• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”: a

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”: a"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG TH – THCS VÀ THPT TÓM TẮT KIẾN THỨC BÀI: ĐÂY THÔN VĨ DẠ( PHẦN 1)

THANH BÌNH

MÔN : VĂN NGÀY: 27-2-2021

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả :

a. Cuộc đời: Tiểu dẫn – SGK tr. 38.

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Hàn Mặc Tử là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.

- Hàn Mặc Tử là hồn thơ mãnh liệt. Những vần thơ của ông vừa quằn quại, đau thương vừa hồn nhiên, trong trẻo, mang niềm khát khao cháy bỏng và một tình yêu đến đau đớn hướng về con người và cuộc đời trần thế.

2. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”:

a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác:

- Ban đầu, tác phẩm có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ” sáng tác năm 1938 và được in trong tập “Thơ điên”( về sau đổi thành Đau thương).

- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc - một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ (Huế).

b. Bố cục:

- Khổ 1: Cảnh sắcVĩ Dạ buổi bình minh.

- Khổ 2: Cảnh sông nước, mây trời xứ Huế.

- Khổ 3: Nỗi niềm tâm sự của thi nhân II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1. Cảnh sắc Vĩ Dạ buổi bình minh(Khổ 1):

a. Cảnh vườn thôn Vĩ:

(2)

- Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vừa là một câu hỏi tu từ ngọt ngào, tha thiết vừa là một lời trách móc nhẹ nhàng, tình tứ với ngụ ý mời mọc thật tế nhị dễ làm rung động lòng người.

→Đánh thức miền kí ức, nỗi nhớ thương về một thôn Vĩ với những cảnh sắc tươi đẹp, đặc trưng của xứ Huế mộng mơ.

- Câu thơ: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

+ Đại từ phiếm chỉ:“ai” gợi cảm giác bâng khuâng, mơ hồ, vương sắc màu hoài niệm

+ Cụm tính từ “mướt quá”: thể hiện vẻ non tơ, óng chuốt, mỡ màng, đầy sức sống của cây lá trong vườn.

+ Lối so sánh gợi cảm “xanh như ngọc”: gợi tả một sắc xanh mượt mà, óng ả, long lanh dưới nắng ban mai, rất gợi cảm.

→Câu thơ là lời trầm trồ đầy say mê trước khu vườn thôn Vĩ, cây lá mơn mởn, mướt xanh sự sống, ngời lên trong nắng ban mai, lấp lánh như “một bầu ngọc đông trong xanh”, đẹp đến say lòng.

b. Hình ảnh người thôn Vĩ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

●“Mặt chữ điền”: Hình ảnh biểu tượng cho khuôn mặt hiền lành, phúc hậu vốn là nét duyên riêng của người con gái Huế

♥ Liên hệ câu ca dao xưa:

Mặt em vuông tựa chữ điền.

Da em thì trắng, áo đen bọc ngoài.

Lòng em có đất, có trời.

Có câu nhân nghĩa , có lời thủy chung.

- Hình ảnh Lá trúc che ngang: gợi tả khuôn mặt thiếu nữ Vĩ Dạ bẽn lẽn, e ấp, thấp thoáng, ẩn hiện sau khóm trúc xinh xắn. Đường nét thanh mảnh của lá trúc càng tôn lên vẻ duyên dáng, phúc hậu, đoan trang của người con gái Huế

→Bức tranh Vĩ Dạ trở nên có hồn và quyến rũ hơn với nét đẹp dịu dàng cổ truyền của những cô gái Huế

c. Nhận xét chung:

Khổ một như một bài tứ tuyệt với những hình ảnh thơ trong sáng đến tuyệt mĩ.

Cảnh đẹp, người đẹp, tất cả hài hòa thành một bức tranh quê hương tươi mát, tràn đầy sự sống và có một sức quyến rũ lạ lùng. Qua đó, nhà thơ thể hiện một tình yêu tha thiết dành cho cảnh và người xứ Huế.

(3)

TRƯỜNG TH – THCS VÀ THPT BÀI TẬP LUYỆN TẬP MÔN: VĂN

THANH BÌNH Ngày: 27-4-2021

Họ Và Tên Học Sinh: ... Lớp: ...

Anh/chị hãy cảm nhận bức tranh Vĩ Dạ buổi ban mai qua khổ thơ sau của Hàn Mặc Tử trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

●Dặn dò: Các em chỉ cần viết một bài văn ngắn gọn, khoảng 2 đến 3 mặt giấy.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm đọc một số truyện viết về trải nghiệm tuổi thơ và những tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn con người; một số bài thơ bốn chữ, năm chữ viết về tình yêu con người,

d, Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 - 12 câu phân tích khổ thơ trên để thấy rõ niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù (gạch dưới và chú thích rõ 1 cặp

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Trên boong tàu có một nhóm người nhìn thấy một vật lạ ở trên bờ đang chuyển động ra phía biển.. Họ trèo lên một chiếc thuyền nhỏ để

Nội dung chính của đoạn trích: Miêu tả nỗi đau thương quằn quại của rừng xà nu bị tàn phá dã

Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình

Viết đoạn về vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng của người phụ nữ trong bài thơ Tự tình (II). Viết đoạn phân tích hình ảnh người vợ trong bài

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:.. Sông Mã xa rồi Tây