• Không có kết quả nào được tìm thấy

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Tuần từ 06/9/2021 đến 11/9/2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Tuần từ 06/9/2021 đến 11/9/2021) "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Tổ VĂN

Tài liệu học tập Ngữ văn 11

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Tuần từ 06/9/2021 đến 11/9/2021)

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

I. Hướng dẫn học tập

NỘI DUNG GHI CHÚ

* Hoạt động 1: Đọc tài liệu và thực hiện các yêu cầu.

- Học sinh nghiên cứu Sách giáo khoa Ngữ văn 11-Tập một, các bài

“Tự tình II” (trang 18 đến 20), “Câu cá mùa thu” (trang 21, 22),

“Thương vợ” (trang 29, 30).

- Học sinh trả lời các câu hỏi:

1. Những đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại VN.

2. 04 câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trang 19 3. 05 câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trang 22.

4. 04 câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trang 30.

5. Các bài tập luyện tập trang 20, 22, 30.

* Hoạt động 2: Kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

- Học sinh cần nắm được kiến thức trọng tâm của chủ đề.

- Hoàn thành bài tập củng cố.

- Gửi lại thông tin phản hồi nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học.

II. Tóm tắt kiến thức tổng hợp

NỘI DUNG 1 TỰ TÌNH

Hồ Xuân Hương I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả a. Cuộc đời

- HXH (?-?), quê làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

- Thân thiết với nhiều danh sĩ.

- Cuộc đời trải qua nhiều bất hạnh: 2 lần làm lẽ, 2 lần bất hạnh.

- Là đại biểu ưu tú của trào lưu nhân văn chủ nghĩa, hiện tượng độc đáo trong lịch sử VHVN, nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, bà chúa thơ Nôm.

(2)

b. Sự nghiệp VH

- Tập thơ “Lưu Hương kí”: 24 bài chữ Hán, 26 bài chữ Nôm.

- Nội dung: thơ HXH là tiếng nói thương cảm với phụ nữ, là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

2. Bài thơ

- Bài thơ: “Tự tình II” nằm trong chùm “Tự tình” gồm 3 bài.

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật ( chữ Nôm) - Kết cấu: Đề, thực, luận, kết.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đề: hoàn cảnh thực tại và tâm trạng bẽ bàng của nhà thơ.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

* Câu 1: Hoàn cảnh thực tại của HXH.

- Đêm khuya:

+ Thời điểm con người đang yên giấc.

+ Những người vợ được vui vầy bên chồng trong hạnh phúc lứa đôi.

+ Riêng HXH trơ trọi một mình “ngồi nhẫn tàn canh” đếm thời gian trôi qua trong từng tiếng trống canh.

- Tiếng trống canh là tiếng trống báo hiều thời gian trôi chảy, đêm sắp tàn, trời sắp sáng mà người phụ nữ vẫn lẻ loi một mình.

- Âm thanh: văng vẳng của tiếng trống như thôi thúc, như giục giã khiến tâm trạng người phụ nữ trở nên rối bời.

- Từ dồn:

+ Gợi nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống.

+ Bước đi dồn dập của thời gian.

+ Sự rối bời của tâm trạng.

→ Thời gian đêm khuya và tiếng trống canh dồn dập tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi, chiếc bóng của người phụ nữ.

* Câu 2: tâm trạng tủi hổ, bẽ bàng.

- Từ trơ đặt đầu câu với NT đảo ngữ → sự tủi hổ, bẽ bàng.

- Hồng nhan: Nhan sắc, dung nhan của người phụ nữ + cái → Rẻ rúng, mỉa mai vì nhan sắc người phụ nữ không ai nhòm ngó tới.

- Cái hồng nhan trơ với nước non là sự phũ phàng không chỉ dãi dầu mà còn cay đắng.

- Nhịp thơ 1/3/3 nhấn mạnh sự bẽ bàng của duyên phận.

→ Tâm trạng buồn tủi và tình cảnh bẽ bàng của người phụ nữ trong đêm khuya. Nhưng dường như vẫn có bản lĩnh XH với sự bền gan thách đố với cả nước non, vũ trụ.

2. Hai câu thực: Tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của HXH.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

* Câu 3: ẩn chủ từ, không miêu tả ai uống rượu, chỉ thấy hành động uống rượu và trạng thái say lại tỉnh.

- Uống rượu để say, để quên đi nỗi buồn thân phận, thực tế phũ phàng của cuộc đời nhưng càng uống càng tỉnh, càng thấm thía hơn nỗi đau thân phận.

- Cụm từ say lại tỉnh →vòng luẩn quẩn, cảm nhận duyên tình

(3)

chỉ là trò đùa của tạo hoá.

* Câu 4 là sự hòa nhập giữa tâm hồn nữ sĩ và vầng trăng:

Hình ảnh ẩn dụ Vầng trăng… gợi bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn → Đó là sự tương đồng với thân phận của người phụ nữ.

- Nghệ thuật đối say lại tỉnh- khuyết chưa tròn tạo ra vòng tròn khép kín vây chặt tâm trạng cô đơn tuyệt vọng của người phụ nữ.

3. Hai câu luận: Tâm trạng phẫn uất của HXH.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

- Rêu: nhỏ, yếu, mong manh nhưng không chịu khuất phục , nó xiên ngang mặt đất.

- Đá: đã cứng phải cứng hơn nữa để đâm toạc chân mây.

- Nghệ thuật:

+ Đảo ngữ: sự phẫn uất của tâm trạng

+ Động từ xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc  thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của HXH

+ Hình ảnh ẩn dụ rêu, đá biểu tượng cho sức phẩn kháng, sức sống và nghị lực của HXH.

Tâm trạng cựa quậy, bức phá, muốn thoát khỏi bi kịch tình duyên.

4. Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm→ ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi tạo hóa chơi một vòng luẩn quẩn mà mùa xuân trở lại không đồng nghĩa với tuổi xuân.

- Xuân: + mùa xuân + tuổi xuân

→ Mùa xuân trở lại >< tuổi xuân ra đi → thêm một mùa xuân, nỗi buồn càng lớn hơn.

- Lại: + một lần nữa + trở lại

→ sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân → sự đón nhận mùa xuân trở lại rất nặng nề.

- Nghịch cảnh éo le: mảnh tình – san sẻ – tí – con con → NT tăng tiến → Mảnh tình đã bé nhỏ lại san sẻ chỉ còn tí con con, ít ỏi → xót xa, tội nghiệp.

III. Tổng kết 1. Nội dung

- Giá trị hiện thực.

- Giá trị nhân đạo sâu sắc: Vừa đau buồn, vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch vì cả hai điều ấy mà ý nghĩa nhân văn của bài càng sâu sắc hơn.

2. Nghệ thuật

- Từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét… những động từ mạnh, tính từ chỉ trạng thái, từ láy.

- NT đối hoàn chỉnh.

- NT đảo ngữ, tăng tiến.

(4)

NỘI DUNG 2 CÂU CÁ MÙA THU

Nguyễn Khuyến I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả a. Cuộc đời

- Nguyễn Khuyến (1835-1909), sinh tại quê ngoại Ý Yên - Nam Định nhưng sống tại quê nội Bình Lục - Hà Nam.

- Xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo

- 1864-1871, ông đỗ đầu cả ba kì thi nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

- Ông chỉ làm quan hơn 10 năm, còn phần lớn cuộc đời dạy học và thanh bạch ở quê nhà.

- Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

b. Sự nghiệp VH

- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm (800 bài).

- Nội dung:

+Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình bè bạn

+ Phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu chất phác.

+ Châm biếm, đả kích thực dân Pháp xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

2. Bài thơ

- Thu điếu (Câu cá mùa thu) nằm trong chùm thơ Thu ba bài.

II. Tìm hiểu văn bản 1. Hai câu đề

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

- Hai câu đề mở ra khung cảnh ao thu từ điểm nhìn rất gần:

+ Ao thu: nét đặc trưng của vùng đồng chiêm trũng Bình Lục – Hà Nam, quê nội nhà thơ.

+ Lạnh lẽo: cái lạnh của thời tiết, cảm giác lạnh lẽo của con người, không khí lạnh của những ngày thu phân, thu mạt không còn se lạnh đầu thu nữa → không khí thu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ.

+ Nước mùa thu: trong veo (tính từ chỉ mức độ), trong đến tinh khiết có thể nhìn thấy đáy, gợi nét thanh sơ mang hồn dân tộc.

- Điểm nhìn của tác giả tập trung vào một điểm nhìn: chiếc thuyền câu

+ Một chiếc → đơn độc, lẻ loi + Tẻo teo → từ láy → nhỏ nhoi

 Chiếc thuyền nhỏ bé, cô đơn giữa ao thu là biểu tượng đặc sắc cho sự cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.

2. Hai câu thực

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

- Ở hai câu thực, điểm nhìn của tác giả tập trung vào hai sự vật: Sóng biếc và lá vàng

- Nghệ thuật đối ở hai câu thực: bức tranh thu thêm sống động.

+ Sóng biếc - xanh trong, xanh mượt của nước thu, bờ cỏ

(5)

hàng cây, trời phản chiếu xuống làn nước ao trong veo.

+ Sóng- hơi gợn tí- sự chuyển động rất nhẹ, lăn tăn.

+ Lá vàng - biểu tượng của mùa thu miền Bắc, khẽ đưa vèo - nhẹ nhàng xoay vòng rồi rơi xuống.

→ Gió thu nhè nhẹ, chỉ đủ làm con sóng lăn tăn và chiếc lá khẽ đưa.

- Bức tranh mùa thu xanh: Đường nét, màu sắc hòa quyện vào nhau trong điệu xanh: xanh ao, xanh sóng, xanh bờ điểm xuyết một chiếc lá vàng → NT điểm nhãn.

3. Hai câu luận

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

- Điểm nhìn dịch chuyển từ gần đến cao xa rồi từ cao xa đến gần, từ khung ao nhỏ hẹp đến bầu trời cao rộng rồi lại trở về ngõ trúc.

- Hình ảnh đặc tả:

+ Tầng mây: lơ lửng- từ láy diễn tả sự chuyển động nhẹ nhàng của mây mùa thu → gió nhẹ mây cũng lơ lửng.

+ Trời: xanh ngắt- màu xanh đặc trưng của trời thu đồng bằng Bắc Bộ.

“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” (Thu ẩm)

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh) + Ngõ trúc:

@ Quanh co: tả thực đường làng ngõ xóm vùng Bình Lục- Hà Nam: đồng chiêm trũng nhiều ao, con đường nhỏ.

@ Vắng teo: vắng người qua lại → tĩnh lặng của mùa thu

4. Hai câu kết

Tựa gối buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

- Hai câu cuối miêu tả người ngồi câu cá, điểm nhìn dịch chuyển về chiếc ao thu.

+ Người ngồi bó gối → tâm trạng cô đơn đầy uẩn khúc của một người bất lực trước thời cuộc, câu cá nhưng tâm hồn không hề thảnh thơi, không hề để tâm vào việc câu cá → chỉ một tiếng cá đớp động dưới chân bèo.

+ Cá đâu: cá ở đâu đó hay có cá đâu. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh gợi sự tĩnh lặng của mùa thu, mùa thu tĩnh lặng đến nỗi nghe được cả tiếng cá đớp động dưới chân bèo.

- Vần “eo” khép lại bài thơ, gợi không gian vắng lặng nhỏ dần, gợi tâm trạng đầu uẩn khúc của nhà thơ.

III. Tổng kết 1. Nội dung

Qua bức tranh mùa thu điển hình của mùa thu Việt Nam thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước và tâm sự thời thế của tác giả.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, tinh tế - Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

- Vần “eo”.

NỘI DUNG 3 THƯƠNG VỢ

(6)

Trần Tế Xương I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- TTX (1870-1907), quê Vị Xuyên - Mỹ Lộc - Nam Định.

- Thi cử lận đận.

- Sáng tác trên 100 bài thơ xoay quanh cảm hứng trào phúng cà trữ tình, bộc lộ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước.

2. Tác phẩm

- Đề tài: Người vợ

- Bài thơ là một trong những bài hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về vợ.

- Bố cục: Đề, thực, luận, kết.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đề: Giới thiệu hình ảnh bà Tú

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.

- Câu 1: Công việc của bà Tú

+ Nghề nghiệp: buôn bán → nghề vất vả, cực nhọc, thất thường, được chăng hay chớ.

+ Thời gian: quanh năm → triền miên từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác không lúc nào ngơi nghỉ.

+ Địa điểm: mom sông → chênh vênh, thiếu ổn định, nguy hiểm.

→ Công việc của bà Tú rất vất vả, cực nhọc.

- Câu 2: Sự lo toan cho gia đình của bà Tú + Gia đình: 5 con + 1 chồng → đông người + Nuôi đủ:

@ Số lượng: nuôi hết, vừa đủ

@ Chất lượng: đầy đủ, no đủ → gánh nặng gia đình một mình bà Tú chèo chống mà bà vẫn gánh xong

→ Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con.

+ Năm con…chồng: một bên là chồng, một bên là đàn con, ở giữa là chiếc đòn gánh: gánh gạo buôn bán mưu sinh, gánh nặng của bà Tú

→ Cách nói hạ mình ngang hàng với con, thành kẻ ăn theo

→ Lòng biết ơn đối với sự vất vả nhẫn nại nuôi chồng con của bà Tú.

2. Hai câu thực: Cảnh buôn bán của bà Tú

Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

- Câu 1:

+ Lặn lội thân cò (ẩn dụ) → lẻ loi, cô đơn, tội nghiệp của người vợ trên bước đường mưu sinh.

