• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 04/12/2021 Tiết: 23 Bài 29. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Giải thích được tại sao cần phải truyền chuyển động.

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số cơ cấu truyền chuyển động.

- Nêu ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự học và tự chủ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan truyền chuyển động, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2.2. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ truyền chuyển động.

- Sử dụng công nghệ: Tháo, lắp được và kiểm tra tỉ số truyền chuyển động của các bộ truyền chuyển động.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4, phiếu học tập, đề kiểm tra.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

8A 09/12/2021

8B 11/12/2021

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Nêu định nghĩa và đặc điểm của khớp tịnh tiến? Cho ví dụ.

3. Tiến trình bài dạy

(2)

Hoạt động 1: Mở đầu (3’) a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới;

b.Nội dung: Giới thiệu bài dạy.

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. Giải quyết tình huống.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra tình huống: Để di chuyển xe đạp từ địa điểm này sang địa điểm khác thì con người cần thực hiện động tác gì GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình huống.

HS tiếp nhận tình huống.

Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân

Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình huống.

GV theo dõi, hỗ trợ HS lúc khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Máy hay thiết bị gồm nhiều bộ phận hợp thành. Mỗi bộ phận được đặt ở vị trí khác nhau. Để tốc độ của các bộ phận máy và thiết bị phù hợp với nhau thì cần truyền chuyển động. Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1: Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động (5’) a.Mục tiêu: Giải thích được tại sao cần truyền chuyển động

b. Nội dung: Tại sao cần truyền chuyển động.

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho Hs quan sát hình ảnh sau I.Tại sao cần truyền

(3)

GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và trả lời câu hỏi trong thời gian là 2 phút.

? Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục tới giữa trục sau

? Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp

chuyển động

Máy hay thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

Thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình huống.

GV theo dõi, hỗ trợ HS lúc khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

Nội dung 2: Tìm hiểu truyền động ma sát- truyền động đai (20’)

a.Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của truyền động đai.

Nêu ứng dụng của một số cơ cấu truyền truyền động đai.

b. Nội dung: Truyền động ma sát- truyền động đai

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo hoạt động nhóm.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về truyền động ma sát và truyền động đai

Chuyển giao nhiệm vụ Gv chia lớp làm các

nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận nội

II. Bộ truyền chuyển động

1..Truyền động ma sát - truyền động đai

- Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động

(4)

dung sau trong thời gian 5 phút.

*Truyền động ma sát- truyền động đai

1. Khái niệm truyền động ma sát

2. Cấu tạo bộ truyền động đai

3. Nguyên lý làm việc truyền động đai

4. Ứng dụng truyền động đai

quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.

a. Cấu tạo bộ truyền động đai

Gồm: bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai.

- Dây đai thường được làm bằng da thuộc.

b. Nguyên lí làm việc

Khi bánh dẫn 1(có đường kính D1) quay với tốc độ nd(n1)(vòng/phút) nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2(có đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nbd(n1)(vòng/phút), tỉ số truyền đai được xác định:

nbd n2 D1

i= = =

nd n1 D2

c. Ứng dụng

Ứng dụng trong máy khâu, máy khoan, máy tiện, máy kéo….

Thực hiện nhiệm vụ HS các nhóm phân công nhiệm vụ, tiến hành thảo luận và hoàn thành yêu cầu của GV

GV theo dõi, hỗ trợ HS lúc khó khăn.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các đại lượng trong tỉ số truyền i Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Cho tỉ số truyền i như sau

nbd n2 D1

i= = =

nd n1 D2

? Từ hệ thức trên, em có nhận xét gì về mối quan

Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân

(5)

hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng

? Muốn đảo chiều chuyển động của bánh bị dẫn, ta mắc dây đai theo kiểu nào

Thực hiện nhiệm vụ HS tự suy nghĩ và tìm câu trả lời.

Báo cáo, thảo luận 1-2 HS trình bày. HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

Hoạt động 3: Luyện tập (8’) a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về truyền chuyển động b. Nội dung: Truyền chuyển động

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV phát phiếu kiểm tra cho từng học sinh. Thời gian làm bài là 5 phút.

Câu 1: Các máy móc hay thiết bị do mấy bộ phận hợp thành?

A. 1 B. 2 C. Nhiều

D. Đáp án khác

Câu 2: Trong các máy móc hay thiết bị, các bộ phận được đặt ở:

A. Cùng vị trí

B. Các vị trí khác nhau C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển

Hoàn thành bài kiểm tra

(6)

động?

A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau

B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu

C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Nhiệm vụ của các bộ phận truyền chuyển động là:

A. Truyền tốc độ cho phù hợp với tốc độ của bộ phận trong máy B. Biến đổi tốc độ phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án A hoặc B

Câu 5: Cấu tạo bộ truyền động đai có mấy bộ phận?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 6: Dây đai được làm bằng:

A. Da thuộc

B. Vải dệt nhiều lớp C. Vải đính với cao su D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Bộ truyền động đai được ứng dụng trong:

A. Máy khâu B. Máy khoan C. Máy tiện

(7)

D. Cả 3 đáp án trên

Thực hiện nhiệm vụ HS làm bài kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra giáo viên chiếu kết quả. Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, chấm.

HS chiếu đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.

GV nhận xét và khen bạn có nhiều câu đúng nhất.

HS nghe.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 4: Vận dụng (4’) a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

b. Nội dung: Truyền chuyển động c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4 d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các thiết bị trong gia đình có sử dụng truyền động đai và ghi và tờ giấy A4. Giờ sau nộp cho GV

Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ của mình.

Báo cáo, thảo luận 1-2 HS cá nhân trình bày.

HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Xem trước phần còn lại của bài và tìm hiểu các dụng cụ để thực hành về truyền chuyển động.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần xác định - Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng càng tăng.. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật

Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học,

- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo

Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào - Chức năng của các bộ phận trong tế bào TÍCH HỢP STEM.. -

Mục tiêu: hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp một pha2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động chung

Mục tiêu: hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp một pha2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động chung

Là chuyển động mà độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian..