thuốc phòng bệnh, chôn kĩ gà chết, báo cho nhân viên thú y để có cách phòng dịch.

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ

- Học sinh đọc ghi nhớ

- HS thực hiện

(11)

thực hiện theo nội dung bài học.

- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học - Nhắc HS về nhà học bài.

Ngày soạn: 26/3/2022

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hs biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000

- Hs giải được bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.

- Rèn kỹ năng tính và giải toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, một số tờ tiền có mệnh giá 5.000, 10.000, 50.000 để chơi trò chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Hoạt động mở đầu (3 - 5 phút)

* Tổ chức trò chơi: Đi chợ.

- Gv phổ biến cách chơi, luật chơi:

Đại diện 2 nhóm sẽ dùng tiền gv đưa và mua những món hàng đã ghi sẵn giá trên món hàng hết thời gian quy định tuỳ vào cách mua của mỗi nhóm sẽ được gọi với các tên gọi( Khéo mua, keo kiệt, vung tay quá chán..) - GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.

II. Hoạt động luyện tập, thực hành (12- 15 phút)

Bài 1: ( SGK- 160) - Bài tập yêu cầu gì?

* Lưu ý: Không yêu cầu viết phép tính chỉ yêu cầu trả lời.

- Vận dụng những quy tắc nào để tính giá trị của các biểu thức trong bài 1?

- Viết bảng và yêu cầu tính nhẩm:

40 000 + 30 000 + 20 000 = - Yêu cầu HS nhẩm kết quả:

- Nhận xét, chốt

+ Nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ?

Hs nghe cách chơi, luật chơi

-Hs chơi trò chơi - Nghe giới thiệu bài

- Hs đọc yêu cầu: Tính nhẩm - Quan sát, nêu ý kiến

- Hs đọc phép tính và trả lời miệng

- HS nhẩm: 4 chục nghìn + 3 chục nghìn = 7 chục nghìn; 7 chục nghìn + 2 chục nghìn = 9 chục nghìn

Vậy 40 000 + 30 000 + 20 000 = 90 000 - Lớp nhẩm kết quả

- Đọc kết quả miệng

(12)

+ Khi biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện tính như thế nào?

Bài 2: ( SGK-160) - Nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài - Nêu cách tính:

- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng

* Củng cố cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15 - 18 phút)

Bài 3: ( SGK- 160)

- Gọi HS đọc bài toán, hỏi:

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Hướng dẫn tóm tắt:

X.Phương:

Xuân Hoà:

Xuân Mai:

+ Muốn tìm số cây của Xuân Mai ta phải tìm gì?

+ Muốn tìm số cây của Xuân Hoà ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS trình bày bài giải

- Nhận xét chốt bài toán giải bằng hai phép tính

b) 40 000 + (30 000 + 20 000) = 90 000 c) 60 000 - 20 000 - 10 000 = 30000 d) 60.000 - (20000 + 10 000) = 30 000 - Ta thực hiện từ trái sang phải

- Ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- HS nêu:

- Lớp làm vào vở, 2 cặp làm bài bảng phụ - Nhận xét, chữa bài:

35820 25079 60899

72436 9508 81944

57370 6821 50549

92648 45326 47322

- 2 HS đọc bài toán

- Xã Xuân Phương có 68700 cây ăn quả. Xã Xuân Hoà có nhiều hơn xã Xuân Phương 5200 cây. Xã Xuân Mai có ít hơn xã Xuân Hoà 4500 cây.

- Hỏi xã Xuân Mai có bao nhiêu cây ăn quả ?

- Nhìn tóm tắt 1 em đọc lại

+ Ta tìm số cây của Xuân Hoà - Hs nêu

- HS làm vở, 1 em làm bảng phụ - Nhận xét, chữa bài

Bài giải

Số cây ăn quả ở Xuân Hoà là:

68700 + 5200 = 73900 (cây) Số cây ăn quả ở Xuân Mai là:

? cây 4500 cây 5200 cây 68700 cây

- -

+ +

(13)

Bài 4: ( SGK - 160 - Gọi HS đọc đề toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Chốt cách giải hợp lý

- Bài toán thuộc dạng toán nào?

* Củng cố:

- Bài học hôm nay củng cố lại những kiến thức gì?

- Hệ thống bài, nhận xét giờ học - Đồ dùng dạy học bài sau

73900 - 4500 = 69400 (cây) Đáp số: 69400 cây - 2 HS bài toán

- Mua 5 cái com pa phải trả 10 000 đồng.

- Hỏi mua 3 cái com pa cùng loại phải trả bao nhiêu tiền?

- HS làm vở, 1 em làm bảng phụ - Nhận xét, chữa bài

Bài giải

Giá tiền 1 chiếc com pa là:

10 000 : 5 = 2000 (đồng) Số tiền 3 chiếc com pa là:

2000 ¿ 3 = 6000 (đồng) Đáp số: 6000 đồng - Dạng toán: bài toán liên quan đến rút về đơn vị

- 1- 2 HS nêu:

Tập đọc

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS đọc lưu loát cả bài, chú ý đọc đúng các tiếng từ: giữ gìn, nước nhà, luyện tập, lưu thông, ngày nào,... .Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác. Từ đó, có ý thức luyện tập thể dục để bồi bổ sức khoẻ.

* GDTTĐĐHCM: Học tập tấm gương của Bác thường xuyên tập thể dục để bồi bổ sức khỏe

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Biết đảm nhận trách nhiệm.

- Kĩ năng xác định giá trị . - Kĩ năng lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu tranh minh hoạ bài đọc

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- Lớp hát tập thể bài: Cô dạy em bài thể dục buổi sáng.

- Yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình, hỏi:

Hoạt động của học sinh

- Cả lớp hát cùng vận động theo.

- HS quan sát tranh.

(14)

+ Bức ảnh chụp Bác Hồ đang làm gì?

+ Em có thường xuyên tập thể dục không?

- Gv: Bác Hồ là tấm gương sáng về tinh thần luyện tập thể dục, thể thao bồi dưỡng sức khỏe. Bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ cùng đọc và tìm hiểu bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác.

Bài sẽ cho các em biết sức khỏe quan trọng như thế nào trong cuộc sống.

- Ghi tên bài

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

(22 phút)

Hoạt động 1: Luyện đọc a. Đọc mẫu

- GV đọc với giọng dứt khoát, giàu sức thuyết phục. Nhấn mạnh những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khoẻ, bổn phận phải tăng cường sức khoẻ của mỗi người dân yêu nước.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp từng câu

- Theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.

- Rèn đọc các từ: giữ gìn, nước nhà, luyện tập, lưu thông, ngày nào, ...

* Đọc từng đoạn trước lớp

- Chia bài làm 3 đoạn ứng với mỗi lần xuống dòng.

- GV theo dõi nhắc HS đọc bài với giọng thích hợp .

- Giải nghĩa các từ: dân chủ, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông, ...

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc đúng.

- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.

- GV nhận xét, khen ngợi.

- Gọi HS đọc cả bài.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, hỏi:

+ Ảnh chụp Bác Hồ đang tập thể dục.

+ HS tự liên hệ bản thân.

- HS lắng nghe và ghi đầu bài.

- HS theo dõi trong SGK.

- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài (đọc 2 lượt).

- HS luyện đọc cá nhân các từ phát âm sai.

- HS đánh dấu trong SGK.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài ( đọc 2 lượt).

- HS dựa vào chú giải trong SGK để giải nghĩa.

- HS luyện đọc từng đoạn theo cặp đôi.

- Đại diện 4 nhóm thi đọc.

- Lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.

- 1 HS đọc cả bài.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm và nêu ý kiến:

+ Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây

(15)

+ Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài, hỏi:

+ Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người dân yêu nước?

+ Việc luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe có khó khăn khăn không? Những ai làm được việc này?

+ “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ giúp em hiểu thêm điều gì?

+ Em sẽ làm gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ?

- GV giảng: Bác Hồ là tấm gương sáng về tinh thần luyện tập thể dục, thể thao bồi bổ sức khỏe ... cần phải học tập Bác.

+ Nêu nội dung chính của Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục?

- GV nêu nội dung bài học: Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác. Từ đó có ý thức luyện tập bồi bổ sức khỏe.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.

(8 phút)

Luyện đọc lại

- Yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn 2 của bài.

- GV tổ chức cho HS thi đọc.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3-5p)

+ Em hiểu thêm điều gì sau khi đọc Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục?

dựng nước nhà, gây đời sống mới.

Việc gì cũng phải có sức khoẻ mới làm thành công.

- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi của GV:

+ Vì mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh là cả nước khoẻ mạnh

+ ... không tốn kém và cũng không khó khăn. Tất cả mọi người ai cũng nên làm và làm được.

- HS trao đổi cặp đôi và nêu ý kiến.

+ Bác Hồ là tấm gương rèn luyện thân thể./ Sức khoẻ là vốn quý, là việc gì cũng cần sức khoẻ./ Mỗi người cần luyện tập thể dục thể thao để bồi bổ sức khỏe./ Việc luyện tập thể dục thể thao là trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước,...

- HS tự liên hệ bản thân.

- HS nêu ý kiến ... HS khác nhận xét.

- 2 HS nhắc lại.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- 2 HS thi đọc.

- HS khác nhận xét, bình chọn.

- HS nêu: Trong xây dựng bảo vệ tổ quốc, sức khoẻ là vô cùng quan trọng.

Sức khoẻ giúp giữ gìn dân tộc, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới…

việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công.

(16)

- Em sẽ làm gì sau khi học xong bài tập dọc này?

* GDTTĐĐHCM: Học tập tấm gương của Bác thường xuyên tập thể dục để bồi bổ sức khỏe.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và đồ dùng dạy học bài sau.

- Em quyết tâm tập thể dục đều đặn mỗi ngày cũng như học tập các tiết thể dục…

- HS nghe và ghi nhớ.

Tự nhiên và xã hội

TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu đượcvị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời: từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.

- Trình bày được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình trong SGK trang 116 ,117. quả địa cầu. Bộ mô hình các hành tinh trong hệ mặt trời. VBT

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5p)

- Cả lớp hát bài Trái đất này là của chúng mình

+ Trái Đất chuyển động như thế nào?

+ Đóng vai Trái Đất và mặt trời thực hành trước lớp.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 15p)

- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi dẫn dắt vào bài.

a.Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp - GV giảng cho HS biết : Hành tinh là

- Cả lớp hát

- 2 em trả lời câu hỏi và đóng vai - Nhận xét

- Lắng nghe

(17)

thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.

- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi + Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, kết luận

- Kết luận: Trong hệ Mặt Ttrời có 8 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.

b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 - Cho HS thảo luận theo câu hỏi:

+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?

+ Có những loài thực vật, động vật nào sống trên Trái Đất? Chúng sống ở những vùng nào?

+ Ta phải làm gì cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp?

- Mời đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, kết luận

- Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp ta chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh;

vứt rác; đổ rác thải đúng nơi quy định;

giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ...

c. Hoạt động 3: Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Cho HS hoạt động nhóm, kể cho nhau nghe những điều mình biết về hành tinh trong hệ Mặt Trời

- Gọi một số em kể trước lớp

- Nhận xét, biểu dương những em kể tốt 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p)

- Tổ chức cho HS thực hành làm việc

- HS quan sát trên bảng và trả lời các câu hỏi của GV.

- Quan sát tranh trong SGK theo cặp và thảo luận theo câu hỏi gợi ý

- Đại diện 6 nhóm trình bày.

- Nhận xét - Lắng nghe

- Thảo luận theo nhóm 4 theo câu hỏi (SGK - Trang 117).

- Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét

- Lắng nghe

- Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời - Nhận xét

- HS thực hiện

(18)

với bộ mụ hỡnh cỏc hành tinh trong hệ mặt trời

- Đại diện cỏc nhúm lờn trỡnh bày.

- Bài tập 1: Yờu cầu học sinh làm VBT (phụ lục) theo cặp

- Bài tập 2: Yờu cầu học sinh làm VBT (phụ lục) cỏ nhõn.

- GV hướng dẫn

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Để giữ cho Trỏi Đất luụn xanh, sạch đẹp chỳng ta cần làm gỡ?

- Hệ thống toàn bài, nhận xột giờ học - Nhắc HS về nhà học bài.

- HS trả lời liờn hệ thực tế.

- Lắng nghe

- Thực hiện ở nhà.

Ngày soạn: 27/3/2022

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 30 thỏng 3 năm 2022 TOÁN

Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số I. YấU CẦU CẦN ĐẠT

- Giỳp HS biết thực hện phộp nhõ số cú 5 chữ số với số cú 1 chữ số.

- Rốn kỹ năng thực hiện cỏc phộp nhõn, vận dụng để giải cỏc bài toỏn cú liờn quan.

- Giỏo dục HS cú ý thức trong giờ học, yờu thớch mụn toỏn.

II. chuẩn bị - Bảng phụ, VBT.

III. các hoạt động dạy -học:

Hoạt động của GV Hoạt động của Hs 1. Hoạt động mở đầu (5p)

*Tổ chức trũ chơi : Hộp số may mắn - Cỏch chơi: HS chuyển hộp giấy lần lượt cho nhau theo bàn ngang, vừa chuyển, vừa hỏt. Chủ trũ yờu cầu dừng thỡ HS đang cầm hộp sẽ mở hộp và đọc yờu cầu của bất kỡ mảnh giấy nào mà em lấy được.

Vớ dụ: Nờu cỏc bước thực hiện phộp nhõn số cú năm chữ số với số cú một chữ số?

+ Nờu kết quả tớnh: 1234 ì 2 = ? + Phộp nhõn 30000 ì 3 = ?

- HS tham gia chơi

+ Đặt tớnh, tớnh từ phải sang trỏi + 1234 ì 2 = 2468

+ 30000 ì 3 = 90000

+ Thực hiện phộp nhõn hai thừa số.

- HS nhận xột

(19)

+ Muốn tìm tích của hai số ta làm như thế nào?

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, TD - GV dẫn dắt vào bài mới- ghi tên bài.

2. Hoạt động khám phá Hướng dẫn phép nhân(10'):

* Phép nhân: 14273 x 3 = ?

- Gọi HS lên bảng thực hiện, dưới thực hiện nháp.

- GV nhận xét, sửa cho HS.

- Gọi HS nêu cách thực hiện.

3. Hoạt động thực hành

* Bài tập 1: 5'

- GV cho HS tự làm bài.

- GV nhận xét

* Bài tập 2: 5'

- Các số cần điền vào ô trống là số thế nào ?

- Nêu cách tìm tích của 2 số.

- GV cho HS làm vở.

- GV chữa bài

4. Hoạt động ứng dụng

* Bài tập 3: 5'

- Hướng dẫn tóm tắt và giải vở.

-GV thu nhận xét.

- Học sinh nghe giới thiệu.

- 1 HS đọc phép nhân.

- 1 HS lên bảng.

14273 x 3 42819

 3 nhân 3 bằng 9 , viết 9 .

 3 nhân 7 bằng 21 viết 1 nhớ 2

 3 nhân 2 bằng 6 , thêm 2 bằng 8,viết 8

 3 nhân 4 bằng 12 , viết 2 nhớ 1.

 3 nhân 1 bằng 3 , thêm 1 bằng 4, viết 4

- 1 HS nêu yêu cầu HS khác theo dõi.

- 2 HS lên bảng.

21526 40729 17092 15180 X 3 x 2 x 4 x 5 64578 81458 68368 75900

- 1 HS đọc đầu bài HS khác theo dõi.

- Tích 2 số cùng cột.

- 1 HS chữa bài.

- 1 HS đọc đầu bài HS khác theo dõi.

- 1 HS chữa bài

Thừa số 19091 13070 10709 Thừa số 5 6 7

Tích 95455 78420 74963

Tóm tắt :

Lần đầu : 27150 kg Lần sau : gấp đôi lần đầu

Cả hai lần... ? kg Bài giải

Lần sau chuyển được số kg thóc là : 27150 x 2 = 54300 (kg)

Cả hai lần chuyển được số kg thóc là : 27150 + 54300 = 81450 (kg) Đáp số : 81450 kg

(20)

*Muốn nhân số có 5 chữ.số với số có1chữ số ta làm thế nào

- GV nhận xét tiết học.

-

ÂM NHẠC

TẬP VIẾT NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1, Về kiến thức-kỹ năng:

- Hs nhớ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông.

2, Năng lực:

- Tập vết nốt trên khuông.

3, Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1, Giáo viên

- Bảng kẻ khuông nhạc.

- Tổ chức trò chơi.

2, Học sinh - Vở ghi, skg

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:

* Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức cũ đã học.

*Ổn định tổ chức( Nhắc hs ngồi ngay ngắn)

*Kiểm tra bài cũ:

- Gọi Hs lên bảng biểu diễn.

- Gv gọi 1 hs nhận xét - Gv nhận xét.

2. Trải nghiệm – Khám phá:

* Mục tiêu: HS nắm được mục tiêu của bài học.

- Giới thiệu bài.

- Gv treo tranh minh hoạ bài hát.

-? Bức tranh vẽ những gì ? - Gv hát mẫu.

3. Vận dụng – Thực hành

* Hoạt động 1: Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông.

- Hs nghe và quan sát.

- Hs nghe và quan sát.

(21)

* Mục tiêu: HS nhớ được hình nốt, tên nốt trên khuông.

- Gv thực hiện 2 bài tập sau lên bảng.

* Bài tập 1:

* Bài tập 2:

* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.

* Mục tiêu: HS biết cách chơi và chơi đúng luật.

- Gv giơ bàn tay làm khuông nhạc, xoè 5 ngón tay tượng trưng 5 dòng kẻ nhạc. Cho hs đếm từ ngón út là dòng kẻ 1 rồi đến dòng 2, 3, 4, 5.

Chỉ vào ngón út Gv hỏi:

-? Nốt nhạc ở dòng 1 tên là nốt gì?

-? Nốt nhạc ở dòng 2 tên là nốt gì?

- Cho hs đếm thứ tự các khe. Khe 1 ( giữa ngón út và ngón đeo nhẫn ) rôì đến khe 2, 3.

Gv chỉ vàokhe 2 và hỏi:

-? Nốt nằm giữa khe 2 là nốt gì?

-? Nốt nằm giữa khe 3 là nốt gì?

- Gv giơ bàn tay cho hs làm theo.

- Gv gọi 1 số hs lên bảng dùng Khuông nhạc bàn tay để đố các bạn.

- Gv nhận xét.

* Hoạt động 3: Tập viết nốt nhạc trên khuông.

*Mục tiêu: HS biết cách viết nốt nhạc trên khuông.

- Gv đọc tên nốt, hình nốt cho hs viết vào khuông nhạc. Khi đọc kết hợp chỉ trên bàn tay tượng trưng cho khuông nhạc để Hs dễ nhận biết.

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có ).

4. Định hướng học tập tiếp theo:

- Nốt Mi - Nốt son.

- Nốt La.

- Nốt Đố.

- Hs thực hiện.

- Hs chơi trò chơi.

- Hs nghe, quan sát và làm bài tập vào vở.

(22)

-? Em nào cho cô biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào?

- Gv củng cố lại nội dung bài học. Gv cho hs nhắc lại tên các nốt nhạc, hình nốt.

- Nhắc hs về học bài.Xem trước bài mới.

- Gv nhận xét giờ học.

Ngày soạn: 28/3/2022

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhân được số có năm chữ số với số có một chữ số.

- Thực hiện được tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, yêu thích môn học Toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ; Hộp thư, các mảnh giấy ghi nội dung trò chơi (Khởi động) - HS: Vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (5p)

*Tổ chức trò chơi : Hộp số may mắn - Cách chơi: HS chuyển hộp giấy lần lượt cho nhau theo bàn ngang, vừa chuyển, vừa hát. Chủ trò yêu cầu dừng thì HS đang cầm hộp sẽ mở hộp và đọc yêu cầu của bất kì mảnh giấy nào mà em lấy được.

Ví dụ: Nêu các bước thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số?

+ Nêu kết quả tính: 12345 × 2 = ? + Phép nhân 20000 × 3 = ?

+ Muốn tìm tích của hai số ta làm như thế nào?

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, TD - GV dẫn dắt vào bài mới- ghi tên bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (18p)

Bài 1. Đặt tính rồi tính - Gọi học sinh nêu bài tập 1 + Bài tập có những yêu cầu nào?

- HS tham gia chơi

+ Đặt tính, tính từ phải sang trái + 12345 × 2 = 24 690

+ 20000 × 3 = 60000

+ Thực hiện phép nhân hai thừa số.

- HS nhận xét

- Học sinh nghe giới thiệu.

- 1em nêu yêu cầu

- Đặt tính và thực hiện phép tính.

(23)

- Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện phép nhân?

- Chữa bài đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Giáo viên nhận xét, chốt cách đặt tính và tính nhân.

Bài 2. Tính giá trị biểu thức - Nêu yêu cầu bài tập trong 2.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp (5 phút) - Gọi HS chữa bài, nhận xét

- Yêu cầu HS nêu cách làm

- Giáo viên nhận xét chốt cách tính giá trị biểu thức.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (12 p)

Bài 3. Bài toán

- Gọi một học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tóm tắt đề toán.

- Gọi HS đọc lại đề toán trên tóm tắt.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a. 86872 48792

b. 90305 64020 - HS nêu

- Đổi chéo vở để sửa bài cho bạn.

- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.

- Lớp làm bài theo cặp. 2 cặp làm bảng phụ.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn a. 10 310 ¿ 4 + 27 854

= 42 212 + 27852 = 69066 21507 ¿ 3 - 18 799

= 64521 - 18799 = 45722 b. 26742 + 14031 ¿ 5

= 26742 + 70155 = 96897 81025 - 12071 ¿ 6

= 81025 - 72426 = 8599 - HS giải thích cách làm.

- 1 HS đọc - HS thực hiện

Tóm tắt:

Có: 63150 l

Lấy: 3 lần- mỗi lần: 10715l Còn lại: ...l?

- 1-2 HS đọc

- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng - Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Số dầu đã chuyển là:

10715 ¿ 3 = 32145 (l ) Số lít dầu còn lại:

(24)

+ Con đã làm như thế nào để tìm số dầu đã chuyển ra?

+ Nêu cách nhân?

- GV nhận xét, chốt cách giải.

Bài 4. Tính nhẩm

- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức

- GV phổ biến cách chơi: Lớp chọn 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3 thành viên. Hai đội chơi xếp thành 2 hàng dọc, khi có hiệu lệnh của GV lần lượt từng em nối ghi kết quả phép tính viết xong đưa bút cho bạn kế tiếp và chạy về cuối hàng đứng,....

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét - Hỏi HS cách tính nhẩm

- Chốt cách nhẩm

+ Con được củng cố kiến thức gì qua bài học hôm nay?

+ Nêu cách nhân số có năm chữ số với số có 1 chữ số?

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và chuẩn bị bài sau.

63150 - 32145 = 31005 (l ) Đáp số: 31005 l dầu.

- Lấy số dầu chuyển ra 1 lần nhân số lần.

- HS nêu cách nhân.

- HS tham gia trò chơi - Kết quả:

a. 6000 6000 8000 10000

b. 22000 24000 39000 30000 - Lớp nhận xét

- Nêu cách tính nhẩm

- Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số,...

- Đặt tính, nhân từ phải sang trái.

- Lắng nghe

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ THỂ THAO. DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể đúng tên một số môn thể thao (BT1)

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Thể thao. (BT2)

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT 3/a hoặc a/c)

- Yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt. Biết được các môn thể thao trong cuộc sống.

HS yêu thích luyện tập thể thao rèn luyện sức khỏe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: + Một số tranh ảnh về các môn thể thao (BT1) + Bảng phụ viết sẵn nội dung (BT1, 2)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên

1.Hoạt động Mở đầu (5 phút) Trò chơi: Hộp thư di động

+ Nêu luật chơi, cách chơi: Cả lớp hát 1

Hoạt động của học sinh

- Nghe, nắm luật chơi, cách chơi.

(25)

bài và di chuyển hộp quà. Khi kết thúc bài hát đó, hộp quà trong tay bạn nào sẽ nhận quà trong hộp đọc to câu hỏi và trả lời câu hỏi đó.

+ Tổ chức trò chơi.

*Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Em cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng.

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”

a.để bố mẹ vui lòng b.bố mẹ vui lòng c.vui lòng

* Đặt dấu phẩy vào câu cho đúng?

Sông suối và biển là bạn của nhau.

*Câu có sử dụng nhân hóa?

a, Bạn Hà học rất giỏi.

b, Sân trường hôm nay rất sạch sẽ.

c, Chú khỉ đi xe đạp khéo léo.

- Nhận xét đánh giá.

+ Qua trò chơi vừa rồi giúp chúng ta vừa ôn lại những kiến thức gì?

+ Câu nhân hóa trên có nói về môn thể thao nào?

- Để biết thêm nhiều môn thể thao nữa chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

- Giới thiệu, ghi tên bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (20 phút)

Bài 1: Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng sau: Bóng, Chạy, Đua, Nhảy (10 phút)

- Nêu yêu cầu - Học sinh nêu mẫu.

- HS thảo luận làm theo nhóm 4.

- Báo cáo kết quả thảo luận:

- HS nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét và đánh giá .

+ Đặt câu với một số các từ tìm được?

+ Mô tả động tác thực hiện một số môn

+ Tham gia trò chơi

- Khen ngợi bạn nhanh và trả lời đúng Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”

a. để bố mẹ vui lòng

- Sông, suối và biển là bạn của nhau

*Câu có sử dụng nhân hóa c, Chú khỉ đi xe đạp khéo léo.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”. Dấu phẩy. Nhân hóa.

- HS trả lời

- HS nhắc lại tên bài

- 2 HS đọc đề bài

- HS đọc

- Hoạt động nhóm 4 trao đổi và làm bài, tìm ghi vào vở bài tập. 2 nhóm làm bảng phụ.

- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận a) Bóng M: bóng đá, ….

b) Chạy M: chạy vượt rào,...

c) Đua M: đua xe đạp,...

d)Nhảy M: nhảy cao,...

(26)

thể thao đó bằng lời.

+ HS đọc lại bảng từ tìm được ở trên.

+ Tập luyện Thể thao để làm gì?

=>KL: Qua bài tập 1 chúng ta kể được một số môn thể thao. Khi ta biết được những môn thể thao đó thì chúng ta có thể tham gia môn thể thao mà mình thích, tăng cường để luyện tập để năng cao sức khỏe để học tập.Vậy những từ ngữ về chủ điểm Thể thao như thế nào thì chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2.

Bài 2: Trong truyện vui sau có một số từ ngữ nói về kết quả thi đấu. Em hãy ghi lại các từ ngữ đó. (10 phút)

- Đọc yêu cầu

- HS đọc truyện Cao cờ - Kể lại câu truyện.

- Đại diện báo cáo kết quả.

- Nhận xét, chốt: được, không ăn, thua, thắng, hoà.

+ Anh chàng trong truyện có cao cờ không? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không?

- Truyện đáng buồn cười ở điểm nào?

=>KL: Anh chàng thật đáng chê, huênh hoang tự nhận cao cờ nhưng đánh cờ lại thua cả 3 ván. Đã vậy, anh ta lại cố tình nói tránh để khỏi phải nhận mình là thua.

Trong cuộc sống đôi khi ta thường dùng cách nói tránh để khi nhận xét hay phê bình nghe nhẹ nhàng hơn.

Vậy để điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sao cho chính xác thì cô trò mình cùng chuyển sang BT 3.

theo từng ý, nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Em thích đá bóng…..

+ HS mô tả + HS đọc

+ Tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe để học tập.

- 1 HS đọc - HS đọc

- HS thảo luận nhóm đôi

- Đại diện báo cáo: được, không ăn, thua, thắng, hoà

- HS khác nhận xét, bổ sung

+ Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào.

+ Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận mình thua.

- 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn - HS làm bài

a) Nhờ Đồ dùng dạy học tốt về mọi a) Bóng Bóng đá, bóng chuyền,

bóng bàn, bóng ném, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng nước,...

b) Chạy Chạy việt dã, chạy maratông, chạy tiếp sức, c) Đua đua thuyền, đua voi, đua ô

tô, đua xe máy, đua ngựa,...

d) Nhảy Nhảy xa, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy cầu, nhảy dù,...

(27)

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (10 phút)

Bài 3: Chép các câu dưới đây vào vở.

Nhớ đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp.

(7 phút) - Đọc yêu cầu

- Treo bảng phụ chép sẵn các câu - HS làm, chia sẻ bài làm trước cả lớp.

- Nhận xét bổ sung

+ Chúng ta cần lưu ý những gì khi đặt dấu phẩy vào đoạn văn?

+ Khi đọc câu văn có dấu phẩy phải đọc như thế nào?

=>Kết luận: Dấu phẩy dùng ngăn cách bộ phận bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân, mục đích cho hành động việc làm trong câu

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5 phút)

- Vận dụng mở rộng vốn từ về Thể thao và dấu câu để viết đoạn văn về thể thao.

+ Em đã chơi các môn thể thao nào?

+ Em thích môn thể thao nào nhất, có lợi ích gì cho bản thân?

- Tìm hiểu thêm về các môn thể thao khác xung quanh em.

*Củng cố – dặn dò

- Ghi nhớ từ ngữ về thể thao và dấu câu

mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.

b) Muốn có cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.

c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

- HS khác nhận xét, nêu cách dùng các dấu câu

- Nhận xét

+ Khi đặt dấu phẩy vào đoạn văn cần lưu ý: Đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý những chỗ nghỉ giọng tự nhiên. Sau dấu phẩy không viết hoa.

+ Khi đọc đoạn văn có dấu phẩy phải ngắt hơi .

- HS nhớ lại tên các môn thể thao.

+ Em đã chơi các môn thể thao như đá bóng, chạy việt dã, nhảy dây, bóng chuyền,…

+ Em thích …….

- Lắng nghe

(28)

để vận dụng khi làm bài văn về thể thao.

- Nhận xét giờ học

Tập viết

ÔN CHỮ HOA T (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cách viết chữ viết hoa T (Tr) thông qua bài tập ứng dụng.

- Viết tên riêng Trường Sơn bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng:

Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan bằng chữ cỡ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.

* HS Văn: Theo dõi, nhìn viết được theo mẫu

* GDBVMT: Trường Sơn là một dãy núi có nhiều ý nghĩa lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ không chặt phá cây và săn bắn động vật

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ viết hoa T (Tr); tên riêng Trường Sơn. Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên

1. Hoạt động Mở đầu( 5 phút)

Hát “ Chữ càng đẹp, nết càng ngoan”.

- Yêu cầu HS viết: Thăng Long; Thể dục.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới. (10 phút)

a. Hướng dẫn viết chữ hoa

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết chữ hoa T (Tr), S, B.

- Yêu cầu HS viết các chữ trên.

- GV theo dõi, sửa lỗi sai cho HS.

b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng.

- GV giới thiệu: Trường Sơn là dãy núi kéo dài từ miền Trung và dài gần 1000 km. Trong kháng chiến chống Mĩ,

Hoạt động của học sinh - Lớp hát tập thể

+ 2HS lên bảng viết từ :Thăng Long, Thể dục.,...

- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết nháp.

- HS nhận xét, sửa lỗi sai.

- HS lắng nghe và ghi đầu bài.

- HS nêu: có các chữ hoa T (Tr), S, B.

- HS theo dõi và viết theo.

- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp.

- HS nhận xét, chữa lỗi sai.

- 2 HS đọc Trường Sơn.

(29)

đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn, đó là con đường đưa bộ đội vào miền Nam đánh giặc Mỹ.

Nay theo đường mòn Hồ Chí Minh, chúng ta làm con đường quốc lộ 1B nối các miền của Tổ quốc ta.

* GDBVMT: Trường Sơn là một dãy núi có nhiều ý nghĩa lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Chính vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ không chặt phá cây và săn bắn động vật + Nhận xét độ cao các chữ?

+ Khoảng cách các chữ trong từ ứng dụng?

- Yêu cầu viết từ ứng dụng Trường Sơn.

- GV nhận xét, sửa lỗi sai cho HS.

c. Luyện viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng.

- GV giới thiệu: Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác xem trẻ thơ là lứa tuổi măng non như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em phải ngoan, chăm học.

+ Nhận xét độ cao các chữ trong câu ứng dụng?

- Yêu cầu HS viết các chữ: Trẻ em; Biết.

- GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành ( 18-20 phút)

* Hướng dẫn viết vào vở - GV nêu yêu cầu bài viết:

+ 1 dòng chữ Tr cỡ nhỏ.

+ 1 dòng chữ S; B cỡ nhỏ.

+ 2 dòng Trường Sơn cỡ nhỏ.

+ 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.

* Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.

Trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.

- GV thu 5 - 7 bài, nhận xét, đánh giá từng bài về chữ viết cách trình bày.

- HS nghe giới thiệu.

+ Chữ T, S, g cao 2,5 li, chữ r cao 1,25 li. Các chữ còn lại cao 1li.

+ Bằng một con chữ o.

- 2 HS viết trên bảng, lớp viết nháp.

- HS nhận xét, chữa lỗi.

- 3 HS đọc:

Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan - HS lắng nghe.

+ Chữ T, B, h, b, l cao 2,5 li; chữ p cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li, chữ r cao 1,25 li. Các chữ còn lại cao 1 li.

- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết nháp.

- HS nhận xét, sửa lỗi.

- HS viết vào vở nắn nót, trình bày sạch.

- HS rút kinh nghiệm; học tập bài viết đẹp.

(30)

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Qua bài viết em biết được điều gì ? - Tìm nhanh câu chuyện nói về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi:

- Nhắc lại chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng vừa viết.

- Giáo dục: rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.

Về nhà luyện viết, học thuộc câu ca dao.

+ Biết về Trường Sơn và tình cảm Bác dành cho thiếu nhi.

- Quả táo của Bác, Bác với thiếu nhi mồ côi.

Chính tả (Nghe-viết)

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng đoạn “Giữ gìn dân chủ…người yêu nước” trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

- Làm đúng bài tập phân biệt các âm, vần dễ lẫn: s/ x; in/ inh

- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp, tính cẩn thận khi viết bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - HS thi đua viết nhanh, đẹp, đúng

+ nhảy sào, sới vật, đua xe, điền kinh, duyệt binh, truyền tin ,...

- Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh - Ghi đầu bài lên bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hướng dẫn viết chính tả(8-10p)

a. Tìm hiểu nội dung:

- GV đọc đoạn “Giữ gìn dân chủ… người yêu nước” trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (1 lần)

+ Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo về Tổ quốc?

+ Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?

- Nhận xét, chốt

Hoạt động của học sinh

- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết nháp.

- Nhận xét, sửa lỗi sai

- Lớp theo dõi

- 2 em đọc lại bài, lớp theo dõi và nêu ý kiến:

+ Sức khoẻ giúp chúng ta giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà…cần có sức khoẻ mới thành công

+ Vì mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ

(31)

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa? Vì sao?

+ Chữ đầu đoạn viết thế nào?

+ Tên bài viết thế nào cho đẹp?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

+ Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?

- Yêu cầu đọc và viết lại các từ trên - >Theo dõi, chỉnh sửa

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành(20- 22p)

* Viết chính tả:

- GV đọc bài chính tả

- Lưu ý tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV đọc toàn bài chính tả Chấm: 5 - 7 bài

- Nhận xét từng bài về chính tả, chữ viết, rút kinh nghiệm trước lớp.

* Học sinh làm bài tập Bài 1a: Điền s/ x?

- Gọi HS đọc yêu cầu a. Điền vào chỗ trống s/ x - Tổ chức chơi trò chơi tiếp sức

+ Mời 2 nhóm mỗi nhóm 3 em lên bảng thi làm bài tiếp sức.

- Yêu cầu HS làm bài tập - Nhận xét, chốt

- YC đọc lại truyện vui

+ Truyện vui trên gây cười ở điểm nào?

- YC học sinh đọc lại truyện vui.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Thi tìm nhanh từ có âm đầu s/x..

- Nhận xét, khen ngợi

Nhớ và kể lại câu truyện BT2 cho người

- Đoạn văn có 3 câu - Các chữ đầu câu

- Viết hoa và lùi vào 1 ô

- Tên bài lùi vào 1 ô li, viết chữ cỡ nhỡ

+ HS tìm và nêu: giữ gìn, sức khoẻ, luyện tập,…

- HS viết nháp, 3 em viết bảng lớp.

- Chữa lỗi và đọc lại các từ đó.

- HS nghe và viết bài.

- Tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề v

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Mỗi người trong chúng ta ai ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất vì đó cũng chính là bảo vệ sự sống

 Mặt Trăng tự quay quanh nó và chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất.  Mặt Trăng có dạng

Có 9 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Có 9 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời, chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.

 Mặt Trăng tự quay quanh nó và chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất..  Mặt Trăng có dạng

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất... VỊ TRÍ CỦA TRÁI ĐẤT TRÊN QUỸ ĐẠO QUANH MẶT TRỜI VÀO CÁC NGÀY HẠ CHÍ

Quan sát hình và trả lời câu hỏi “ con người sử dụng ánh sáng và nhiệt độ Mặt Trời vào những việc gì trong cuộc sống.

Vẽ sơ đồ dưới đây rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất...

- Ngày 23/9 không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia nắng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân bố đều cho cả