+ Con cò trong ca dao đã tội nghiệp, bé nhỏ + Thân cò càng tô đậm sự bé nhỏ, tội nghiệp hơn.

(7)

+ Khi quãng vắng (không gian- thời gian): sự vắng vẻ, cô quạnh, đi sớm về khuya → khắc họa nỗi cực nhọc của bà Tú

→ sự bất trắc, hiu quạnh.

- Câu 2:

+ Eo sèo - từ láy: tạp âm, tiếng kì kèo, mặc cả qua lại thêm bớt của kẻ mua người bán; công việc có cả sự bon chen, chen lấn bươn bả, xô bồ.

+ Buổi đò đông: đông người, đông đò → những nguy hiểm, bất trắc luôn rình rập:

Con ơi nhớ lấy câu này

Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.

→ khắc họa nỗi gian truân của bà Tú.

- NT đảo ngữ: “Lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước” và nghệ thuật đối → tô đậm nỗi vất vả, gian truân của bà Tú

 Hình ảnh bà Tú hiện lên với những vất vả, nhọc nhằn có phần hiểm nguy trong công việc → ca ngợi công lao to lớn của người vợ, đức hi sinh quên mình vì chồng con.

3. Hai câu luận: Đức hi sinh cao đẹp của bà Tú và sự cảm thông của nhà thơ với người vợ tảo tần.

Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công.

TX nhập vai vợ để nói lên tiếng lòng của vợ:

+ Vận dụng sáng tạo thành ngữ:

@ “Một duyên hai nợ” (duyên ít nợ gấp đôi) → cuộc hôn nhân hạnh phúc thì ít mà khổ cực thì nhiều.

@ “Năm nắng mười mưa”: Sự vất vả cực nhọc gian truân mỗi ngày một nhiều hơn. → Bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con.

+ NT tăng tiến: số đếm tăng dần theo cấp số nhân vừa khái quát được nỗi vất vả nhọc nhằn truân chuyên của bà Tú, vừa thể hiện đức tính nhẫn nại, giàu đức hi sinh của bà Tú - sự hi sinh thầm lặng.

4. Hai câu kết: lời nhận lỗi chân thành của Tú Xương

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

- Tú Xương chửi mình: sống hờ hững, bạc bẽo với bà Tú, không giúp gì được vợ

- Tú Xương chửi đời: cuộc đời đen bạc, bất công, trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc.

→ Tú Xương là người có nhân cách cao đẹp: ăn năn thể hiện tình thương vợ ở mức cao nhất.

III. Tổng kết 1. Nội dung

Bài thơ thể hiện tình thương yêu, quý trọng và biết ơn của Tú Xương qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và đức hi sinh cao đẹp của bà Tú.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giản dị tự nhiên mà sâu sắc gần gũi với Văn học dân gian

- Có nét trào phúng nhưng cảm hứng trữ tình đóng cai trò chủ đạo chi phối mạch cảm xúc của bài.

(8)

II. Các dạng đề liên quan chủ đề

ĐỀ BÀI DÀN Ý

Đề 1. Anh/Chị hãy phân tích bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương. Từ đó, hãy nhận xét về hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đề 2. Anh/Chị hãy phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Từ đó, hãy nhận xét về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đề 3. Anh/Chị hãy phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Từ đó, hãy nhận xét tấm lòng của nhà thơ với quê hương, đất nước.

III. Bài tập củng cố

1. Viết đoạn văn phân tích từng cặp câu đề, thực, luận, kết của từng bài.

2. Viết đoạn về vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng của người phụ nữ trong bài thơ Tự tình (II).

3. Viết đoạn phân tích hình ảnh người vợ trong bài thơ Thương vợ.

4. Viết đoạn phân tích tâm trạng, tình cảm của nhà thơ Trần Tế Xương đối với vợ qua bài Thương vợ.

5. Viết đoạn phân tích tâm trạng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu.

IV. Phản hồi thông tin

(Những thắc mắc của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập) Lớp: …

Họ tên học sinh: … Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Ngữ văn

Chủ đề tích hợp: Thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

1. ………

……….……

2. ………

……….……

3. ……….……

……….……

HẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Như vậy độ chính xác của CHT trong đánh giá xâm lấn âm đạo trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một chút so với Sala và cs có thể khác nhau về số

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả, đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Chỉ ra nét độc đáo trong cách

- Huyền phù là hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.. Ví dụ: nước lũ, cát trong

Received: 13/6/2022 This research aims to discover students’ learning needs for English paragraph writing; a compulsory subject taught in the first semester of the school

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật:... Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống